Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

825. Trở về Suriento, à quên, Singapore (Thư giãn)


Chân quê đến thế là... cùng
Sáng cà phê đắng, nhập nhằng khói bay
Tìm dòng sông, kiếm mê say
Ấm trà đậm, đắng, tháng ngày mỏi trôi!

Tôi định lấy tiêu đề bài viết này là ‘Singapore là nước văn minh nhất, nhì thế giới’ (!) - phát biểu của một phụ nữ, mẹ của ‘cô bé’, đang đi dạo đàng sau lưng tôi (ở trên đường North Bridge, Singapore), vì tôi… thích, vì nàng nói… đúng, thậm chí tại xứ sở này, chính bản thân tôi cũng đã nhiều lần thầm cúi đầu thán phục; ngoài ra, vì không những tôi mà nhiều người Việt mà tôi gặp trong 4 ngày qua đều có cùng quan điểm…, nhưng tôi đã đổi tiêu đề thành ‘Trở về Suriento, à quên, Singapore’, vì không ngờ tôi lại được ghé thăm xứ sở này lần thứ hai! Lưu ý là ‘văn minh’ không luôn đồng nghĩa với ‘hiện đại’ hay ‘phát triển’, vì tôi không cho rằng Singapore hiện đại nhất hay phát triển nhất thế giới (chắc là nằm trong top-ten!), nhưng nói về hai chữ ‘văn minh’ thì ai (trong chúng tôi) cũng đều cho là… nhất!, cụ thể hơn là mọi người đều có những phát biểu/cảm nhận về đất nước này với thái độ đầy tâm phục khẩu phục (xem thêm bên dưới).

1
‘Sáu mươi ngày cách biệt một lần bỡ ngỡ’…

Mới sang Sin học thạc sĩ về ngoại thương được 2 tháng, hình như đang ở khu ‘School Zone’ gì đó (tạm gọi là ‘Làng đại học’), cô bé đến Hotel Boss gặp chúng tôi tại một cái bể bơi, rồi kể sơ bộ về đất nước Singapore như sau:
Tại sao gọi Singapore là ‘Đảo quốc sư tử’? Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là siMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử - Singapura (vn.answers.yahoo.com).
Singapore có diện tích khoảng 718km
2 (lớn hơn Phú Quốc một tí - khoảng 590km2), dân số khoảng 5 triệu người (Phú Quốc có khoảng 100.000 dân), nếu tính cả lưu lượng ra vào làm ăn/học hành… nữa là 10 triệu người! Có đến 74,2% là người gốc Hoa (nhưng họ rất thường tự hào và tự xưng mình là ‘người Singapore’!), 13,4% là người Malai, 9,2% là người Ấn, và 3,2% là Tây, người Thái, Myanmar, kể cả người Việt... Tôn giáo đông nhất là Phật giáo, rồi đến Thiên Chúa giáo, ‘vô thần’, Hồi giáo, rồi mới đến ‘Khổng/Đạo giáo’ và Ấn Độ giáo... Là thuộc địa của Nhật, rồi Anh, thật sự tách ra khỏi Malaysia năm 1965, đặc biệt là với tuyên bố ‘thoát Trung’ (Lý Quang Diệu), Singapore nhanh chóng trở thành một trong ‘4 con rồng châu Á’ (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore) vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt là đầu thế kỷ 21, dường như Singapore là ‘thiên đường’ của nhiều người và đang đường đường tiến lên ngôi vị ‘con rồng thế giới’ trên nhiều lĩnh vực: ‘GDP bình quân đầu người của đảo quốc nhỏ bé Singapore đứng đầu thế giới (!), trên cả Na Uy, Mỹ, Hồng Kông và Thụy Sỹ - một báo cáo vừa công bố cho thấy… Báo cáo cũng dự báo, Singapore sẽ giữ vị trí nước giàu nhất trên thế giới trên phương diện GDP bình quân trên đầu người cho tới năm 2050 (bài viết năm 2014, quangngai.gov.vn), và nay GDP của họ đã trên 61.567,28 USD/người/năm (số liệu năm 2015, vtv.vn)...
Và dưới đây là các câu chuyện xoay quanh trục cô bé với ‘nàng’ (là mẹ của cô bé), trong đó, tôi là người lắng nghe.
*

Ngày 1/5/1997, tôi có qua Malaysia (rồi Singapore), nhưng lúc đó tôi qua để ‘học’, vả lại đất nước mình hồi đó còn quá ‘bôn-xê-vích’ - ý nói là tự tin thái quá vào ‘chủ nghĩa’ nào đó, mà cho rằng ta sẽ dân chủ hơn Singapore hay Mỹ ‘gấp… triệu lần’ (!).
Nhưng với hồi ức* viết vào ngày 25/3/2013: ‘Mình đi dạo trên đường phố, thấy có rất nhiều chim đậu từng đàn trên các mái nhà hay trong công viên, bỗng nhiên một đàn chim sà cánh đậu trên vai mình, có con ‘cạ cạ’ tỏ vẻ rất tình tứ (có lẽ là con mái, hì…), thậm chí có con còn ‘ị’ trên vai mình nữa, ‘bố náo thật!’, mình mới thì thầm đùa với chúng rằng ‘nếu như chúng mày mà ở quê ông thì ông bắt chúng mày nhậu hết đấy!’, cộng với vụ khủng hoảng về ý chí của ta trong các vụ như ‘Biển Đông’, ‘Giàn khoan 981’, ‘Sông Mekong cạn dòng’, ‘Formosa và cá chết’… mà làm dấy lại trong tôi cái khát vọng là được qua Singapore lần thứ 2 để… kiểm tra! (thậm chí là tôi sẽ đi Mỹ nếu số phận cho phép), nhưng dù sao đó cũng chỉ là ‘khát vọng’, vì tôi phải chết!
*
Vâng, tôi phải chết, vì ít nhất nhiều phụ nữ thường gọi tôi là anh ‘Hai’ (đã nói trong entry trước), với một trong những nghĩa là tôi là người có số phận ‘một đi không trở lại’… Mấy năm nay, có vài cụ ‘dân chủ’ có hỏi tôi đánh giá về cái này, cái nọ, nhưng tôi bảo là: ‘tôi chỉ đánh giá cái gì nếu tôi được ‘sờ’ vào nó, ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, ví dụ, tôi chỉ đánh giá về ông Obama nếu ít nhất tôi được cùng đi dạo chơi với ông ta khoảng 1-2 tiếng, hoặc cùng tham gia với ông trong một sự kiện tương đương nào đó’, nghe vậy, các cụ không phản đối…
Nhưng, tôi vẫn không chết:
-Sau 19 năm, số phận đã đẩy tôi trở lại Singapore, lần thứ hai.
Nhớ lại hồi đó, tôi có nghĩ rằng: ‘chưa chắc 50 năm nữa thì VN sẽ được như vậy’, nhưng nàng lại nói rằng:
-Một ngàn năm nữa cũng không được vì ta đã có những tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức, vào đời sống xã hội… cả ngàn đời rồi (!)
Trong một số bài viết, tôi đã từng dùng những cụm từ như ‘không hy vọng’ hay ‘tuyệt vọng’, có nghĩa là phát biểu của người phụ nữ này hợp với ý tôi, các bạn hãy từ từ xem tiếp các câu chuyện minh họa ‘sống’ và khá tiêu biểu bên dưới nhé, và lưu ý rằng khi ghi chép lại những sự kiện (có chọn lọc) này, ngoài những cảm nhận/phát biểu/hoàn cảnh…, tôi đều lưu lại trong ba-lô của tôi tất cả những mảnh giấy - là các ‘bằng chứng sống’ khi mà mỗi một sự kiện xảy ra ở đây.


2
Cuối chiều hôm đó, sau khi đi dạo và ăn cơm Tàu tại Trung tâm thương mại Bugis (chúng tôi gọi vậy, vì nó gần giao lộ Bugis Junction), nhóm chúng tôi mới đứng lớ ngớ đón ta-xi, vì không biết cách.
Thấy từng hàng xe ta-xi trống không, nối đuôi lũ lượt chạy qua, nhiều người giơ tay vẫy lịa lịa, nhưng mấy anh lái xe ta-xi cũng chả thèm để mắt đến chúng tôi, thậm chí có một phụ nữ xông ra… chặn xe lại, mà nó không chịu dừng.
Quá nóng lòng, một thanh niên nhào ra, đến được cửa xe bên trái (lái xe ở bên phải, vì Ấn, Myanmar, Malai, Indo, Sin… trước đây là thuộc địa của Anh), nhưng anh lái xe vẫn tỉnh queo và không mở cửa xe ra!, bỗng chúng tôi nghe mấy tiếng cười của mấy người phía bên tay phải, rồi có hai thanh niên Tàu lấy tay vẫy lên, ý nói là ‘cứ lên đi’, tôi nói ‘ok?’ (lên được không?), họ trả lời là ‘ok’.
Lên xe rồi, chúng tôi mới biết là mình đã phạm luật: đứng đón xe không đúng chỗ, không xếp hàng (đón xe ta-xi cũng phải xếp hàng), và hai thanh niên này biết chúng tôi là ‘người nước ngoài’, nên họ nhường cho, híc…
Về, chúng tôi cứ mãi tự cười mình rôm rả đến mấy ngày sau, vì biết rõ rằng mình đã không hiểu ‘luật’, và trong quãng thời gian đó, nàng mãi trêu người phụ nữ ‘xông ra’ kia danh hiệu là:
-Nàng ‘chặn đường… cướp xe taxi’.
Vì sao? Vì ở ta hoàn toàn khác: xe ta-xi thì chạy nghênh ngang ngoài đường như cua bò, thậm chí bất ngờ ‘lồng lên như con ngựa bất kham phi nước đại’, vượt lên nhau để giành khách (khi có tổng đài gọi, thì 2-3 chiếc đua nhau chạy đến); còn khách thì vẫy lấy vẫy để, thậm chí nhào ra tận ngoài lòng đường/giữa đường, anh/chị nào nhanh chân lẹ cẳng hơn thì được lên trước, không cần biết là người khác có đón được hay không - một biểu hiện sống rất vô minh theo chủ nghĩa MAKENO!
Ngoài ra, nàng còn dùng cụm từ ‘động vật hoang dã’ để chỉ trạng thái ‘vô pháp, vô thiên’ ở ta, và dùng cho cả chính nàng!
*
Tối hôm đó… Đối diện Trung tâm thương mại (nói trên) có một quán bán sim-cạc để gọi nội địa Singapore (và quốc tế) nổi tiếng, thường được gọi là quán ‘Seven-Eleven’, quán này khá nhỏ, diện tích chỉ cỡ 5x6m2; một thanh niên (trong nhóm) vào mua sim-cạc, anh ta đứng mãi để kích hoạt cái sim, nào ngờ bỗng quay lại phía sau thì thấy có 4 người đang chờ ở đó:
-Ối trời ơi, mua một cái cạc trong một cái quán nhỏ xíu xìu xiu mà cũng phải 'xếp hàng'!
Bốn người này xếp hàng ở phía sau cậu và đứng chờ cả… buổi, thế mà vẫn bình tĩnh, không bực mình, không nóng vội: họ đứng im lặng như những bức tượng phật!, và chờ đến phiên mình!
Cậu thanh niên chợt ý thức được việc này, nên tránh sáng một bên để nhường chỗ cho các người sau tiến lên mua hàng, cậu hiểu đây là ‘nền văn hóa xếp hàng’, chưa kể là khi mua sắm bất cứ cái gì, nếu có một mẩu giấy nào, dù là nhỏ như đầu ngón tay, thì họ cũng mang bỏ vào thùng rác - mà người dân ở đây đã được đào luyện từ khi họ mới lọt lòng mẹ, cụ thể là từ năm 1965* ở Singapore, mà họ đã tự thân báo cho nhân loại biết rằng đây là biểu hiện của:
-Một nét văn hóa vĩ đại!, chứ không phải hành động theo lý lẽ ‘tiến lên quyết không nhường bước’ kiểu bầy đàn, hay có ai đó ngẫu hứng lý ngựa ô lên mà đố cả… thế giới rằng: ‘triết lý giáo dục là… cái… dzì…?’.
*
Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm Khu vườn thú SAFARI (thường gọi là Singapore Zoo), đặc biệt là ở đây có giống ‘gấu trúc’ nổi tiếng, mà làm tôi thoáng nhớ đến một cuốn phim của người Mỹ về ‘Chú gấu trúc Kungfu Panda’*…
Trong đoàn, có 4 người quyết định không lên xe điện (xe đưa đón khách) từ đầu, mà đi bộ dọc theo bờ sông Safari!, có lẽ vì họ thấy các loại động vật như cá sấu, các loại khỉ, gấu Bắc Cực, sư tử, hươu cao cổ… ngày càng hấp dẫn.
Rồi mỏi chân quá, mà thỉnh thoảng thấy một chiếc xe điện chạy ngang qua, nên họ lấy tay vẫy, nhưng xe chẳng dừng, thậm chí có một anh chàng định phóng lên xe khi nó đang chạy chậm như đi bộ, nhưng dù họ có làm kiểu gì đi chăng nữa thì anh lái xe cũng cứ làm một cú ‘lơ’ - có nghĩa là chả thèm liếc họ cái nào!
Rồi chợt hiểu ra, té ra là họ đã vô tình bị biến thành một thứ ‘động vật hoang dã’ khi không biết luật: đón xe phải đón đúng chỗ (có 4 trạm dừng), chứ không được đón dọc đường, mà nếu đón tại trạm dừng thì cũng phải… xếp hàng!, nên nàng nói là:
-Anh lái xe chả thèm chấp mấy ‘con thú xổng chuồng’ này làm gì!
Rồi nàng vừa cười vừa nói vớt vát: ‘Ít ra thì nó cũng vô hại’, ha..ha..ha…
*
Sau khi đi thăm Khu MERLION (tượng Sư tử biển Merlion), rồi ‘Khu vui chơi giải trí SENTOSA’ (thường gọi là Khu công viên nước đại dương) - nàng ngồi dựa vào tấm kính to nhất thế giới (!) để mấy chàng cá mập hay cá heo… mát-xa lưng, cô sinh viên nói:
-Con đã ăn cơm Tàu ở đây vài lần, thường là món mì xào thập cẩm hay cơm chiên (cơm đĩa) có màu đỏ đỏ, vàng vàng, khi ăn có thế lấy thêm ‘chili’ (tương ớt hay tương cà chua), nhưng quá béo, khó chịu nhất là vị ngòn ngọt (của một thứ gia vị nào đó!), đặc biệt là nó không có mùi vị hành, tỏi, tiêu, ớt, không có nước mắm, thậm chí không có muối tiêu… như món ăn Việt, vì không quen nên con nuốt không vô mẹ à!
Nghe vậy, nàng mới đón ta-xi dẫn chúng tôi đến số 159, đường Joo Chiat, để ăn ‘cơm Việt’; thấy người Tàu, người bản địa và bọn ‘Tây’ ra vào nườm nượp - nhiều hơn cả người Việt!, nên xếp hàng mất cả… tiếng đồng hồ mới được ăn!, cô bé liền nói:
-Ủa, Việt Nam mình có nhiều cái ‘nhất’, có điều là mình không quảng bá cái ‘chất Việt’ đó, có lẽ là vì hầu hết các ông lớn của ta đều tập trung vào việc ‘làm chiền’ và ‘chém gió trên tivi’!
Thấy con phát biểu ngây thơ như vậy, nhưng có phần đúng, nàng mới quay lưng lại dặn dò:
-Con ơi, ở bên Singapore, ví dụ, chính xác hơn là người ta phạt 300 đô Sin (chứ không phải 500 như tin đồn, một đô Sin bằng 16.500 đồng VN) nếu ‘camera’ bắt gặp ai đó vứt một mẩu thuốc lá (stub) xuống đất hay lên bồn hoa (planter)…, nhưng hiếm ai bị phạt, vì người Sin thường ai cũng tự giác, hơn nữa, những hình phạt kinh tế nặng như vậy thì dù chưa bị cũng đã sợ tới… già!, ai điên gì mà phạm luật! Nói xa hơn, ở bên Sin, khi ra đường thì người Việt ai cũng lo bị phạt mà mất ăn mất ngủ; còn ở bên mình, chạy xe ô-tô từ Nam tới Bắc, ai cũng sợ các ‘anh hùng núp’ hay nói văn chương hơn là các ‘anh hùng mãi lộ Lương Sơn Bạc’, nên trên đường đi, ai nấy đều không dám ngủ, mà phải mở mắt thao láo để trông chừng - cả ngày lẫn đêm!, híc..híc…
-Đây là một quốc gia ‘không rượu bia’ (cũng đôi khi có ở trong một số nhà hàng ngoại, pub…, thi thoảng mới thấy người ta uống mỗi người 1 chai nhỏ thôi), nhưng lại là đất nước có thể nói là phát triển nhất thế giới!, ví dụ, GDP bình quân trên đầu người là 61.567,28 USD/năm, gấp 30-40 lần VN, thế mà có ai đó khăng khăng bảo rằng việc uống rượu bia khoảng 4 tỉ lít/năm, và uống cho tới khi ‘cho chó ăn chè’ ở ta là một loại hình văn hóa ‘đậm đà bản sắc dân tộc’!
-Ăn một bữa ăn bên đó trung bình thì hết khoảng 10 đô Sin/người, trong khi đó, ở bên ta thì lại ăn tới…  165.000 đô Việt Nam: ‘Ối giời đất ơi là giời, ăn gì mà ăn dzữ dzậy!’…
Rồi nàng nói rằng:
-Con à, các con phải học tiếng Anh cho giỏi, rồi qua đây học, ra trường phải có chuyên môn, phải rất thực tế, phải tuân thủ luật pháp, nói chung là phải cạnh tranh tài năng một cách công bằng và khốc liệt thì mới có việc làm, mới có chỗ đứng trong xã hội, chứ ở đây làm gì có công thức như ở Vườn thú Safari - ‘nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế’, hay ‘tự nhiên mà lên chức vèo vèo như thái tử đảng’…, cụ thể là con chớ dại mà đưa ‘phong bì’ cho ai đó, vì có khả năng là con sẽ bị ‘ủ tờ’ dài hạn mà không được trở về nước để gặp mẹ nữa!
Nghe vậy, cô bé mới mở to đôi mắt trong sáng lên mà hỏi:
-Vậy thì đến khi nào ta mới hết ‘tính bầy đàn’, hết ‘chủ nghĩa rượu bia’, hết ‘nền văn hóa phong bì’, hết ‘quy luật con ông lớn hiển nhiên được làm lãnh tụ’, hết ‘đại nhiễm chất độc hại Tàu’…, hay nói dân gian hơn là, khi nào mới hết chuyện ‘đất lành chim đậu, nhưng chưa đậu thì đã nhậu hết rồi’, hết chuyện ‘giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, còn thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt’?
Nàng không trả lời, mà đôi mắt mơ màng nhìn về một khoảng trời xa lạ.

3

Hè về dạo bước cây cầu cũ
Mùi lạ bay lên, đứng lại nhìn
Cá nổi mấy con, nằm trắng phéo
Về kể em nghe, mấy chuyện buồn


...Về VN, ghé ăn tối tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cùng ngồi xem thời sự, thấy mấy ông lớn trên ti-vi nói loạn xà ngầu về vụ chất độc hại có trong Vietfoods, ông thì nói ‘nằm trong giới hạn cho phép’, ông thì nói ‘giữ lại để kiểm tra’, ông thì nói ‘100% có chứa chất gây ung thư’ (Sodium Nitrate), nói chung là bát nháo nhào nhào, chả đẩu vào đâu, nói như vụ ‘cá chết’!…, nàng cứ cười to và mãi nhắc đến vụ ‘mấy con động vật hoang dã’ kia… 
Rồi chiếc xe ta-xi đi ngang qua cầu Bùi Hữu Nghĩa (một nhánh của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, SG), bỗng ngửi thấy một mùi hôi thối nồng nặc bốc lên, thấy nhiều người xúm lại, nàng mới cho xe lùi lại và xem:
-Ối trời ơi, cá chết nổi lềnh bềnh trên sông, mà mùi thúi của nó giống như mùi… xác người chết!, không biết đến khi nào mới hết!
*
Trước đó, lúc chiếc máy bay từ Singapore hạ dần độ cao và đang ở trên bầu trời Tân Sơn Nhất, nàng nghe bài hát:

Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang,
Về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời,
Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cội nguồn của tôi…
https://www.youtube.com/watch?v=WwOY1o16T4s

Nàng bỗng ứa nước mắt,
nhưng nàng không có những ‘giọt khát vọng’ như Phạm Quỳnh Anh: 

Ước mong về thăm chốn thiêng. 
Mong sao quê hương dang tay đón tôi. 
Mong ước đến ngày trở về. 
Lòng tôi yêu mến, Việt Nam,

mà nàng ứa lệ là vì:

-Trước mắt nàng là một… rừng hoang dã, không bờ bến.

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn/Tài liệu tham khảo chính:
1-Câu chuyện về ‘Chú gấu trúc Kungfu Panda’: Po là một chú gấu trúc với hình dáng to béo và tham ăn, cậu phải giúp đỡ cha mình chạy bàn trong tiệm mì gia truyền của gia đình. Cha cậu vốn là một đầu bếp lành nghề và mong muốn Po nối nghiệp nghề bán mì truyền thống này. Nhưng chú gấu Po lại có ước mơ khác hẳn là được học môn võ kungfu yêu thích và trở thành bậc thầy tài giỏi của môn võ này. Trong 1 ngày hội, lời tiên tri từ xưa đã giúp Po có thể thực hiện ước mơ của mình. Chú gấu được học với sư phụ Shifu và nhóm Ngũ Đại Hào Kiệt gồm đại sư tỷ Hổ nương, sư huynh Khỉ, sư huynh Sếu, sư huynh Bọ ngựa và sư tỷ Rắn. Một ngày nọ, tên hắc đạo báo tuyết Thái Long (người đã phản bội lại sư phụ và muốn trả thù bằng cách cướp cuốn bí kíp) trốn thoát khỏi tù, gây nhiều hiểm họa cho mọi người. Trong sự hoảng loạn đó, nhiều sinh vật đều cầu cứu ‘kẻ được chọn’ - võ sĩ Long Thần, đó là gấu trúc Po. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Po phải chiến đấu với tên hắc đạo nguy hiểm này. Với kích thước to béo, cùng tật tham ăn đã gây nhiều khó khăn trong con đường học võ thuật và để có thể chiến thắng được kẻ thù. Và rồi cậu đã biết tận dụng từ chính những điều đó để tạo nên một loại võ kungfu mang đặc trưng rất riêng của mình - Kung Fu Panda… (wikipedia)
2-‘Hotel Boss, Jalan Sultan Rd’ (Leaflet, 2016)
3-‘Hồi ức về Kualar Lumpur’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/335-xem-buc-hinh-nho-kuala-lumpur.html
4-Khu vui chơi giải trí Sentosa (thường gọi là Khu công viên nước đại dương): Vào cuối những năm 1960, Genting được xây dựng để trở thành khu nghỉ mát, vui chơi cao cấp cùng với hệ thống các khu vui chơi mô hình Las Vegas. Cũng vì thế người ta còn gọi Genting là ‘Las Vesgas của Malaysia’ vì đây là nơi duy nhất có sòng bạc hợp pháp ở Malaysia, do công ty Resorts World Bhd - cũng là công ty đang điều hành Resort World Sentosa ở quốc gia kế bên là Singapore. (dulichbui.vn)
5-‘Resort World Santosa Overview’ (Leaflet, 2016)
6-‘Trải nghiệm văn hóa Á châu đa sắc màu ở Kualar Lumpur’ (Vietjet, Magazine, May 2016)
7-‘Welcome to Singapore Zoo!’ (Brochure, 2016)

19 nhận xét:

  1. Lưu comt Cỏ Dại

    Chân quê đến thế là... cùng
    Sáng cà phê đắng, nhập nhằng khói bay
    Tìm dòng sông, kiếm mê say
    Ấm trà đậm, đắng, tháng ngày mỏi trôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em vào nhà thăm ka có 1 thắc mắc và 1 đính chính:
      1. Mấy câu thơ ấy ( còm) hình như chả liên quan đến bài ka viết thì phải ?
      2. Răng mà ka phải chết khi người ta gọi bằng anh Hai...dui chứ.
      3. Cỏ là Cỏ may chứ hổng phải Cỏ Dại...hì hì.

      Xóa
    2. 1. Uh, muội nói có lý!, nên huynh chỉ chọn 4 câu thơ sau cho bài viết:
      Chân quê đến thế là... cùng
      Sáng cà phê đắng, nhập nhằng khói bay
      Tìm dòng sông, kiếm mê say
      Ấm trà đậm, đắng, tháng ngày mỏi trôi!

      2.Bốn câu này. cùng với chữ 'nhập nhằng', 'đắng', 'mỏi', cũng đủ giải thích cho góp ý số 2 rồi nghen, hihi...

      3.Còn 'Cỏ Dại' thì ài-em-xo-ri, ái-em-xò-rì.

      Chiều vui nghen.

      Xóa
    3. Hì, muội chỉ thắc mắc vậy thôi còn câu còm của huynh muội cũng trả lời bên nhà muội nhưng cũng cóp qua đây.
      Sáng ly ca phê đắng
      Khói thuốc cứ nhập nhằng
      Tìm dòng sông thuở ấy
      Một thời đã mê say.

      Tìm người sao chẳng thấy
      Giờ em ở nơi nao
      Để bên bờ xôn xao
      Nhớ một thời đã cũ.

      Xóa
    4. Trùi, hay quá, huynh bị trúng 'Thập hương nhuyễn cân tán' rồi (xem lời bình bên dưới), hi..hi...

      Xóa
  2. Trần Đức Tâm [Blogger] Email 19.05.16@12:35
    Anh không lo chuyện khai phá văn minh cho Singapore đâu, vì ta đã vào Asean rồi, mấy năm nữa ta thành lập chi bộ ở đó và dạy họ xây dựng CNXH.
    Và chắc chắn họ sẽ có lãnh tụ vĩ đại !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, vị giáo-chủ-cao-đến-thế-là-cùng sẽ dạy cho dân Sin các bài học 'đại hộc' sau:
      -'Hấp tinh đại pháp' thuyết: dùng để lãnh tụ vĩ đại Nhậm Ngã Hành hút hết tinh lực của dân Sin.
      -'Thập hương nhuyễn cân tán' thuyết: làm cho dân Sin bị bại hoại đầu óc mà không thể phản kháng cái cục đại xinh đẹp Triệu Minh,
      -'Tam thi não thần đan' thuyết: dùng để giáo chủ khống chế người dân, làm cho dân Sin phải phục tùng và nô lệ tuyệt đối vào lãnh tụ vĩ đại Nhậm Ngã Bình, à quên, Nhậm Ngã Hành,
      -'Tam tiếu tiêu dao tán' thuyết: dùng để giáo chủ làm cho dân Sin ức quá, bỗng cười lên ha..ha..ha... liên tục, rồi bị đứt hơi mà chết, nhưng họ hoàn toàn không biết, tưởng là mình được hạnh phúc như 'con ếch bị luộc' trên cái đỉnh cao trí tuệ ở tận Tinh Tú Đảo hư ảo ngút ngàn,
      -'Tịch tà kiếm phổ' thuyết: làm cho dân Sin phải tự trúng độc 'thái giếng' mà bị diệt chủng, vì thế mà xứ rùa X này sẽ tràn ngập các tín đồ ma giáo Tàu,
      -'Cá chết' thuyết: dùng để lãnh tụ vĩ đại Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần muốn giải thích thế giới cho dân Sin như thế nào cũng được, tùy theo ngụy 'ế thức hỵ' của y...

      Hi..hi...
      TM.

      Xóa
  3. Lưu comt TĐT:

    Nếu anh ngồi bên lúa
    Ngắm cuối trời xa xa
    Em sẽ là hương thơm
    Cho lòng anh chao đảo

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt MRC:

    Hè về dạo bước cây cầu cũ
    Mùi lạ bay lên, đứng lại nhìn
    Cá nổi mấy con, nằm trắng phéo
    Về kể em nghe, mấy chuyện buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mưa rừng chiều (G+) Yesterday 12:46 PM

      Anh LB rất nặng tình quê hương nên vẫn luôn ấm ức vụ cá chết.......
      từ từ cũng có người & có cách xử lý anh ạ đừng nóng ruột.... hiiiiiii......

      Xóa
    2. Bài này kể chuyện 'Trở về Singapore' mừ,
      thank pạn nhé, cuối tuần vui!

      Xóa
  5. Lưu comt Hoa Mai:

    Mỵ Châu nàng hỡi, em xinh lắm
    Sao để trai Tàu rủ tắm diêm
    Ngàn năm vẫn thế, quanh chìm đắm
    Tiếng sáo đâu đây, tiếng đượm buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hoamai1 [Blogger] Email 21.05.16@11:56
      Tại trai Tàu nó hót bùi tai, ông ạ!

      Xóa
  6. vomtroirieng [Blogger] Email 21.05.16@11:39
    Ghé thăm huynh đọc bài và khoe cái niềm tự hào của người dân Saigon nè, cũng cá chết, nhưng đã tìm ra nguyên nhân trong thời gian rất ngắn và phổ biến ngay, nhưng nhờ cá chết ở Thị Nghè mới biết nơi đó có quá xá xá, hơn 10 tấn luôn á huynh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, kênh Thị Nghè cách đây 20-30 năm là thúi, cách đây 10 năm là bớt thúi,
      huynh sống khá thường xuyên ở đây, từ năm 1980, nay lần đầu tiên mới thấy cá chết dzữ dzậy!, hic..híc...

      Xóa
  7. Lưu comt Linh Thùy Vũ:
    http://www.danchimviet.info/archives/97676/singapore-lai-doi-xu-voi-nguoi-viet-khong-khac-con-vat/2015/08

    MÌNH MỚI ĐI SIN VỀ, 'COI NHƯ ĐI LẦN ĐẦU' (19 NĂM TRƯỚC, MÌNH CÓ ĐI DẠO BÊN SIN - QUA BIÊN GIỚI MALAY - MỘT TÍ, VÌ ĐI 'TRAINING'), NÊN COI NHƯ LÀ 'KẺ XA LẠ', NHƯNG THẤY HỌ ĐỐI XỬ VỚI CHÚNG MÌNH PHẢI NÓI LÀ VÔ CÙNG TỐT!, MÌNH ĐÃ ĐI LẠI, LÊN XUỐNG NÓI CHUYỆN VỚI HỌ GẦN NHƯ SUỐT NGÀY, VÀ CẢ QUÃNG THỜI GIAN 4 NGÀY Ở SIN, KHÔNG CÓ BẤT CỨ CHUYỆN GÌ 'THIẾU TÔN TRỌNG' XẢY RA, DỦ CHỈ LÀ MỘT HẠT BỤI!
    MÌNH KHÔNG DÁM GÓP Ý VỚI BẠN, CÓ LẼ BẠN NÊN KIỂM TRA LẠI CHĂNG!, VÀ DƯỚI ĐÂY LÀ HỒI KÝ MÀ MÌNH VIẾT TẠI VN VÀO TỐI 18/5/2016:

    Cuối chiều hôm đó, sau khi đi dạo và ăn cơm Tàu tại Trung tâm thương mại Bugis (chúng tôi gọi vậy, vì nó gần giao lộ Bugis Junction), nhóm chúng tôi mới đứng lớ ngớ đón ta-xi, vì không biết cách.
    Thấy từng hàng xe ta-xi trống không, nối đuôi lũ lượt chạy qua, nhiều người giơ tay vẫy lịa lịa, nhưng mấy anh lái xe ta-xi cũng chả thèm để mắt đến chúng tôi, thậm chí có một phụ nữ xông ra… chặn xe lại, mà nó không chịu dừng.
    Quá nóng lòng, một thanh niên nhào ra, đến được cửa xe bên trái (lái xe ở bên phải, vì Ấn, Myanmar, Malai, Indo, Sin… trước đây là thuộc địa của Anh), nhưng anh lái xe vẫn tỉnh queo và không mở cửa xe ra!, bỗng chúng tôi nghe mấy tiếng cười của mấy người phía bên tay phải, rồi có hai thanh niên Tàu lấy tay vẫy lên, ý nói là ‘cứ lên đi’, tôi nói ‘ok?’ (lên được không?), họ trả lời là ‘ok’.
    Lên xe rồi, chúng tôi mới biết là mình đã phạm luật: đứng đón xe không đúng chỗ, không xếp hàng (đón xe ta-xi cũng phải xếp hàng), và hai thanh niên này biết chúng tôi là ‘người nước ngoài’, nên họ nhường cho, híc…
    Về, chúng tôi cứ mãi tự cười mình rôm rả đến mấy ngày sau, vì biết rõ rằng mình đã không hiểu ‘luật’, và trong quãng thời gian đó, nàng mãi trêu người phụ nữ ‘xông ra’ kia danh hiệu là:
    -Nàng ‘chặn đường… cướp xe taxi’.
    Vì sao? Vì ở ta hoàn toàn khác: xe ta-xi thì chạy nghênh ngang ngoài đường như cua bò, thậm chí bất ngờ ‘lồng lên như con ngựa bất kham phi nước đại’, vượt lên nhau để giành khách (khi có tổng đài gọi, thì 2-3 chiếc đua nhau chạy đến); còn khách thì vẫy lấy vẫy để, thậm chí nhào ra tận ngoài lòng đường/giữa đường, anh/chị nào nhanh chân lẹ cẳng hơn thì được lên trước, không cần biết là người khác có đón được hay không - một biểu hiện sống rất vô minh theo chủ nghĩa MAKENO!
    Ngoài ra, nàng còn dùng cụm từ ‘động vật hoang dã’ để chỉ trạng thái ‘vô pháp, vô thiên’ ở ta, và dùng cho cả chính nàng!

    Rồi nàng nói rằng:
    -Con à, các con phải học tiếng Anh cho giỏi, rồi qua đây học, ra trường phải có chuyên môn, phải rất thực tế, phải tuân thủ luật pháp, nói chung là phải cạnh tranh tài năng một cách công bằng và khốc liệt thì mới có việc làm, mới có chỗ đứng trong xã hội, chứ ở đây làm gì có công thức như ở Vườn thú Safari - ‘nhất thân, nhì thế, tam tài, tứ chế’, hay ‘tự nhiên mà lên chức vèo vèo như thái tử đảng’…, cụ thể là con chớ dại mà đưa ‘phong bì’ cho ai đó, vì có khả năng là con sẽ bị ‘ủ tờ’ dài hạn mà không được trở về nước để gặp mẹ nữa!
    Nghe vậy, cô bé mới mở to đôi mắt trong sáng lên mà hỏi:
    -Vậy thì đến khi nào ta mới hết ‘tính bầy đàn’, hết ‘chủ nghĩa rượu bia’, hết ‘nền văn hóa phong bì’, hết ‘quy luật con ông lớn hiển nhiên được làm lãnh tụ’, hết ‘đại nhiễm chất độc hại Tàu’…, hay nói dân gian hơn là, khi nào mới hết chuyện ‘đất lành chim đậu, nhưng chưa đậu thì đã nhậu hết rồi’, hết chuyện ‘giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, còn thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt’?
    Nàng không trả lời, mà đôi mắt mơ màng nhìn về một khoảng trời xa lạ.

    Trả lờiXóa
  8. Phạm Thế Thuý (FB)
    Dòng chảy... mãi mãi tuôn trào! Cầu chúc NGLB luôn có nhiều SK, có "sản phẩm" tươi sáng cho ĐỜI NGƯỜI thêm nhiều niềm vui nhé!
    17 giờ

    Trả lờiXóa