Lâu ngày viếng khúc thi tình
En-try dang dở, một mình nghĩ suy
Đàn kiến loạn, đáng thương thay
Quẩn quanh... chân lý!, kẻ đi, người còn
En-try dang dở, một mình nghĩ suy
Đàn kiến loạn, đáng thương thay
Quẩn quanh... chân lý!, kẻ đi, người còn
Đang luẩn quẩn ở trên bàn, và chỉ nhỏ như cái sợi chỉ, chú kiến đen cũng đủ cho mắt người - với độ phân giải bình thường - nhìn thấy hai cái râu nhỏ tí tẹo của chú, đó là cái ‘antenna’ mà có khả năng đánh hơi hơn cả chó (xem dưới). Bên cạnh chú còn có con kiến vàng (thực ra là có màu đỏ mận nhẹ), loại có nọc độc nhẹ, thường sống trên cây và ít tấn công người, trừ khi nó cảm thấy bị tấn công. Và nọc độc mạnh nhất có lẽ là loại kiến lửa!…
1
…Ngày xưa, Trang Chu (Trang Tử) thường hay nằm mơ thấy mình là con bướm (‘Trang Chu mộng hồ điệp’) và ông có nói rằng không biết mình là bướm hay bướm là mình!... Sau này, nhà phân tâm học Freud nói cụ thể hơn, là giấc mơ cũng là biểu hiện của hiện thực!
Ngày nay, có một cụ già và một cậu bé nằm mơ cùng hóa thành con kiến…
Cụ kiến già có vẻ khá thông thái và thường hay nói… triết, nhưng điều quan trọng để đánh giá cụ có thông thái hay không, là cụ phải ‘thật sự’ khách quan, hay cụ thể hơn là phải nhận thức được và nghiêm túc cải thiện ‘cái tôi thú tính’ của mình càng nhiều càng tốt.
Còn chú kiến trẻ thì rất hay nghi ngờ cái mà thường được các đồng loại nhí nhố phong là ‘thông thái’, nên cái gì chú cũng muốn cảm nhận được, tức là phải quan sát, kiểm chứng, hay nói cách khác là phải ‘lắng nghe’ bằng cái tâm.
*
Vào một buổi chiều đẹp trời nọ, vì ngồi một mình, cụ mới buồn buồn mà… bắt 4 con kiến vàng khác, bỏ lên một ‘cái nhang đuổi muỗi’ - hình tròn, xoắn ốc, nằm ngang... Rồi cụ kể lại rằng: chờ cả buổi mà nó cứ luần quần trên cái mặt phẳng nằm ngang, không biết… nhảy xuống, mặc dù cách mặt bàn chỉ có 2cm! (nó dài cả 0,5cm, tính cả râu-chân); rồi có 2 con đu nhau mà ‘thoát’ được!, còn lại 2 con thì đến sáng mai thì thấy biến đi đâu mất!
Nghe câu chuyện có vẻ không tầm thường và có tính… triết lý như vậy!, và nói rằng ‘loài kiến chỉ biết ‘tư duy’ hai chiều, chiều dài và chiều rộng, mà không biết chiều cao’, chú kiến đen mới nằng nặc đòi làm lại thí nghiệm trên. Quả nhiên:
-Các con kiến chỉ biết bò luẩn quẩn lòng vòng quanh cái đường đi cũ trên ‘cái nhang muỗi’, đôi khi chúng lại hội ý bằng cách ngửi râu nhau, rồi cũng có một con thoát được - do níu vào con kia, rồi ngẫu nhiên bị tụt… tay mà rơi xuống mặt bàn, nhưng về nguyên lý là chúng cũng không thể nào mà tìm được ‘lối thoát’, mặc dù chân lý nằm ngay ở cái trụ nằm giữa của ‘cái nhang muỗi’ - nối liền với mặt bàn!
-Các con kiến chỉ biết bò luẩn quẩn lòng vòng quanh cái đường đi cũ trên ‘cái nhang muỗi’, đôi khi chúng lại hội ý bằng cách ngửi râu nhau, rồi cũng có một con thoát được - do níu vào con kia, rồi ngẫu nhiên bị tụt… tay mà rơi xuống mặt bàn, nhưng về nguyên lý là chúng cũng không thể nào mà tìm được ‘lối thoát’, mặc dù chân lý nằm ngay ở cái trụ nằm giữa của ‘cái nhang muỗi’ - nối liền với mặt bàn!
2
Nó nhớ lại…
Vào những năm 1960!, ‘nhà não học’ Tony Buzan - đến giảng bài ở VN từ năm 2007, và đã nhiều lần lên VTV1/VTV3 - nhận thấy rằng trong bộ não của con người (lớn) thường nặng khoảng 1361g, với 100 tỉ nơ-ron thần kinh, mà ‘có thể lưu giữ thông tin gấp 5 lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica’, ‘có dung lượng từ 3 tới 1.000 terabyte, (trong khi) Trung tâm lưu trữ quốc gia Anh lưu giữ các dữ liệu của hơn 900 năm lịch sử nhưng chỉ tương đương khoảng 70 terabytes’…, nó có thể bị thoái hóa hay chết (vd, một cơn say làm chết đi 10 triệu tế bào não)... Ngoài ra, con người tối đa mới sử dụng được có 10% ‘lượng’ của tế bào não, về ‘chất’ thì tối đa chỉ phát huy được 6% - đối với các thiên tài, còn người thường thì chỉ khoảng 1% (!)...
Một số nghiên cứu về ‘nghiện’ cho rằng, bộ não người đã tiếp thu các thông tin từ bên ngoài khi vẫn còn ở trong bụng mẹ (thậm chí tiềm ẩn trước đó rất, rất rất… xa), cụ thể là khi ‘có ý thức’, thông tin cứ liên tục nạp vào đầu ta, mà các ấn tượng tạo thành các cái ‘đường mòn’ (nếp nhăn) định hình trong não bộ, cứ mỗi 6 năm/lần (cho đến năm 18 tuổi thì cậu bé (thường) không phục tùng cha mẹ nữa!), nhưng khi càng lớn thì những đường mòn đó càng mờ nhạt, vì thế mà người già hay nhớ chuyện xưa và thường ‘lú’ chuyện nay.
…Để khỏi có quá nhiều chú dẫn, xin cho ngay tại đây:
-Tồn tại trước Kỷ Creta (cách đây 110-130 triệu năm), với các xác chết (tiêu bản) còn lưu lại trong hổ phách cách đây hơn 80 triệu năm, nay có đến 22.000 loài kiến, quần thể kiến (siêu tập đoàn) có thể có đến hàng triệu con, và mỗi đàn kiến thường có 100.000 con…
-Khả năng đánh hơi của chó: Tìm bạn tình hoặc phân biệt con đẻ với những con chó con lạ. Một con chó đực có thể nhận biết các ‘cô ả xinh đẹp’ đang đến kỳ động dục đỉnh điểm trong vòng bán kính... 3 km! Vì vậy nhiều khi chủ chó rất lạ vì xung quanh hàng xóm không nuôi chó mà sao chó vẫn ‘mang bầu’! (bau.hoangngoc)
-‘Nơron (neuron) là tế bào thần kinh chính thức có chức năng truyền dẫn các xung điện, là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thống thần kinh và là một phần quan trọng nhất của não. Thân và sợi nhánh của các nơron tạo thành chất xám...’ (wikipedia). Bộ não có 100 tỉ nơron thần kinh (đúng ra là 86 tỉ, theo các nghiên cứu gần đây), với 100.000 tỉ ‘xi-náp’ - có người gọi dễ nhớ là các ‘nhà máy hóa chất’ - ‘là điện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác’…
-Tồn tại trước Kỷ Creta (cách đây 110-130 triệu năm), với các xác chết (tiêu bản) còn lưu lại trong hổ phách cách đây hơn 80 triệu năm, nay có đến 22.000 loài kiến, quần thể kiến (siêu tập đoàn) có thể có đến hàng triệu con, và mỗi đàn kiến thường có 100.000 con…
-Khả năng đánh hơi của chó: Tìm bạn tình hoặc phân biệt con đẻ với những con chó con lạ. Một con chó đực có thể nhận biết các ‘cô ả xinh đẹp’ đang đến kỳ động dục đỉnh điểm trong vòng bán kính... 3 km! Vì vậy nhiều khi chủ chó rất lạ vì xung quanh hàng xóm không nuôi chó mà sao chó vẫn ‘mang bầu’! (bau.hoangngoc)
-‘Nơron (neuron) là tế bào thần kinh chính thức có chức năng truyền dẫn các xung điện, là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thống thần kinh và là một phần quan trọng nhất của não. Thân và sợi nhánh của các nơron tạo thành chất xám...’ (wikipedia). Bộ não có 100 tỉ nơron thần kinh (đúng ra là 86 tỉ, theo các nghiên cứu gần đây), với 100.000 tỉ ‘xi-náp’ - có người gọi dễ nhớ là các ‘nhà máy hóa chất’ - ‘là điện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác’…
*
Ta cũng vậy, thường không chấp nhận ‘cái mới’, hay rộng hơn là không chấp nhận ‘sự khác biệt’, vì từ nhỏ, bộ óc đã đào nên (những) cái ‘giao thông hào’ được cố định sâu trong nó (kể cả đức tin/thế giới tâm linh, tiềm thức về ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ chẳng hạn), mà những cái gì xảy ra trong xã hội/tự nhiên thì lập tức làm ta ‘nhớ’ lại và đưa nó vào cái ‘đường mòn cũ’ đó mà xử lý/hành xử, nếu nó khác thì ‘ứ chịu’, và thường là cương quyết ‘không buông thả’: cái quán tính vô minh này càng nặng thì càng hình thành cái được gọi là ‘thú tính’ trong mỗi con người (một phần của thú tính này được trên mạng gọi là tính ‘bầy đàn’!, kể cả cái ‘bất thiện tri thức’, ‘bất chính niệm’…).
Trừ số ít các vĩ nhân/thiên tài: một là, do ‘may mắn’!, tức là cái ‘đường mòn’ mà họ được tạo từ bé thuộc về ‘thiện tri thức’ - đi đúng với chiều hướng tiến bộ của nhân loại; hai là, do nghiêm túc ‘giải phẩu bản thân mình’ mà tạo nên được một đường mòn mới trong bộ não của mình, tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm, vì, chẳng hạn, muốn có cái được gọi là ‘dân chủ’ thì loài người phải trải qua vô vàn cay đắng, thậm chí là phải hy sinh hàng triệu, hàng triệu sinh mạng, và phải trải qua vài chục hay vài trăm năm…, vì vậy, dĩ nhiên ta - những ‘Nguyễn Văn Tầm Thường’ - không phải là vĩ nhân hay thiên tài:
Khi ta nằm, ngồi, đứng, đi...,
nói chung là khi ta thức dậy,
thì trong đầu óc 'khởi' ra các dòng suy nghĩ,
mà trong một số giáo lý gọi là ‘niệm’!
Mỗi ngày ta có khoảng vài ngàn cái 'khởi' vô minh như vậy,
nó bị tương tác bởi vô số yếu tố từ thế giới bên ngoài,
và 'tiềm ẩn hàng triệu năm' trong não bộ của mỗi con người,
mà người ta nói là nó thức dậy từ vô lượng kiếp,
hay là kết quả của trùng trùng duyên khởi.
Nên, đối với vạn vật, có thể nói là: ‘nó vẫn là nó’.
Ta không thể áp đặt cho thế giới tự nhiên,
vì đó không phải là chánh niệm, mà ngược lại.
Có điều là có quá nhiều người tự xưng là 'số một',
đến nổi mà làm cho thượng đế cũng phải… khóc,
và vì thế, ta là số... không.
nói chung là khi ta thức dậy,
thì trong đầu óc 'khởi' ra các dòng suy nghĩ,
mà trong một số giáo lý gọi là ‘niệm’!
Mỗi ngày ta có khoảng vài ngàn cái 'khởi' vô minh như vậy,
nó bị tương tác bởi vô số yếu tố từ thế giới bên ngoài,
và 'tiềm ẩn hàng triệu năm' trong não bộ của mỗi con người,
mà người ta nói là nó thức dậy từ vô lượng kiếp,
hay là kết quả của trùng trùng duyên khởi.
Nên, đối với vạn vật, có thể nói là: ‘nó vẫn là nó’.
Ta không thể áp đặt cho thế giới tự nhiên,
vì đó không phải là chánh niệm, mà ngược lại.
Có điều là có quá nhiều người tự xưng là 'số một',
đến nổi mà làm cho thượng đế cũng phải… khóc,
và vì thế, ta là số... không.
3
Quay lại chuyện những con kiến…
Khi những con kiến vàng bị xoay ảo quanh cái ‘đèn cù’ như vậy, thì những con kiến đen vẫn tỉnh bơ - cứ làm việc theo cái ‘bản năng sinh tồn’ vốn có của nó, vì mỗi loài kiến có cái ‘lịch sử tự nhiên’ riêng của nó, nên không thể lấy lịch sử của con kiến đen mà ‘tích hợp’ với lịch sử của con… kiến tóc! (hay ‘xén tóc’, thấy mà ghê!).
Nhìn lên cái màn hình vi tính, con kiến đen thấy hai câu đối đáp như sau (blog Duy Bến, xem dưới):
-Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?
-‘Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết’, nữ MC trả lời…
-Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?
-‘Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết’, nữ MC trả lời…
Nghe nói Ngô Quyền đã 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông!!!, nó sững kinh… Rồi nhìn lên ti vi, kênh VTV1, hay VTC1, người ta truyền liên lục về các sự cố văn hóa vô cùng nghiêm trọng ở ‘lễ hội chùa Phúc Khánh’, ‘lễ hội Đền Trần’, ‘lễ hội Đền Hùng’, ‘lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh’, rồi chuyện thấy chết không cứu ở HN (*), chuyện ‘rừng voọc’ ở Sơn Trà (Đà Nẵng) bị chính con người phá hủy nghiêm trọng giữa thanh thiên bạch nhật (*), rồi chuyện hai luống rau: một cho ta ăn và một cho ‘người ta’ ăn, chuyện rau muống/rau má được tưới bằng nước cống thải thành phố cho ‘người ta’ ăn, chuyện những cặp mắt cú vọ đầy thú tính trên thế giới blog…, nói chung là báo đài đang đào sâu về sự ‘vô cảm/vô tâm’, ‘mất gốc’, ‘mất văn hóa’…, hay nói chung là sự ‘thoái hóa’ về não bộ của những con… kiến!
Rồi nhìn ra đường, ở một góc nhỏ chật chội, nó thấy có một anh lái xe treo đại cái võng vào xó mà ngủ, anh lái xe khác thì ngủ đại dưới gầm xe, ông bán nước mía thì mặc quần đùi, cởi trần lòi lỗ rún, đang cầm… chim và đái đại vào một cái gốc mít gần sát sàn sạt cái bàn uống nước, rồi cũng với cái bàn tay cầm chim đó, ông đi mần đại một ly nước mía - mà lại có vị mằn mặn:
-Không biết là vị của muối hay vị của… chim!
Ha..ha..ha…
*
Không mất thì giờ nghĩ về ‘thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn’, ‘ta là vua’, hay việc ‘nam mô’ hay hô ‘vạn tuế’ các ông ngàn năm ‘vũ như cẩn’ gì gì đó… ở các đền chùa, hay quảng trường, mà thực tế hơn, nó lại nghĩ đến từ ‘lối thoát’, người ta nói ‘Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân’ (Nguyễn Trãi), dân tức là lòng dân chứ gì nữa, nói thì dễ chứ không phải dễ, dễ gì mà làm được, mà mấy ai có thiện chí làm ‘cho người ta’, như câu chuyện điển hình về ‘hai luống rau’ ở trên!
…Ngày xưa, khi muốn chống giặc xâm lăng và hoàn thành đại nghiệp, các minh quân! như Lê Hoàn, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông/Thánh Tông/Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… đều có sự tư vấn của Dương Vân Nga, Ỷ Lan phu nhân, Trần Thủ Độ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp…, ví dụ như lời bản nhạc nói về ‘Hội nghị Diên Hồng’ thời nhà Trần, như sau:
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!/Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển/Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu/Gây oán nghìn thu/Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!/Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?/Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân/Hỡi đâu tứ dân!
-Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
-Quyết Chiến!... (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hoi-Nghi-Dien-Hong-Quang-Tho/ZW6078B0.html
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!/Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển/Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu/Gây oán nghìn thu/Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!/Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?/Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân/Hỡi đâu tứ dân!
-Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
-Quyết Chiến!... (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Hoi-Nghi-Dien-Hong-Quang-Tho/ZW6078B0.html
Nhưng sau khi nắm được cái ‘ngai vàng’ rồi, thì:
(Một đoạn trong phim ‘Bích huyến kiếm’, truyện Kim Dung, xem thêm chú dẫn 'Sấm Vương' bên dưới)
Khi khởi nghĩa chống quân Minh, để lấy lòng dân, Sấm Vương có một câu nói nổi tiếng:
-Nếu ai hại một người dân tức là có tội nặng như là hại cha hay mẹ của mình vậy.
Vì câu nói này mà Sấm Vương được đông đảo lão bá tánh ủng hộ, nên sau một thời gian khởi nghĩa không lâu, y thắng trận như chẻ tre. Khi đến cổng thành Bắc Kinh, y bắn 3 mũi tên lên trời và thề rằng:
-Không hiếp đáp lão bá tánh. Không động đến tài sản của lão bá tánh. Không hãm hiếp phụ nữ.
Khi y chiếm được Bắc Kinh, Thái tử nhà Minh có xin một ân huệ là:
-Xin ngài đừng hại lão bá tánh.
Sấm Vương cười ha hả, rồi xắn tay áo lên và chỉ cho mọi người thấy rằng y cũng xuất thân là một nông dân chân lấm tay bùn, và nói:
-Ta đây chính là ‘lão bá tánh’.
Không ngờ lên ngôi được một thời gian ngắn, Sấm Vương trở nên tự cao tự đại, xem ‘tôi là số một’, tin dùng bọn nịnh thần… Do tính đa nghi, y dần dần hãm hại những trung thần đã đổ xương máu vì y, đặc biệt là, ngoài mặt thì y nói toàn là những lời nhân nghĩa đạo đức mà trong lòng thì vô tình hay cố ý ‘bật đèn xanh’ cho bọn cận thần và người nhà tùy tiện hiếp đáp dân lành, cướp bóc tài sản của dân, hãm hiếp phụ nữ…
Khi bị Viên Thừa Chí chất vấn về những sai lầm nghiêm trọng nói trên thì em của y là Huyền tướng quân, thay mặt y, trả lời rằng:
-Bây giờ ta đã lên ngôi, ta là 'trời', ta chỉ là lão bá tánh khi ta cần họ giúp ta khởi nghĩa mà thôi! Quan quân đã khổ cực giúp ta… khởi nghĩa nên họ có cướp bóc của lão bá tánh để hưởng thụ một tí thì có gì là quá nghiêm trọng đâu!
(Một đoạn trong phim ‘Bích huyến kiếm’, truyện Kim Dung, xem thêm chú dẫn 'Sấm Vương' bên dưới)
Khi khởi nghĩa chống quân Minh, để lấy lòng dân, Sấm Vương có một câu nói nổi tiếng:
-Nếu ai hại một người dân tức là có tội nặng như là hại cha hay mẹ của mình vậy.
Vì câu nói này mà Sấm Vương được đông đảo lão bá tánh ủng hộ, nên sau một thời gian khởi nghĩa không lâu, y thắng trận như chẻ tre. Khi đến cổng thành Bắc Kinh, y bắn 3 mũi tên lên trời và thề rằng:
-Không hiếp đáp lão bá tánh. Không động đến tài sản của lão bá tánh. Không hãm hiếp phụ nữ.
Khi y chiếm được Bắc Kinh, Thái tử nhà Minh có xin một ân huệ là:
-Xin ngài đừng hại lão bá tánh.
Sấm Vương cười ha hả, rồi xắn tay áo lên và chỉ cho mọi người thấy rằng y cũng xuất thân là một nông dân chân lấm tay bùn, và nói:
-Ta đây chính là ‘lão bá tánh’.
Không ngờ lên ngôi được một thời gian ngắn, Sấm Vương trở nên tự cao tự đại, xem ‘tôi là số một’, tin dùng bọn nịnh thần… Do tính đa nghi, y dần dần hãm hại những trung thần đã đổ xương máu vì y, đặc biệt là, ngoài mặt thì y nói toàn là những lời nhân nghĩa đạo đức mà trong lòng thì vô tình hay cố ý ‘bật đèn xanh’ cho bọn cận thần và người nhà tùy tiện hiếp đáp dân lành, cướp bóc tài sản của dân, hãm hiếp phụ nữ…
Khi bị Viên Thừa Chí chất vấn về những sai lầm nghiêm trọng nói trên thì em của y là Huyền tướng quân, thay mặt y, trả lời rằng:
-Bây giờ ta đã lên ngôi, ta là 'trời', ta chỉ là lão bá tánh khi ta cần họ giúp ta khởi nghĩa mà thôi! Quan quân đã khổ cực giúp ta… khởi nghĩa nên họ có cướp bóc của lão bá tánh để hưởng thụ một tí thì có gì là quá nghiêm trọng đâu!
Ha..ha..ha…
***
Cuối cùng…
Về chuyện ‘những con kiến luẩn quẩn mà không tìm được lối thoát’: cả thế giới đều nhìn thấy (những người ngồi chung quanh bàn), chỉ có những con kiến là không nhìn thấy, nó lại nghĩ đến những tên Cái Bang mà Kim Dung hay kể về, đó là ‘những tên Cái Bang vật chất’, rồi nó bỗng nghịch ngợm khi cho rằng những con kiến luẩn quẩn kia chắc là ‘những tên Cái Bang tinh thần’!
Cũng chuyện trên, có 4 con kiến: 1 con - trong hai con kiến níu nhau - bị tụt… tay rơi xuống (thoát), và khi ông chủ đi… đái, quay trở lại, thì 1 con vẫn còn trốn sau cái vòng luân hồi, 2 con kia biến đi đâu mất (nó đã thoát!).
Dĩ nhiên, vì là kẻ tầm thường, nên nó không thể tìm được lối thoát, đừng nói đến chuyện tư vấn lối thoát cho ai, việc đó để dành cho các vị mà ‘hào kiệt thời nào cũng có’ (Nguyễn Trãi), nhưng biết đến thời nào!
Nó bỗng buồn cười mà liên tưởng đến vụ có một con ‘kiến tóc’ nào đó đang huậy phá ở vùng... biển của xứ mình (nó không biết là hành vi này nằm trong cái ‘đường mòn’ nào trong bộ óc của mấy chả!), rồi có con kiến đen nào đó mà khi được hỏi là ‘của ai?’, thì trả lời là ‘của lạ’, ha..ha..ha…
Và nó thường nghĩ xa hơn, và biết rằng sau mỗi biến động lớn nhỏ của lịch sử đều có bóng dáng của (các) nhóm/tập đoàn ‘siêu quyền lực’, nhưng có cái ‘huyền vi của vũ trụ’ thì lại trên cả cái siêu quyền lực của con người.
Nói ra thì chắc ít có ai tin.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Hai câu đối đáp về lịch sử VN, xem:
http://duyben.vn102.net/2016/02/23/nh_m_l_n_l_ch_s_tren_ai_truy_n_hinh_vn_m
2-‘Rừng voọc’ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng): ban đầu là 4000ha, nay chỉ còn 1000ha, ‘nhưng cũng không được yên’ (báo Tuổi trẻ, tr.3, ngày 3/3/2016).
3-Sấm Vương, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/343-lao-ba-tanh-va-su-cao-chung-cua.html
4-Thấy chết không cứu ở HN: Vụ lái xe Camry tông chết 3 người (sáng 29/2/2016) ở Hà Nội, trong đó có cháu Gia Hân, mới 6 tuổi… Những người không dừng lại đưa cháu bé đi cấp cứu không phải là họ không muốn mà có thể họ SỢ. (1) SỢ bẩn xe; (2) SỢ phiền toái - mất thời gian, phải làm thủ tục với bệnh viện, phải làm chứng với công an; (3) SỢ đen đủi - nhỡ đâu nạn nhân có thể qua đời ngay trên xe; (4) SỢ 'làm ơn, mắc oán'- sợ người nhà nạn nhân và những người khác hiểu lầm là họ chính là kẻ gây tai nạn và bắt đền, thậm chí hành hung, đập phá xe cộ, tài sản… (baogiaothong.vn)
5-Tony Buzan: Sinh năm 1942 tại Luân Đôn (Anh)..., là cha đẻ của phương pháp tư duy ‘Mind Map’ (Sơ đồ tư duy). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 nước… Ở Việt Nam, hiện đã có những quyển sách dịch từ công trình của ông được xuất bản là Sơ đồ tư duy, Làm chủ trí nhớ của bạn và Sử dụng trí não của bạn... (wikipedia)
1-Hai câu đối đáp về lịch sử VN, xem:
http://duyben.vn102.net/2016/02/23/nh_m_l_n_l_ch_s_tren_ai_truy_n_hinh_vn_m
2-‘Rừng voọc’ ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng): ban đầu là 4000ha, nay chỉ còn 1000ha, ‘nhưng cũng không được yên’ (báo Tuổi trẻ, tr.3, ngày 3/3/2016).
3-Sấm Vương, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/343-lao-ba-tanh-va-su-cao-chung-cua.html
4-Thấy chết không cứu ở HN: Vụ lái xe Camry tông chết 3 người (sáng 29/2/2016) ở Hà Nội, trong đó có cháu Gia Hân, mới 6 tuổi… Những người không dừng lại đưa cháu bé đi cấp cứu không phải là họ không muốn mà có thể họ SỢ. (1) SỢ bẩn xe; (2) SỢ phiền toái - mất thời gian, phải làm thủ tục với bệnh viện, phải làm chứng với công an; (3) SỢ đen đủi - nhỡ đâu nạn nhân có thể qua đời ngay trên xe; (4) SỢ 'làm ơn, mắc oán'- sợ người nhà nạn nhân và những người khác hiểu lầm là họ chính là kẻ gây tai nạn và bắt đền, thậm chí hành hung, đập phá xe cộ, tài sản… (baogiaothong.vn)
5-Tony Buzan: Sinh năm 1942 tại Luân Đôn (Anh)..., là cha đẻ của phương pháp tư duy ‘Mind Map’ (Sơ đồ tư duy). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 nước… Ở Việt Nam, hiện đã có những quyển sách dịch từ công trình của ông được xuất bản là Sơ đồ tư duy, Làm chủ trí nhớ của bạn và Sử dụng trí não của bạn... (wikipedia)
Thăm anh chúc đêm an lành ạ!
Trả lờiXóaHai hôm nay mạng bị nghẽn, nên trả lời trễ, sr,
Xóacám ơn bạn PH, chúc cuối tuần vui!
Lưu comt Phi Hùng:
Trả lờiXóaTôi về vắng bóng người thân
Thế nhân, nhân thế, luần quần nghĩ suy
Ước trong cơn ngủ li bì
Thịnh suy, suy thịnh mặc... đời, lẽ sao!
Lưu comt haduyenp:
Trả lờiXóaMất nữa là còn mất... dài dài
Còn mất nửa, là mất có một nửa
'Nữa ta rụng mất nữa dật dờ'
Cô pé mất nữa hay mất nửa!
Lưu... tư liệu: blog Nguyễn Lân Dũng (ST)
Trả lờiXóahttp://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2016/03/05/th_gian_cu_i_tu_n_st
Tiếu lâm Liên xô (phần I)
Một hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình. Liền điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi.
“Thưa đồng chí tôi không thể thả 10 người đó được.”
“Tại sao?”
“Tất cả bọn họ đã nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền hình quốc gia…”
________________
Q: Có sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản không?
A: Về nguyên tắc là có. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa có tình trạng người bóc lột người. Còn trong chế độ cộng sản chủ nghĩa thì là ngược lại.
________________
Q: Truyện thần thoại Pháp khác truyện thần thoại Liên Xô thế nào?
A: Một cái bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa…”, thứ kia bắt đầu bằng câu: “Không còn bao lâu nữa…”
_______________
Q: Điều gì khác biệt giữa Hiến pháp của Mỹ và Liên Xô? Cả hai đều bảo đảm quyền tự do ngôn luận?
A: Trên nguyên tắc, đúng là thế, chỉ có điều Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận.
_______________
Q: Có đúng là ở Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không?
A: Về nguyên tắc là đúng. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước Washington Monument ở Washington, DC, và hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Sô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.
______________
Q: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không?
A: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại.
______________
Q: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?
A: Những khó khăn tạm thời.
______________
Q: Đặc điểm gì có thể coi là thường xuyên trong nền kinh tế XHCN?
A: Tạm thời hết hàng!
______________
Q: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không?
A: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?
______________
Q: Đến gia đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không?
A: Không? Vì mọi thứ đã bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.
______________
Q: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì?
A: Thương nghiêp TB: cái giống gì cũng có bán. Thương nghiẹp XHCN: thấy giống gì cũng nhào vô mua (không thì hết hàng ).
______________
Q: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới?
A: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!
______________
Q: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không?
A: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.
______________
Q: Thế nào là cấm đoán và thế nào là cho phép?
A: Ở nước Anh, cấm đoán là cấm đoán và cho phép là cho phép. Ở Mỹ, mọi thứ đều được phép ngoại trừ những gì bị cấm đoán. Ở Đức mọi thứ đều bị cấm đoán trừ những gì là được phép, ở Pháp mọi thứ đều được phép thậm chí cả khi bị cấm đoán. Ở Liên Xô, mọi thứ đều bị cấm đoán, thậm chí cả khi được phép.
Người Hà Nội [Bạn đọc] 06.03.16@17:25
XóaBác LB quen offline GS?
Thỉnh thoảng qua đt, nhưng chưa gặp (mình đi suốt), tks.
XóaLưu comt MRC:
Trả lờiXóaCon đường xưa anh đi
Có cánh đồng vô tận
Cây che bóng xếp hàng
Con đường xưa, anh vẫn...
Ha Thanh (FB) Thứ Năm 21:27 chiều
Trả lờiXóa...Dù sao thì em cũng chẳng liên quan về mặt kinh tế chính trị với loài kiến, em không ra mặt bênh chúng đâu
Lưu comt GJ:
Trả lờiXóa'Đôi lúc lẩn thẩn tự hỏi sao cô lại thường tìm thấy những tấm chân tình giữa chợ, giữa cái nơi chốn được cho là xô bồ, hỗn độn, nơi mọi thứ lẽ ra đều được mua bán, chi trả sòng phẳng. Vậy mà ngược lại... Có lúc cô nhận ra lòng người sao mà lạnh lẽo ở cái nơi lẽ ra phải chan chứa nghĩa tình. Một chút ấm áp giữa chợ đời khiến cô thấy ngày hôm đó dường như trời xanh hơn, mây trắng hơn và tiếng sóng cũng du dương hơn...' (GL):
Chỉ là một chút vậy thôi
Người đời chộn rộn, quên... ngay đấy mà
Bởi nên gọi cõi ta bà
Ngàn năm vẫn vậy, gọi là... nhớ nhau!
Lưu tư liệu (SMV):
Trả lờiXóaĐỌC CHUYỆN DZUI VÀ GẪM THẤY HỌP THỜI
http://saumietvuon.blogtiengviet.net/2016/03/06/c_chuy_n_dzui_va_g_m_th_y_h_p_th_i
Sau bao năm xem Tây Du ký, rút ra kinh nghiệm là:
- Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có 1 vị phật nào đó xuống nói là : "Thú cưỡi của người này", "Cháu của người kia", "Con của người nọ"
=> Ý nghĩa: " Mấy đứa làm chuyện ác toàn là con ông cháu cha ".
- Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối đều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra.
=> Ý nghĩa: mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp .
- Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ.
=> Ý nghĩa: mấy thằng nịnh thường được sung sướng .
- Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết .
=> Ý nghĩa : Thật thà lúc nào cũng thiệt thòi.
- Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo 1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu" sếp ".
=> Ý nghĩa: người tài luôn bị sếp kìm hãm ( vòng kim cô ), không có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng lĩnh đòn trước tiên.
THEO INTERNET
Sang thăm LB, đọc nhiều điều vui vui, thú vị và nhiều suy ngẫm! Quả thật, Huynh là một kho sách , một kho tàng kiến thức đồ sộ!
Trả lờiXóaLuôn vui khỏe, an lành nhé Huynh!
Ui, bấy lâu nay Miền Nhớ, Miền Tím, Lộc Vừng, MTV, HRG... rất ít xuất hiện (hơi pùn tí!), có người hỏi, huynh bảo là 'đối với huynh thì không có vấn đề', có lẽ các bạn ấy... say bên FB (hay có chuyện gì đó) chăng!
XóaCám ơn Nhớ nhé, tuần mới ngọt ngào!
Người Hà Nội [Bạn đọc] 07.03.16@18:36
Trả lờiXóaKiến bò theo vòng tròn, cho đến chết
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=prjhQcqiGQc
Ôi, nam mô a thò phò, thiện tai!, thiện tai!
XóaXin thí chủ nhẹ tay, hi...