Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

799. Rất có lý khi Ngài gọi họ là 'con'


Hai góc trời xuân, tôi với tôi
Chiều quê gió lộng, khóc hay cười
Nắng vàng mới nhuộm, đà vội tắt
Xa mắt mơ màng, tôi với ai!

Tôi không có thì giờ để viết, vì có nhiều việc lặt vặt phải làm và chiếm gần hết thì giờ trong ngày, mà nếu không làm thì hỏng chuyện (cây chết, cá chết, nhà trở thành một đống rác…).
Sáng nay tôi gặp may, đó là được uống cà phê bên cạnh mấy bức tranh Đông Hồ
(*), và bước ra thì thấy mấy con chim hồng nhạn bay trên trời cao, vâng, mặc dù không được ‘bay cao’ như vậy, nhưng tôi yêu thích những cái gì hiện thực và tự nhiên, ‘vậy nên nhà thơ Đông Phong được Chu Du tiên sinh đặt hàng tặng anh thơ rằng:
Nhà anh gom hết lá bàng
Để cho sương muối dễ dàng gọi đông…’ (Trần Đức Tâm)

1
Tối hôm qua (21/2), tôi buồn ngủ, mắt sụp xuống, tưởng đâu là sẽ ngủ được, nào ngờ nằm cả tiếng mà vẫn không ngủ!, bèn ráng ngồi dậy và… viết.
Vâng, có nhiều chuyện, rất nhiều chuyện để viết, nào là chuyện ‘Cải tạo thế giới, ha..ha…’ (chuyện hài), nào là chuyện ‘Hồi ức về các cuộc chiến tranh 1965, 1975 và 17/2/1979', nào là chuyện ‘Những lần bị ném đá’, nào là chuyện ‘Hô phong hoán vũ’ (làm mưa làm gió, mà một trong những người làm nó bị Ái Nữ! đá xéo là ‘Kỳ nhân đuổi mưa’, ha..ha…, xem dưới)…, nhưng thôi…
Trước khi viết tiếp, xin nói thật, nếu có ai hỏi là ‘anh có chơi blog không?’, tôi sẽ trả lời là ‘không’, tương tự, tôi sẽ nói là ‘tôi không viết entry’, nhưng rõ ràng là tôi có chơi blog và có viết entry! Khó mà giải thích ngắn gọn và chính xác rằng ‘tôi không chơi blog’, chỉ có thể nêu lên một ví dụ thực tế là vì tôi không ngủ được nên tôi viết, chứ nếu ngủ được (hay có phim hay, đánh bài, có bạn… gái, hay các thú chơi khác) thì sẽ không có bài này, tương tự, sẽ không có blog này, nói đơn giản là tôi thích hai chữ ‘êm đềm’, nhưng cũng chỉ là ‘tưởng bở’!

*
Nhưng dù sao thì nó cũng có, và ‘có’ với ý nghĩa sau.
Nói chung, tôi không mất thì giờ để ‘muôn năm’ vĩ nhân này, hay ca tụng thánh nhân nọ, điều này có nghĩa là tôi chả cần cái quái gì là trở thành vĩ nhân, triết gia, giáo sư, học giả hay nhà văn/thơ… này nọ, mà có người hiểu nhầm là tôi cần những thứ này (!), vì tôi đã tự gọi mình là ‘lá bàng’, tức là chả có cái thứ gì mà tầm thường hơn những chiếc lá bàng rụng đầy đường và vô danh tiểu tốt kia! Và ‘nói chung’, tôi cũng không tin vào bất cứ thứ lý thuyết, chủ nghĩa, tâm linh, năng lượng, thần thánh hay đạo nào, đặc biệt là những thứ ‘lý sự’ trên sách vở hay trên mạng, điều này cũng có nghĩa là tôi không bắt ai phải tin vào những gì tôi viết.
Nhưng có một cái mà tôi tin, chính tôi tin, đó là vì dị ứng với ‘lý thuyết thì màu xám’ (Goethe) mà những điều tôi viết là ‘cây đời’ (có thật), chỉ có thế thôi, ví dụ:
Tết Sài Gòn, hoa mai nơi cõi... nhớ!
Tôi với nàng, xe máy, đến người chơi
Trời đổ mưa, mưa gì to quá thể
Ướt hết người: 'thôi nhé, chúng mình thôi'
Nó không hẳn là Tết Sài Gòn, mà trước đó, tôi nghe nói là một blogger lớn có tiếp một blogger nổi tiếng khác (hay một học giả nào đó từ miền Bắc vào, quên rồi!). Nếu là riêng tôi thì tôi không đi, nhưng ‘nàng mèo’ muốn đi, và vì chiều nàng, nên tôi lấy xe máy chở nàng đi. Khoảng 7g tối, khi đến cách chỗ hẹn chỉ có khoảng một cây số thì bỗng nhiên trời đổ cơn mưa, mưa càng ngày càng nặng hạt, gió thổi mạnh từng cơn, và mưa dai như đĩa! Bị nước mưa lọt vào người, hơn nữa lại không mặc áo ấm, tôi (và nàng!) run cầm cập, mà riêng tôi mà dính mưa thì sau đó sẽ bị ốm cả tuần, lúc đó đã 8g rồi mà mưa vẫn không dừng, nên tôi bàn với nàng, và nàng đồng ý rằng:
-‘Ừ thôi ta về, chiều mưa giông tới, bây giờ anh run’. (hi..hi…)
*
Tại sao trong thâm tâm, ‘tôi không chơi blog’?
Mặc dù thế giới blog được mệnh danh là thế giới ảo, nhưng rất thực: nó có đủ hờn, giận, thương, yêu, ghét, sợ, hay hiểu lầm, ném đá, chửi bới/chửi tục, thù hận, thậm chí là trù ẻo cho đối phương ‘ảo’ của mình… chết đi cho khuất mắt!, tuy nhiên, khi tôi rời khỏi cái máy vi tính này và bước ra ngoài, thì thực tế là khác, nếu không muốn nói là hoàn toàn và tuyệt đối khác.
Nó khác cái gì?
-Đó là tôi ra ao cá cảnh, và thấy ba con cá bị chết. Tôi yêu cá lắm, và coi nó như con người, thật vậy, cá Koi Nhật (cũng như cá heo) rất là khôn: nó có thể leo lên tay mình, rồi mình bế nó đi chơi, tí thả xuống bể lại; thấy bóng mình là nó mừng cuống quýt, cứ lượn qua lượn lại đùa giỡn cho mình vui; còn thấy bóng người lạ là nó chui trốn vào cái hòn non bộ… Nhưng, chưa nói đến cá la hán hay kim long, ngân long, thanh long… gì gì đó mà giá cả vài chục hay cả trăm triệu, mấy con cá Koi Nhật (bán ở đường Nguyễn Thông, SG) giá cũng đến vài trăm ngàn/con, nên nếu cá cứ chết hoài thì lấy tiền đâu lắm mà mua!
-Đó là tôi đã hại… con mèo. Nó vô cùng ngoan, lúc nào nó cũng quấn quýt bên tôi, ngủ tỉnh dậy đã thấy nó nằm bên gối, tôi cũng vậy, tôi thương nó lắm... Nhưng nó đái và ỉa hôi quá đi, hôi vô cùng, chỉ riêng cái chuyện thay khay cát hay làm vệ sinh cũng bắt mệt, hơn nữa, người, nhà cửa hôi òm, chưa nói đến chuyện hàng xóm kêu trời như bộng… Nhưng, nhà ở SG nhỏ tí, lấy diện tích đâu để mà nuôi cho khỏi hôi!, nên tôi đã bỏ nó vô một cái thùng cạc-tông, lấy băng keo dán kín lại, vì sợ nó vùng vẫy trên đường khi mang vứt nó ra đền Lê Văn Duyệt, té ra nó không vùng vẫy chút nào, mà nằm yên trong cái thùng ‘ngoan như mèo’! Chắc là nó đã… chết hay thành món tiểu hổ, vâng, tôi đã… hại nó, nhưng suốt đời tôi luôn nhớ và thương nó.
-Đó là cây hoa giấy đã… chết, nhưng nó chết trong một bối cảnh khác. Đó là, tôi có nuôi một cái chồi bên nhà tôi (một phần của nó có chung với hàng rào của nhà hàng xóm), hàng ngày ra vuốt ve và nói chuyện với nó, thế mà anh hàng xóm (cháu của ‘sư tử’) đã phủ phàng ngắt phăng nó đi, với lòng thù hận! Số là anh ta có nhờ nhà tôi cho anh lắp cái bơm để kiếm tiền, nhưng không đơn giản như vậy, loại ‘bơm Nhật tự động’ này thì thợ cơ-điện bình thường không thể sờ vào được, vì nó rất hiện đại: chỉ cần bạn rửa tay hết nửa lít nước thôi, thì nó sẽ tự động bơm trả lại nửa lít nước vào bồn, và nếu cả tháng không cần động vào nó, thì bạn vẫn có nước đầy bồn… Bởi vậy mà nhà tôi đã từ chối khéo, vì thế mà anh ta thù (chắc vậy!) nên giết cây hoa giấy của tôi, mà tôi cũng không thể có ý kiến gì được, vì nếu thế thì sẽ làm mất lòng bà con và lòng thù hận của anh ta sẽ càng tăng: ôi, lòng người khó lường! (Nhưng nay nó đã nhu nhú ra mấy cái chồi con con rồi: sự sống mạnh hơn cái chết!).
...Vâng, có vô số chuyện thực ở đời mà hoàn toàn và tuyệt đối không giống như trong thế giới ảo.

2
Nhưng bài này sẽ dẫn đến kết luận là… tôi đi thất thểu, tại sao?
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện, môt câu chuyện thôi. Lưu ý rằng tôi hoàn toàn không có ý phê phán ai, mà câu chuyện dưới đây chỉ có tính chất ví dụ, vì nếu ngày mai viết, thì tôi sẽ kể ví dụ khác, và trên thực tế thì trong bài này có nhiều ví dụ…
Chắc các bạn ít nhiều cũng có nghe nói đến nào là ‘lề trái’, ‘lề phải’, nào là ‘rận chủ’ (dân chủ), nào là ‘dư lợn viên’ (dư luận viên), nào là ‘độc tài toàn trị’, nào là ‘cải cách’… gì gì đó: tôi có biết (do đọc trên blogspot, BTV, FB, trên mạng, trong sách, báo; nghe ở quán cà phê, bàn trà, bàn ăn, bàn nhậu…), nhưng tôi chả thiên vị ‘phe’ nào cả, mà hễ cái gì đúng thì tôi nghe, sai thì không nghe (chứ không nhất thiết phải ném đá hay cãi vả với ai…), và lúc đầu tôi có quan tâm, nhưng thời gian trôi qua làm tôi không còn quan tâm ‘lắm’ đến mấy cái vụ này nữa, híc!
Số là có một ‘nhà cải cách’ nọ!, viết nhiều bài hay lắm (tôi cũng khen, mà tôi khó khen lắm)… Hai năm về trước, ổng có viết một bài rất hay, được nhiều cao thủ khác khen, ổng mới khoe với tôi là: ‘Người ta chấm bài của tau 11 điểm’ (1). Thực tế đúng là như vậy: có một nhà văn nổi tiếng gọi điện đến và ‘chấm bài của ông ta là 11 điểm’, ok, không sao. Nhưng… có một hôm, ổng hỏi xin tôi một tư liệu (viết về một vụ ném đá trên mạng gì đó), tôi mới cóp đường dẫn và send cho ổng. Tôi nghĩ là ổng nhận được thì im lặng (tức là có nhận được) hay send lại tôi và nói ‘cám ơn’ là đủ. Không ngờ ổng không ‘im lặng’ mà cũng không ‘cám ơn’, mà lại tò mò tọc mạch men theo đường dẫn và đọc lung tung những chuyện của các blogger khác, rồi đóng góp cho công cuộc… cải tạo xã hội bằng cách khen blogger A là ‘nội lực hùng hậu’, chê blogger B là viết ‘loăng quăng’, dè bỉu blogger C là nói ‘lông bông’…
Tôi liền hiểu rằng: Sở dĩ ổng khen blogger A thì chả phải là ổng thực lòng khen gì đâu (ổng thường nói xấu blogger này), mà vô tình, ý ở ‘trong đầu’ của ổng là muốn khoe rằng ‘tau biết cái gì là hay’ (2); và sở dĩ ổng chê blogger B là là cố ý dìm người khác cho hả dạ!, tỏ ra là ‘chiếu trên’ và có quyền phán quyết hay/dở của người khác, và đặc biệt là ngụ ý nói rằng ‘viết như tau mới là hay nè’ (3).
*
Nói chung là kết hợp 3 yếu tố trên, tôi mới ‘ngộ’ được thực chất của cái được gọi là ‘cải cách’, té ra là có một số người bên ngoài có vẻ là ‘nhà cải cách xã hội’, nhưng tiếp xúc thực thì mới thấy bên trong đa số họ là ‘nhà nghiện cải cách người khác’- thường có quán tính dùng người này để ‘kích’ người kia, mà cuối cùng cũng dẫn đến chỗ tối hậu là xưng ‘tôi là số một’: chắc vậy!, tôi tự hỏi.
Nếu không nhầm và ‘không vơ đũa cả nắm’, người ta ai cùng vỗ ngực bành bạch tự xưng là ‘cải tạo thế giới’, nhưng dòm trong bộ óc ‘vô minh’ của họ thì thấy họ đang tiến hành việc ‘đề cao’ mình một cách âm thầm hay lộ liễu, bởi vậy mà các giáo lý từ ngàn xưa đến nay đều coi trọng việc ‘cải tạo bản thân’ trước khi muốn nói bất cái gì về ‘cải tạo thế giới’; hay nói theo ngôn ngữ của Khổng Tử là người ta thường quá nghiện việc ‘bình thiên hạ’ (làm lớn/làm giàu) mà lơ đãng việc ‘tu thân’! Và đây là ý riêng của tôi thôi, thiết nghĩ rằng không bi quan lắm đâu, vì tôi đã đọc được một số bài viết nhận định rằng cái mà được gọi là ‘sự nghiệp cải cách’ của một số người nào đó vẫn còn ở mức độ rất hạn chế!

3
Do thực tế ‘sống’ mà tôi ái mộ nhất là truyện của Kim Dung… Những nhân vật chính trong Kim Dung như Dương Quá, Lệnh Hồ Xung, Quách Tĩnh, Thạch Phá Thiên, Tiêu Phong, Trương Vô Kỵ, Vi Tiểu Bảo… đa số là bị rơi xuống tận đáy xã hội và trong cực kỳ thảm cảnh: mồ côi cha mẹ, sống lang bạt kỳ hồ, nghèo mạt, bị bệnh rất nặng, bị hiểu lầm, hất hủi, oan khiên..., trong đó, có một số ‘thoát’, nhưng cái thoát cuối cùng của họ là ‘phủi tay rời khỏi cái thế tục thường tình này’;  đồng thời ông cũng có những nhân vật nữ như A Châu, Doanh Doanh, Đinh Đinh Đang Đang, Hoàng Dung, Song Nhi, Tiểu Long Nữ, Tiểu Siêu, Triệu Minh (Triệu Mẫn)… đôi khi lại ‘trên cơ’ và truyền lửa cho nhân vật chính - mà nếu không có những ‘bóng hồng thượng đế’ này thì cái được gọi là anh hùng, đại hiệp, giáo chủ, minh chủ… gì đó đều phải sớm đi vào cõi tử. Dưới đây là một đoạn minh họa (trích 'Ỷ thiên đồ long ký'):
...Chu Chỉ Nhược nói:
-Thiếp hỏi chàng: Nếu như Triệu cô nương phen này không từ biệt ra đi, chàng vĩnh viễn không bao giờ gặp lại, ví như nàng bị kẻ gian giết chết rồi, ví như nàng thay lòng đổi dạ, chàng… chàng sẽ ra sao?
Trương Vô Kỵ trong lòng đau khổ đã lâu nay nghe nói như thế, không còn nhịn nổi nước mắt ứa ra, nghẹn ngào nói:
-Ta… ta cũng không biết nữa. Nói cho cùng, trên trời dưới đất, ta thể nào cũng phải tìm nàng cho bằng được mới thôi. Không tìm được nàng, ta phải đi chết!
Chu Chỉ Nhược thở dài nói:
-Nàng ta chẳng thay lòng đổi dạ đâu, chàng muốn kiếm Triệu cô nương cũng chẳng khó gì.
Trương Vô Kỵ vừa kinh hoàng vừa sung sướng, đứng phắt dậy hỏi:
-Nàng đang ở đâu? Chỉ Nhược, mau nói cho ta nghe.
Đôi mắt trong sáng của Chu Chỉ Nhược nhìn thẳng vào mặt Trương Vô Kỵ, thấy chàng vui mừng như muốn phát điên, thủng thẳng nói:
-Chàng đối với thiếp chưa từng bao giờ quan tâm đến thế. Nếu chàng muốn biết Triệu cô nương nay ở đâu thì phải bằng lòng làm cho thiếp một điều, nếu không mãi mãi chàng sẽ không gặp lại cô ta đâu.
Trương Vô Kỵ nói:
-Muội muốn ta làm cho muội điều gì?
…Chu Chỉ Nhược mỉm cười nói:
-Chàng chỉ nhận lời thiếp làm một chuyện là trong khoảnh khắc sẽ gặp lại người trong mộng ngay.
Trương Vô Kỵ lòng rộn ràng, không còn nghĩ ngợi gì thêm nữa, giơ tay đánh xuống ba lần. Chu Chỉ Nhược mủm mỉm:
-Chàng xem ai đây?
Nàng đưa tay vạch bụi cây phía sau, thấy đằng sau đám lá một người ngồi đó, mặt như cười mà không ra cười, chẳng là Triệu Mẫn thì còn ai?
Trương Vô Kỵ vừa mừng vừa sợ kêu lên:
-Mẫn muội!...
*
Ngoài ra, những anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc trong ‘Thủy hử’, những nhân vật trong ‘Hamlet’ của Shakepeare, trong ‘Truyện Kiều’ của Nguyễn Du, trong ‘Chí Phèo’ của Nam Cao, trong ‘Anh em nhà Karamazov’ của Dostoievski, trong ‘Đoạn đầu đài’ của Aitmatov, trong ‘Trăm năm cô đơn’ của Marquez, hay trong ‘Phong nhũ phì đồn’ của Mạc Ngôn… cũng đều không tránh khỏi kiếp số tương tự…
Tôi không nói quá, vì có blogger đã từng quan sát thực như sau: ‘Ngày qua, đi lên vùng cao nhìn tận mắt một gia đình nghèo đến nổi người thân chết không tiền mua được cái hòm, cứ chờ đợi tổ trưởng quyên góp, nơi đây rẫy bắp nương khoai, dân trí chưa cao, cuộc sống người dân còn khốn khó thì được bao nhiêu, phường khóm phải mất mấy ngày; thương tâm quá độ, nhìn hoàn cảnh nghèo lo ăn ngày hai bữa không no, mấy đứa nhỏ gầy còm mặt mày lấm lem thật xót xa, tâm dạ chán chường tự nhiên muốn buông bỏ hết, xốn xang trong lòng muốn làm một việc gì đó như giúp một phần nhỏ bé tình người với người, từ biệt đi về mà không thấy thanh thản chút nào cả. Chiều về nơi làm việc vẫn nghe cay mắt vẫn còn ám ảnh câu nói ‘ăn ở ác chết không có cái hòm để chôn’, người ta nghèo quá mà có ác đâu nè?’ (Gia Tuệ).
Nhớ lại, có một câu chuyện về một vị hoàng đế, đứng trên một tòa lâu đài nhìn xuống thấy một người nông dân đang ngủ mà thở dài và ‘ước gì ta là gã nông dân đó’, nhưng vấn đề không phải như nghĩa đen của câu đó: các đại gia hay thiếu gia điên gì mà muốn trở thành ‘hai lúa’!, mà vấn đề là dù có làm vua thì họ cũng không thể có được những khoảnh khắc ‘êm đềm’ như người nông dân vô tư kia, hay như con mèo đang nằm ngủ vô tư lự kia!... Mặc dầu con người có kỳ vọng vào Phật, Chúa, Thượng đế, Ala…, nhưng có ai đó đã nói rất đúng!, mà không phải giải thích dài dòng, rằng ‘trong lòng bình an là đã có Phật, Chúa trong đó rồi’, và hỡi thế nhân, có bao nhiêu người được sống trong cõi bình an?
***
Hôm nay (22/2) đang diễn ra ‘lễ hội’ Đền Trần (gần Siêu thị Big C, Nam Định) với đầy công an đứng làm trật tự, cũng như trước đây ở chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Hà Nội)…: mặc dù thế giới thừa nhận Ấn Độ là một ‘dân tộc duy linh’, nhưng dường như các hiện tượng lễ hội (và nhiều hiện tượng đồng bóng khác) ở ta chỉ ra rằng ta là một dân tộc ‘duy linh’ hơn cả duy linh, mà không biết cái gì đã làm sản sinh ra nó, nếu không muốn nói là ‘bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung’ - không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!
Quay trở lại câu chuyện chính…
Chia tay ‘nhà nghiện cải cách người khác’ nói trên, trên đường về, tôi đi như người vô hồn, tôi biết rằng đấng tạo hóa đã sinh ra cái được gọi là ‘con người’, mà rất có lý khi sinh ra họ, ‘Ngài’ đã gọi họ là ‘con’, chứ không gọi là ‘thánh’… Vì thế mà giữa loài người vẫn cứ mãi mãi xảy ra các cuộc đấu đá, từ quy mô cấp gia đình đến cấp thế giới, vĩnh viễn, không bao giờ hết, vì mỗi con người là một loại cá thể mà bao giờ cũng cho mình là nhất, là đúng, còn người khác là sai, rồi ‘cố chấp’ mọi thứ, kể cả tình yêu nam nữ diễm tuyệt đến thế cũng phải đành ôm hận mà chết sớm!, xuất phát từ việc họ là cái CON, híc..híc…
Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại hình ảnh diễn viên Lương Triều Vỹ đóng vai Trương Vô Kỵ với cái ‘dáng đi thất thểu’ đạt nhất và tội nghiệp nhất!

Và tôi cũng đi thất thểu…

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
-Kỳ nhân đuổi mưa: Theo tôi, ý nói có những người tốt nghiệp từ Viện hàn lâm… nói khoác (ha..ha..ha…): ‘Lương Ngọc Huỳnh là võ sư chưởng môn phái Lâm Sơn Động. Theo như nhiều bài báo khen ngợi thì đây là một nhân vật thượng đẳng, với cái danh ‘dị nhân một phút’, vì ông đã thượng đài đấu võ trên nghìn trận, không trận nào quá một phút và mọi trận đều thắng. Thành tích này do ông Lương Ngọc Huỳnh tự khẳng định. Mới đây ông tuyên bố trên Facebook rằng ông không cho mưa ở khu vực Hà Nội vào ngày quốc khánh 02-9 vì ‘không cho phép ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Quốc Gia…’ (Ái Nữ), nhưng: ‘Trong lịch sử có ghi chép các vị vua hiền thì có thể có năng lực cầu mưa cho mùa màng (!). Nhưng chỉ cầu mưa xuống thì được, nhưng phá tan cơn mưa lũ thì chưa ai làm được…’ (O Ví), xem thêm tại:

http://ainu.blogtiengviet.net/2016/01/29/nh_ng_nhan_v_t_c_bi_t
-Tranh Đông Hồ: là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)… Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia… (Sau đây là vài câu ca dao có liên quan:)
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều (wikipedia).

10 nhận xét:

  1. Hai góc trời xuân, tôi với tôi...
    Anh LB có những 2 góc trời xuân cuộc sống thật đẹp anh nhỉ...
    - em chơi Blog cũng giống anh rời máy tính là chẳng biết gì, nhớ gì 1 câu thơ mình viết đâu... em làm thơ nhiều vậy chứ không thuộc hết 1 bài nào của chính mình sáng tác...
    còn blog này nói ảo cũng dc thực cũng dc vì nó là 1 dạng viết báo. mà viết báo thì tính cách & phong cách của chủ bút nằm trong tư duy bài viết mà!...
    CHÚC ANH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE & NIỀM VUI NHÉ!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn làm mình bỗng nhiên cừ quá trời, hi...
      Mình viết xong rồi đi xem phim, quên mất mình đã viết gì! Phim 'samurai cuối cùng' nói: samurai có nghĩa là 'phục vụ', còn chiến binh samurai khi chiến đấu thì 'không nghĩ' đến cái gì khác ngoài việc tập trung để thực hiện sứ mệnh của mình...
      Tuy nhiên, mình cho rằng 'không nghĩ' gì là tốt nhất, vì:
      -vũ trụ quay cuồng đâu đến ta!
      Cám ơn bạn, g9.

      Xóa
  2. Hiiiiiiiiii TSB chơi Blog cũng hoàn toàn vô tư, nghĩ gì viết nấy rồi quên. Chẳng cần ai khen. Ai chê nếu đúng thì sửa, nếu chưa rõ thì tranh luận, nhưng nếu ai chửi bậy thì cũng dám chửi giả đấy hiiiiiiii
    TSB cũng nghĩ, viết Blog để bày tỏ chính kiến của mình thôi, chứ cũng chẳng ham hố gì hết. Chỉ mong điều duy nhất: giải tỏa ẩn ức, dãi bày tâm sự và luôn mong dân mình đỡ khổ.
    Chúc bác vạn sự nhơ ý, mọi điều như mong, mạnh khỏe, vui vẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình kg biết bạn là nam hay nữ (có hồi mình đọc 'Chinh phụ ngâm' để đoán thử nó là của Đoàn Thị Điểm hay Đặng Trần Côn, vì nam viết có kiểu của nam, nữ viết có kiểu của nữ, nhưng quả là khó, cuối cùng mình... kết luận là của Đoàn Thị Điểm, hi...), nhưng nay mình biết bạn là người miền Bắc, hehe...
      -'TSB chơi Blog cũng hoàn toàn vô tư, nghĩ gì viết nấy rồi quên. Chẳng cần ai khen':
      cái này thì... hoan nghênh, còn cãi nhau thì cả đời mình không làm (tuy nhiên đôi khi cũng có mất 'control', nhưng ít lắm/hiếm lắm)...
      Cám ơn bạn, TM.

      Xóa
  3. Xí...xí... cho muội nói 1 chút Huynh nhé.Nói đến Blog thì phải nói là có nhiều ý kiến ý cò,như hiện da luôn đam mê thích trang trí chỉnh sửa Blog để có cái gì đó rất riêng cũng là giải khuây còn muội thì sau 1 ngày làm việc ,muội rất thích viết lại chuyện đã đi qua như là nhật ký vui buồn để rồi khóc rồi cười cho những gì ko thể nói ra, muội thích đọc những bài viết của Huynh vì nó rất thật trong cái ảo mà Huynh đang truyền tải sâu xa,muội cảm ơn Huynh đã luyện cho muội kiếm pháp truyện.Chúc Huynh luôn vui khỏe cho ra nhiều bài viết thật hay nhé.
    Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, muội viết nhiều quá, huynh chạy theo bình không kịp, mà nếu kịp thì đó là phải 'màu lam', híc... Muội có một số bài viết cảm nhận hay (lắm), có chất 'chiết' - miễn sao không phải là 'chì chiết', hi...
      Cởn am, chiều vui nghen!

      Xóa
  4. Ái Nữ [Blogger] Email 22.02.16@23:11
    Ấy chết, tôi đâu có "đá xéo" ai đâu! "Kỳ nhân đuổi mưa" là từ mà báo chí dùng, chỉ cần google là ra hàng loạt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 9 tư thế đá:
      -đá thẳng
      -đá tạt
      -đá móc/đá xéo (thường là từ bàn chân trái qua vai phải của đối thủ, hay ngược lại)
      -đạp tiền (bàn chân nằm ngang)
      -đá hậu/đạp hậu (một thế trong 'mã quyền')
      -đá giò lái
      -đá nháy/đá láy (trụ một chân, dùng một chân (kia) nhảy lên đá, đá và đá...)
      -đá song phi
      -liên hoàn cước (đá liên tục với nhiều tư thế đá...)
      Xin ghi nhận, có thể ANU đã dùng... 'vô ảnh cước' của Hoàng Phi Hồng hay Trần Chân, hi...
      Vui nhé!

      Xóa
    2. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 23.02.16@18:17
      Còn:
      - (Đá) chọc ngoáy, đá xoáy.

      Xóa
    3. Ui da, xin ghi nhận, cám ơn sư phụ... nghịch, hi...

      Xóa