
Thời
sinh viên, có một người bạn đố tôi ‘Trong triết học, quy luật nào là quan trọng
nhất?’..., rồi anh ta trả lời là ‘Quy luật về mối liên hệ phổ biến’... (người
ta, nhất là các đại ma đầu Lạ, thường thổi phồng ‘Quy luật mâu thuẫn’ hòng biến
cái ‘World’* (thiên hạ) này thành ‘Thiên hạ đại loạn’ để hưởng ‘ngư ông đắc lợi’,
trước tiên là chiếm ‘Tây Vực’ (chiếm rồi!), hiếp ‘An Nam’, đớp Biển Đông, rồi
làm lông thế giới!)... Từ đó, nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy ‘Khổng Tử’, ‘Viện Khổng
Tử’ và ‘Bãi Tư Chính’ ắt có mối ‘liên hệ’ với nhau!...
*
Dưới
đây là một minh họa...
KHỔNG TỬ LÀ KẺ TÀN SÁT VĂN HÓA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH
SỬ TRUNG HOA
Nhiều người thường vẫn cho “danh hiệu” này là gắn với Tần Thủy Hoàng đế với khái quát “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn nhà nho) nhưng tôi cho rằng chính Khổng tử mới là kẻ “đốt sách” kinh hãi nhất!
Người người nhà nhà vẫn xưng tụng Khổng từ có công trong việc “san định” Kinh thi! Nhiều người hết lời khen những câu đánh giá của Khổng về Kinh thi được xem như là nền tảng cho toàn bộ mĩ học Nho giáo sau này!
Có thật thế không?
Họ Khổng đúng là đã san định thơ ca dân gian để trở thành THI. Tập này đến đời Hán được tôn lên thành sách kinh điển nên có tên KINH THI!
Tài liệu trước nay đều ghi: Trước khi Khổng san định các quan thái thi của các nước đã sưu tầm được đến hơn 3000 bài ca ở khắp các “nước” (quốc). Khổng tử thò tay vào một nhát, trên 3000 bài chỉ chọn lấy 300 (Thi tam bách). Và đương nhiên 2700 bài, biến! Họ Khổng chỉ chọn lấy 1/10 còn 9/10 thì vứt, thì phế bỏ! Không tàn sát thì gọi là gì đây?
KINH THI vẫn được xem là tập thơ dân gian nhưng qua bàn tay nhào nặn của Khổng tử những đặc trưng của văn hóa dân gian vắng bóng hoặc hầu như vắng bóng! Ấy là văn hóa của tiếng Cười và văn hóa của cái Tục! Về điều này chỉ cần so sánh với VẠN DIỆP TẬP trong văn hóa Nhật Bản thì đủ biết Khổng tử tàn nhẫn/bạo/khốc như thế nào!
Còn những lời phẩm bình của Khổng về Kinh thi? Tôi thấy nổi lên mấy luận điểm chính rằng “bất học thi vô dĩ ngôn” tức là KINH THI là nơi cho người học trích dẫn, trích dẫn chắc để chứng tỏ mình là người có học! KINH THI là thánh thư. Trích dẫn KINH THI liên miên kẻ trích dẫn suốt đời mang tư cách học trò. Những lời phẩm bình khác của Khổng tử mang nặng tinh thần Nho giáo. Ở những lời phẩm bình này thấy Cái Đẹp phải hi sinh cho LUÂN LÍ cứng nhắc. Nhiều lời bình rất ép uổng, ngộ nghĩnh không đáng yêu. Ví như bình bài QUAN THƯ, một bài tình ca, một khúc hát giao duyên khá hay thì họ Khổng khẳng định bài ca ấy “vui nhưng không dâm” tức là bài thơ tình nhưng không có cái khát khao cháy bỏng mang hơi hướng của... nhục cảm! Ôi tình yêu kiểu thái giám hay cán bộ tuyên huấn thì mới có phẩm tính này! (NÀO CÙNG NHAU TUYÊN CHIẾN VỚI HỦ NHO (2)*, fb Đặng Tiến)
Nhiều người thường vẫn cho “danh hiệu” này là gắn với Tần Thủy Hoàng đế với khái quát “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn nhà nho) nhưng tôi cho rằng chính Khổng tử mới là kẻ “đốt sách” kinh hãi nhất!
Người người nhà nhà vẫn xưng tụng Khổng từ có công trong việc “san định” Kinh thi! Nhiều người hết lời khen những câu đánh giá của Khổng về Kinh thi được xem như là nền tảng cho toàn bộ mĩ học Nho giáo sau này!
Có thật thế không?
Họ Khổng đúng là đã san định thơ ca dân gian để trở thành THI. Tập này đến đời Hán được tôn lên thành sách kinh điển nên có tên KINH THI!
Tài liệu trước nay đều ghi: Trước khi Khổng san định các quan thái thi của các nước đã sưu tầm được đến hơn 3000 bài ca ở khắp các “nước” (quốc). Khổng tử thò tay vào một nhát, trên 3000 bài chỉ chọn lấy 300 (Thi tam bách). Và đương nhiên 2700 bài, biến! Họ Khổng chỉ chọn lấy 1/10 còn 9/10 thì vứt, thì phế bỏ! Không tàn sát thì gọi là gì đây?
KINH THI vẫn được xem là tập thơ dân gian nhưng qua bàn tay nhào nặn của Khổng tử những đặc trưng của văn hóa dân gian vắng bóng hoặc hầu như vắng bóng! Ấy là văn hóa của tiếng Cười và văn hóa của cái Tục! Về điều này chỉ cần so sánh với VẠN DIỆP TẬP trong văn hóa Nhật Bản thì đủ biết Khổng tử tàn nhẫn/bạo/khốc như thế nào!
Còn những lời phẩm bình của Khổng về Kinh thi? Tôi thấy nổi lên mấy luận điểm chính rằng “bất học thi vô dĩ ngôn” tức là KINH THI là nơi cho người học trích dẫn, trích dẫn chắc để chứng tỏ mình là người có học! KINH THI là thánh thư. Trích dẫn KINH THI liên miên kẻ trích dẫn suốt đời mang tư cách học trò. Những lời phẩm bình khác của Khổng tử mang nặng tinh thần Nho giáo. Ở những lời phẩm bình này thấy Cái Đẹp phải hi sinh cho LUÂN LÍ cứng nhắc. Nhiều lời bình rất ép uổng, ngộ nghĩnh không đáng yêu. Ví như bình bài QUAN THƯ, một bài tình ca, một khúc hát giao duyên khá hay thì họ Khổng khẳng định bài ca ấy “vui nhưng không dâm” tức là bài thơ tình nhưng không có cái khát khao cháy bỏng mang hơi hướng của... nhục cảm! Ôi tình yêu kiểu thái giám hay cán bộ tuyên huấn thì mới có phẩm tính này! (NÀO CÙNG NHAU TUYÊN CHIẾN VỚI HỦ NHO (2)*, fb Đặng Tiến)
*


...Tại
sao cuối cùng phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’* lại vang danh thiên hạ Lạ (hơn mấy phim
Tàu* khác)?... Tại vì nó hay nói triết lý: ‘Đã là con người thì phải có ân oán,
đã có ân oán thì tất có giang hồ, nên con người chính là giang hồ, làm sao mà
có thể thoát khỏi giang hồ được!’ (Nhậm Ngã Hành)..., nhưng chủ yếu là tại vì
nó nêu lên và mô tả tỉ mỉ các tên ‘đại ma đầu chính trị’ như Tả Lãnh Thiền, Nhậm
Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại và Nhạc Bất Quần (đều bị chết ‘bất đắc kỳ tử’ trước
khi hoàn thành đại nghiệp!)..., đến nỗi ngày nay hễ nói đến ‘muốn nằm, muốn nằm,
muốn nằm’ (thánh giáo chủ văn thành võ đức, muôn năm trường trị, nhất thống giang
hồ...) là người ta liền nghĩ đến tay họ Nhậm hay tay ‘Thiến Dái-Bất Bại’,
nói đến ‘Minh chủ võ lâm’ hay ‘Bá chủ Bỗng Điên’ thì người ta liền nghĩ đến tay
Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần... hay ông Michael Mô*...
...Dân
mà hay tung hê cái loại đại như ‘đại nhân’, ‘đại gia’, ‘đại hiệp’, ‘đại thánh’, ‘vĩ đại’, 'đại tệ', ‘cục đại’ gì gì đó đều là... dân giả. Tại sao không thật? Vì...
-
Cục đại là gì?
Một...
triết gia trả lời:
-
Cục cứt nào cũng có 2 đầu, đầu lớn và đầu nhỏ. Đầu nhỏ được gọi là cục tiểu. Và...
Đầu
lớn được gọi là... cục đại.
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. ‘Bảng
phân loại tuần hoàn GENE’: (Sơ đồ Gene) Năm 2000, Venter, Collins và tổng thống Mỹ Bill Clinton đã công bố một trong những
thành quả vĩ đại nhất của loài người trong khoa học - Giải mã hệ gene người... (ibsgacademic-com)
2.
Michael Mô: Bên Hồng Kông không gọi bằng
tiếng Háng như ta, mà gọi ông Mô Xếnh Xáng là Michael Mao, hahaha...
3.
‘NÀO CÙNG NHAU TUYÊN CHIẾN VỚI HỦ NHO’
là một loạt bài viết của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, đến nay đã có 7
bài!...; tôi không có thì giờ liệt kê ra hết...; các bài đều có đăng trên fb Đặng
Tiến, fb Viet Yen Le... NÀO CÙNG
NHAU TUYÊN CHIẾN VỚI HỦ NHO (2): Những ai không thích Đặng Tiến thì
KHÔNG ĐỌC... Bạn tôi, TS Châu Minh Hùng (Chu Mộng Long) đã chính thức
lên tiếng Giải - Nho. Ông đã đăng một Đề cương trình bày những luận điểm chính
để cho tất cả những ai có chung ý nguyện cùng chia sẻ và ai có khả năng thì lên
tiếng cùng tham dự vào công việc rất đáng bỏ công sức, trí tuệ để thực hiện này...
Phần tôi, tôi hoàn toàn ủng hộ... Tôi cũng có thể viết đủ ngọn đủ ngành
một vài vấn đề có liên quan đến hủ nho, nhưng có lẽ nó lại không hợp với tinh
thần thời Facebook, tức là cần phải ngắn, gọn, dễ hiểu nhất để có khả năng đến
được với nhiều người nhất. Cho nên trong khả năng, tôi sẽ tham gia cùng Ông.
Tôi sẽ bắt đầu từ một số nguyên lí Nho giáo và chỉ ra tính chất hủ bại của nó,
mọi người dễ dàng kiểm chứng miễn là không định kiến và phải thực sự dũng cảm...
https://www.facebook.com/search/top/?q=n%C3%A0o%20c%C3%B9ng%20nhau%20tuy%C3%AAn%20chi%E1%BA%BFn%20v%E1%BB%9Bi%20h%E1%BB%A7%20nho&epa=SEARCH_BOX
4.
Phim Tàu: Thực ra cái mà ta hay gọi là ‘phim
Tàu’ thì trong 100 phim có đến 90% là phim Hồng Kông, 10% còn lại là của Đài
Loan, Macau, Singapore và ‘Trung Quốc’... Chỉ có # 2% là phim TQ (Trung Hoa đại
lục), đa số là phim 'dã sử' hay 'cổ trang' mà nay ít có ai thèm xem!, các phim 'tân' thường có lồng chính trị, vd như phim ‘Cận vệ Trung
Nam Hải’...
5.
‘Sinh mạng con người chỉ như cái móng
tay’ là một câu trong bài thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?’ của cô
giáo Trần Hồng Lam.
6.
World được dịch là ‘thiên hạ’, trong
phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’, vai Lệnh Hồ
Xung-Lý Liên Kiệt và Đông Phương Bất Bại-Lâm Thanh Hà... https://www.youtube.com/watch?v=UOKctmHbF0Q
7. UFC: ‘Ultimate
Fighting Championship, là giả MMAMixed Martial Arts lớn nhất thế giới, là
nơi tụ hội của các võ sĩ hàng đầu quốc tế. Trụ sở công ty đóng tại Hoa Kỳ...’
(Doanh nghiệp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét