Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

853. Việc thần thánh hóa những con người bình thường (Thư giãn đầu tuần)

Tôi luôn thấy bí ẩn không hiểu tại sao con người lại có thể tìm vinh dự dựa trên sự nhục nhã của đồng loại (Gandhi).

Chiều, tôi ánh mắt xa xôi gió
Thần thánh chi mô!, khổ khổ người
Bờ mương vẫn nhớ nàng ‘bóng đỏ’
‘Thượng đế’ xa mờ, tôi vẫn theo

Tôi đang phân vân giữa hai chữ ‘bình thường’ và ‘tầm thường’, cuối cùng thì chọn chữ ‘tầm thường’ (nhưng viết là 'bình thường'), vì sao?
Ở ta có sự phân biệt khá lớn về mặt đẳng cấp của 2 từ này, thậm chí là thích!, ví dụ như trong cụm từ ‘bình thường như mọi ngày’ hay ‘đàn ông ngày nay quá tầm thường’* (Vân Anh, xem dưới), với nghĩa đầu thì vô tư, nhưng nghĩa sau thì có hàm ý không tôn trọng, xem thường, thậm chí là khinh bỉ!; ngược lại, ở phương Tây thì khá khác, vì họ vốn không phân biệt 2 từ trên lắm, đặc biệt là từ ‘tầm thường’ được dùng với nghĩa nhẹ nhàng hơn, đại để là họ tập trung vào chữ ‘common’ như trong câu ‘Những kẻ trí tuệ tầm thường hay lên án những gì vượt quá tầm hiểu biết của họ’ (La Rochefoucould), hay trong thành ngữ ‘A dime a dozen’* là những thứ mà lúc nào ta cũng có thể gặp hay thấy…
Bài này xuất phát từ việc ngồi ở một quán cà phê mới, tôi: 1) Hồi tưởng đến truyện ‘Vang bóng một thời’ của Nguyễn Tuân, rồi nhớ lại chuyện 2) Gặp một anh kiến trúc sư nói chuyện Tàu, rồi 3) Tôi hỏi tại sao?, rồi 4) Tối về nhà xem phim ‘Võ sĩ thuận tay trái’, và cuối cùng là nghĩ về bài toán có đáp số vô định…



1
Hồi tưởng đến truyện ‘Vang bóng một thời’ của Nguyễn Tuân…
Sáng nay tôi đi uống cà phê ở một quán quen thuộc, nhưng bà chủ bị ốm, nên đi tìm quán khác - mà phải vắng vẻ. Ôi, 20 năm sau mới quay trở lại con đường cũ sau nhà mà vẫn còn là đường đất, chạy xe gặp phải một vũng lầy sâu và dài không đi được, nên tôi phải chạy ngược lại và tìm được một quán cà phê vắng vẻ khác gần đó. Nơi đây lại là một khu hiện đại, có nhiều tòa nhà cao lố nhố…, ngắm cái vườn hoa và nghe tiếng chim sáo hót trong nhà, tôi mới biết chủ quán không phải là loại tầm thường, nhưng dù sao cà phê sữa ở đây cũng chỉ 8000đ/ly - bằng giá ở khu vực nông thôn.
*
Nghe tiếng chim sáo hót ríu rít trong nhà làm tôi nhớ mang máng cuốn ‘Vang bóng một thời’* của Nguyễn Tuân mà tôi đã đọc hồi lớp 6, lớp 7, chủ yếu là kể về ông chủ nhà là một vị quan trí thức nhỏ hết thời, về quê vui thú điền viên, hàng ngày không có gì để ăn mà phải bảo con len lén chuồn ra cửa sau ‘hái rau dền, rau sam về luộc cho cả nhà ăn’, nhưng vì sĩ diện quý tộc, nên ở cửa phòng trước thì lâu lâu phải cố làm vài ba ván bài tổ tôm, sáng sáng làm một ấm trà thơm nghi ngút, ngày ngày thường cho chim sáo ăn và đứng ngắm cá bơi bên cái hòn non bộ… với một phong cách thanh cao như Trang Tử!... Câu chuyện này vẫn không mất tính thời sự, vì nay ở sau nhà tôi vẫn là con đường đất lầy lội và không thiếu gì người vẫn hái rau trong vườn để ăn…
*
Ôi, không hiểu tại sao mà người mình lại 'sĩ diện' đến thế!, chẳng hạn có những người hy sinh cả đời mình để làm khoa học, nghệ thuật nên… nghèo, nghèo có gì xấu đâu!, mà chỉ có ‘cướp đêm’ và ‘cướp ngày’... mới là xấu thôi!; thế thì tại sao xưa nay rất nhiều người lại ‘thường’ tung hê cái giàu sang, quan quyền mà đi ‘troll’ cái nghèo khó, làm người ta phải sợ, và nếu cứ quan niệm theo kiểu phong kiến như thế thì làm sao mà đất nước phát triển được!... Nhớ lại hôm trước, tôi có nghe một ông bố hỏi cậu con như sau:
-Có hai anh đi xe máy, ghé vào quán nhậu, ăn nói nổ rầm trời, nhậu toàn đồ xịn, làm một thùng bia Ken và hút toàn thuốc lá 555, hết cả triệu đồng, và có một ông đi xe Audi cũng ghé vào quán, ngồi im lặng, làm một tô bún riêu và uống trà đá đơn giản, hết có… 15.000đ à!; con thấy ai mới là đáng vị nể?
-À…, con hiểu rồi, ông ‘ăn bún riêu’ mới là đáng nể, vì ổng có quyền lực mà không tỏ ra có quyền lực, giàu sang mà không tỏ ra giàu sang…, ông ta đúng là cao thủ ‘Tru tiên kiếm’*, cửu ngưỡng, cửu ngưỡng!, hihi…
-Uh, ổng đích danh là ‘đạo khả đạo phi thường đạo’ - thuyết bất đắc (nói không hết ý) đó, con có hiểu câu này không?
-Dạ hiểu.

2
Gặp một anh kiến trúc sư nói chuyện Tàu…
Sáng hôm qua, tại một quán cà phê khác, anh kiến trúc sư về chơi nhân lễ 2/9 và ghé thăm tôi… Anh nói đủ chuyện, nào là về ‘vụ thảm sát ở Yên Bái’, ‘chuyện các anh hùng Thủy hử’, ‘chuyện phim Tàu và phim hành động Mỹ’, ‘chuyện người Tàu dễ… kết bạn’, ‘chuyện mấy ông anh lớn tiếng’, ‘chuyện triết lý cù nhằng’…, nói chung là anh ta đả phá việc người Việt ta hay dùng ‘quyền lực cá nhân có thể’ để lấn át phát biểu của người khác, trong đó, anh ta cũng không ngần ngại sử dụng cái quyền lực đó, ha..ha..ha…, nhưng cái này cũng dễ thông cảm thôi… Rồi để thu gọn các câu chuyện, anh ta mới nói rằng:
-Ở nước ta, có mấy thời kỳ ‘tiếp thu văn hóa’, mà bỏ qua mấy tư liệu phức tạp về thời nào, khi nào ta có ‘tiến sĩ Tàu’, thời nào, khi nào có ‘tú tài Tây’, đại để gần đây như sau: từ năm 1955-1965 ‘chủ yếu’ là tiếp thu văn hóa Pháp (giáo trình ‘Ngôn ngữ và văn minh Pháp’…), từ 1965-1975 là văn hóa Mỹ (giáo trình ‘English For Today’…), từ 1975-1985 là văn hóa Nga (giáo trình ‘Pусский язык', tinh thần ‘Thép đã tôi thế đấy’…), rồi từ 1985 đến nay là văn hóa Mỹ/châu Âu (giáo trình ‘English 900’, ‘Streamline English’, ‘Headway’…)… Việc tiếp thu các nền văn hóa ‘Tây’ như:
-Anh ta đứng giữa hai con đường ‘nên’ hay ‘không nên’ và trở thành kẻ hai mặt (Cachmachic),
-Bạn hãy bao dung với hết tất cả mọi người trừ chính mình (Joubert),
-Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là một kẻ dốt nát (Pavlov),
-Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều (Marx),
-Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp người khác (A. Cason),
-Những cái lợi của sự dối trá chỉ trong chốc lát, những cái lợi của sự thật thì vĩnh viễn (Diderot),
-Tôi luôn thấy bí ẩn không hiểu tại sao con người lại có thể tìm vinh dự dựa trên sự nhục nhã của đồng loại (Gandhi)…,
đã tạo ra những nhân vật khá tên tuổi như Tôn Thất Tùng, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Thích Nhất Hạnh, Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Xuân Vinh, Trịnh Xuân Thuận, Hoàng Tụy, Nguyễn Hoàng Phương, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Thanh Việt (tác giả cuốn ‘The Sympathizer’ mới đây)...

3
Tôi hỏi tại sao?...
Sau khi nghe anh nói cả tràng như vậy, tôi mới hỏi:
-Tại sao anh nói ‘người Tàu dễ kết bạn’?
-À, ý tôi nói là Hoa kiều, tức ‘hải ngoại Hoa nhân’, họ đã ‘bỏ’ Trung Hoa đại lục để sang xứ khác làm ăn thì đa số hẳn là có đầu óc năng nổ, hội nhập, một phần cũng do dần thích nghi với môi trường mới, cũng giống như những người châu Âu (Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức…) hồi mới qua bên Mỹ khai hoang lập quốc* đó mà…
-Tại sao anh không nhắc đến tác động của nền văn hóa Tàu từ sau 1975?
-À…, để tôi bổ sung… Chuyện 1975-1985 tôi nói rồi, trong đó có vụ năm 1983 là năm mà sách khoa học Mỹ/châu Âu ồ ạt du nhập vào các trường đại học ở VN, đến nỗi ông Vũ Mão (Trung ương Đoàn) phải vào miền Nam để tổ chức một cái hội nghị về ‘cải cách triết học’, và cũng vào thời điểm này, đa số sinh viên bỏ học phần tiếng Nga mà chuyển sang chọn tiếng Anh… Đồng thời, thời đó, phong trào vượt biên ‘lậu’ dấy lên cực mạnh, khoảng 10-15 năm sau là phong trào di cư ‘chính thức’, còn bây giờ thì con cháu của các ông bà có số má sang bên đấy đầy, và nay có hơn 19.000 sinh viên Việt (chưa kể đi ‘du lịch’) đang học bên Mỹ, có mấy ai qua Tàu học, mà qua đó học được cái... củ cải gì (!)
-Tại sao?
-À, tôi chỉ đơn cử một công bố phổ biến mới đây của một Thượng tướng Tàu thôi: ‘Dưới sự giáo dục của nền văn hóa TQ, đã sản sinh ra những lớp người đặc biệt. Đầu tiên là họ xem nhẹ mạng sống của bản thân, rồi xem nhẹ cả tính mệnh người khác… như xem một vở kịch. Ngay cả bản thân họ còn không xem việc nắm giữ sinh mệnh là một quyền, họ cũng không muốn cho người khác có quyền đó. Lỗ Tấn từ mấy mươi năm trước đã từng phê phán trong ‘kẻ xem trò náo nhiệt’ kiểu tâm thái đã được luyện thành như thế. Người TQ xem người ta giết người, không có ai là không hoan hỉ náo nhiệt. Giai cấp thống trị cố ý mang người ra giữa chống đông người để giết, người dân bị thống trị cũng hoan hỉ hưởng thụ khoái cảm của tầng lớp thống trị, nhất là những lúc sắp bình minh người ta xử tử tù nhân, liên tục ba ngày thì có thể nói là người đông như kiến cỏ’ (Lưu Á Châu), thế thì chả lẽ người Việt qua bên í để cho dạy người Tàu học bài học thứ mười bốn (năm 1979, sau 13 lần đại thắng giặc phương Bắc, vanminhlachong.blogspot.com), hay để họ học cách làm vụ Gạc Ma 1988, vụ giàn khoan 981, vụ các Formosa hiện nay và Formosa nữa nữa…

Tóm lại, người phương Tây có một thứ tinh thần ‘right person, right place’ - đúng người, đúng việc, ví dụ như ông Trump và bà Hillary cãi nhau dữ dội vậy nhưng xong rồi thì thôi, cụ thể là ứng cử viên đối lập Romney gọi điện chúc mừng khi ông Obama tái đắc cử tổng thống năm 2012, rồi sau đó không có nói lăn tăn gì nữa, đúng là một thứ tinh thần phản biện kiểu ‘cow-boy’ của người Mẽo, họ có tung hê ai là thần thánh hay cái giề là ‘đỉnh cao trí tuệ’ đâu!
À, mà chắc đến đây thôi, trưa rồi, tôi phải đi có việc, tạm biệt…

4
Tối về nhà xem phim ‘Võ sĩ thuận tay trái’…
Tối qua, 4/9/2016, tôi có xem phim ‘Võ sĩ thuận tay trái’ (Southpaw, còn có tên là 'Hành trình chuộc tội của nhà vô địch'
 mới chiếu trên kênh Star Movies…
https://www.youtube.com/watch?v=3vJW_Cdj9qE
Phim nói về Bill Hope, xuất thân là trẻ em đường phố, là một võ sĩ quyền Anh chỉ biết liều mạng tấn công không biết phòng thủ mà ngẫu nhiên trở thành nhà vô địch…
Có lần, do gây gỗ với Escobar - võ sĩ ‘tám lạng, nửa cân’ với anh - ở khách sạn khiến súng cướp cò và cướp đi sinh mạng người vợ của anh là Maureen - cũng là trẻ em đường phố. Bởi vì cùng là trẻ không cha không mẹ, nên cái chết của con-thiên-nga-cái này khiến cho con-thiên-nga-trống hoàn toàn bị suy sụp, đánh đâu thì tự thua đến đó, bị phá sản, và do có nhiều hành vi quá khích có tính bản năng, anh bị tòa án cách ly với con gái mà trong cơn thất vọng đã chửi anh là ‘đồ vô tích sự’ và không thèm nhìn mặt anh nữa…
May mắn là anh được gặp Tick là sư tổ về phòng thủ, nhưng ban đầu Tick chưa muốn giúp anh. Sau đó, nhờ có một võ sinh của Tick bị chết cũng do súng đạn, mà trước khi chết, cậu bé có nói với Tick: ‘ông là kẻ hủy diệt ước mơ’, nên Tick do quá hối hận vì cái chết của cậu học trò mà chuyển sang ươm ‘ước mơ’ vào Bill Hope…
Trong trận tái chiến, Bill Hope đã hạ nhà đương kim vô địch Escobar, dưới sự theo dõi căng thẳng và đầy nước mắt của cô con gái…
*
Nhớ lại chuyện anh kiến trúc sư phê bình phim Tàu phần đông là ‘sát máu’, như phim ‘Thủy hử’, ‘Lý Tiểu Long’ chẳng hạn!, tôi lại nghĩ về phim Mỹ ‘Quý bà điệp viên’ (Spy, tối qua) với câu chuyện về ‘Nữ nhân viên phân tích tình báo Susan Cooper, cô không có ngoại hình đẹp, không giỏi tiếp xúc với đàn ông và suốt ngày gắn bó với công việc bàn giấy nhàm chán, hài lòng với vai trò một người hùng thầm lặng đằng sau những chiến dịch nguy hiểm. Nhưng mọi việc nhanh chóng thay đổi khi đồng đội của cô bị lộ và một điệp viên hàng đầu khác thì phản bội, Susan đã tình nguyện dấn thân vào chiến dịch bằng vỏ bọc đặc biệt rất khó bị nghi ngờ và phát hiện của cô. Nhiệm vụ của Susan: xâm nhập vào một đường dây mua bán vũ khí giết người đầy nguy hiểm và phá hủy nguy cơ của một thảm họa toàn cầu’ (phim3s.net), đạo diễn đã tạo nên những khung cảnh đánh nhau, bắn nhau rất vui nhộn, những thiên thần bé nhỏ đẹp như… thượng đế! (Rose Byrne, Morena Baccarin, Alicia Vela-Bailey), cuối cùng thì người ta cũng kết cục bằng một câu chuyện rất chi là bình thường: một tình bạn bình thường, một tình yêu bình thường, một khát vọng bình thường, đặc biệt không có vai nào là ‘thần thánh’ cả!; còn phim ‘Võ sĩ thuận tay trái’ thì:
-Anh có tên là ‘Hope’, có nghĩa là ‘hy vọng’, một cái hy vọng không hề bị thần thánh hóa, cộng với việc được cấy hy vọng bởi một vị thầy cũng không hề được thần thánh hóa, nó lại tạo nên một kết quả không thể thần thánh hơn: anh vô địch và con gái anh quay lại với với bố bằng một tình-yêu-thượng-đế...

***
Nghĩ về bài toán có đáp số vô định…
Theo ‘Tây du ký’ thì con người là do thú vật tu luyện… ngàn năm mà thành, nên nhiều khi nó có thú tính còn hơn cả thú tính, kể cả việc con người đối với con người là ‘sát thủ’, đặc biệt là những con thú này khi thành tinh thì nó không coi tính mạng con người ra cái gì; điều này dễ kiểm chứng qua nhiều vụ án mạng kinh hoàng mấy năm đổ lại đây trong và ngoài nước, và dễ kiểm chứng qua việc những con chó, mèo, cá, chim… sống chung quanh ta mà không hề có chuyện ‘thù hận’, ‘thù dai’, rồi tìm cách ‘báo thù rửa hận’ hay ‘hành hạ cho đáng kiếp nó’ bằng cách nhân danh luật rừng ‘quân tử báo thù mười năm chưa muộn’ hay luật cướp biển ‘thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’, nhất là về việc bảo vệ ‘chủ quyền lãnh thổ’ thì con thú hơn hẳn con người!; và nếu không nhầm thì tội chủ yếu trong việc này là bởi việc ‘thần thánh hóa kẻ tầm thường’ qua việc bắt ép mọi người phải tuân theo cái mô hình ‘lãnh tụ vĩ đại’ hay mô hình ‘thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn’!

Tóm lại, với câu… thành ngữ của sinh viên vào những năm 1980 là ‘nhất tiếng Mỹ, nhì tiếng Anh, tạm được tiếng Nga, bỏ qua tiếng Tung Cẩu’, ta đã có cơ hội quá tốt để trở thành những con rồng châu Á hay thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Dubai…, nhưng hôm nay người ta qua Hàng Châu (TQ) để dự họp khối G20* - là khối 20 nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, thì ta đang ngồi ở nhà... xơi nước trà Bắc Thái và xem họ họp trên màn ảnh nhỏ, tại sao?: cho đến nay, đáp số của bài toán cao cấp và phức tạp này vẫn là vô định.

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
  1. ‘A dime a dozen': Là một cách nói khác của cụm từ 'very common' - rất tầm thường, hoặc 'something you see all the time' - những thứ mà lúc nào bạn cũng có thể nhìn thấy. Về cơ bản, khi bạn nói thứ gì đó là 'a dime a dozen' trong khi trò chuyện, đây là cách nói khác của việc thứ đó không có gì là lạ cả...  (videotienganh.com)
  2. ‘Đàn ông bây giờ quá nhiều người tầm thường’: Một phát biểu của cây viết nữ Vân Anh, xem: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/tam-su/dan-ong-bay-gio-qua-nhieu-nguoi-tam-thuong-a52040.html
  3. G-20: Là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP/PPP) và Liên minh châu Âu. Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Ý và Canada, cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu và Argentina, Úc, Brasil, TQ, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. (wikipedia)
  4. Mahatma Gandhi (1869-1948), là nhà chính trị và lãnh đạo tinh thần người Ấn Độ, người lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ dưới chế độ thực dân Anh. Gandhi đề ra chủ trương phản kháng bất bạo động như một phương thức duy nhất để tiến hành đấu tranh. Chủ trương thực hành phương pháp không bạo động và không hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa đã nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân Ấn Độ qua các phong trào như phong trào không hợp tác với chính quyền bảo hộ và từ chối hiến pháp nước Anh năm 1920-1921; Satyagraha năm 1930-1932; chống chiến tranh 1940-1941… Trước phong trào đấu tranh ngày càng lan rộng, thực dân Anh bắt buộc phải trao trả độc lập cho Ấn Độ vào 15/08/1947… Đông đảo người dân Ấn Độ coi Gandhi như là người cha của đất nước. Ngày sinh của ông, 2/10, trở thành một ngày lễ quốc gia, Gandhi Jayanti, và cũng được kỷ niệm trên khắp thế giới như là Ngày Quốc tế Bất bạo động. (tudiendanhngon.vn)
  5. Những người châu Âu qua bên Mỹ khai hoang lập quốc: Làn sóng nhập cư ồ ạt từ châu Âu sang Bắc Mỹ đã bắt đầu vào đầu những năm 1600… Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất là Hoa Kỳ ngày nay đã vượt Đại Tây Dương rất lâu sau khi người Tây Ban Nha đã gây dựng được những thuộc địa giàu có ở Mexico, Tây Ấn và Nam Mỹ… Có nhiều lý do chính trị thôi thúc người ta di cư sang Mỹ... Vào những năm 1630, chế độ cai trị chuyên quyền của vua Anh Charles Đệ nhất đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào di cư… Ở những khu vực nói tiếng Đức tại châu Âu, các chính sách đàn áp của nhiều vị hoàng thân có tư tưởng hẹp hòi - đặc biệt về vấn đề tôn giáo - cùng với hậu quả nặng nề của hàng loạt các cuộc chiến đã tạo làn sóng di cư sang Mỹ cuối thế kỷ 17 và 18… (usis.us)
  6. Phát biểu tiến bộ của Lưu Á Châu, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/08/848-toi-khen-luu-chau-thu-gian.html
  7. Tru tiên kiếm (Tiêu Đình): Là một tác phẩm thần tiên kiếm hiệp nổi tiếng bên TQ và Đài Loan từ năm 2003 (nổi tiếng ngang với ‘Harry Potter), nói về một cao thủ kiếm pháp vô địch thiên hạ (Trương Tiểu Phàm), nhưng sau đó do thấu ngộ được huyền vi của vũ trụ, cao thủ này về mai danh ẩn tích và làm ông ‘quét lá’ tại một cái nhà thờ họ.
  8. Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân, 1910-1987): Không viết về nghệ thuật, ‘Vang bóng một thời’ viết về những lề thói sinh hoạt cổ xưa cùng những phép tắc của nó đã được nâng đến tầm nghệ thuật, những thứ đã chết đi cùng tiếng chép miệng ‘phiền phức’ của thời đại, không cách nào bảo tồn. Xót xa, nhưng có thể làm gì khác, khi mà lòng người còn chưa thể tịnh tâm, khi mà cuộc sống ngày càng bon chen, tao nhã sẽ trở thành xa xỉ… (Walaw21, wordpress.com)

15 nhận xét:

  1. Ái Nữ [Blogger] Email 05.09.16@04:32
    Bây giờ những nhà có rau trong vườn để hái mới là quý tộc đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, cái con mèo... nười, chỉ thít hái rau trong vườn để khỏi đi chợ, mà gọi là 'quý tộc' cũng ok thôi, (mà) nếu vậy nhớ nuôi thêm mấy con gà ta hay mèo... thì sẽ có sịt ăn đều đều, hi...

      Xóa
  2. Xuân Khanh Nguyễn (FB)
    Bài toán có đáp số vô định... nhưng ta vẫn còn tìm cách giải để ra một đáp án khác...
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, có cách giải là đi Trảng Bàng gặp Xuân Khanh Nguyễn để ăn bánh canh và dò hỏi xem sao cô ấy làm thơ hay viết văn hay sế!, hi...

      Xóa
    2. Sông trăng gợi nhớ quê mình
      Cỏ may bám chặt trên gành xanh mơ
      Cau cành đậu trái chơ vơ
      Thuyền trôi biệt xứ đâu bờ bến xưa!

      Xóa
  3. Lưu comt HRG:

    Buồn thì ra biển Kiên Giang
    Thuyền xa nhấp nháy, ngỡ ngàng kiếm ai
    Ngọt lùi, em tiếng bên tai
    Thuyền rồi sẽ biến, còn ghi tiếng người!

    Trả lờiXóa
  4. hoangthu3-1403 [Blogger] Email 05.09.16@17:14
    "Kính chào anh, con người... nhất" (TH)
    Đọc anh, phải từ từ.
    1 ý nói về Trump và Hillary bắt tay nhau gợi "tinh thần thể thao" (Tây) thế này: Coi Boxing, các võ sỹ đánh "hết mình" và đối thủ càng "toét nhòe" thì càng... dẫn điểm. Nhưng khi xong, 2 đấu thủ ôm nhau thật... tay/chân tình!
    Cũng là Đạo Làm Người (đạo đức) vậy!

    Thân mến, V.Đ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá anh VĐ ui, 4-5 mẩu chuyện tôi kể ở trên thì ra quán cà phê phải mất khoảng 15 phút, nên ai đó đọc thì phải đầu tư ít nhất là... vài phút (cười), còn việc khen tính cách người Mỹ thì do anh KTS tự giác nói, tôi cũng không phản đối, hi...
      Cám ơn anh, chiều an bình!

      Xóa
  5. Lưu comt VĐ:

    Ôi, ở đời... chán lắm, có ta hay không cũng vậy thôi, đời chỉ là một mảnh chỉ rớt ra từ cái áo vũ trụ, nó không là cái gì cả... Sực nhớ câu của Bà Huyện Thanh Quan, nghĩ cũng hay:
    Ba hồi chiêu mộ, chuông gầm sóng
    Một vũng tang thương, nước lộn trời,
    mà hồi lớp 7 thầy tôi giảng 'tang thương' là từ câu 'thương hải biến vi tang điền', ôi!

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt SMV:
    https://www.facebook.com/profile.php?id=100009405011148&pnref=lhc.unseen

    GỞI NÀI THIẾN GIÁO SĨ
    (họa TẶNG "PGS-TIẾN SĨ" ĐOÀN LÊ GIANG của thi nhân Trí Anh)
    Chiềng chạ chiềng làng lối xóm ơi!
    Vào xem thiến giáo sĩ nè trời
    Vêu mồm quãng bá đồ suy vận
    Ngoác mõm tung hô thứ hết thời
    Giọng Mẹ trời Nam đâu đã lặng
    Âm Cha đất Việt có nào vơi
    Mà ngươi nỡ phọt lời ô uế
    Để tiếng nhơ kia đến vạn đời!
    SMV 05/9/2016

    Mình 'like' bài thơ này, nó làm mình nhớ tới một nhà chính luận nào đó đã viết cách đây khoảng 2 năm, có cụm từ: 'con virus được thuần hóa từ phương Bắc'... TM.

    Trả lờiXóa
  7. Muội ghé thăm huynh đọc bài nhưng ko xếp thứ tự nữa.Luôn vui nha huynh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, xếp qua nhà nính, xếp không xếp thì nính cũng phải xếp, để nhà lộn xộn nhỡ khách vào coi sao được, hi... Tối ngọt ngào nhé, uống rượu ít thôi nhé!

      Xóa
  8. Lưu comt MTV:

    Đừng buông em nhé, đôi môi ấy
    Chiều mưa, qua cổng, mắt vô thần
    Ro-mance, em để người xưa nhắn
    Tối trời, anh nhớ cõi trắng, đau!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi xin người đừng nhắc nữa lại đau
      Em buông nhé, cho người sau đỡ tủi
      Còn chi đâu mà mắt môi người gửi
      Xót một thời tầm gửi... lại tươi xanh

      Xóa
    2. Ui, cúp điện cả ngày chả làm gì được, giờ mới có,
      cám ơn... thi sĩ nghen, chiều êm đềm!

      Xóa