Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

813. Những quyền lực mềm vô hình… (Thư giãn)




Ngoan Đồng đã mất còn đâu
Năm hai ngàn lẻ, gọi là... thánh nhân
Nhưng, ôi!, cục thế xa gần
Thánh đâu chả thấy, thấy đen thui... người


'Dưới một góc độ nào đó, kẻ khoe khoang kiến thức của mình, chả khác gì kẻ đưa cái cục cực của mình ra trước mặt người khác, và bảo nó là thơm. Nhưng, không có cục cực của kẻ nào là thơm cả!
Và, kẻ đáng ngưỡng mộ nhất là người hiểu biết mà như không hiểu biết, vì hiểu biết đã là khó, nhưng rồi thành không hiểu biết thì càng khó hơn. Vì thế, kẻ không hiểu biết mới là thánh nhân, nhưng lưu ý rằng, cục cực của thánh nhân cũng không thơm!' (facebook.com)

Tiêu đề này là do khuya nay tôi nằm mơ mà có… Lưu ý rằng ‘quyền lực’ là một danh từ không đếm được, thế thì còn ‘những’ gì nữa, nhưng ở đây, nên hiểu là ‘những loại’; và ‘quyền lực mềm’ thì có thể biết được, còn ‘quyền lực vô hình’ là không thể biết được, mà nếu dùng cụm từ ‘quyền lực vô hình’ không thôi thì có thể bị hiểu theo nghĩa thần thánh, nên kết hợp các yếu tố này mà tôi dùng cụm từ như trên.
Thiết nghĩ
 là phải làm rõ ‘văn hóa Việt Nam’ (đậm đà bản sắc dân tộc!), làm rõ từ đầu, từ mọi khía cạnh, mọi chi tiết…, chứ không thể để nó nhập nhoạng, ta không rõ ta, Tây không rõ Tây, Tàu không rõ Tàu, phật không rõ phật, thánh không rõ thánh, ma không rõ ma…, vì rõ ràng ngày nay ta nghe có quá nhiều từ, như: ‘giao thông con kiến’, ‘giờ tan sở, người ào ra đường đông như kiến’, ‘tan trường, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ’, ‘Tàu khựa’, ‘bầy đàn’, ‘chủ nghĩa duy tiền’, ‘dân ta tự đầu độc dân ta’, ‘lễ hội xấu xí’, rồi bỗng xuất hiện vô số... ‘Chí Phèo’ trong đủ mọi mặt của đời sống xã hội…, (và) thiết nghĩ rằng dân ta không thể nào là những ‘Chí Phèo’ (trừ khía cạnh nhân bản), không thể nào là những con kiến, con ong, mặt dù nó có nhiều cái ‘thông minh’ hơn ta, vì ta là con người!
Chẳng hạn như thành ngữ ‘học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ’, ta học thuộc lòng và xài từ đời nọ sang đời kia, mà không có ai đặt câu hỏi ‘tại sao?’, tại sao lại như ‘đàn ong vỡ tổ’?, như ‘con kiến’?, ta là con người cơ mà!; bản chất của vấn đề là gì?, vậy thì ‘triết lý giáo dục’ là gì, phải giáo dục cái gì?, lỗi gì, ai lỗi?, lịch sử nên viết ra làm sao?..., để cải thiện cái vụ vô cùng trọng đại và nguy hiểm này?


1
Xin kể từ gần tới xa…

Hôm qua, tôi đi chơi… Ngồi ngắm xuống dưới chân, phía trước, tôi thấy một cái bệ thờ bằng gỗ, hình chữ nhật.
Trước tiên là thấy nó có 2 tầng: 1) tầng dưới là tượng ông Quan Công, nhưng nhìn kỹ thì chỉ có cái đầu là của Quan Công, cái này thì dễ nhận biết, vì theo truyền thuyết/truyện/phim thì ông có mặt đỏ, đầu đội mũ quan/khăn trùm cũng màu đỏ, mắt nheo/’mắt hí’ - hình lá tre, dài, và vì là người có chính khí nên ông thường nhìn thẳng (ngoài ra, ông còn dùng Thanh long đao, có Chu Thương đứng hầu kế bên…), phần dưới của ông Quan Công này lại cởi trần (mặc áo hở ngực), bụng phệ, tay trái vịn chặt một cục vàng (một loại vàng nén, hình chiếc thuyền, thường thấy dưới thời nhà Thanh - mà người ta hay gọi là ‘lạng’); kế bên ông là một cái khung chữ, hình chữ nhật, chắc chắn là chữ Tàu; ông ngồi trên một cái cục vàng khác to tổ bố (so với mặt phẳng tiết diện nằm ngang của toàn thân), trên bụng lại có bốn đồng tiền xu bằng vàng có chữ Tàu - cũng to…; 2) đặc biệt, tầng trên là một cái tượng Phật Di Lặc màu vàng chóe, có hai lớp ‘phệ’ - ngực phệ và bụng phệ gấp đôi, trên đầu có hào quang nhấp nháy…
Như vậy thì ta thấy rằng: 1) tượng ‘đầu Quan Công + mình Phật Di Lặc’ là một thứ chế biến hẩu lốn chả ra làm sao, 2) Phật là ‘tứ đại giai không’ mà tay giữ chặt… cục vàng!, trên bụng có đầy… vàng!, lại ngồi chắc cú trên một cái tòa sen to trà bá cũng bằng… vàng!, 3) Cái khung chữ nhật viết đầy tiếng Tàu, bà chủ không biết nó nghĩa là gì, nói cái gì!, 4) Phật, dù xuất thân không phải là người thường (theo truyền thuyết: tu trên 1500 kiếp, kiếp gần nhất là một ‘con voi chín ngà’), nhưng không đến nỗi là trên đầu có hào quang nhấp nháy tỏa ra 4 phương (các bạn có thể vào trong Google kiểm tra xem, ông Đạt-Lai Lạt-Ma được mệnh danh là ‘Phật sống’ thử có hào quang không?, hay ông Thích Nhất Hạnh (nghe nói chỉ xếp sau Dalai Lama!) thử có hào quang không?..., 5) Phật (hay Chúa) sống vào thời ‘chiếm hữu nô lệ, chưa hẳn phong kiến’, là đấng đã diệt được dục, là tu sĩ, ý nói là tu khổ hạnh, nói nôm na là đấng ‘coi thường danh lợi’, không lẽ nào ngài lại ‘sơn son thếp vàng’ (như ở chùa Bái Đính…), hơn nữa, không lẽ lại ăn mặc đồ ‘sang trọng đến thế là cùng’ như các hoàng đế, đại gia hay tham quan!
Tóm lại, cái vụ Phật này không phải là ‘Phật thiệt’, mà do con người tự tạo, tự vẽ nên theo thời gian, nặn nó ra theo ý muốn/lòng tham của mình, hay nói nôm na là vô tình biến ‘Thần’, ‘Thánh’ ra thành… ‘Tiền’, vì nó có cùng chữ T!: bà chủ không biết đâu là ông Quan Công, đâu là ông Phật, đâu là Thần Tài, không biết rằng Phật ‘tứ đại giai không’ thì không thể nào mà ôm ‘vàng’ khư khư từ đầu đến chân, thậm chí tới… đít, không biết rằng Phật/Chúa không hề mang vàng bạc châu báu đến tặng cho con người…, hơn nữa, bả không biết cái chữ Tàu trên bàn thờ viết cái gì…, thế mà suốt đời cứ cúi lạy như tế sao!
*
Sau đó, đi về, thấy hơi nhức đầu, tôi bèn ghé qua một tiệm thuốc Tây mua một vĩ Paracetamol, thấy có một cái đồ bằng sứ! là con mèo khá to, lắc lư, trên tay trái có 4 cái chữ Tàu, tôi mới hỏi: 
-Bốn cái chữ đó nghĩa là gì vậy em?
-Đó là ‘Chào mừng quý khách’…, nó là con mèo Tàu.
-Ủa, Việt Nam không có mèo hay sao mà phải thờ mèo Tàu?

Cô ta… bí, và nhoẻn miệng cười trừ.
Ôi, cô là là y sĩ, học tiếng Anh, thế mà dám cả gan bảo 4 chữ Tàu bên trên là ‘Chào mừng quý khách’, là ‘Welcome’ bên tiếng Anh!
Ôi, tiệm bán thuốc Tây mà treo tiếng Tàu!
Tôi cười ha..ha..ha…, rồi về nhà.
*
Trước Tết, tôi đến thăm một người bạn cũ (là bộ đội, có tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc - 17/2/1979), thấy anh ta có treo một bức tranh rất đắt tiền - có cả trăm tiên nữ đang ngồi xúm xít nhau lại làm gì đó, tôi mới hỏi: 
-Đây là tranh gì vậy anh?
Anh ta ấp úng một hồi, rồi trả lời ‘đại’ là:
-Hội tiên.
Tất nhiên là tôi cũng ngoại giao bằng cách kể chuyện ‘Tây Vương Mẫu hàng năm tổ chức Hội Bàn Đào có cả trăm tiên nữ tham dự’ (‘hàng năm’ ở đây tức là 360 năm - lịch ta, vì một ngày ở thiên đình bằng một năm ở hạ giới - Tây du ký), anh ta có vẻ khoái chí và sau này gặp ai thì anh cũng kể nó là bức tranh ‘Hội tiên’, mà thực ra tên của nó đâu có phải là vậy, ông của anh cũng không biết, đửng nói là anh!
Ha..ha..ha…

Lại có hình một con cá vàng với 4 chữ Tàu:
-Bốn chữ đó là gì vậy, anh biết không?
-Không.
Tôi lại tiếp tục… ngoại giao mà nói vui là ‘Cá vượt Vũ môn’, anh ta có vẻ khoái chí mà từ đó gặp ai thì anh cũng có vẻ tự hào và bảo nó là bức tranh ‘Cá vượt Vũ môn’ (xin lỗi): cả bố anh và bố tôi cũng không biết nó là chữ gì, thế mà!
Ha..ha..ha…
*
Cách đây khoảng một năm, tôi đến thăm một người bạn cũ (học trước 1975), anh ta có kể một câu chuyện là: Lần đầu tiên trong đời, anh ra Hà Nội, và nơi đầu tiên mà anh đi thăm là Đền Ngọc Sơn (Hồ Hoàn Kiếm, thiết nghĩ nên gọi là ‘Hồ Trả Gươm’ theo đúng ngôn ngữ Việt!), trong đó, anh có nói: 
-Ở đây, tôi cứ tưởng mình là người nước ngoài, vì thấy toàn là tiếng Tàu, chả biết là nó viết cái gì!
Vì mấy chục năm qua, anh là người tôi tin tưởng nhất trong số bạn bè, nên tôi mới hỏi:
-Thế bạn nghĩ gì về vụ Tàu chiếm Trường Sa, Hoàng Sa (của VN), âm mưu làm bá chủ Biển Đông?
-Ôi, nói Tàu làm cái gì, chống Tàu chống tà làm cái quái gì!, hổng thấy trong nhà cái gì cũng của Tàu hết à (!), tiếng Việt cũng là của Tàu (!) (chữ Nôm, bởi Hàn Thuyên, thực ra anh không biết Hàn Thuyên là người Việt, tên là Nguyễn Thuyên, xem dưới), áo quần cũng của Tàu, phong tục tập quán của của Tàu, tên họ cũng là tên Tàu (!!!)…
Tôi vô cùng kinh ngạc: anh là học sinh giỏi, được đào tạo bài bản trước 1975 (VNCH), tính ít nói, thường trầm ngâm một lúc trước khi phát biểu, có thể dùng đàn Guitar đánh hết ‘17 bản tình ca bất tử - Tuyển tập Phạm Duy’ hay ‘36 bài Guitar Classic - Carulli’ và hát rất hay, nay lại thường đọc sách ‘lề trái’…, mà không ngờ chả hiểu Tàu-ta cái gì hết, cho rằng nước VN chính là nước… Tàu!!!
Tất nhiên là tôi cũng có giải thích sơ sơ về ‘nước Việt Nam hoàn toàn không phải là nước Tàu, không phải Tàu làm cái gì cũng đúng…’, nhưng ngồi nói 30’ như vậy là không có tác dụng, vì đây là vấn đề rất lớn (chứ không phải là vấn đề cá nhân), nên thiết nghĩ rằng các thầy cô giáo (kể cả trước 1975 và sau 1975) nên nghiêm túc nhìn lại là mình dạy cho học sinh cái gì?, đừng có suốt ngày cứ… lảm nhảm ‘Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong’ (Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao. Chỉ thấy hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông -  Thôi Hộ)… mà tưởng là 'oai', và làm cho một số học sinh tưởng mình là người… Tàu!
Ra về, tôi vô cùng thất vọng, nên thường tắt điện thoại (không bắt máy)!, không lẽ tôi cứ ra ngoài để gặp cả đống người không biết Việt là gì?, Tàu là gì?, mất thì giờ, hơn nữa tôi không phải là một nhà... ‘truyền giáo’.

2
Những thứ tôi đã kể trên là một phần của 'quyền lực mềm vô hình'... Sau đây, xin kể thêm về vụ ‘Thủy hử’ và tôi bỗng phát hiện ra... 

Cách đây 3-4 hôm gì đó, tôi có uống cà phê với một blogger có nick là ‘congvienngandoi’ (anh ta có một trang web riêng, lâu quá rồi nên tôi không nhớ). Dưới đây là tóm tắt câu chuyện về ‘Thủy hử’, nửa trang thôi:
-Thủy hử là gì? ‘Thủy’ là nước, ‘hử’ là bến, ‘Thủy hử’ là câu chuyện bến nước (wikipedia), có thể tạm hình dung như là Triệu Quang Phục chống Tàu ở Đầm Dạ Trạch (547-550, chống quân Lương), hay Hoàng Hoa Thám chống Pháp ở căn cứ Yên Thế (1885-1892, nên ông được gọi là ‘Hùm thiêng Yên Thế’), ngoài ra, VN còn có những ‘anh hùng hảo hán’ chả kém, như: Cao Bá Quát, Cao Thắng, Lê Chân, Lê Liêm (tráng sĩ*), Lê Phụng Hiểu, Lê Văn Khôi, Nguyễn Bặc, Nông Văn Vân, Ông Ba Gan*, ‘Tiêu sơn tráng sĩ’, Yết Kiên/Dã Tượng…, nhưng tính chất có khác. C
hắc các blogger… rành truyện này rồi, nên tôi chỉ chép lại một đoạn hồi ký: 'Lão Quy (một nhân vật hư cấu) nhớ là trong truyện ‘Thủy hử’ (Chương 69), trong số 108 ‘đối tượng hình sự’, thì trước đây có tay Trương Thanh rất có tài ném đá, mà làm cho mấy mãnh tướng nổi tiếng (của Tống Giang) như Lư Tuấn Nghĩa, Hồ Diên Chước, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng… đều bị thương, chỉ trừ Hổ Tam Nương'…

‘Thủy hử’ là tập hợp các câu chuyện ‘tương đương Chí Phèo’ của người Tàu - mà trước đây, có một người gọi họ là ‘các đối tượng hình sự’, hay nay có người gọi là ‘những tay giang hồ đại đạo’ (đại đạo hay đạo soái, là ăn cướp thứ dữ!) mà chuyên môn hoạt động ở các vùng sông hồ, đầm lầy, lùm bụi... vào các thời đại khác nhau, được nhà văn ‘xâu’ lại như ‘xâu cá lóc’ (xem thêm bên dưới).
*
Một blogger tâm sự: ‘…Kể đến đoạn cuối chuyện Võ Tòng, khi Võ Tòng nửa đêm trở về nhà Trương Đô Giám, giết liền một lúc 15 mạng người (thật ra là 17 mạng người, NGLB), chặt chém đến lưỡi dao quằn mẻ, và Võ Tòng dúng ngón tay vào máu người, viết lên tường sáu chữ: Sát nhân giả, Võ Tòng dã! Tôi có nói: Những người dịch Thủy Hử đều không ai dịch thật hay sáu tiếng ‘Sát nhân giả, Võ Tòng dã.’ Hai tiếng ‘giả, dã’ mạnh như hai nhát dao thẳng cánh chém xuống. Dịch ‘Kẻ giết người là Võ Tòng’ nghe không ra làm sao cả. Nếu tôi dịch truyện Võ Tòng Thủy Hử, tôi sẽ dịch ‘Sát nhân giả, Võ Tòng dã!’ ra cũng sáu tiếng: ‘Giết người đây, Võ Tòng đấy’ (Hoàng Hải Thụy)... 
Nhà văn Thi Nại Am (cuối thời Nguyên, 1296-1370) viết ‘Thủy hử’ không phải là để ca tụng những tên ‘đại đạo’ như vậy (trong số các nước trên thế giới, đặc biệt là nhiều học giả Philippines kịch liệt phản đối nội dung ‘tai hại’ của truyện Thủy hử), mà chắc là ông (cũng như ta) đều quý trọng tính ‘phóng khoáng’ của các anh hùng hảo hán này: ‘viết để làm gì?’, ‘viết cho vui’, Thi Nại Am trả lời.
*
Nói như vậy chứ ta không thiếu gì những tác phẩm khác có tính chất ‘xâu’ như vậy (xâu = tổng hợp lại, viết thành hồi, thành chương, liên kết chúng lại, hư cấu và làm cho chúng có lô-gíc…), như: Binh thư yếu lược (Trần Hưng Đạo, thậm chí Nguyễn Trãi/Nguyễn Huệ), Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Thi nhân tiền chiến, thơ Bùi Giáng, Lĩnh Nam chích quái, nhạc Trịnh/Phạm Duy… và nữa nữa, nếu làm thì ta cũng có ‘Kinh’ hay ‘Thư’ không thua gì của Tàu hay Tây, mà có thể gọi là ‘Kinh Thơ’, ‘Kinh Văn’, ‘Kinh Nhạc’, ‘Kinh Thần Thoại’… mà có học đến mười đời cũng không hết! 
Lưu ý là nhạc Trịnh có 600 bài, Phạm có 900 bài…, thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng… ‘hay’ không thua gì của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Goethe, Tagore…, mà nếu thêm chú dẫn thì nó có thể khái quát gần hết ‘Lịch sử Việt Nam’.
Nhưng rất tiếc là các nhà văn của ta đã không ‘xâu’ chúng lại thành ‘Kinh’ hay ‘Thư’ của Việt Nam, mà chờ Tàu ‘xâu’ xong, rồi… đọc hay nhai lại!

***
Cuối cùng..., tóm tắt câu chuyện trước khi rời khỏi quán cà phê:

Nếu không nhầm, 
người Mỹ cơ bản có... bốn chữ, chỉ bốn chữ thôi:

-'Tôi chính là tôi',
thế thì tại sao anh lại phải nhìn đời bằng cặp mắt của người khác:
Vĩ nhân, Phật hay Thánh!
Người Tàu nay đã bế tắc về triết,
nên họ mới xoay về dạy ta làm ‘sát nhân giả, Võ Tòng dã’*,
đã có ai đó hết đòi xây Văn Miếu, rồi đến tượng Quan Công...,
thế mà anh lại đi học cái ‘triết học bế tắc’,
và đang chiếu đầy trên ti-vi,
mà cái gì phải để đúng chỗ của nó thì mới có giá trị.
Ôi!, chán lắm rồi,
khi phải nghe nhắc đến những từ ‘mơ hồ đến thế là cùng’, như:
 

vô thường, sắc sắc không không, cát bụi, vô vi…,
những thứ có thể nói là… nô lệ ngàn đời,
cũng như không muốn nghe nhắc đến duy tâm, duy vật,
ý niệm tuyệt đối, tinh thần vũ trụ, Zarathustra*, 'tự do đầu tiên và cuối cùng',
thuyết vạn vật hấp dẫn, hay thuyết tương đối… nữa,
người ta đã biết cách đây mấy trăm năm rồi,
anh còn nhai lại làm gì?,
mà tôi muốn biết:

-Anh, chính anh, nói cái gì vào thời đại này?

(HẾT)
---------
Chú dẫn: 
1-Hàn Thuyên (1229-?), tên thật là Nguyễn Thuyên, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông, là người xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (nay). Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247. Đại Việt sử ký toàn thư chép: ‘Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sông Hồng. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - TQ), cho đổi họ là Hàn Thuyên’. Ông giỏi thơ Nôm, được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật... (wikipedia)
2-Ông Ba Gan: quê Núi Lở, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tương truyền là giỏi võ nhất… VN! thời những năm 1960, cùng thời với võ sư Trương Khả.
3-Phật Di Lặc: Di Lặc (sa. maitreya, pi. Metteyya) là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị, ‘người có lòng từ’, cũng có thuyết rằng Ngài có tên là Vô Năng Thắng (sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất (!). Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc... (wikipedia)

4-Tráng sĩ Lê Liêm: …Đang trên đường đi sang Lào để chiêu binh mãi mã chống quân Minh, đến một dòng sông, ghé vào một quán rượu bên đường, chàng ngâm: Ta là trai thời loạn/Buông vai cày từ độ gió khơi vơi/Rời hàng tre thân yêu xanh biếc/Dửng dưng rũ gấm lụa đời/Áo bào hoa chừ bụi đời phiêu bạt/Thép mài trăng chừ lạnh ngắt hồn trai. Rồi chàng buộc ngựa vào gốc cây, ngâm tiếp: Buông cương dừng mãi đời mây gió/Ngựa tía rung bờm hí bóng ai. Rồi cô bán quán bước ra, ôi, đẹp mơ màng!: Nàng là cô bán quán/Ngăm ngăm lên màu áo vải/Tóc dài buông xỏa đôi vai. Khi nàng bưng rượu đến gần, chàng vội nói: Xin bước giùm nhè nhẹ/Nương tử ơi, ta đang uống máu người/Khoái say ném bát vang cười/Nghiêng nghe vỡ cái sầu đời mà say… Rồi chàng ném vỡ bát rượu xuống đất, rút thanh kiếm ra mà khắc thơ lên tường: Thuở ấy lên đường có một thân/Đường sang Hời đôi nẻo phân vân/Người mơ Tây Tử xô hung Trụ/Ta mộng Kinh Kha diệt bạo Tần. Rồi, giã biệt nàng, chàng đau lòng lên yên ngựa, tiếp tục ‘chí làm trai’: Nghìn sau ai có một lần/Qua đây dừng bước phong trần đọc thơ/Cười rằng có kẻ ngẩn ngơ/Ngồi trên mình ngựa còn mơ về nàng/Thiếu bao đưa đón, lòng không thiếu/Chỉ thiếu một người đi tiễn chân. (Hoàng Công Khanh), xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/695-van-hoa-sung-trung-cai-gi-la-triet.html
5-Zarathustra (tên một tác phẩm của Nietzsche): tạm hiểu là kẻ độc tôn (The One), là kẻ tuyên bố ‘Thượng đế đã chết’, là một nhà tiên tri ‘tự do tuyệt đối’ - không chấp nhận cái đạo đức, lề thói, trật tự… của con người/xã hội hiện hành.

21 nhận xét:

  1. VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG Sang thăm nhà GOMLABANG đây lâu rồi mới gặp. vừa rồi LÃO NGOAN ĐỒNG HẢI MINH viết cho ta tâm thư mời lão CHÂU GOMLABANG sang đọc nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, tôi bận trên đường đi nên giờ mới trả lời được, cám ơn anh PCT, tôi sẽ ghé thăm, chúc tối vui!

      Xóa

  2. Gia Tue Dài wá muội đọc xong muốn hết thở lun, luôn vui Huynh nè.
    https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-0/s261x260/12932924_1708797936054992_3510774582239589179_n.jpg?oh=2d8416edfefde841aea66d1b150aa4ff&oe=577583D3
    Ảnh của Gia Tue.
    khoảng một phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, xinh wá đi, huynh kg bít cách chép hình sang blogspot, híc...
      thank nghen, chúc tối vui!

      Xóa
    2. Gia Tue
      ...thành công tha hồ quăng hình anh nhé

      Xóa
    3. uh, khuya anh sẽ nghiên cứu, entry có vài lỗi em à

      Xóa
  3. kieuthien [Blogger] 09.04.16@19:57
    Mơ được tiêu đề bài này hả bác Lá Bàng

    VỚi cái tiêu đề này, chắc năm 2016, bác sẽ vất vả mà vẫn không thỏa lòng diễn giải đâu đấy

    Khỏe và vui nhiều, bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, gọi là 'viết cho vui' mừ, lúc nào rảnh thì viết, không thì thôi, hi...
      Cám ơn bạn KT nhé, lâu ngày quá, chúc tối vui!

      Xóa
  4. Lưu comt Bình Địa Mộc:

    'Đã có sự hiển lộ ngày mai. Nơi, những chàng trai sẽ độc quyền hào phóng trên cánh rừng nguyên sinh rực hương thiếu nữ. Nơi, cánh tay lực lưỡng ném phăng kỹ năng dục vọng trên trang phục mục ruỗng mà bềnh bồng ngọn lửa khoái lạc.':
    -Cái này cũng hay như... thơ, lão Bình bình hết sẩy, làm mình nhớ lời bình về 'những Hằng Nga lúng luyến đồng tiền', và thank nhé!

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Hoàng Anh:

    Lá buồn trông giống dáng em
    Áo thun đen đó, ai thèm cà phê

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt PCT:

    Ngoan Đồng đã mất còn đâu
    Năm hai ngàn lẻ, gọi là... thánh nhân
    Nhưng, ôi!, cục thế xa gần
    Thánh đâu chả thấy, thấy đen thui... người

    Trả lờiXóa
  7. Con Mèo Trắng, FB, 10/04/2016 16:41
    'Dưới một góc độ nào đó, kẻ khoe khoang kiến thức của mình, chả khác gì kẻ đưa cái cục cực của mình ra trước mặt người khác, và bảo nó là thơm. Nhưng, không có cục cực của kẻ nào là thơm cả! Và, kẻ đáng ngưỡng mộ nhất là người hiểu biết mà như không hiểu biết, vì hiểu biết đã là khó, nhưng rồi thành không hiểu biết thì càng khó hơn. Vì thế, kẻ không hiểu biết mới là thánh nhân, nhưng lưu ý rằng, cục cực của thánh nhân cũng không thơm!'

    -Thì ý kiến của em là nó không thơ mà…
    -Bài anh viết có 1 cái ý…
    -Nói thì không biết?
    -Thánh nhân là cái cục cực
    -Uh, họ chỉ để tham khảo thôi

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt VTR:

    Tháng Tư, hoa rụng bên đường
    Ngắm nàng thiếu nữ, dễ thương thế nào!
    Sáng trời, lòng đã lao xao
    Lo toan chuyện thế, khi nào hết lo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vomtroirieng [Blogger] Email 14.04.16@10:37
      "Khi nào hết lo..", có lẽ hết... thở thì hết lo huynh à, hi...
      Mà người hay lo như muội chán lắm, việc chưa đến đã lo, như con trai chưa ra trường đã lo nhóc thất nghiệp rồi...
      Ngày nắng, vui huynh nha

      Xóa
  9. Trả lời
    1. Vui thì có tí tí, khỏe thì không... dám,
      cám ơn bạn PH, chúc chiều vui!

      Xóa
  10. Cục cực đâu có thơm tho
    Thánh nhân hay kẻ khù khờ như nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, excellent!, mình sẽ đưa vào bài viết mới, xem bạn và mình: ai 'thư giãn' hơn!, thank nhé!

      Xóa
  11. huongtra [Blogger] Email 12.04.16@01:54
    " Hoa đào năm trước còn cười gió đông "

    Thì Trà năm ấy vẫn cười với Anh nè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mấy câu thơ:

      Nhân diện bất tri hà xứ khứ
      Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

      là được học trong Chương trình Văn lớp 12 trước 75 đó muội à.
      Cám ơn nhé, lâu ngày quá,chiều ngọt ngào!

      Xóa
    2. Anh gieo mơ vào hạ
      Nắng chiều ló tới sân
      Nhắn hoài em không nói
      Nắng quần, lá ngắm anh!

      Xóa