Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

837. Lũ người cá chết (Thư giãn)


Anh tiễn em về, cõi suối tiên
Tấm thân người cá, dữ hay hiền
Trong miền sáng tối, em lay lất
Anh mất em rồi!, đau nhớ quên

Cách đây khoảng một tuần, tôi có nghĩ đến cụm từ ‘lũ người cá chết’, trước khi liên tưởng đến cái ‘lũ người quỷ ám’* của Dostoievski, mà nếu không nhầm, ‘quỷ ám’ là bị quỷ ám, vì quỷ là chủ-danh-từ...
‘Cá chết’ hay ‘chết cá’ là hai khái niệm hoàn toàn ngược nhau. Động từ ‘chết’ trong ‘cá chết’ là ở ‘chủ động cách’ (active voice), còn trong ‘chết cá’ là ở thụ động cách (passive voice); tuy nhiên, nói riêng, trong 5000 năm của lịch sử VN, con cá thì tự nó không thể chủ động chết được, chỉ trừ trường hợp là nó… muốn chết, hay nói một cách văn chương: cá chết là vì nó không biết… bơi! Nên, con cá phải bị ai đó làm cho nó chết, vì thế, lão bá tánh mà có cá bị chết thì được gọi là ‘những người chết cá’, nên dĩ nhiên, ngược lại, lũ mà làm cho cá của lão bá tánh bị chết thì được gọi là ‘lũ người cá chết’… Phải chăng, một phương pháp tiếp cận lịch sử… thực tế nhất là dựa trên hai khái niệm cơ bản này!
Và dưới đây là câu chuyện.



1. Những tên trùm quyền lực ‘chưa bị lộ’!
Hình như có một nhà báo nào đó nói rằng việc cá chết do bị nhiễm chất độc hại (vd, từ công nghệ lạc hậu là ‘dập cốc ướt’ trong sản xuất gang thép*) chỉ chiếm dưới 50% và chỉ là hiện tượng hay nguyên nhân ‘thấy được’ của vấn đề, còn chiếm tỉ trọng lớn hơn là cái được gọi là ‘thâm cung bí sử’, rộng hơn là cái bản chất hay nguyên nhân cội rễ (root cause/s), tức là cái bí mật nằm đàng sau bức tranh cá chết! chưa nói đến việc các kẻ phạm pháp nay chưa thực sự được đưa lên ‘giàn hỏa thiêu’, mà vẫn còn đang nhởn nhơ, ung dung tự tại ngoài vòng pháp luật!
*
Ai trả lời được cho cái ‘bí-mật-đứng-đàng-sau’ này? Hầu như không có ai cả!, nhưng ít nhất cũng hy vọng vào một người, đó là một kiệt tác danh gia được mệnh danh là Sherlock Holmes của TQ: nhà văn Cổ Long.
Trong cuốn phim ‘Lục Tiểu Phụng truyền kỳ’ (hay ‘Kim Bằng vương triều’, diễn viên: Trương Trí Lâm, Trương Trí Nghiêu…) có kể về một vụ án làm ngân phiếu giả với mệnh giá rất lớn (hàng vạn lạng), sự việc chính xảy ra tại Cực Lạc Viên, nơi mà cuối cùng tay trùm của sòng bạc này bị một đại gia là Tiền Lão Đại nhanh tay giết chết.
Nhưng Lục Tiểu Phụng nghĩ khác, y nghĩ là ‘đàng sau tay trùm này là ai?, đó chính là Tiền Lão Đại. Rồi Lục Tiểu Phụng lại nghĩ tiếp là ‘đàng sau tên Tiền Lão Đại này là ai?, đó chính là một tay Đại Bổ Đầu (trùm ngành ‘công an’ thời phong kiến, đặc biệt là thời nhà Tống)...
Vâng, VN ta cũng có phim truyện ‘Đằng sau một số phận’ (của đạo diễn Lê Hoàng Hoa), tức là:
-Đàng sau số phận của một con người hay một dân tộc, luôn ẩn hiện bóng dáng của những tên trùm quyền lực ‘chưa bị lộ’!

(Trong số các phim Tàu, ngoài các phim nói về cặp Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Tiêu Phong - A Châu, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung - Doanh Doanh…, tôi thích nhất là phim ‘Sở Lưu Hương truyền kỳ’ (phim Hồng Kông), trong đó, cũng giống như những Lucky Luke, Batman, Superman, Spiderman… (phim Mỹ), các nhân vật đều đạt được đỉnh cao danh vọng, nhưng họ lại thượng tôn tình bằng hữu, coi thường danh lợi, mà cuối cùng chọn một cõi sống nếu không phiêu diêu thì cũng rất thoát tục, nói chung là họ coi thường mấy cái thứ ‘lãnh tụ vĩ đại’ với Luật ‘của tôi’ quá phản… nhân loại: phải chăng đó là nền tảng của Triết Tàu mà lão bá tánh Tàu đã mấy ngàn năm xây dựng!)

2. Không có ‘lãnh tụ vĩ đại’ Ronaldo thì ta đá không được sao!
Vừa rồi, đội tuyển Bồ Đào Nha đã vô địch EURO-2016; chắc chắn là họ đá không hay - so với nhiều đội thực sự mạnh như Croatia, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp…, nhưng họ lại vô địch; có nhiều lời bình, nhưng tôi thích nhất là các lời bình trên Facebook: ‘Bồ Đào Nha vô địch (thắng Pháp) là nhờ không có Ronaldo’, đúng, vì mấy chục năm nay, đội Bồ chuyên dựa vào cái ‘bóng’ của lãnh tụ vĩ đại Ronaldo, nên bị ‘đè’ mà không ngóc đầu lên nổi (gọi là bị ‘bóng đè’), thật vậy, Ronaldo mới vào sân có mấy phút thì bị… trẹo giò đá không được nữa, thế là đồng bọn nghĩ:
-Chả lẽ không có lãnh tụ vĩ đại Ronaldo thì ta đá không được sao!,
thế là hùng tâm tráng chí của những kẻ có tinh thần ‘tự chủ’ nổi lên, mà họ đã  đá ‘trên cả tuyệt vời’.
Và cơ may đã đến, vào giữa hiệp phụ thứ hai, một tên vô danh tiểu tốt là Eder - chưa từng là ‘lãnh tụ vĩ đại’ (cầu thử lớn = great player), kẻ mà cả đội Pháp, kể cả thủ môn xem thường, chủ quan, cho là y không làm nên trò trống gì - bỗng nhiên sút bóng một cái rẹt, thủ môn đội Pháp trong một sát-na, vừa kịp bừng tỉnh, tung người, đưa tay ra, thì quả bóng đã bay thẳng vào lưới của đội tuyển Pháp rồi … Chính xác hơn, cái hay của đội Bồ là ‘phòng thủ quá tốt’, vì trong 120’ thi đấu, đội tuyển Pháp không thể nào khoan thủng nổi dàn hậu vệ của Bồ… Quả là: ‘Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công’, nhưng triết lý quan trọng hơn là: dù con tốt có vô tình làm nên đại sự, thì ai đó chớ nên làm con tốt mãi, mà phải phấn đấu để trở thành các con xe, pháo, mã, hay ‘tướng’, vì thử hình dung một đội bóng dân tộc mà chỉ có ‘con tốt’ mới làm nên đại sự thì, với tầm nhìn lâu dài, đội bóng đó sẽ làm nên cái thể thống gì!, quan trọng nhất là người Bồ Đào Nha đã được khơi dậy lòng tin rằng:
-Với triết học độc môn của ta, ta không dám cho là ta hơn thiên hạ, nhưng chắc chắn là ta không hề thua họ.
Vì thế mà họ đã làm nên kỳ tích!
*
Tương tự, hầu như ta có cái thói quen xem những Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Lý Bạch, Đỗ Phủ…, hay những Socrat, Platon, Aristote, Shakespeare, Victor Hugo, Nietzsche, Sartre, Krishnamurti, M, L… là những cái gì vĩ-đại-vĩnh-cửu rồi, là ‘vạn thế sư biểu’ rồi, và suốt đời ta cứ thế mà quỳ lạy/tung hê ‘nam mô a di đà Tàu’ (hay ‘nam mô a di đà Tây’) chứ đừng có mà ngẩng đầu lên nhé:
-Tau sẽ TROLL mày đấy!,
trong đó, TROLL tạm có nghĩa là dìm hàng hay ném đá, ví dụ: ‘người ta TROLL Ronaldo, nhưng lại tung hê Messi (trước trận Argentina-Chile).


*Dưới đây là lưu kỷ niệm ‘thuật ngữ’ nhân mùa EURO-2016:
Anh Cát Lơi = Anh, tức England; Áo = Austria; Bỉ Lợi Thời = Bỉ, tức Belgium; Bá Lư = Pallet, cầu thủ đội tuyển Ý; Bác Nỗ Chi = Bonucci, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Băng Hỏa Đảo = Iceland; Bối Lạc = Bale, cầu thủ đội tuyển xứ Wales; Cán Đại Vệ = Candreva, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Công Tư = Conte, HLV đội tuyển Ý; Cơ Loa Ti Á = Croatia; Đa Mỹ Ân = Darmian, cầu thủ đội tuyển Bỉ; Đại Đế Quần Ngủ = Gabor Kiraly, thủ môn đội tuyển Hungary; Hòa Lan = Hà Lan, tức Holland; Hung Nô! = Hungary; Lư Ông = Lyon; Mẫn Tiệp Vương = Jan Kozak, HLV đội tuyển Slovakia; Mỗ Lý = Modric, cầu thủ đội tuyển Croatia; Phú Lãng Sa = Pháp, tức France; Quần Anh Hội = Giải chung kết bóng tròn EURO/World Cup; Sư Tử Tâm! = Roy Hogdson, HLV đội tuyển Anh; Thần Thành Thái Bảo/Bối Lạc = Bale, cầu thủ chạy nhanh nhất của đội tuyển Xứ Wales; Thất Cẩm Soái Ca/Thất soái Lỗ Nạp Đô = CR7 (Cristiano Ronaldo), cầu thủ đội tuyển Bồ Đào Nha; Uy Nhĩ (Wales); Y Bá = Ibrahimovic, cầu thủ đội tuyển Thụy Điển; Ý Đại Lợi = Italia… (‘EURO diễn nghĩa, báo Bóng đá, bởi Tư Mã Hóa/Gia Cát Lạng)


3. Bệnh ‘tâm thần tập thể’
Khi nói chuyện với một số sinh viên, tôi có… khuyên rằng: ‘Chắc là ta không nên nghĩ rằng mình hơn người, nhưng đừng bao giờ nghĩ là ta thua người’ - điều này khá bà con với câu thành ngữ rất phổ biến là: ‘Người ta cao hơn ta là bởi vì ta quỳ xuống’, chứ nếu ta đứng lên thì chưa chắc mèo nào sẽ cắn mỉu nào!
Và tôi cũng từng nói với một người bạn là tôi… không phục Einstein, một trong những lý do là những người viết hay người nói, do quán tính hay vô minh, mà (rất) ‘thường’ đề cập đến Einstein để hưởng xái cái ‘uy danh’ của ông; quan trọng hơn, Einstein (hay Ngô Bảo Châu…) chỉ hơn ta nếu nói về thế giới chuyên toán-lý của họ, chứ ngoài cái thế giới này, như triết, chính trị, kinh tế, xã hội, văn chương, văn minh, văn hóa, phát triển… thì nhiều khi họ nói… trật lất, tức là có không ít chỗ còn kém ta!, mà dưới đây, tôi sẽ tóm tắt vài dòng về tư-tưởng-ngoài-vật-lý của Einstein.
*
Gần đây, ở VN có xuất bản cuốn ‘Thế giới như tôi thấy’* - tập hợp một số phát biểu và thư từ của Anbert Einstein (do một số dịch giả và Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính), đại để là ông có 3 ý rất đáng quan tâm (!) sau:
1) Xã hội hiện đại (các dân tộc) đều bị bệnh tâm thần tập thể,
2) Kẻ lên đến đỉnh cao quyền lực sẽ bị một nỗi sợ ám ảnh, đó là sợ mất địa vị (cái ghế) của mình,
3) Xã hội văn minh phải tập hợp được mọi nền văn hóa (của nhân loại), v..v…
Tôi cho ý (3) là viễn tưởng, vì vô cùng ít có chế độ nào có khả năng là một ‘cái bàn’ mà có thể tích hợp một cách hữu dụng của các ‘vật dụng’ trên cái bàn đó, tức là dưới một cặp mắt quản lý/lãnh đạo tổng thể, họ xem các ý kiến trái chiều (của lề trái, ‘thế lực thù địch’) đều có ích…
Tại sao lại ‘vô cùng ít’? Vì chỉ có vài xã hội phát triển cao như Hồng Kông, Thụy Sĩ, Singapore, Dubai, ‘New York’ (Mỹ, tôi không có ý nói toàn nước Mỹ)… là có thể dung nạp cao được các luồng ý kiến trái chiều, vì nếu không làm như vậy thì nó không thể là ‘trung tâm tài chính thế giới’ được!
Ngoài ra, nghe tôi kể về cuốn sách của Einstein, có một cụ già, sau khi chém gió ‘lãnh tụ vĩ đại có thể là kẻ lanh mưu (clever), nhưng không hẳn là thông minh hay có trí tuệ (intelligent/knowledged), đặc biệt không bao giờ là thông thái (wise), hay nhắc đến vụ chế độ ‘cha truyền con nối’ - mà ai đó, dù có tài giỏi đến đâu, cũng nên thấy hạnh phúc khi suốt đời được làm nhân viên lẹt xẹt ở môt cơ quan nào đó, chứ đừng hòng bỗng nhiên được nhảy cái vèo lên làm ông lớn..., cụ nói:
-Tôi rất thích khái niệm ‘bệnh tâm thần tập thể’ của Einstein (!)

4. ‘PH wins case vs China’ (Philippines thắng vụ kiện với TQ)
Vụ Tòa án quốc tế La Haye…
Hôm nay (11/7/2016), kênh VTV1, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ… đồng loạt đăng bài về ‘PCA* bác bỏ đường lưỡi bò’, ‘Đường lưỡi bò vô giá trị’ v/v TQ ‘không có quyền lịch sử’ cũng như ‘không có cơ sở pháp lý’ (không phủ hợp với Công ước LHQ vê luật biển - UNCLOS*) về cái được gọi là ‘đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông’, về ‘Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ*) hay thềm lục địa’ ở quần đảo Trường Sa, về ‘bãi cạn Scarborough’ của Philippines, về ‘xây dựng đảo nhân tạo’ mà đã gây hủy hoại nghiêm trọng và không thể khắc phục các rạn san hô trong khu vực, phá hủy các cấu trúc tự nhiên ở Biển Đông, vi phạm nghĩa vụ bảo vệ hệ sinh thái biển… (trích báo Thanh Niên, tr. 22).
Nói chung là cả thế giới (kể cả VN, báo Thanh Niên, tr. 23) đều ‘ủng hộ mạnh mẽ’ việc lên án TQ vì nghiện cái ‘cục-đại-phát-triển-nóng’ gì gì đó mà sẵn sàng vùi dập các cấu trúc của thế giới lịch sử-tự nhiên, dĩ nhiên là trong đó có con người; trong khi đó, TQ nói là không chấp nhận phán quyết của Tòa án quốc tế!, nhưng:
Phán này là bởi thế nhân
'Guilty or not' sử muôn năm truyền!

(Guilty or not = có tội hay vô tội)
Điều này của TQ có thể được ‘dịch’ sang ngôn ngữ cuộc sống như sau: Theo họ, đường thẳng là đường có thể cong queo, đường tròn là đường có thể méo méo, hai đường thẳng song song thì có thể gặp nhau lúc nào ‘tùy theo ý của lãnh tụ vĩ đại’…, nói chung là họ chả cần tuân theo mấy cái tiên đề Euclide, hình học Pythagore, hệ tọa độ Descartes, định luật Newton, tích phân Newton-Lebniz, cơ lượng tử Schrodinger/Heisenberg, thuyết tương đối Einstein… gì hết,  tức là họ:
-chả cần chấp hành Luật toán học quốc tế gì hết, cứ ‘cẩu cẩu bát nhất’ (9 x 9 = 81) là Luật toán học của nước TQ vĩ đại nhất… vũ trụ!, và mấy nước đàn em ‘nhoa nhỏa’ phải chấp hành!
-chả cần chấp hành Luật bóng đá quốc tế, mà cứ phong cho đội tuyển bóng đá Trung Quốc là vô địch World Cup… 2017, ha..ha…
Còn trên thực tế nóng hổi thì họ:
-chả cần tuân theo Luật môi trường quốc tế, ví dụ việc nay có tay Giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh (Lê Quang Hòa*) đang chôn giấu mấy trăm tấn ‘chất thải’ đen sì của Formosa ở trang trại riêng của hắn ta!, mà quên công thức: ‘để phát triển nóng 1 GDP (không tôn trọng môi trường/an toàn), thì sẽ mất 3 GDP’, v..v…
*
Cũng cần nhắc lại, trong tiếng Hán, ‘Đường chín đoạn’ được gọi là ‘Đoạn cửu tuyến’, mà nhiều lúc ta có thể đọc nhầm là ‘Đoạn cửu tuyền’, mà tạm dịch là:
-Đường đưa TQ đến chốn Cửu Tuyền.
Ha..ha..ha...


5. Triết học ‘cầm chầu’
Ông bà ta có câu:
Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
‘Gác cu’ là cái gì? Người miền Nam thường nói thằng cu, tưc là ‘con cu’ của đàn ông đóa, nhưng không lẽ ai đó lại cầm con cu của mình mà gác lên!, mà đã có cu thì xài, điên gì mà gác lên!... Vậy, ‘làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu là cái gì?
-Làm mai thì ai cũng biết, nhất là trong câu ‘bắn không nên, phải đền đạn’, ý nói là ai làm mai mối mà không thành công, thì phải bắt đền!, ngoài ra, nếu sau này mà vợ chồng họ sống không hạnh phúc, thì có thể người ta sẽ quay lại trách móc hay chửi ông/bà làm mai!
-Lãnh nợ là bảo lãnh giùm món nợ cho ai đó (người nhà, bạn…) thì rất là khổ, vì người ta cứ nhè mình mà kêu réo đòi nợ, thậm chí bọn giang hồ có thể tìm đến mà ‘xử’ mình luôn, còn kẻ mắc nợ thì cứ ngủ ngáy khò khỏ, đi nhậu đều đều, thậm chí không nhớ ơn mà còn đi nói xấu ta nữa!
-Gác cu là cho một con chim cu nhử (thường là chim mái), rồi mình nấp và chờ con chim cu lạ bên ngoài đến mắc bẫy (gọi là gác cu); nhưng khốn nỗi là, chưa kể đến việc chàng xấu xí/bất tài không được như ý muốn (vì bẫy để làm chim cảnh), chàng có thể đến tán tỉnh cả… buổi mà chả chịu chui vào lồng cho, mà ta có thể bị hàng xóm chửi là cứ rình cu suốt ngày ở vườn/ruộng người ta, ngoài ra có thể bị cọp vồ lúc nào không biết!
-Cầm chầu là, trong khi hát chầu (ca trù), có một tay không chuyên - thường được gọi là ‘quan viên’ - cầm cái dùi để gõ nhịp/phách (hết một đoạn/câu), mà nếu hát hay thì gõ ‘khen’ (để thưởng tiền), dở thì gõ ‘chê’…; người cầm chầu này thường là tay có số má ở địa phương/làng/xã (có chức sắc, giàu có), có thể có ít nhiều kiến thức về hát chầu, tuy không phải là nhạc công, càng không phải là nhạc sĩ (người sáng tác) hay ca sĩ, nhưng lại là kẻ cầm trịch - có quyền điều khiển/điều tiết giàn nhạc, có quyền chê khen những tài tử (đào hát/kép hát)…

***
Cuối cùng…
Ở đời thiếu gì ‘người cầm lái vĩ đại’, có thể là kẻ thiểu năng trí tuệ, nhưng lại có toàn quyền ‘chỉ đạo’ giàn nhạc dân tộc, có quyền chê khen những hào kiệt/kẻ sĩ, có quyền chê bai mọi thứ triết học khác, trừ cái thứ triết-học-tự-phong nào đó, triết-nhái hay triết-học-học-lóm từ (các) dân tộc khác mà y đã học thuộc lòng; mà nếu nói là y - 
kẻ đã nhặt được một mảnh vải rách của tấm vải chân lý của vũ trụ - không biết triết học thì có thể bị ai đó ‘TROLL’ (ném đá), vì y là… 'tiến sĩ lãnh tụ vĩ đại' cơ mà!, nên tạm nói là có, mà nếu nói ‘có’, thì đó là triết học gì?, đó là:
-Triết học ‘cầm chầu’.
Hay nói theo thuật ngữ thời @ là một thứ triết 'không được lên bảng điện tử', ha..ha..ha…
*
Trong bài bình luận về tác phẩm ‘Lũ người quỷ ám’ của Dostoievski, GS Phạm Vĩnh Cư! có viết rằng:
-‘Dostoievski phát hiện quan hệ nhân quả giữa những hiện tượng tưởng chừng xa lạ và đối lập nhau: lòng tin lãng mạn, lạc quan một chiều vào nhân loại, vào quy luật tiến bộ không ngừng của xã hội loài người song hành với thái độ vô trách nhiệm với cuộc sống ở thế thệ cha chú dẫn đến những phá phách và phiến loạn vô chính phủ ở thế hệ con cháu; sự đánh tráo lí tưởng toàn nhân loại bằng lí tưởng quốc gia - dân tộc hẹp hòi dẫn đến thần thánh hoá mù quáng dân tộc mình, quay lưng lại với toàn thế giới; sự phủ định ngạo mạn Thượng Đế đưa đến việc tôn sùng chính mình như một Thượng Đế mới’* (xem dưới),
Đúng, thế giới phát triển đã phát hiện ra quy luật ‘dân là thượng đế’ (khách hàng là thượng đế), vậy mà ‘lũ người cá chết’ lại dám hỗn hào với thượng đế của bọn chúng là ‘những người chết cá’ ư!
Buồn thay!,  nền ‘văn hóa Đại Hán’ ngày nay tiến bộ quá chừng quá đổi, tiến bộ ‘too much’, tiến bộ đến nổi mà họ quên rằng trí tuệ của con người hiện nay đang dần nằm trên cùng một cái ‘thế giới phẳng’, mà có một nhà-uống-cà-phê-học nào đó đã nói là:
-Không có ỷ tưởng gì của các ngươi mà xa lạ đối với ta!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Công nghệ dập cốc ước (Formosa): Theo TS Vũ Đức Lợi - phó viện trưởng Viện Hóa học, chính công nghệ dập cốc ướt của Formosa là nơi thải ra các chất gây ra sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung vừa qua. Ông giải thích về cốc: ‘Người ta dùng than chất lượng thấp đưa vào lò đốt ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C trong môi trường không có không khí (nhằm đạt nhiệt lượng cao). Sau đó dùng than đó đưa vào lò cao để luyện gang. Đối với than đó khi ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C, cần thiết phải đưa về nhiệt độ bình thường để dập hoặc làm nguội. Nếu dập khô thì người ta dùng khí trơ thổi vào để làm nguội. Còn với cách thứ hai là dập cốc ướt, tức là bơm nước vào làm nguội thép đang đỏ để dập thành thép sản phẩm’… (tuoitre.vn)
2-‘Đằng sau một số phận’ (của đạo diễn Lê Hoàng Hoa): là một bộ phim về đề tài hình sự, một câu chuyện về nhân vật tướng cướp khét tiếng Tín Mã Nàm (con ngựa điên) và ca sĩ Thục Nhàn. Trong phim có sự tham gia của các diễn viên và người đẹp nổi tiếng một thời thời nhưng nay đã vắng bóng trên phim trường như Mộng Vân, Thanh Lan, Diễm My, Diễm Hương, Ngọc Hiệp... (thtg.vn)
3-Lê Quang Hòa: Giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đang chôn giấu mấy trăm tấn ‘chất thải’ đen sì của Formosa ở trang trại riêng của hắn ta! (báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, tr. 3); thực ra là trên 267 tấn, được chôn ở đầu nguồn nước… (‘Bản tin chiều’, 11/7/2016, VTV1).
4-‘Lục Tiểu Phụng truyền kỳ’ (hay ‘Kim Bằng vương triều'): Có Trương Trí Ngiêu, sinh 1975, người Đài Loan, diễn viên Hồng Kông, đóng vai Hoa Mãn Lâu, ngoài ra, anh đóng rất thành công trong phim ‘Sở Lưu Hương truyền kỳ’; các phim trên đều xuất phát từ truyện kiếm hiệp của nhà văn Cổ Long. Xem phim ‘Lục Tiểu Phụng’ tại:
https://www.youtube.com/watch?v=HXdC0vgeVDg
5-‘Lũ người quỷ ám’ (Les possédés, của Dostoievski, viết năm 1871-1872, trước cuốn ‘Anh em nhà Karamazov-1880): Tác giả Lũ người quỷ ám tập trung chẩn đoán một bệnh truyền nhiễm theo ông là nguy hại nhất, chí tử nhất cho con người và xã hội: sự lung lạc và tiêu vong lí tưởng chân chính… Dostoievski phát hiện quan hệ nhân quả giữa những hiện tượng tưởng chừng xa lạ và đối lập nhau: lòng tin lãng mạn, lạc quan một chiều vào nhân loại, vào quy luật tiến bộ không ngừng của xã hội loài người song hành với thái độ vô trách nhiệm với cuộc sống ở thế thệ cha chú (Stepan Verkhovenski) dẫn đến những phá phách và phiến loạn vô chính phủ ở thế hệ con cháu (Piot’r Verkhovenski); sự đánh tráo lí tưởng toàn nhân loại bằng lí tưởng quốc gia - dân tộc hẹp hòi dẫn đến thần thánh hoá mù quáng dân tộc mình, quay lưng lại với toàn thế giới (Shatov); sự phủ định ngạo mạn Thượng Đế đưa đến việc tôn sùng chính mình như một Thượng Đế mới (Kirillov)… Ban đầu Dostoievski chỉ chủ định viết một tác phẩm công kích cái mà ông gọi là “chủ nghĩa xã hội chính trị”. Nhưng bằng “bàn tay run rẩy vì phẫn nộ” vẽ nên một loạt chân dung biếm hoạ về những con người ôm tham vọng đánh đổ thế giới cũ, thiết lập thế giới mới, nhưng bản thân chưa đủ tư cách làm người, Dostoievski bỗng nhận ra rằng “những sự quái dị thảm hại ấy không xứng đáng với văn học”, rằng bằng biếm họa không cắt nghĩa được gì hết. Ông đốt bản thảo cuốn tiểu thuyết đã gần xong và viết lại từ đầu, mở rộng và khơi sâu hơn rất nhiều chủ đề của tác phẩm. Đối tượng phê phán và tố cáo của nó bây giờ không chỉ còn là một nhóm phiến loạn vô chính phủ với những hành vi vô luân quái ác - “lũ người quỷ ám” theo nghĩa hẹp - mà là cả giới quan lại Nga thiển cận, ngu dốt, mất gốc dân tộc, xa rời thực tế đất nước; cả xã hội quý tộc-trí thức theo đuổi lối sống xa hoa, phù phiếm, chạy theo thời thượng, tâng bốc những thần tượng giả và hết sức thờ ơ với những vấn đề đích thực của cuộc sống, với số phận của nhân dân… (GS Phạm Vĩnh Cư, thethao60s.com)
6-PCA, UNCLOS, EEZ: PCA (Permanent Court of Arbitration): Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế, ở The Hague, Hà Lan; UNCLOS (United Nations Convention on Law of the Sea): Công ước về luật biển quốc tế 1982; EEZ (Exclusive Economic Zone): Vùng đặc quyền kinh tế.
7-‘Thế giới như tôi thấy’: Tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của Albert Einstein…  Cuốn sách này được Einstein công bố lần đầu năm 1931 ở Đức. Năm 1955, sách được tái bản ở Mỹ, có bổ sung thêm nhiều thông tin mới; cho đến nay, nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những cuốn kinh điển để người đọc thông qua đó có thể tìm hiểu về con người và cội nguồn tư tưởng của nhà khoa học... Xem tại:
http://tiki.vn/the-gioi-nhu-toi-thay.html

8 nhận xét:

  1. Điều hối tiếc lớn nhất của đời người là đã không sống đẹp như có thể .

    (Kiều Nguyên)
    Điều hối tiếc lớn nhất của một quốc gia là đã để cho lịch sử mình bị hoen ố .

    (Kiều Nguyên)
    Muội thăm Huynh,muội mới thăm anh KN và mang theo anh KN thăm Huynh. Như đang buồn lắm Huynh ơi. Muội chúc vui khỏe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ lời bình của Kiều Nguyễn là cho một entry loại khác, nhưng rất may là nó phù hợp với ngữ cảnh của bài viết này!
      Cám ơn KN, cám ơn tiểu sư muội, ngày mới 'tành lốt' nhé, hihi...

      Xóa
    2. Gia Tue (FB)
      2 câu của anh KN là 2 entry mới đăng lên. Muội biết là hợp với entry của Huynh, nhớ dẫn muội đi ăn béo xành nha.

      Xóa
  2. Đọc một mạch hết cái bài viết lúc nào cũng dài ơi là dài, dây cà ra dây muống của bạn già! Lại mắc cười muốn chít đây nè! Cái ông bạn này thiệt là... :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mình mới nói với một bạn gái là: tán cả buổi ra đống chuyện, vd bài này có 5 chuyện, mỗi chuyện/phần (đầu đề in đậm) là một entry rồi, nhưng nếu viết có 1 chuyện thì 4 chuyện còn lại bỏ đi đâu: tiếc!, vì nó là chuyện thực, hi...
      Thank GL, cuối tuần vui nhé!

      Xóa
  3. Lưu comt GL:

    Tiếng đêm lặng lẽ tôi về
    Trong miền sáng tối, vẫn đê mê chiều
    Ráng trời nhuộm tối cô liêu
    Dáng thơm lơ lửng, dập dìu cõi hư

    Trả lờiXóa
  4. Sang thăm huynh đọc bài viết hữu ích , chúc huynh cuối tuần vui khỏe ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh tìm hiểu câu:
      Ở đời có bốn cái ngu
      Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu,

      hơi bị lâu đóa, hi..., CN vui nhé!

      Xóa