Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

839. Xoay quanh vụ Nguyễn Thanh Việt và giải Pulitzer 2016 (Thư giãn)



Gởi người xa, nét hư vô
Dáng sao không biết: nam mô di đà
Buổi chiều ngồi ngắm khóm hoa
Mơ màng hương Việt, phim ra hoa Tàu!

Bài viết này sẽ dẫn dắt bạn đọc đến: 1) Các câu chuyện ‘xoay quanh vụ Nguyễn Thanh Việt và giải Pulitzer 2016’*, trong đó có đề cập đến ‘Nỗi buồn chiến tranh’ của Bảo Ninh*, thậm chí còn ôn lại kỷ niệm về ‘Một thời xa vắng’ của Lê Lựu*, 2) Triết gia John Dewey và ‘văn chương thực dụng’, 3) Tại sao có không ít sự kiện ‘danh nhân văn hóa Việt’ không được quảng bá rộng rãi?, và 4) Ngày nay xem phim Tàu…
Lưu ý rằng, vì là người ít quan tâm đến văn chương, nên tôi nghe các câu chuyện trên từ ‘bàn trà’, rồi về nhà khi rảnh rỗi hay có cảm hứng thì viết lại - dĩ nhiên là bằng ‘cảm thức’ của mình, mà mỗi vấn đề nêu ra dưới đây, tôi chỉ viết tổng quan khoảng 20 dòng, vì tôi không có thì giờ, hơn nữa, vì ông Einstein (hay Newton…) là người dạy dở… nhất thế giới, còn nhà điện-từ học Faraday thì ngược lại, trong đó, Einstein khi giảng bài, thường vò đầu bức tóc khi cố nhớ lại một công thức toán học nào đó, do đó, ông có bào chữa cũng như thường khuyên sinh viên rằng ‘cái gì đã có trong sách thì không cần nhớ’: ý kiến hay!
Và lưu ý rằng tôi vết bài này để tự học và, quan trọng hơn là, để ‘improve’ (cải thiện) bản thân mình - vì tôi quan niệm rằng một con người/một lãnh tụ hay một quốc gia đều cần phải có ‘chính khí’:
-Vâng, vì ai đó có làm tổng thống VN, tổng thống Tàu hay tổng thống Mỹ… mà không được dân coi trọng thì cũng… ‘vứt đi’!



1. Giải Pulitzer là gì?
Là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất. Josept Pulitzer, chủ bút báo New York World đề nghị giải này trong di chúc của ông viết năm 1904... Từ năm 1917, giải được trao vào tháng 4 hàng năm bởi hiệu trưởng trường Đại học Columbia. Một phong bì khoảng 10.000 đô la được tặng kèm theo giải thưởng… (wikipedia)
…Sinh năm 1971, tại Ban Mê Thuột, Nguyễn Thanh Việt theo gia đình di cư sang Mỹ từ năm 1975. Sau khi tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại ĐH California - Berkeley, ông theo đuổi bằng Tiến sĩ cũng ở trường này, lấy bằng năm 1997… ‘The Sympathizer’ (Người thông cảm/người đồng cảm) là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Thanh Việt. Câu chuyện nói về chiến tranh dưới góc nhìn của nhân vật chính - một người đàn ông mang hai dòng máu Việt - Pháp. (giaitri.vnexpress.net)
…Hơi ngạc nghiên vì mới nghe tin trên về ‘Nguyễn Thanh Việt và giải Pulitzer’ tại bàn trà (như đã nói ở trên), và là người đã viết cái gì thì phải đi thẩm tra thực tế vài ngày, nên tôi mới đi gặp một nhà văn nữ…
Tại đây, tôi có nói rằng Pulitzer là giải ‘tương đương Nobel’ với các danh thủ mà ta thường biết như: Margaret Mitchell - Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind), John Steinbeck - Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath), Ernest Hemingway - Ngư ông và biển cả (The Old Man and the Sea), William Faulkner - Một truyện ngụ ngôn (A Fable)… mà vô số người Mỹ có nằm mơ cũng không được!
Lưu ý rằng chưa có ai trong số chúng tôi được đọc cuốn ‘The Sympathizer’ này, nên chưa thể nói gì về nội dung của tác phẩm (xin hẹn dịp khác), nhưng tôi tin vào cảm thức của mình - một thứ cảm thức từ ‘lực lượng thứ ba’ (một từ dùng của nhiều học giả, trong đó có ông Cao Huy Thuần), không ‘lề phải’, không ‘lề trái’, mà xưa nay tôi hay dùng từ ‘independent’ là lực lượng ‘độc lập’ - trong cụm từ ‘tư vấn độc lập’, đồng thời là nghề của tôi (cười).


(Ghi chú: Tôi có đọc lướt qua bản tiếng Anh của cuốn ‘The Sympathizer’ (Kẻ nằm vùng), thấy khởi đầu bằng câu:
-Chớ quá sầu đau khi chạm trán với hai chữ ‘Khổ Nạn’, trong hoàn cảnh cá biệt đó có khi ta còn tìm thấy bao điều khả dĩ giảm nhẹ nó, bù trừ cho nó thậm chí cả một nụ cười nở trên môi...
‘Mạch nguồn đạo đức’, Friedrich Nietzsche
(Let us not become gloomy as soon as we hear the word 'torture': in this particular case there is plenty to offset and mitigate that word - even something to laugh at - Friedrich Nietzsche, On the Genealogy of Morals),
và khá buồn cười khi ghi nhận mấy câu/từ nghe quen quen trong các trang khác, như: ‘ông Sếp’ (the General!), ‘Karl Marx, V. I. Lenin, và Mao chủ tịch’, ‘thành phố cà phê Ban Mê Thuột’, ‘Sài Gòn đẹp lắm!, Sài Gòn ơi!, Sài Gòn ơi!’ (Y Vân), ‘Tài mệnh tương đố’ (Nguyễn Du), ‘Sống, chiến đấu và học tập theo gương… vĩ đại’, ‘Tôi đã là con của vạn nhà…’ (Tố Hữu), v..v…, nhưng không phải là sách của tôi, vả lại tôi phải về, nên trước mắt chỉ ghi nhận từng đó vậy!)

*
Nhân tiện, xin nói một ít về ‘Nỗi buồn chiến tranh’* của Bảo Ninh và ‘Một thời xa vắng’* của Lê Lựu.
Tôi có vài lần đọc cuốn ‘Một thời xa vắng’ của Lê Lựu, nhưng nay chả còn ấn tượng gì… Nghe nói tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Mỹ, và ông là nhà văn đầu tiên! được mời sang thăm Mỹ (năm 1987, bởi nhà thơ Kevin Bowen), chắc là phải có gì hay đó!... Nhưng rồi, đọc chuyện kể của ông, đại khái là: ‘Ở bên Mỹ, có một gia đình mới sinh con, người chồng mới gọi mẹ già - ở một tiểu bang khác, đang bán hàng ở một cái shop hay làm một dịch vụ nào đó - đến chăm sóc cho đứa bé mới sinh; sau khi đàm phán, bà đồng ý đến, và người con trai đồng ý trả cho mẹ già một khoản tiền bằng số tiền mà bà đang làm dịch vụ; sau đó, Lê Lựu về VN phê bình là ‘sống ở bên Mỹ không có tình nghĩa’ (!)..., tôi mới kể lại câu chuyện này cho nhà văn nữ nghe, cô ta cười sằng sặc và bảo: ‘Lê Lựu đứng ở hệ trục tọa độ ‘ao ta’, mà chả hiểu về nền văn hóa Mỹ’, còn tôi thì đùa là: ‘Lê Lựu qua Mỹ mà chả Lưu Lệ lại tí nào’, ha..ha…
Quay lại chuyện nhà văn Bảo Ninh… Thật sửng sốt khi tôi đọc được câu: ‘Mới đây, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cũng lọt vào top 50 tác phẩm văn học nước ngoài dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Ở vị trí thứ 37, cuốn sách được đứng chung với những kiệt tác lớn của thế giới như ‘Cái trống thiếc’ (Günter Grass), ‘Nghệ nhân và Margarita’ (Mikhail Bulgakov), ‘Chiến tranh và Hòa bình’ (Leo Tolstoy), ‘Trăm năm cô đơn’ (Gabriel Garcia Marquez)...; và một câu nữa không mấy quan trọng: ‘Nhà văn cho biết, sở dĩ sau 10 năm ‘dòm ngó’…, ‘tôi nửa chữ tiếng Anh không biết. Simon lại không biết tiếng Việt. Mỗi lần trao đổi, chúng tôi lại phải thông qua phiên dịch. Kịch bản mỗi lần sửa chữa cũng phải dịch đi dịch lại rất nhiều. Vì thế, quá trình trao đổi bản quyền mới kéo dài như vậy’ (vivaldi.net)…, tôi mới quay lại nói đùa với nhà văn nữ này là: ‘Không biết sao người ta lại đánh giá Bảo Ninh… ngang với Tolstoy hay Marquez nhỉ!, nếu được thế thì càng tốt, đáng tự hào! Nhưng có điều là Bảo Ninh làm việc với một đạo diễn Mỹ trong 10 năm, vả lại, trong cái thời ‘Anh ngữ quốc tế’ này, mà một chữ Anh cắn làm đôi ông cũng không biết, quả thật là… Bảo Thủ chứ không phải Bảo Ninh’, cô ấy nói: ‘Thôi, ‘sympathize’ cho ông ấy đi’, ha..ha…


*P/s: Một đoạn… hay trong ‘Nỗi buồn chiến tranh’ của Bảo Ninh:
‘Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới sầu thảm, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người’.
‘Giá mà giờ phút hòa bình là giờ phút phục sinh tất cả những người đã chết trận nhỉ.
-Hừ, hòa-bình! Mẹ kiếp, hòa-bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương’.
https://hieuminh.org/2016/07/19/tin-kho-tin-noi-buon-chien-tranh-truot-giai-thuong-nha-nuoc/


2. Triết gia John Dewey và ‘văn chương thực dụng’
Cũng tại đây, nghe nhà văn nữ (nói trên) nói rằng anh Nguyễn Thanh Việt có ‘tham gia’ vào vụ lùm xùm về ‘ông Bob và trường đại học Fulbright’*, rồi vụ bà Tôn Nữ Thị Ninh có xía vô và ‘say no’ (nói không) gì đó, mà cô nói là nên ‘sympathize’ cho anh Việt - vì anh ấy có ‘tính văn chương’ (!), nhưng tôi có phê bình bà Ninh là đã ‘đi ngược chiều tiến hóa’ (cười).
*
Tối qua, kể lại câu chuyện này cho một sinh viên nghe, và để làm sáng tỏ thêm vấn đề, tôi có kể thêm hai câu chuyện:
1. Thời trẻ, tôi có đi học Anh văn từ một thầy già… Nghe nói ổng là lính chế độ cũ, có đi cải tạo một thời gian ngắn gì đó, ở trong tù tự học thuộc lòng cuốn ‘Từ điển Lê Bá Kông’, rồi về dạy tiếng Anh tại gia… Mới buổi học đầu tiên, ổng nốc vào một xị rượu, rồi nói liền một mạch về ngày ‘Phụ nữ quốc tế 8/3’, nói bằng tiếng Anh!, nói rất diễn cảm, rất có văn mạch, nói luân lưu cả 30’ mà chưa muốn dừng! - chúng tôi vô cùng thán phục; liền sau đó, có nhiều lãnh đạo đến xin học, và ông ta trở nên giàu có một cách nhanh chóng… Cũng hôm đó, chỉ thẳng vào tôi, ông nói: ‘Ngày mai anh sẽ trình bày về cuốn ‘Ngư ông và biển cả’ của Hemingway’, ối trời đất ơi là trời!, tôi mà trình bày về ông Hemingay bằng tiếng Việt chưa đến 3’ thì đã ‘tắt đài’ rồi, huống gì lại đòi tôi trình bày 15’ bằng tiếng Anh!, nam mô a di thò phò… Vì bị cái ‘ấn tượng’ này, nên sau này tôi rất để tâm về vụ Hemingway không liên tục trong gần 30 năm, và có viết được 2 entry (xem dưới): cũng nhờ ông!... Tôi kể câu chuyện này để làm gì? Ý là:
-Tôi đến ông để học tiếng Anh - một khoa học, chứ không phải để cứu xét về việc trước đây ổng có đi lính như thế nào!
2. Thời tôi còn đi làm tư vấn, khi mấy ông Tây nhận được ‘Công văn’ chỉ đạo của cấp trên thì họ lầm bầm cái gì đó trong miệng không rõ (bullshit, damn…), thường ‘bảo lưu’ các ý kiến tư vấn khoa học của mình, và chỉ khi có những lập luận khoa học hơn của cấp trên thỉ họ mới thay đổi ý kiến… Chiều hôm đó, khi nhận được tin là ‘có một căn nhà của nông dân, do ta làm đường cao hơn nền nhà, mà nước mưa chảy tràn vào nhà dân'; mấy ông Tây lo lắng, sốt ruột, đứng ngồi không yên, họ mong sao cho trời mau sáng để có thể chạy ngay sang tỉnh nọ, ghé nhà người dân nọ, để xem thử bị ra làm sao?, giải quyết như thế nào?...
Nghe vậy, nhà văn nữ nói rằng: ‘Họ đã được giáo dục điều này từ nhỏ’… Tôi kể câu chuyện này để làm gì? Ý là:
-Ta đến cơ quan làm việc không phải là để nhất nhất tuân lịnh cấp trên, mà để lo cho sự an nguy của lão bá tánh.
*
Sao vậy?
Vì tôi có nói rằng ‘con người viết sao thì sống ở ngoài đời cũng phải hành động ít nhất là gần gần như vậy’, tức là cái hệ quả từ cái được gọi là ‘viễn tưởng’ của mình phải được thể hiện ở đời thật, nói như ông John Dewey - Triết gia… số một của Mỹ về ‘Chủ nghĩa thực dụng’ 
(Pragmatism).
Chủ nghĩa thực dụng là cái gì? Không nói lý thuyết dài dòng (vì tôi chúa ghét lý thuyết, thông cảm vậy!), là ý tưởng của ai đó phải được ứng dụng/có tác dụng trong hiện thực: like!, hay như tôi thường nói với bạn bè là ‘nói/viết cái gì cũng phải qua trải nghiệm’, nói nôm na, hành vi của con người là hệ quả của cái viễn tưởng của mình, cho nên ‘chính’ hay ‘tà’ đều căn cứ theo cái ‘hệ-quả-viễn-tưởng’ của anh, chứ không phải cái mà anh nói hay viết… Cụ thể, ‘tôi đến ông để học tiếng Anh - một khoa học, chứ không phải để cứu xét về việc trước đây ổng có đi lính như thế nào’, hay ‘ta đến cơ quan làm việc không phải là để nhất nhất tuân lịnh cấp trên, mà để lo cho sự an nguy của lão bá tánh’, đó có thể là một giải pháp cho ‘chuyện ông Bob’!, và đồng thời cũng là một triết lý giáo dục vậy!

3. Tại sao có không ít sự kiện ‘danh nhân văn hóa Việt’ không được quảng bá rộng rãi?
Nói chung là ở VN, có nhiều người đã được ‘lên bảng điện tử quốc tế’, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Văn Tuấn!, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Xuân Vinh, Trịnh Xuân Thuận, Phạm Công Thiện, Trần Đức Thảo, Hạ Đình Quốc Huy, Nguyễn Văn Hiệu, Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Thích Nhất Hạnh, Ngô Bảo Châu, Võ Trọng Nghĩa!, và nữa nữa…; trong đó, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân thế giới, còn Lê Văn Tuấn thì mới đây được công nhận là ‘nhà khoa học thế giới’ (năm 2012, tại Đại hội  UNESCO lần thứ 8, tổ chức tại HN); Trương Vĩnh Ký thì được công nhận là một trong ‘thập bát văn hào thế giới’ (năm 1873-1874) và được đưa vảo Từ điển Larousse; Nguyễn Xuân Vinh là nhà khoa học vũ trụ - trong đó có việc vẽ quỹ đạo Apollo lên mặt trăng, còn Trịnh Xuân Thuận nay là nhà thiên văn học nổi tiếng, được UNESCO công nhận, tháng 7 này cùng với sáu vị đạt giải Nobel đến thăm VN; Phạm Công Thiện và Trần Đức Thảo xưa được một số nhà nghiên cứu triết phương Tây gọi là triết gia!; Hạ Đình Quốc Huy là Sư trưởng chưởng môn Quyền đạo VN tại Mỹ, có con là Hạ Quốc Triều Chung đã đoạt quán quân International Karate 4 năm liên tục (1992, 93, 94 và 95); Nguyễn Văn Hiệu được Huân chương Lenin (một loại giải ‘Nobel’ của Liên Xô) về lĩnh vực hạt cơ bản, còn Xuân Diệu cũng được phong làm Viện sĩ danh dự của Viện Hàn Lâm (văn học) Liên Xô; Trịnh Công Sơn và Phạm Duy xưa được một số nước ngoài đánh giá cao, và được khá nhiều giải quốc tế; 
Thích Nhất Hạnh được xếp hạng! thứ tư trong số 100 nhà tâm linh học hàng đầu thế giới; Ngô Bảo Châu là quá tuyệt vời khi đạt giải Fields Toán học (năm 2010); còn Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa quả là ‘hậu sinh khả úy’ khi đạt được nhiều giải nhất kiến trúc của châu Á và thế giới…
Tuy nhiên, mặc dù là người chuyên ngồi quán cà phê, thường lên mạng, đọc báo, xem ti-vi…, nhưng tôi cũng ít khi nghe (thế hệ trẻ) nhắc đến những Trương Vĩnh Ký, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Phạm Duy, Lê Lựu, Bảo Ninh, Lê Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Việt…
*
Viết đến đây, nhớ lại vụ nhà văn Mạc Ngôn (TQ) - một người gần như bị cả Hội nhà văn TQ ‘ghét’ (vì không cùng ‘ý thức hệ’!), mà khi nghe ông được đưa vào danh sách xét giải Nobel-2012, thì nhà văn Trương Nhất Nhất có nói đểu là ‘nếu Mạc Ngôn mà được giải Nobel thì tôi sẽ cởi truồng chạy khắp Bắc Kinh’…, sau đó tôi có đọc được tin rằng sở dĩ TQ buộc phải ‘nhận’ Mạc Ngôn vì ông là ‘công dân’ TQ (có quốc tịch TQ) đầu tiên được giải Nobel!
Lại liên tưởng đến việc là tại sao có không ít sự kiện ‘danh nhân văn hóa Việt’ không được quảng bá rộng rãi?, tôi rất lấy làm thắc mắc, hoặc giả là vì ‘học thuật’ của họ có điều không ổn!, hoặc là vì họ không ‘đỏ’ lắm!, hay vì lý do ‘ý thức hệ’… nên bị gì gì đó!: mọi chuyện phải rõ ràng, thiết nghĩ văn hóa là văn hóa, nó vốn không phân biệt ‘quân đỏ’ hay ‘quân xanh’, vả lại, nay đất nước đã thống nhất lâu rồi, ta lại đang sống trong cái thời đại ‘hội nhập văn hóa’/thời 'thế giới phẳng'..., nên hễ cái gì làm VINH DANH VIỆT là ta tự hào, nếu không làm vậy thì sao con cháu ngẩng đầu lên được, tôi nghĩ vậy có đúng chăng?

4. Ngày nay xem phim Tàu…
Tôi chỉ nói sơ vài phim ‘văn học sử’ nói về các vị như Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Chu Du, Lã Bất Vi, Võ Tòng, Hoa Mộc Lan… đang chiếu trên ti-vi.
Tần Thủy Hoàng thì được sử sách Tàu xưa gọi là ‘bạo chúa’ (như Hitler!); Tào Tháo thì được gọi là ‘gian hùng’; Chu Du là kẻ văn võ song toàn, nhưng lại bị Khổng Minh làm cho tức hộc máu mà chết; Lã Bất Vi là tay ‘buôn vua bán chúa’, làm ô uế triều đình, sau bị Tần Thủy Hoàng xử chết; Võ Tòng được mệnh danh là ‘sát nhân giả, Võ Tòng dã’ (kẻ giết người là Võ Tòng), giết một lúc 17 mạng người ở nhà Trương Đô Giám, mà dưới giác độ hình sự thì Võ Tòng là sư tổ của Đoàn Văn Luyện!; còn Hoa Mộc Lan là gái giả trai đi lính, tuy cũng ‘ẹp’ thật, nhưng nữ-VN-thời-@ học được từ nàng cái gì?, và ai mà thèm học?...
Tôi rất ngạc nhiên, thậm chỉ có lúc nghĩ là mình đang xem các ‘quái thai’ trên ti-vi: tại sao họ lại quảng bá những hình ảnh này!, mặc dù họ biết là nó phản cảm!, hay là họ không biết!, hay cho là khán giả Việt không hiểu biết gì hết!, đặc biệt là ai đã nhúng tay vào việc ‘rặn’ các phim Tàu không mấy ‘chính đạo’, nếu không muốn nói là ‘tà đạo’ lên truyền hình Việt! Đồng ý là phải ‘tri tân, đồng thời ôn cố’, nhưng Tàu lại đang… dạy ta ‘ôn’ cái kiểu văn học quá ư là cổ điển, lạc hậu và rất xa lạ với khoa học này nên… hậu duệ Đoàn Văn Luyện đang ngồi trong tù mới có cơ mà khoái chí cười ‘khà khà’!
Lại liên tưởng đến chữ ‘Tàu’, trong wikipedia có nói rằng sở dĩ nước Trung Hoa xưa được người Việt gọi là nước ‘Tàu’ vì hồi đó họ thường đi bằng tàu sang VN buôn bán, vô lý!, vì thiếu gì người nước khác đi bằng tàu sang VN, và vì hồi đó họ đi ngựa qua Giao Chỉ mấy hồi, chả lẽ vì thế mà ta gọi Tàu là nước ‘Ngựa’ hay sao? Rồi có người nói là nước Trung Hoa xưa có món đặc sản là ‘tàu hũ thối’ (tao-phu) mà đi đâu các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc đều thích, kể cả Khang Hi hay Càn Long, vì thế dân ta gọi họ là ‘Tàu’, tức là những người chuyên sản xuất ra món 'tàu hũ'!
*
Người Tàu là… tổ sư! về các khái niệm như ‘chính’, ‘tà’, ‘chính đạo’, ‘tà đạo’, ‘quang minh chính đại’, ‘hạo nhiên chính khí*’ (Văn Thiên Tường)…, nhưng nhớ lại tức cười, nhà thơ Trần Đăng Khoa có nói rằng: ‘TQ là một anh chàng nhà giàu ăn bẩn’ (blog tiếng Việt), giàu thì chưa hẳn, nhưng bẩn thì hẳn, chẳng hạn như nghe mấy cái vụ ‘thương lái Tàu’, ‘Giàn khoan 981’, ‘Formosa và cá chết’, ‘Hướng dẫn viên du lịch Tàu’, 'ông chủ CHINA âm đoạt Hệ thống Siêu thị Big C', ‘Tàu không tuân thủ luật pháp quốc tế' (vụ toà án quốc tế La Haye)…, rồi câu (trong bài ‘Ngoại giao TQ: Từ vương đạo tới bá đạo’*): ‘Cả Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử… đều cực lực phản đối chiến tranh xâm lược, chiếm đất của nước nhỏ, nhất là Mạnh Tử: ‘Người có nhân đức dù lấy đất đai của người này cấp cho người khác cũng không nỡ làm, huống chi lại giết người để lấy đất sao?’, thì một sinh viên nói rằng:
-Chắc người ta gọi nước Tàu, là từ chữ ‘tà’, vì xưa nay, giới chóp bu của họ quá ư là ‘tà’ đạo (!)

Tư tưởng này của cậu bé chắc là không thể đạt giải Pulitzer của Mỹ, nhưng có thể đạt giải… ‘Nobel Hòa bình Khổng Tử’ của Tàu mà một nữ sinh Thái Bình nói là ‘vứt đi’ - tôi đã ‘học’ được từ này khi cùng đi dạo với nàng bên bờ hồ.

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1-Bình về Lê Lựu: Lê Lựu đã bán linh hồn cho các tiểu thuyết lớn của đời ông: ‘Thời xa vắng’, ‘Chuyện làng cuội’, ‘Sóng ở đáy sông’... để chúng sống mãi với nền văn học dân tộc như các tiểu thuyết gia hàng đầu tiền bối: Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng… hằng sống. Lê Lựu bán linh hồn cho Giang Minh Sài (!) không phải để lấy tiền, mà để lấy nỗi cô đơn kiếp người đeo đẳng ông như số phận. Ông từng bị ma nhập một đời để lên đồng với chữ nghĩa, hạnh phúc với bút mực, ăn nằm với giấy trắng. Lúc tuổi xế chiều ông vẫn phải sống một mình một bóng để tu trọn kiếp trong ngôi chùa có tên là văn chương... (Trần Mạnh Hảo, chieulang.com.vn)
2-Hạo nhiên: Hạo: nhiều, lớn rộng; nhiên: như thế. Khí hạo nhiên/Hạo nhiên chi khí: Cái khí chất to lớn trong bầu trời, cũng có nghĩa là cái ý chí to lớn và chính đại quang minh. (diendan.songhuong.com.vn)
3-Hemingway: ‘Ngư ông đấu trí với… thượng đế’, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/673-ngu-ong-au-tri-voi-thuong-e.html
4-Hemmingway: ‘Tại sao Hemingway lại tự tử?’, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-hemingway-lai-tu-tu_5722.html
5-‘Ngoại giao TQ: Từ vương đạo tới bá đạo’, xem:
http://bongbvt.blogspot.com/2016/07/ngoai-giao-trung-quoc-tu-vuong-ao-toi.html#more
6-‘Nỗi buồn chiến tranh’ (Bảo Ninh): Xuất bản năm 1990… Năm 1991, cuốn sách là một trong ba tác phẩm được giải văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam… Năm 1993, cuốn sách được chuyển ngữ sang tiếng Anh và xuất bản ở Australia với tựa đề ‘The Sorrow of War’… Đến nay, sách đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới và được coi là một trong những tiểu thuyết đương đại Việt Nam được dịch nhiều nhất. ‘Nỗi Buồn Chiến Tranh’ viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi khứ đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyện thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả… (vivaldi.net)
7-‘The Sympathizer’ (tạm dịch, ‘Người đồng cảm’, NGLB): …Triết lý của cuốn tiểu thuyết là trạng thái ở giữa các bên nghĩa là thế nào. Tôi lớn lên với tư cách là một người tị nạn do Chiến tranh Việt Nam, và tôi nhận thức rõ về thực tế là những người Mỹ mà tôi sống cùng nhìn vào cuộc chiến theo một cách riêng, còn những người tị nạn Nam Việt Nam mà tôi sống cùng lại nhìn vào cuộc chiến theo một cách riêng khác. Khi tôi nhiều tuổi hơn và đọc thêm về cuộc chiến từ góc nhìn của những người Việt Nam đã chiến thắng, tôi thấy họ cũng nhìn cuộc chiến theo một cách riêng… Tôi cho rằng điều đó là một vấn đề rắc rối, vì đó là cách người ta nghĩ về chiến tranh, nhớ về chiến tranh, và đó chính là cách chúng ta cài đặt bản thân mình cho những cuộc chiến trong tương lai bằng việc chỉ nhớ về những nỗi đau, những vấn đề của riêng chúng ta… Vì vậy, tôi đã muốn sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông mà mặc dù ông ta mạnh mẽ tin tưởng vào một điều song cũng bị giằng xé, bị mắc kẹt giữa các bên vì ông có thể thông cảm với những người có các quan điểm khác nhau... (Nguyễn Thanh Việt, 17/4/2016, voatiengviet.com)
8-Vụ ông Bob Kerry và trường đại học Fulbright: …Có nhiều vấn đề lịch sử phải minh định. Nhưng lúc này hãy tạm khép lại quá khứ. Nên tập trung vào giải quyết những khó nhăn trong nước như nợ nần ngập đầu, môi trường biển miền Trung đang bị hủy diệt. Và ngoài kia, ngoài khơi xa đang đằng đằng sát khí. Không gian sinh tồn và biển đảo của ta đang bị ngoại bang rắp tâm chiếm đoạt… Tuy nhiên, việc bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Tín thác (tín thác = vận động quyên góp, tạm hiểu) cho ngôi trường lại gây tranh cãi. Phía không đồng ý để ông Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, nại lý do 47 năm trước, ông đã chỉ huy toán biệt kích hải quân Mỹ tập kích vào ấp Thạnh Phong tỉnh Bến Tre… ‘Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình thì cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm đó. Tôi đã làm những điều tồi tệ và sẽ sống với nó suốt đời mình. Nhưng tôi không sống trong quá khứ. Tôi sống ở hiện tại và đang cố gắng làm mọi việc có thể giúp VN xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn…. Tôi xin nhân dân VN tha thứ cho tôi.’ (Bob Kerry).
Tuy nhiên, nếu ông Bob Kerrey giấu kín tin này như những tên xâm lược khác đã đến VN, thì sự việc cũng chìm trong quên lãng… Phương bắc từ Tiên Tần đến Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thậm chí cả TQ, khởi phát không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xâm lược VN. Trong đó sự hủy diệt tàn bạo nhất cả về văn hóa, nòi giống và kinh tế là cuộc xâm lược của giặc Minh đầu thế kỷ 15, do tên tội phạm chiến tranh Minh Thành Tổ khởi xướng… Cuộc xâm luợc phía Bắc vào tháng 2/1979, TQ lùa hơn 60 vạn quân hùng hổ kéo vào 6 tỉnh biên giới phía bắc nuớc ta. Giặc Tầu tháng 2/1979 cũng chẳng khác gì giặc Minh đầu thế kỉ 15 về mức tàn bạo và man rợ... Một điều lạ lùng rằng, các cuộc xâm luợc của đế chế Trung Hoa đối với nuớc ta thời phong kiến, tất cả chúng đều đổ lỗi cho phía Việt Nam gây chiến…, (và) từ cổ, trung đại đến cận hiện đại, suốt hơn hai ngàn năm nay, tôi chưa thấy một người Trung Hoa nào mở mồm xin lỗi nhân dân Việt Nam, do những đau khổ từ họ gây ra cho nguời Việt... Xem thêm:
https://nghiemluongthanh.wordpress.com/2016/06/10/quanh-chuyen-truong-dai-hoc-fulbright-viet-nam/

15 nhận xét:

  1. Hồng Tâm (FB)
    Sang thăm huynh đọc bài viết rất thực, cái vụ Tàu thì muội có nghe siêu Thị Big C là của TQ phải ko ?
    11 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh không rõ vụ này lắm, nhưng mới được đọc đoạn này cách đây 1 phút:

      ...Nguy cơ hàng Việt bị loại khỏi hệ thống siêu thị do người Thái điều hành (thực chất là theo chủ trương của các ông chủ Trung Quốc) đã được ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cảnh báo trước đây. Trao đổi với BÁO Báo Đất Việt, ông Phú cho biết, vị TGĐ Big C từng tuyên bố: sẽ “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”...
      ...Điều này đồng nghĩa với việc, hàng Việt đã và đang bị đánh bật ra khỏi chuỗi siêu thị 100% vốn Trung Quốc Big C; thay vào đó là hàng của quốc gia nào… chỉ có những ÔNG CHỦ CHINA mới biết rõ nhất. Mà, siêu thị – hệ thống bán lẻ hiện đại – chính là mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản… có khả năng đem lại giá trị & lợi nhuận cao cho người Nông dân & Công nhân Việt. Cắt đứt hoặc bóp nghẹt đường vào siêu thị của hàng Việt, đồng nghĩa với việc giết lần giết mòn NÔNG SẢN – THỰC PHẨM & HÀNG HOÁ Việt; gián tiếp tạo điều kiện cho hàng hoá “Made in… nước LẠ” mặc sức tung hoành & thao túng nền Kinh tế Việt.

      Muội đọc thêm ở đây nhé:
      https://vienman.com/doi-song/vach-mat-chieu-tro-cua-sieu-thi-bigc-duoi-kheo-hang-viet-tren-dat-viet-8487.html

      Xóa
    2. Hồng Tâm
      Muội có nghe mấy ngày nay ui
      1 phút trức

      Xóa
  2. lhngan [Blogger] Email 20.07.16@21:21
    Muội qua thăm huynh đọc bài viết và suy ngẫm. Kính chúc huynh luôn an mạnh và dạt dào cảm hứng sáng tạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, huynh cũng thích đọc văn kiểu khá 'cổ trang' của muội..., à, huynh mới bổ sung một đoạn về Bảo Ninh:

      *P/s: Một đoạn… hay trong ‘Nỗi buồn chiến tranh’ của Bảo Ninh:
      ‘Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới sầu thảm, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người’.
      ‘Giá mà giờ phút hòa bình là giờ phút phục sinh tất cả những người đã chết trận nhỉ.
      -Hừ, hòa-bình! Mẹ kiếp, hòa-bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại chút xương’.
      https://hieuminh.org/2016/07/19/tin-kho-tin-noi-buon-chien-tranh-truot-giai-thuong-nha-nuoc/

      Muội đọc cho vui nhé, g9.

      Xóa
    2. Lưu bình lhngan:

      Ui, đọc chuyện (Lời áo nâu sồng) này, huynh lại liên tưởng đến 'chuyện tình Lan và Điêp': người Việt mình cứ lăng quăng với những chuyện cá nhân 'tương đương' như vậy, nên còn nặng nghiệp chướng lắm!
      Không giống như GS Dũng hay cô Hoa Mai, huynh thiết nghĩ nếu 'nữ sĩ' giảm dùng từ Hán Việt hay điển tích Tàu thì 'nội lực viết văn' sẽ tăng lên một thành (cười)...
      Cuối tuần vui nghen muội.
      http://lhngan.blogtiengviet.net/?p=6088859&more=1&c=1&tb=1&pb=1#more6088859

      P/s: Huynh vào bình nhưng mạng BTV đang bị lỗi, phức tạp quá, bình không được!

      Xóa
  3. Lưu comt Hồng Tâm:

    Cuộc tình, nỡ đánh rơi
    Sáng, khói bay, tơi bời
    Nóng trà, ai chung uống
    Nắng vào, ngóng hư không

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Hạ Duyên:

    Gởi người xa, nét hư vô
    Dáng sao không biết: nam mô di đà
    Buổi chiều ngồi ngắm khóm hoa
    Mơ màng hương Việt, phim ra hoa Tàu!

    Trả lờiXóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 21.07.16@10:11
    Huynh à, ghé thăm huynh, đọc bài viết và lòng chạnh nhớ bài viết về 1 người cũng lừng lẫy ko kém: Lê Bá Khánh Trình, huynh nhớ người này ko, LBKT đã trả lời phóng viên rằng rất mong có 1 sự tự do trong công việc, trong nghiên cứu.
    Theo huynh, LBKT thể ngang tầm tài ba so với GS. Ngô Bảo Châu không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh kg có học từ Lê Bá Khánh Trình, nhưng có từ bạn của 'anh' - cũng đạt HCV Olympic Toán học quốc tế (Châu, 1979, International Mathematics Olympiad), tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài, về dạy một học phần thuộc môn Giải tích toán học/Lý thuyết trường (gì đó, quên rồi) tại Trường ĐHTH TPHCM; khi huynh đang học năm thứ 4 thì anh ấy xin nghỉ, chuyển qua làm cho Công ty Ngoại thương tp HCM (vì lương thấp quá, kg đủ sống)...
      Thiết nghĩ LBKT hay 'tương đương', tuy đạt HCV Olympic Toán học quốc tế, nhưng cũng chỉ ở phạm vi Toán 'cấp 3' nâng cao mà thôi, tương tự, tuy Đặng Thái Sơn vô địch Giải Chopin Piano quốc tế (1980)..., nhưng, tựu chung, cũng chỉ là 'nhai lại' cao cấp mà thôi, không phải là 'sáng tạo' (xin lỗi):
      -hoàn toàn khác với Ngô Bảo Châu - người đã bắt chiếc cầu nối giữa hai hòn đảo Đại số biệt lập qua 'Bổ đề Lee', mà các nhà toán học thời nay (hay trong hơn 2000 năm qua) đành bó tay (huynh chỉ biết vậy thôi, bài viết v/v 'bắt chiếc cầu nối giữa hai hòn đảo Đại số biệt lập' này nay huynh không tìm thấy trên mạng), nên thành tựu của Châu là một thành tựu xuất chúng, rất đáng tự hào thế giới, dĩ nhiên là vô cùng tự hào VN!
      TM.

      Xóa
    2. Adj. 'hai hòn đảo Toán học biệt lập'

      Xóa
  6. Ngọc cứ sang đây là lại ngợp trong rừng kiến thức của anh! Nhiều lần choáng đó nha Lá bàng!
    Huynh khỏe không? Giữ gìn sức khỏe huynh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, huynh viết lang bang í mà, cứ ngồi mà nhớ lại những gì mà mình đã đọc, còn thông tin mới thì nếu có 'cơ' thì ghi nhận nóng, thời gian qua sẽ cho mình đào sâu hơn...
      Thank muội, tối ngọt ngào!

      Xóa