Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

865. Học tiếng Trung, một dự án bất khả thi!

Học tiếng Trung để... tán em số 10!

Ngày thơ, tiếng Tàu ta nghe thoáng
‘Thiên tự’ rêu phong, thoảng ánh mờ
Ngày nay, TOEFL mọc như nấm
Trông lão già mê, ta thấm, đau!

Nay, có cụ nói rằng: ‘tri tân, nếu cần thì ôn cố’, thế mà để hiểu hiện tại và tương lai, có không ít người rất thường nói rằng ‘Khổng Tử, Lý Bạch, Đỗ Phủ nói rằng’, ‘Socrat, Platon, Aristote nói rằng’, ‘P, C, Mahomet nói rằng’, ‘M, L, Ma nói rằng’ … Ôi, lại phải lấy cái cũ rích ra để mà hiểu cái mới rợi!, chả khác nào phải nghiên cứu con tinh tinh thì mới làm được con người hiện đại!, phải thuộc lòng cái ‘Tưởng tượng mặt trời quay quanh trái đất trong kinh sách’ thì mới phát kiến ra được cái ‘Thuyết trái đất quay quanh mặt trời của Copernic’!, phải đào sâu cái ‘Tưởng tượng vật rơi của Aristote’ thì mới tiến hành được cái ‘Thí nghiệm vật rơi của Galileo’!, phải si mê ‘Hình học Euclide’ ra thì mới nặn óc ra được cái ‘Hình học Lobasevski’ hay cái ‘Bổ đề Lee’!..., và phải rặn ra một bãi tiếng Tàu thì mới hiểu rõ được tiếng ta!, híc..híc…
Dưới đây, viết ngắn, qua vụ ‘VTV Cup - Tôn Hoa Sen 2016’ và ‘Các đề thi minh họa kỳ thi THPT 2017’..., tôi xin kể một số chuyện ‘thực tiễn’ về vụ tiếng Tàu.



1
Học tiếng Tàu để thi đấu quốc tế với con Hải quái 981 à...
‘Thực tiễn’ nóng giòn nhất là tôi mới vừa xem Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đấu với Đội Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc (VN thắng 3-0, thắng đậm), trong đó, tôi chú ý:
-Tên giải: VTV Cup - Tôn Hoa Sen 2016* (tổ chức tại Hà Nam), trong đó, VTV = Vietnam Television, Cup = giải; các cầu thủ TQ có tên là: Jiang Cheng, Cheng Yutong, Wang Ziquing, Xu Jiande (HLV)…; các cầu thủ VN có tên là Nguyễn Linh Chi, Trần Thanh Thúy, Phạm Kim Huệ, Đinh Thị Thúy…; sau lưng áo cầu thủ TQ phía trên có tên bằng tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế), rồi bên dưới mới là tiếng Tàu; trước ngực áo bên phải có chữ ‘China’, còn bên trái là tiếng Tàu; sau lưng áo cầu thủ VN có chữ Việt Nam, trước ngực áo bên phải có chữ Việt Nam, còn bên trái là tiếng Anh (hình như là thương hiệu của một hãng quảng cáo nào đó!), ngoài ra, Tô Châu viết theo đúng ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh) là ‘Xuzhou’, Giang Tô là ‘Jiangsu’…
*
Từ đó, tôi rút ra các điều sau:
  1. Trên áo cầu thủ TQ được viết bằng tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế), nếu viết bằng tiếng Trung thì 8000 khán giả tại sân thi đấu và cả triệu khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ sẽ không hiểu nó là cái gì?,
  2. Tất cả ngôn ngữ ‘giao dịch’ dù tổ chức bất cứ ở đâu, vd, trọng tài người Thái Lan khi muốn làm việc với Ban tổ chức giải, với cầu thủ hay HLV của 2 đội thì phải trao đổi bằng tiếng Anh,
  3. Tên giải, tên cầu thủ/CLB, tên nước/tỉnh của các đội tuyển đều được viết bằng tiếng Anh (ngôn ngữ quốc tế) như: Vietnam, Jiangsu, ‘Young’ China, Chonburi (Thailand), Indonesia, Nagasaki (Japan),
  4. Họ (và tên) của người TQ là hoàn toàn khác (Jiang Cheng, Cheng Yutong, Wang Ziquing, Xu Jiande…), chắc các họ như Nguyễn, Trần, Phạm, Đinh..., tương tự cho tên địa danh (Xuzhou, Jiangsu, Sengai, Peking…), xưa nay là do các nhà dịch thuật (xưa) đã cố dịch sao cho 'có phát âm' giống tiếng Việt!!!…
Vâng, nhất tiếng Việt, nhì tiếng Anh, loanh quanh tiếng Trung Quốc, vậy mà đang có Bộ nào đó đang làm cái ‘Dự án ngoại ngữ 10.000 tỉ’, mà nghe nói họ đang hó hé đưa việc học tiếng Tàu vào, thậm chí là từ cấp cơ sở!: học tiếng Tàu để con cháu ta ra Biển Đông thi đấu quốc tế với con Hải quái 981 à!!!, ha..ha..ha…, và nghe vậy, Mr. Bean cũng cười quá trời!

2
Học tiếng Tàu để đến Formosa mà cãi nhau với Chu Xuân Phàm à...
Và dưới đây là một ‘thực tiễn’ nóng giòn khác… Các bạn hãy đọc một số trong ‘Các đề thi minh họa kỳ thi THPT 2017’* hay ‘Đại học’ nhé:
1-Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ‘Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: ‘Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh’? (câu hỏi 2).
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough, ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)

2-Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John có một nhận xét: ‘Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn’ (‘John đi tìm Hùng’, NXB Kim Đồng, 2013, tr.113). Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình.
(Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013, môn: Văn, khối: D, baomoi.com)
Thấy rõ ràng rằng:
-Các từ/cụm từ như ‘leo lên đỉnh núi’, ‘leo lên đỉnh cao’, ‘thách thức’, ‘ độc lập’, ‘sáng tạo’, ‘thụ động’, ‘người đi theo’, ‘người tiên phong’, ‘người dẫn đường’, ‘áp lực xã hội’, ‘con đường đã được vẽ sẵn’, ‘Paris’, ‘Wellesley’, ‘David McCullough’, ‘Tran Hung John’, ‘ehapu.edu.vn’, ‘baomoi.com’… thường là đến từ phương Tây - mà ta đã nghe quen thuộc khi dịch thuật tiếng Tây, đọc triết, văn chương, khoa học giáo dục 'Tây', hay xài trong các showbiz..., như: ‘Đường lên đỉnh Olympia’, ‘chinh phục đỉnh Everest’, ‘challenge’, ‘change’, ‘independent’, ‘discovery’, ‘passive’, ‘followers’, ‘path-setters’, ‘tour guide’, ‘social pressure’, ‘available path’…
Và thử hỏi tiếng Tàu nó nằm ở cái chi mô rứa?, có mấy ông Tàu/địa danh Tàu ở đây?, vậy học tiếng Tàu để đến Formosa mà cãi nhau với Chu Xuân Phàm à???, ha..ha..ha…, và nghe vậy, ông Chalie Chaplin cũng cười quá trời!
*
Ngoài ra, ‘Đề thi minh họa kỳ thi THPT 2017 - môn Anh văn’ có câu:
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions. Question 1: A. wanted, B. stopped, C. decided, D. hated; Question 2: A. century, B. culture, C. secure, D. applicant (static.thanhnien.com.vn)
Đó là chưa kể đến các đề thi Toán, Lý Hóa, Sinh, tất nhiên là ‘Tây rồi’…, cứ đọc các bài viết về ‘Giải Nobel Vật lý/Hóa học 2016’ với các từ/cụm từ như: ‘thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử (hay còn gọi là cỗ máy nano)’, ‘những cỗ máy nhỏ chỉ bằng 1/1000 một sợi tóc’, ‘lý thuyết quá trình chuyển hoá tô-pô và các pha tô-pô của vật chất (topological phase transitions and topological phases of matter)’, ‘bí mật của các ‘vật chất lạ’, ‘trạng thái siêu dẫn, siêu lỏng, hay các từ trường mỏng’, Nobel, Sauvage, Stoddart, NorthWestern, Feringa, David Thouless, Duncan Haldane, Michael Kosterlitz… (Ôi, không thấy môn Sử đâu!!!).
Mấy cái này cộng với các thuật ngữ đã nói ở trên mà viết bằng ‘chiếng Chàu’ thì bố ai mà biết!, mà biết với ‘động cơ gì? và ‘để làm gì?, lớ xớ Tạ Bích Loan hỏi thì bứ miệng đó!

3
Quay lại vụ ‘cá chết’ một tí…

Tại sao em chết, không lời đáp
Ai giết em rồi, em của tôi
Anh, đau nhân thế, mù đôi mắt
Ai khiến anh mù, em biết sao!


Về vụ ‘cá chết’ ở miền Trung và Hồ Tây, đến nay tôi hài lòng… nhất (!) với kết luận sau đây:
-Cá ở 4 tỉnh miền Trung đã chết vì nước tầng đáy biển bị cạn kiệt oxy do sự cố Formosa Hà Tĩnh đã xả 2500m
3 nước thải của khâu xúc, rửa, tẩy gỉ các hệ thống đường ống kim loại, có chứa khoảng 5 tấn kation sắt hai (Fe(II) hay Fe2+) ‘tham ăn’ oxy làm cạn kiệt oxy vốn đã rất khan hiếm ở tầng đáy về ban đêm. Kết quả là đã tạo ra 9,6 tấn hydroxit sắt Fe(OH)3 không độc, mầu vàng nâu, còn tươi mới lắng đọng dưới đáy biển, thành màng rất mỏng, rải đều từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
-Xung quanh Hồ Tây có 24 cửa xả thải đã thu gom nước thải của toàn bộ khu dân cư sinh sống, nhà hàng, khách sạn kinh doanh ven hồ, không xử lý mà đổ thẳng vào Hồ Tây. Nước thải này có tên gọi là nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) có đặc trưng cơ bản là chứa rất cao các hợp chât hữu cơ Nitơ (N) và Phôtpho (P), là những dinh dưỡng cơ bản cho loài thực vật tảo trong nước… Qua giai đoạn cực đại của bùng nổ phát triển là giai đoạn chết (thoái trào), chúng tạo nên lượng sinh khối khổng lồ (biomass, cũng là các hợp chất hữu cơ). Lượng sinh khối khổng lồ các chất hưu cơ này (xác chết của tảo) lại là nguồn dinh dưỡng ‘ngon’ lý tưởng đối với các quần thể vi sinh hiếu khí (aerobic microorganisms/bacteria) trong hồ, lao vào ăn, phân hủy. Trong đêm tối, oxy hòa tan dù còn rất ít, các vi khuẩn hiếu khí này sử dụng hết sạch, làm cạn kiệt hết oxy, thậm chí đối với cả chiều cao cột nước và cá đã chết. (TS Nguyễn Đức Thắng, ‘Về nguyên nhân cá Hồ Tây chết’, Facebook Bùi Văn Bồng).
*

Lại phải giải thích bằng tiếng Anh/thuật ngữ Tây!, không phải nhắc đến tiếng Tàu làm gì nữa… Nghe ông này có vẻ thông thái, nhưng ‘khá thông thái’ không bằng ‘triết’, và ‘tí suyễn’ cũng không bằng ‘thực tiễn’, vì có một cụ thông thái hỏi rằng:
  1. Tại sao từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến năm 2015, ‘cá ở Việt Nam’ hay ‘cá ở Hồ Tây’ không chết đồng loạt như rứa?
  2. Tại sao từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến năm 2015, ‘sông Mekong bị cạn’, ‘nước nhập mặn ở ĐBSCL’ hay ‘hạn hán ở nước ta’ không xảy ra cực đại như rứa?
  3. Mấy chục năm, mấy trăm năm, hay mấy... ngàn năm nữa mới hết?
  4. Bí mật nào, bản chất nào nằm sau các hiện tượng vô cùng nghiêm trọng này?
Xin chờ ông Nguyễn Đức Thắng!

4
Người Hoa đi học tiếng Anh đông hơn người Việt…
Thầy Nguyễn Lân Dũng có viết một trong những lý do nhỏ nên học tiếng Trung* là:
-Một số thành phố lớn có đông người Việt gốc Hoa thì nhu cầu học tiếng Trung với bộ phận dân cư này đương nhiên là rất quan trọng (thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên nửa triệu người gốc Hoa) !!!
Xin thưa với thầy là tôi sống gần như cả đời ở Chợ Lớn, ở đây người Hoa nói tiếng Việt nhiều khi còn giỏi hơn cả… tôi - họ đã thành người Việt rồi nên không cần phải học tiếng Hoa làm gì nhiều nữa!, hơn nữa, vào mấy Trung tâm ngoại ngữ quanh khu đó thì tôi thường thấy:
-Người Hoa đi học tiếng Anh đông hơn người Việt!, híc..híc… (xin lỗi)
*
Nay ta đang có phong trào vệ sinh an toàn thực phẩm ‘tốt’, bảo vệ môi trường ‘khá tốt’, giao lưu học hỏi qua Facebook ‘khá tốt’, việc xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ ‘rất tốt’…, rất hoan nghênh!, bởi vì nó đang đi thuận chiều ‘tiến hóa’.
Ngược lại, việc học tiếng Trung là ‘tự nguyện’, tùy theo nhu cầu có thể (demand) của người dân, chứ không phải là ‘chính sách’!, mà về vấn đề này, blogger Vòm Trời Riêng có một lời bình rất ‘thực tiễn’ (trong entry ‘Tuyệt đối không nên học tiếng Trung Quốc’*):
-Huynh à, hôm nọ đọc báo, có bài viết nói GS Ngô Bảo Châu cho rằng cũng nên hoc tiếng Trung vì ta ở ‘bên nách' TQ. Cách đây cũng lâu, hoc trò ngoài tiếng Anh ở trường, còn đi học thêm Hoa văn, vì ‘mẹ của em nói người Hoa chiếm 25% dân số thế giới nên học tiếng Hoa cho dễ kiếm việc làm’, mà cái này chưa được kiểm chứng đúng sai, nhưng cứ yên tâm rằng còn lâu mới xen tiếng TQ vào chương trình, dù ‘mấy ổng’ muốn vậy nhưng thực hiện nhiêu khê lắm, nào là sgk, nào là gv, nào là có phụ huynh nào cho con em chọn học tiếng TQ đây..., há..há…
Ngoài ra, ngay cả Liên đoàn bóng chuyền quốc tế cũng được viết bằng tiếng Anh là International Federation Of Volleyball - FIVB (viết tắt theo tiếng Pháp) hay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cũng được gọi là:
-Ministry of Education and Traing - MOET, mà chúng tôi hay gọi là MÔ-ÉT. Thế mà!
***
Tóm lại, có ai đó nói rằng: ‘Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, và là tiêu chuẩn của chân lý’, được hiểu rộng là không thể lấy ‘cái tôi’ ra để mà hoán chuyển lịch sử/thế giới, vì thế giới là khách quan - không phụ thuộc vào sự ham muốn của một vài lãnh đạo nào đó!, nó có ‘Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình’ không???

Và thiết nghĩ, có vài ‘lão đạnh’ nào đó hình như chả hiểu gì về khái niệm ‘hiện đại’ là ‘phủ định của phủ định’* của cái cổ điển, nói chung là đầu óc họ còn cổ điển lắm, nhưng họ vì quá vô minh nên không biết là mình quá cổ điển, đau đớn thay là khi lên ti-vi thì họ lại ‘gơu, gơu, gơu, à lê, a lế, à lê’ rằng mình là ‘hại điện’… nhất!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:

  1. ‘Đề thi minh họa kỳ thi THPT 2017 - môn Anh văn’: báo Thanh Niên, ngày 6/10/2016, hay: http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/phuchau/2016_10_05/8_demh_anh_k17_LWDW.pdf
  2. ‘Đề thi minh họa kỳ thi THPT 2017 - môn Văn: báo Thanh Niên, ngày 6/10/2016, hay: http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/phuchau/2016_10_05/5_demh_van_k17_LIGH.pdf
  3. ‘Mười nghìn tỷ cho đề án dạy ngọai ngữ’ (Nguyễn Lân Dũng), xem thêm: http://nguyenlandung.vn102.space/2016/10/07/10_nghin_t
  4. Quy luật phủ định của phủ định: Quy luật này nghiên cứu về khuynh hướng chung của quá trình phát triển, đó là một đường xoáy trôn ốc - phát triển không đi theo con đường thẳng đứng (wattpad.com)
  5. Trần Hùng John, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/04/551-hung-john-va-phat-bieu-nguoi-viet.html
  6. ‘Tuyệt đối không nên học tiếng Trung Quốc - Thư giãn’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/10/863-tuyet-oi-khong-nen-hoc-tieng-trung.html
  7. VTV Cup - Tôn Hoa Sen: Dễ dàng đả bại đối thủ Giang Tô - Trung Quốc với tỷ số 3-0, ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam có được khởi đầu thuận lợi tại VTV Cup 2016, xem thêm: http://thethao247.vn/bong-chuyen/vtv-cup-2013/truc-tiep-viet-nam-vs-giang-to-vtv-cup-2016-19h30-ngay-8-10-d132824.html

12 nhận xét:

  1. Gia Tue (FB)
    Lên bài nhanh (nên) muội bít huynh phẻ phắn. Chúc huynh ngon giấc nhe !
    7 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là... ngon giấc siệt!, đăng bài xong, dò, đến gần... 5g sáng mới ngủ được, mới đi uống cà phê về nè, hi..., ngày mới ngọt ngào nghen tiểu sư muội!

      Xóa
    2. Chờ đợi vô điều kiện ở nhà máy bia Sài Gòn
      Nàng ấy ngang qua chạy tít Buôn Hồ
      Về nhà cà uống nam mô
      Thiên thần đi mất, ta ngồi với ta, hu..hu...

      Xóa
  2. Ngoc Anh Tran (FB)
    Tội cho ông anh, cứ phải soạn bài, nghiên cứu viết bài..,
    phải chứng minh cho thật logic, đọc xong thấy cả một công trình, nghiên cứu ti mỉ không sai một nét, càng đọc càng thấy sự uyên thâm của Tiền bối ...,
    khen it thôi, không thì ông anh tôi lại tiếp tục viết, không còn có thì giờ đi Gom Lá... đốt bẩy nhiêu cũng xông... lên đầu rồi. NA thấy trước cửa mấy nhà thương có treo tấm bảng k. còn chỗ cho 'Tẩu hoá nhập ma'?
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tẩu hỏa nhập ma vì... yêu
      Thôi thế gian chỉ có điều ấy thôi!
      Sống đời làm tí làn môi
      Phê phê thế tuyệt, bồi hồi tí em, hihi...

      Xóa
  3. Mietvuon Sau (FB)
    Học tiếng Trung, một dự án bất khả thi!

    Ngày thơ, tiếng Tàu ta nghe thoáng
    ‘Thiên tự’ rêu phong, thoảng ánh mờ
    Ngày nay, TOEFL mọc như nấm
    Trông lão già mê, ta thấm, đau!
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn nhà... thơ miệt dườn, sử dụng âm thanh trong cái thơ thẩn này cũng phải cố tí, CN vui nhé!

      Xóa
  4. Thu Phong 62 [Blogger] Email 10.10.16@21:24
    Học tiếng Trung để lấy chồng Tàu còn được, chứ ngoài ra mắc mớ gì phải học!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mình định học tiếng Trung để... tán Thư Kỳ, hay để ra quán cà phê chém gió tí tí, ngoài ra chẳng có lý do gì để học cả!, hi...,
      cám ơn TP, lâu ngày quá, chúc vui, khỏe nhé.

      Xóa
    2. Mấy tháng nay, buồn Thu Phong
      Ham VTV Cup quá, quên chàng cô đơn!
      Kim Huệ vừa mới lập công
      Linh Chi chuyền giỏi thắng liền 3-0, hihi...

      Xóa
  5. Nói chung vụ này là muộn botay.com luôn. Chẳng muốn bàn đến huynh à....
    hic hic hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, muộn là muộn... vì coi bóng chuyền đó, đội Thái Lan đánh hay quá đi, tâm lý người mình thường có vấn đề (căng cứng) khi đụng đội mạnh nên thua, híc..híc... g9 nghen muội.

      Xóa