Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

924. Sơn Tinh, Thủy Tinh đẻ ra... tùm lum tặc! (Truyện ngắn, thư giãn)

nếu không nhầm, vì các nội dung giáo dục trong các truyện cổ tích VN được 'hồng hóa' để sử dụng cho (các) mục đích có tính chất vụ lợi của một hoặc vài 'nhóm lợi ích' nào đó!, nên nó đã không được diễn giải theo cách mà giúp cho trẻ nhỏ thấy được cái 'mặt xấu' thực sự của xã hội!

Tôi mới được xem một cái clip của thầy Tuấn Ngọc (youtube.com) thấy rất hay!, 
và có nhiều điều phải suy gẫm, tuy nhiên, là người mất trí nhớ, nên tôi chỉ nhớ một số ý, và dưới đây là suy nghĩ của tôi về vụ 'Sơn Tinh, Thủy Tinh', gồm: 1) các từ Hán-Việt dùng trong truyện bởi người viết còn quá nặng ngôn ngữ/tư tưởng Tàu mà có thể gây nguy hại!, 2) nhắc sơ lại câu chuyện 'Sơn Tinh - Thủy Tinh', nhân tiện, 3) đá qua truyện 'Chí Phèo' và phim 'Kong - đảo Đầu Lâu’, rồi chuyển sang 4) vụ 'tùm lum tặc' và hết bài.

1
Các từ Hán-Việt dùng trong truyện có thể gây nguy hại…
Từ nhỏ tôi đọc, đến nay nhớ lại và cảm thấy không... yên tâm với các từ Hán-Việt như: Sơn Tinh, Thủy Tinh, 'hồng mao', Hùng Vương, Mỵ Nương... Cách gọi này rất dễ gây hiểu nhầm và có phần nào lai căng, bởi 'Hùng' có thể là lấy từ tên
 của các vua nước Sở*, 'Mị' (trong Mị Lữ) là tên gọi của Sở Trang Vương trị vì từ 614 - 591TCN...
Chắc các bạn cũng biết, khác với tiếng Hán-Việt. Trong ngữ pháp tiếng Việt thì tính từ là từ phụ, đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ, ví dụ thay vì dùng từ 'mỹ nhân' thì nói là 'người đẹp’, nên sẽ gọi các từ trên là Thần núi, Thần sông/biển, lông hồng, vua Hùng, người đẹp*...
Riêng từ 'Hùng Vương' thì 'Hùng' (Khun, Kun, Khunzt...) là 'tù trưởng của một bộ lạc' hay 'buôn trưởng'* (như vụ Buôn Ma Thuột, trong đó Ma là bố, Thuột là tên của con trai của một buôn trưởng đầu tiên là Ma Thuột); đến thời phong kiến, (các) tù trưởng của bộ lạc mạnh thôn tính các bộ lạc yếu hơn (như trường hợp của bộ lạc Âu (vùng núi) và bộ lạc 'Lạc' (vùng biển) được thống nhất thành nước Âu-Lạc* vậy!) mà trở thành các 'chúa đất' hay 'lãnh chúa' (người Mông Cổ hay người Hán gọi là 'đại hãn', Tây gọi là 'land lord’…). Còn chữ Vương là cách gọi 'trùng 2 lần' của người Việt xưa do bị Hán hóa, như kiểu gọi: núi Ngũ Hành Sơn, núi Hoàng Liên Sơn, núi Thất Sơn, sông Hồng Hà, sông Nhị Hà, sông Lưu Sa Hà, nước Trung Quốc, nước Hàn Quốc!!!, vì trong chữ 'Hùng' đã có 'Vương' trong đó rồi! Vậy thiết nghĩ:
1) Mỵ Nương là người đẹp, con gái của vua, không phải là tên người; 2) không có vụ 'Hùng Vương', mà chỉ có các tù trưởng lớn, các vua chúa của một vùng đất rộng lớn nào đó thuộc nhiều triều đại có thể kéo dài vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm, và cũng chả có 18 đời vua Hùng gì hết!, bởi người Việt không dùng bội số của 9 như người Tàu!; 3) 'Âu' và 'Lạc' là các 'từ nguyên' để chỉ các bộ lạc ở ‘vùng núi’ và ‘vùng biển’, chứ không có liên quan gì đến ngữ nghĩa Hán-Việt của chúng; ngoài ra, 4) cũng không có vụ người Kinh, vì để chỉ người dân đất Kinh Châu của nước Sở*...
Và thiết nghĩ, nên đoạn tuyệt với cách 'giải thích sử Việt dựa vào sử Tàu' - tương đương với việc cho rằng Dương Vân Nga phải có thân hình và suy nghĩ giống Tây Thi!!!, hay nói cụ thể hơn là hàng 'chất lượng Nhật Bản' phải giống như hàng 'Ma dze in Tê Cu'!!!


2
Nhắc sơ lại câu chuyện 'Sơn Tinh - Thủy Tinh'…
Không có thì giờ để kể lại chuyện 'Sơn Tinh - Thủy Tinh', tôi xin trích ngay ra dưới đây một lời nhạc (Phan Quang Định*, trước 1975):
  • Sử vàng ghi chép, ngày trước Hùng Vương, có nàng công chúa, mắt xanh trời hờn. Chim đồn vang đến mây huyền: đây đấng anh hùng công chúa xe duyên... 
  • Trời vừa ửng sáng. Đã thấy thần non. Rỡ ràng nhung gấm. Tiến vô cung đình. Sau chàng quân lính theo hầu. Thỏ trắng, nai vàng. Vai vác, vai khiêng. 
  • Vua Hùng sai lính. Mời đón vào cung. Cho cùng công chúa. Kết duyên tơ hồng. Tưng bừng dân chúng reo mừng. Đưa trước Sơn thần. Công chúa lên non.
  • Thủy thần theo sóng. Nhẹ lướt vào cung. Bỗng chàng đau xót. Tuốt gươm tuyên thề. Ta nguyền ghi mối căm thù. Dâng nước thủy triều. Quyết thắng Sơn Tinh.
  • Tiếng chàng vừa dứt. Là sấm gầm vang. Gió gào mưa thét. Nước tuôn sóng trào. Tôm hùm cua cá reo hò. Vung kiếm ào ào. Vây đánh Sơn Tinh. 
  • Chẳng hề nao núng. Thần núi ngày đêm. Hô hào dân chúng. Đắp lũy xây thành. Sông càng dâng nước trập trùng. Vung búa Sơn thần. Đưa núi lên cao... 
  • Thủy thần thua trí. Đành rút về xuôi. Tôm hùm nhốn nháo. Cá cua chạy dài. Nắng vàng lại sáng chân trời. Dân chúng gieo trồng. Thôn xóm yên vui.
Câu chuyện này chỉ ra rằng Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau vì giành.. gái!, nhà vua không công bằng, đã 'đi đêm' với Sơn Tinh trước, để cho Sơn Tinh được trở thành nhà 'tư sản thần tốc' hay nói dễ hiểu như hiện nay là trở thành 'hot boy xứ Thanh' (cười) - một hành vi có tính vụ lợi cá nhân rõ ràng mà ai cũng có thể nhìn thấy!; các lãnh đạo này thuộc loại không có chí lớn, chỉ vì cái ‘ế thức hị tự chế’ hay cái 'cục đại vớ vẩn' mà thù nhau, đánh nhau, giết nhau hoài, làm cho muôn dân phải sống trong cảnh lầm than, đau khổ!

3
Đá qua truyện 'Chí Phèo' và phim 'Kong - đảo Đầu Lâu’…
Nhân tiện xin chém gió ngoài lề tí, ngắn thôi.
*
Chí Phèo mặc dù có thể có 'phật tính' (bố ai mà biết!), nhưng hắn là thằng vô học, chỉ có nghề 'Đan Mạch', chuyên say xỉn, nằm vạ kiếm tiền, đi đâm thuê chém mướn, hiếp... dâm Thị Nở, sau đó vì bà cô của Thị Nở không cho lấy, nên quá tức giận, nhân cơn say xỉn bèn cầm dao đi tìm giết cả nhà Thị Nở và đốt nhà luôn* (nhưng đi nhầm đường rồi lỡ tay đâm chết Bá Kiến, ‘xem trích dẫn chi tiết bên dưới’)... Hắn đúng là một 'đối tượng hình sự' thứ dữ, đáng xử chết hay ít nhất là xử án tù chung thân, tuyệt nhiên không có khả năng xây dựng ‘xã hội mới’ mà dân chủ gấp triệu lần xã hội cũ!, vả lại, nếu cho hắn lên làm Bá Kiến thì không sớm thì muộn, hắn sẽ trở thành ‘Bá Kiến gấp trăm lần Bá Kiến', bằng chứng là hắn sẽ xây dựng nên cái 'chủ nghĩa tư bản thần tốc' cho quý vị xem! (cười).
*
Phim 'Kong - đảo Đầu Lâu' đã 84 tuổi, nay có người nói rằng bởi chủ của nó là hãng phim Legendary của Tê Cu, nên thổ dân và con Kong là có vấn đề: thổ dân của VN, rất nhỏ bé so với con Kong của Tàu! Theo tôi biết, cùng với những Batman, Superman, Spiderman, con Kong là thần tượng của người Mỹ, rồi Châu Âu, Nhật, thậm chí là mới đây của Việt Nam hay Tàu!, nhưng lúc mới chiếu, nó cũng bị đổ tội là ‘Hitler’!: ‘Bộ phim King Kong đầu tiên, với tựa đề 'King Kong and the White Woman', có mặt ở rạp chiếu hồi năm 1933 và được quảng cáo là 'một bộ phim tạo cảm giác mạnh của Mỹ'. Tuy nhiên sau đó, King Kong và những người bạn Hollywood của mình bị 'xua đuổi', dù có thông tin rằng trùm phát xít Hitler cũng là một fan của bộ phim này’ (thethaovanhoa.vn). Bây giờ vì quá ‘ghét’ Tàu (!) mà có người cho nó là biểu tượng của tên 'Lãnh đạo hạt nhân X'! Thiết nghĩ, nếu có yếu tố '4T' (thông tin tuyên truyền) trong đó thì không đời nào cái bọn 'chí trịnh Tê Cu' nhỏ mọn và đầy tự ái vặt mà chịu cho đề cao hình ảnh của những người lính Mỹ!, và bọn chúng cũng chả dại gì mà để im cho Cảnh Điềm đóng vai 'lâu la lèng xèng' trong phim!:
- Có lý hơn, một cụ già hỏi: 'Legendary có phải là hãng phim tư nhân không?'. (Có). Vậy thì có vấn đề gì!', hay một facebooker bình rằng: 'Phim này xem chỉ để giải trí thôi mà!'...

4
Vụ 'tùm lum tặc'…
Thiết nghĩ các ý nghĩa ở phần 2: ‘Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau vì giành.. gái!; nhà vua không công bằng!; các lãnh đạo này thuộc loại không có chí lớn, chỉ vì cái ‘ế thức hị tự chế’ hay cái 'cục đại vớ vẩn' mà thù nhau, đánh nhau, giết nhau hoài, làm cho muôn dân phải sống trong cảnh lầm than, đau khổ…’ chính là (các) bài học kinh nghiệm mà câu chuyện muốn gởi gấm lại cho các thế hệ sau!
Bạn Nguyễn Minh Chí có bình là: 'Trong cái nhìn trực diện của trẻ nhỏ thì nó hoàn toàn theo cái ý không nghiêm túc mà Tuấn Ngọc đã nói, huống hồ dù không nghiêm túc nhưng ta phải công nhận vài lập luận của ông thầy này là đúng, nghĩa là người xưa đã dùng một lối truyền đạt không phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện' (facebook.com).
Tôi ghi nhận. Dĩ nhiên ‘truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh' nói riêng (và các truyện cổ tích VN nói chung) là một phần trong vô số những tự hào Việt, ít nhất là chúng không phải ‘sán toác’ bởi bọn cá Tràu! Nhưng, nếu không nhầm, vì các nội dung giáo dục trong các truyện cổ tích VN được 'hồng hóa' để sử dụng cho (các) mục đích có tính chất vụ lợi của một hoặc vài 'nhóm lợi ích' nào đó!, nên nó đã không được diễn giải theo cách mà giúp cho trẻ nhỏ thấy được cái 'mặt xấu' thực sự của xã hội!
Có lẽ ta không tin vậy!, nhưng hiện thực đã chỉ ra, ngoài các loại tặc quen thuộc như lâm tặc, hải tặc, dâm tặc, 'Diệu thủ thư sinh' tặc, ‘Đạo soái’ tặc, ta lại mới… đẻ ra vô số tặc như:
- Anh hùng bàn phím tặc, ấu dâm tặc, Bỗng Điên tặc, cát tặc, chém gió tặc, chính trị sa-lông tặc, 'cho chó ăn chè' tặc, ‘chủ nghĩa kèn trống’ tặc, ‘chửi Mỹ quá đà’ tặc, dáo dác tặc, diệt chủng động vật tặc, ‘dìm hàng/TROLL’ tặc, ‘Đan Mạch, Dell’ tặc, đạo văn tặc, đinh tặc, 'GATO/ghen ăn tức ở' tặc, hàng giả/hàng nhái tặc, hóng hớt tặc, lễ hội tặc, mèo tặc/chó tặc, muối tặc, ‘ném đá’ tặc, ‘Ngụy quân tử’ tặc, nhà lầu ô tô tặc, ô nhiễm môi trường tặc, phá rừng tặc, quan tham tặc, tham nhũng quyền lực tặc, theo Tàu tặc, tiến sĩ giả tặc, 'thương lái Tàu' tặc, thực phẩm độc hại tặc, ‘văn hóa hả hê’ tặc, 'xxx đến thế là cùng' tặc...
Tổng cộng những thứ này lại, nay ta có 'tùm lum tặc', trong đó mới phát sinh:
- 'Cá chết' tặc, 'cạo trọc đầu rừng’ tặc, ‘fọt-ma-ra’ tặc, 'dự án giá rẻ' tặc, 'dùng súng trường bắn rơi Tốc-ma-hô' tặc, và 'hot girl xứ Thanh' tặc...

Bạn... thích loại tặc nào?

(HẾT)
---------  
Ghi chú:
  1. Âu Lạc: Trong phạm vi logic mà chúng tôi đang theo đuổi thì có thể xác nhận phần nào tính hợp lý của gợi ý đó. Chữ ‘Âu’ bao hàm cả nghĩa ‘nổi cao’ lẫn nghĩa ‘người mẹ’. Âu Cơ trở thành Người mẹ ở vùng núi, ở phía Tây... Sự phong phú của cách ghi hình chữ ‘Lạc’ thường phản ánh đó là lối dùng chữ ghi âm hơn là ghi nghĩa. Chữ ‘Lạc’ đã được dùng để ghi âm NƯỚC trong ngôn ngữ cổ Việt Mường... Như vậy, ‘Âu Lạc’ là địa danh, tộc danh và cả quốc danh Việt cổ, bao hàm lãnh thổ và cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn (trồng lúa nước, dùng trống đồng, rìu xéo)… Âu Lạc tồn tại thực sự và có lẽ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 TCN, là sự phối hợp hoà bình của Tây Âu và Lạc Việt - hai nhóm Việt cổ lớn nhất còn lại trong vùng chưa bị Hán hoá, một ở vùng cao miền núi và một ở vùng thấp ven biển... (drnguyenviet.com)
  2. Các vua Hùng nước Sở: Các vua Sở đều có tên mang chữ ‘Hùng’ như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương)... Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch... 
  3. Chí Phèo tức giận, đi tìm giết cả nhà Thị Nở: Thị tức lắm! Thị tức lắm! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị lon ton chạy sang nhà nhân ngãi… Thị dẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng… Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô… Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thị. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khèo xuống sân… Hắn phải tự đến cái nhà con đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu kêu làng. Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó chảy? Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống… Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: ‘Tao phải đâm chết nó!’. Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm... (Nam Cao). Xem thêm: http://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-nam-cao/chi-pheo/924
  4. Hùng Vương: Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Hùng Vương gồm hai thành tố khác nhau. Thành tố thứ nhất là 'Hùng', đây là từ phiên âm Hán Việt của một từ Việt cổ có ngữ âm và ngữ nghĩa gần với từ Khun trong tiếng Thái, Kun (Lang Kun) trong tiếng Mường, Khunzt trong tiếng Munđa… Những từ này đều có nghĩa là thủ lĩnh, tù trưởng, người đứng đầu. Thành tố thứ hai là “vương”, đây là từ do người đời sau thêm vào khi nói về người đứng đầu, thủ lĩnh của các nước nếu không là đế thì cũng là vương. Có ý kiến còn cho rằng “vua Hùng” có âm cổ là Pò khun, có nghĩa là bố các thủ lĩnh. Như vậy, Hùng Vương theo nghĩa chung là từ để gọi vị thủ lĩnh đứng đầu nhà nước sơ khai, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. (facebook.com)
  5. Mỵ Nương chỉ là cái chức danh dành cho con gái vua Hùng hoặc (anh em vua Hùng)..., chữ Nương là từ gốc Hán có nghĩa là Nàng, vì vậy nên gọi là Mỵ Nương hoặc nàng Mỵ. Chữ Mỵ là từ cổ đồng nghĩa với chữ Mỹ ngày nay, vậy có thể dịch Mỵ Nương là nàng đẹp, người đẹp đều được... (vi.wikipedia.org)
  6. Người Kinh: Người Việt ở VN còn tự gọi là người Kinh, mà chữ ‘Kinh’ vốn xuất phát từ vùng Kinh Châu, sông Kinh, mà nước Sở cai quản. Như vậy Hùng Vương nói riêng và Hồng Bàng nói chung, với nhiều tình tiết lịch sử pha lẫn truyền thuyết, có thể còn là sản phẩm pha trộn của người Việt gốc và người Việt lai Hán... (vi.wikipedia.org)
  7. Nhạc sĩ Phan Quang Định sinh năm 1922 tại Đà Nẵng. Thời trẻ ông kết thân với nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nhà văn Nguyễn Văn Bổng và đặc biệt nhà thơ Lưu Quang Thuận… Bài ‘Sơn Tinh Thủy Tinh’ của ông chỉ có một khúc điệu với 12 đoạn ca, có thể coi như một bài hát làm cho nhi đồng…, trong sáng giản dị, nhiều lần được các hướng đạo sinh biểu diễn trong các đêm lửa trại; gần đây, Nhà xuất bản Thanh niên in trong tuyển tập ‘Một trăm sử ca’… (baodanang.vn). Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/06/218-thuy-tinh-thien-thu-tinh-han.html

26 nhận xét:

  1. Các bạn Ha Thi Thanh Vi, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Phu, Bích Quyên, Vương Quang Trung, Thaibangoc Thaiba, Dung Mac, Cao Thị Hạnh Dương…, tôi có đọc các lời bình của bạn, kg thể theo từng lời bình, tạm đúc kết suy nghĩ lại cho vui, thanks!

    Trả lờiXóa
  2. Thaibangoc Thaiba (FB)
    Hay a!... đọc nghe rất ư là hay nà!... he!..he!... lí luận, phân tích rất ư là hay với ngôn ngữ đặc trưng của nhà phê... và bình!..., rất phê ạ!...
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy sử mình lộn xộn lắm, hầu như ai nói gì cũng tin, nhất là bọn cá Tràu nói! (cười), đã không chịu tìm hiểu tường tận, nay lại đòi tích hợp ls vào vơi hư... không!, híc..., nên viết vài dòng suy nghĩ... Thank anh!

      Xóa
  3. Nhiên Phạm Châu An (FB)
    tặc ... tặc
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiền sư ' tặc ... tặc' làm tại hạ nhớ 'Hot old man Thạch Sùng', hi...

      Xóa
  4. Dung Mac (FB)
    Hi... Ai cũng biết sử Trung Hoa được nhiều người ngưỡng mộ, bởi họ nói... dóc đại tài... Thế thì VN muốn qua mặt thì thi nhau nói phét đi, cùng lắm xếp nó vào huyền sử vậy... Nếu người Trung thật sự có 7... 3 tuyệt kỹ thì người ta lập Thế Vận Hội để làm gì? Còn trong chiến tranh Trung - Nhật, ban đêm họ chỉ cần ngậm "chủy thủ" thi triển 7... 3 tuyệt kỹ thì... mụ nội ai mà đỡ nổi... Về khoản từ Hán Việt xin huynh nhẹ tay. Bởi vốn từ Tiếng Việt có hơn 40k, nếu bỏ bớt không sử dụng người ngoài nhìn vào nói chúng ta "nghèo" quá... Hi, chúc ngày đầu tuần năng nổ và hiệu quả (lẩm nhẩm: NGLB mà biết mình "trùm" Háng chắc nghỉ chơi mất...)!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ Hán có... cần chứ, bần tăng đâu dám chọt Độc cô cửu kiếm vào, nhưng chúng đệ tử ma giáo lại bị uống 'Tam thi não Háng-Vịt đan' nên bần tăng có hỗ trợ tí tí, hi... Đa tạ thí chủ!

      Xóa
  5. Má Boon (FB)
    Gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... Kính gửi đến... NGLB, giáo chủ ma giáo (TẶC)... Tỏ chút lòng ngưỡng mộ
    17 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, Giáo chủ ma giáo @ kể cũng là... tặc thiệt!, có món 'Hấp tinh... hoa đại pháp' mừ, hi..., thank muội!

      Xóa
  6. Huong Dinh Thi Thanh (FB)
    Thực sự trân trọng ngòi bút sâu sắc của NGLB.
    16 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra, các vấn đề trên đã có một số blogger đề cập từ lâu, nhưng các giả sư, nhà ngưu kiến... vì bị cái... 'niền Kim Cô ngàn năm' kiềng sít rịt nên chả dám quan tâm!, híc... Tks.

      Xóa
  7. Ví giặm ân tình (O Ví) [Blogger] 17.04.17@01:15

    Có lẽ bí mật lịch sử Việt Nam bọn người Tàu đang giữ. Từ từ rồi tui khui ra từ từ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản hồi 7
      Maitrang Huynh (FB)
      Ngâm cú sự biến chuyển và các động thái, đã và đang luôn luôn trên một trục nhất định. Hàng ngày nằm nghe gió reo ví như tiếng hát ru cho 'tôi' ngủ giấc bình yên. Thực ra xung quanh tôi là sự chuyển động có định hướng và quy luật nhất định !
      11 giờ

      Xóa
    2. Chỉ cần 'Hàng ngày nằm nghe gió reo ví như tiếng hát ru cho ' tôi ' ngủ giấc bình yên', đó là thứ 'chiết học' cao... nhất trong tất cả các loại triết học!, hi... Thank bạn, ngày mới tốt lành!

      Xóa
  8. Vương Quang Trung (FB)
    Đây chính là NGHỊCH SỬ VIỆT NAM! Được các nhà nghịch văn sáng tác và truyền bá theo ý đồ của những kẻ điên khùng!
    9 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm nay tôi mới biết một từ... mới là NGHỊCH SỬ, có lý quá!, hay quá!, hehe..., tôi sẽ sử dụng nó, thank anh!

      Xóa
  9. Trả lời
    1. Tôi đang nghĩ đến thanh Ỷ Thiên kiếm bị em Chu Chỉ Nhược lấy mất rồi, để hôm nào rảnh rủ ẻm đi uống cà phê để đùa lại, hi... Thank pạn!

      Xóa
    2. Maitrang Huynh Tôi thì tìm Tạ lão quỉ uống gụ gạ ổng cây Đồ long đao để cùng hoá giải cái mớ hỗn độn này !

      Xóa
    3. Phản hồi 9.3
      Maitrang Huynh (FB)
      Một ván cờ ' tiếu ngạo'. Sóng gió tranh giành bá chủ võ lâm. Bao nhiêu cá tôm lìu phìu gây 'thối' một vùng rộng lớn. Bị cuốn xô vào cuộc rồi vùng vẫy tháo gở thế 'bí' một ván đời. Qua đó sự giằng xé mưu toan len lỏi nhiều ngóc ngách tạo nên một thế cục bi thương... Ôi ván cờ ! Hãy làm mai Chu Chỉ Nhược cho anh 'cổ to mông bự'. Cử hoàng tử lưu lạc Minh giáo tán tỉnh công chúa Triệu... Anh Đào. Đất trời âm dương ôm ấp... chơi đã quên bén m nó cái ngôi bá chủ Giang hồ thì sóng hết dậy !!! Kkkk. Cái thiển í ván cờ tui rêu rao hong bít cái huyền cơ vận chuyển ra sao, nhưng tui khoái nhất cái đời có đôi có cặp ! Kkk.
      1 giờ

      Xóa
    4. 'hông bít cái huyền cơ vận chuyển ra sao, nhưng tui khoái nhất cái đời có đôi có cặp !': rất chính xác là vậy!,
      ở đời chỉ có thế thôi,
      mặc nhân, mặc thế, mặc đời xuống lên!,

      mấy ai hiểu!, mà không cần!
      P/s: Lời bình quá hay!, quả là... cao thủ, mình sẽ đưa vào bài mới, tks.

      Xóa
  10. Nguyễn Minh Chí (FB)
    Lúc còn đi học, chỉ nghe cô giáo nói rằng ý nghĩa câu chuyện chỉ nhằm nói đến sự đấu tranh của con người với thiên nhiên, thì ra trong câu chuyện còn nhiều ý nghĩa hơn. Không biết là do sau này người ta cố ý chế biến hay họ không đủ nhận thức để hiểu những điều sâu hơn. Bài viết rất bổ ích.
    8 giò

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Ý nghĩa câu chuyện nhằm nói đến sự đấu tranh của con người với thiên nhiên' mình cũng được nghe đến… buồn nôn từ nhỏ cho đến nay, nhưng nay lại thấy có phần… ba xạo!, bởi lẽ đó là chuyện bình thường của nhân loại; người xưa (kể cả nay) chỉ được cái nước phân tích chung chung, do đó nhóm lợi ích có thể lợi dụng điều này để nói rằng những cái gì họ làm chậm như rùa bò là có tính… biện chứng! (và do đó luôn đúng… quy trình!), chứ họ không có lỗi gì hết trơn!, ha..ha… và híc..híc…

      Xóa
    2. Nguyễn Minh Chí
      Đúng là buồn nôn thật, họ gán ghép mọi thứ vào cái ý "những con người bị áp bức phải vùng lên để chống lại kẻ áp bức", đó là lối "cách mạng hóa" mọi thứ để tôn vinh con đường của họ, trong khi cách họ làm thì chà đạp tất cả :v
      12 giờ

      Xóa
    3. Ui, em Chu Chỉ Nhược lấy luôn đao Đồ Long rồi!, Tạ Trump nói 'yên tâm đi, lấy Tomahawk của ta xài đỡ đi', hehe...

      Xóa
  11. Lưu comt VTR:
    Hai chiếc xe đạp nhỏ
    Đậu bên bờ song song
    Ta quán cà phê vắng
    Khói thuốc đậu bên người

    Trả lờiXóa