Tuy
nhiên cũng có biết chút chút, đó là cách đây vài năm khi vô tình đọc bài
‘Phượng ca’* nghe có nhắc gì gì đó đến Quách Mạt Nhược - một bộ óc rất ‘thâm
thúy’ của Trung Hoa hiện đại! (xem dưới), đồng thời tôi cũng biết vụ ‘Phượng
hoàng lửa’ (hay chuyện con ‘rồng’...) chỉ là chuyện bịa...
Tuy
nhiên cũng có quan tâm chút chút, xa hơn, đó là người Tàu, cụ thể hơn các học
giả Tàu nghĩ gì về các bậc ‘tiền bối’ của họ!
Về
các tiền bối Lạ như L-T-K-M, cái mà ta hay quen gọi là Lão, Trang, Khổng gì gì
đó, thì tôi có đọc ‘ý kiến’ của Lâm Ngữ Đường, Bá Dương, Lưu Hiểu Ba, Lưu Á
Châu, Vương Khả Nhi - những người mà ngày nay tầm ‘viễn kiến’ của họ cũng chả
kém gì mấy tay L-T-K-M xưa cũ đó!...
Vâng,
người Tàu nghĩ gì, chứ không phải ta... Và thật là ‘nice surprise’ (ngạc nhiên
thú vị) khi chính người Tàu lại không quá đề cao (vẽ rồng vẽ rắn, hoa lá cành,
fan-ta-di...) các bậc tiền bối của họ!... Vâng, ...chứ không phải ta - cả ngàn
năm nay mang mấy cái thứ ‘Made in China’ về biến thành ‘Made in Vietnam’... và hòng
xuất khẩu sang... Mẽo!, nhưng thế giới phương Tây họ dị ứng với mấy thứ này nên
‘ban’ (cấm vận) và đánh thuế lên đến... 500% cho mầy chít nuôn!, hehe...
...Mà, tôi chỉ quan tâm đến... Chung Lệ Đề, hehe...
...Mà, tôi chỉ quan tâm đến... Chung Lệ Đề, hehe...
*
Người
Lạ nói hay hành động đa số là 'fake' tức là giả, chữ 'giả' trong 'Tôn Hành Giả
giả', và nay là 'hàng giả'...
Vd
như xưa họ hay nói là ‘bắc Kiều Phong, nam Mộ Dung’, thử hỏi các người đọc đã
thấy Bắc Kiều Phong đối chưởng với Nam Mộ Dung bao giờ chưa?: không có!, đó là
lỗi của... Kim Dung, hehe...
Thực
ra, thế giới quan của người Tàu xưa cứ quanh quẩn bên khái niệm được gọi là
‘Thái Sơn’... Tương tự cho núi ‘Ngũ Hành Sơn’ (thực sự ‘tiểu tốt’, thuộc dãy
Côn Lôn, giáp Tây Vực, cận sa mạc Gô-bi, mà bạn đọc khá quen thuộc với các cụm
từ như ‘Phật tổ đè đầu Tôn Ngộ Không ở phía bắc Tân Cương', rồi ‘Côn Luân tam
thánh Hà Túc Đạo’, ‘Trương Vô Kỵ đưa Dương Bất Hối đến Tọa Vong Phong’, ‘vợ
chồng Chưởng môn phái Côn Luân - Hà Thái Xung và Thục Nhân’...), thì núi Thái
Sơn nằm một cục ở quê nhà của lão Khổng - thực ra là một hòn núi nhỏ ở Sơn
Đông, không hẳn ‘vô danh’ nhưng thực sự ‘tiểu tốt’!... Và để hình dung núi Thái
Sơn bự cỡ nào!, các bạn có thể vào Google (phần ‘Image’) tìm hình ảnh về Hạ
Long..., và tương tự như mấy hòn núi trơ vơ ở Hạ Long, nó chỉ cao cỡ vài chục
mét... Vì thế, tầm ‘viễn kiến’ của lão Khổng chỉ có vậy, không biết gì về thế
giới - cái được gọi là ‘thiên ngoại hữu thiên’, nên lão mới cho núi Thái Sơn
là... nhứt (cư)!... Thật vậy, ngoài việc lão cho ‘công cha như núi Thái Sơn’
trong Kinh Thi (!), thì bọn hậu bối sau này gọi môn phái nào đó, ai đó hơi bị đỉnh
đỉnh đại danh là ‘Thái Sơn Bắc Đẩu’ (của võ lâm, ví dụ như Trương Tam Phong)...
Nhân tiện, các môn phái ở Trung Nguyên (Trung Hoa) như ‘Lục đại môn phái’ hay
‘Ngũ Nhạc kiếm phái’ gì gì đó, trừ phái Thiếu Lâm từ thời Đạt Ma, còn lại là
được sinh ra từ thời Tống đến đầu hay giữa thời Minh, nên dễ suy ra ‘thời’ của
các Lục Tiểu Phụng, Tiểu Lý Phi Đao hay Sở Lưu Hương... cũng vậy!...
...Và
người Tàu, nhà văn Tàu không chỉ có Kim Dung, mà còn có những 'Kim Dung'
khác... Vào đầu thời Tống, cụ thể là vào thời Tống, Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại
Lý..., các môn phái thường tổ chức Đại hội Minh chủ võ lâm ở núi Thái Sơn...
Trong đó có Mộ Dung Phục là hậu duệ của dân tộc Tiên Ti*, một tên có võ công
cao cường và đầy âm mưu, thủ đoạn... làm ‘Bú chả Bỗng Điên’... Đêm trước đó, Mộ
Dung Cô Tô đã ‘gián tiếp’ dùng ‘chất độc Lạ’ để đầu độc Tiêu Phong... Quả nhiên
tại núi Thái Sơn, Mộ Dung Phục đả bại các môn phái, rồi Tứ đại trưởng lão của
Cái Bang, đang tuyên bố lên ngôi ‘Minh chủ’... Nhưng, cái sai lầm của y là chửi
Tiêu Phong là đồ ‘con rùa rút đầu’, nên họ Tiêu không kìm chế được nữa, buộc
phải ra tay... Họ Tiêu mặc dầu đã bị thương, nhưng những chiêu thức thượng thừa
của ‘Đả cẩu bổng’ khả dĩ có thể chịu đựng đươc ‘Mộ Dung thần kiếm’ trong vài ba
khắc (khoảng 15’), để dành miếng nội lực cuối cùng để tung ra tuyệt chưởng
‘Kiến Long Tạ Điền’... Quả nhiên ‘Đẩu Chuyển Tinh Di công’ của Mộ Dung Phục
không chịu nổi ‘Kiến Long Tạ Điền’ - chưởng công mạnh nhất trong ‘Giáng long
thập bát chưởng’, phải thoái bộ 7 trượng, khi đó y còn ‘sĩ diện’, giả vờ nói:
-
Ta vì chủ quan nên thua ngươi nửa chiêu, hẹn sẽ có ngày tái đấu để phân biệt
cao thấp!
Xong,
với sự bảo vệ của Phong Bá Ác và Bao Bất Đồng, y ráng phi thân vào rừng, tựa
vào một thân cây to, hộc ra mấy búng máu tươi...
Sự
thật là như thế!... Hahaha...
*
Quay lại chuyện Chung Lệ Đề...
Hiện
nay, tại các quán cà phê ở An Nam, cũng có người biết ở bên Tàu 'có chuyện một
người đẹp bỗng dưng không biết là mình xấu xí, khi soi gương biết được thì tức
hộc máu mà chết!'... ‘Ai? Ai? Ai?...’, mọi người đều hỏi dồn... Ai vậy?, chuyện
như sau...
Nhân
tiện... ‘Tứ đại mỹ nhân’ chỉ là đồ... bịa chuyện, lại là chuyên gia làm mất
nước... trà đá (vd, Tây Thi, Dương Quý Phi, Điêu Thuyền), chưa kể chuyện Vương
Chiêu Quân là người ở Giao Chỉ (tỉnh Thái Bình) được vua Hán tuyển vào!, chưa
kể chuyện Dương Ngọc Hoàn làm tay Lý Bạch - chuyên mần thơ ca tụng ả - vào cung
nhậu với ả xong, về khuya, nhớ cái mông tròn, trắng, sơm phức rất ư là ‘phong
nhũ phì đồn’ của ả... đang trôi nổi lèo phèo giữa dòng nước, nên bị điên đảo
thần hồn, nhảy xuống suối măm măm mà tử!...
Còn
bọn ‘Giang Đông hữu nhị Kiều’ (Đại Kiều và Tiểu Kiều), ‘Thiên hạ đệ nhất mỹ
nhân Giang Nam’ (Trần Viên Viên), 'Trà hoa nữ Vương Ngữ Yên' (Lưu Diệc Phi),
v..v... về sắc đẹp chỉ đáng... xách dép cho Lan Khuê hay H’Hen Niê (đúng ra là
LK hiển nhiên thuộc ‘Top-5 thế giới’ do thỏa điều kiện ‘được thế giới mạng bình
chọn nhiều nhất’; nhưng vì em có ý không tuân phục Thiên triều (mang tấm bản đồ
VN có Hoàng Sa và Trường Sa), nên BCT bày kế hãm hại, gây khó khăn, nên LK bị
tuột xuống hạng thứ 11 thế giới); lưu ý rằng trong cả 2 trường hợp trên, các mỹ
nhân Lạ đều không những không được lọt vào ‘Top-20’, thậm chí còn đứng thứ 65
hay 75 của thế giới!...
Sau
khi họp Thập bát lão đại thần (BCT), thấy bên Tê Cu chả có ai thực sự... đẹp,
lại tốn cả chục tấn ‘tệ nhân dân’ thuê triết gia Diogenes đi khắp xứ Lạ tìm
giữa ban ngày mà cũng không ra!... Cuối cùng Bộ chính trị bên í mới phát hiện
ra là người đẹp xứng đáng đóng vai Mã phu nhân (tức Khang Mẫn, vợ của Mã phó
bang chủ Cái Bang)... phải là người... Việt Nam (HÌNH 1), hehe...
Trên
đời này chỉ có Liễu Hạ Huệ (tk 7TCN) và Tiêu Phong... thấy người đẹp thì không
thèm liếc..., vì vậy mà người đàn bà hấp dẫn nhất Trung Hoa - Khang Mẫn đã đem
lòng oán hận, quyết trù dập vị đại anh hùng Tiêu Phong cho đến bằng... chó mới
đã nư... Và quả thật Tiêu Phong đã bị hại đến... bằng chó, nhưng chàng không vì
thế mà giết nàng, mà nàng bị hại gián tiếp - bị rạch mặt - bởi A Tử: soi gương
bỗng thấy mình từ một thiên thần tuyệt thế trở nên xấu xí như ma, Khang Mẫn (đã
bị hành hạ dã man) vì quá kinh hãi mà tắt thở ngay sau đó...
*
Và
vài sự thật ngoài Kim Dung...
Ở
quán cà phê... ‘Phật ở trên kia cao quá/Mãi mãi không độ tới nàng/Vạn vật tương
tư vì ai/Tiếng mõ vang lên phũ phàng/Chùa này không thấy bóng nàng/Bồ đề chẳng
muốn nở hoa/Dòng kinh còn lưu vạn chữ/Bỉ ngạn phủ lên mấy thu'...
-
Đố mấy ông, ‘BỈ NGẠN’ là cái gì?
Cả
đống sứ giao-tí suyễn (GS-TS) - ngày ngày ai cũng tự cho mình là ‘đỉnh cô trí
tệ’, hehe..., nên ai cũng nhao nhao là ta biết vụ ‘Độ ta không độ nàng’, chắc
rồi! - bỗng lặng ngắt, vì chủ quan mà déll biết ‘bỉ ngạn’ là cái... cmn gì!,
bèn đánh trống lãng, chuyển qua đề tài người đẹp Chung Lệ Đề trong 'Thiên long
bát bộ' hay 'Cận vệ Trung Nam Hải'..., rồi tán phét ‘Thị Nở là người đàn bà
'hấp vẫn' nhất vũ 'tru’! (chứ không phải vũ trụ), hahaha...
Hoa
Bỉ Ngạn có 2 loại, trắng và đỏ... Loại màu trắng, người miền Bắc hay gọi là cây
‘huệ Tàu’ - trồng nhiều ở Đà Nẵng, trong các nhà vườn ở miền Trung, mọc phổ
biến ở các nghĩa địa..., đôi khi được gọi là cây ‘láng’ - dùng để bó chỗ bị
trặc gân do té xe máy chẳng hạn...; nó được trồng dưới dạng củ (như củ khoai
môn), rất mau nứt lá sau khoảng vài ngày, lá như lá dứa, không có gai, mau dài
nhưng mềm và dễ bị ‘oặt’, khoảng một tháng là có hoa màu trắng, mùi thơm nhẹ,
không độc... Chuyện chưa kiểm chứng, nhưng ông Kim Dung gọi nó là MẠN ĐÀ LA...
‘Mạn Đà La trắng trong thuần khiết, không vướng bận, chẳng chấp niệm’ được
trồng rất nhiều ở Mạn Đà sơn trang (Cô Tô), gắn liền với tên tuổi của Vương Ngữ
Yên...
...‘Phù
vân hoa mộng, ngoảnh lại nhìn tất cả hóa tro tàn’, Mạn Đà La đỏ (HÌNH 2) hay
‘MẠN CHÂU SA có hoa màu rực máu, đầy u uất, đầy chấp niệm, hận thù’, còn được
gọi là ‘LAN LINH CHI’ (cũng theo Kim Dung) lại được trồng ở vườn trước cửa nhà
của Ngũ phu nhân - ‘vợ năm’ cưng nhất của Chưởng môn Hà Thái Xung, phái Côn
Luân, qua chuyện sau đây:
GIẢI
ĐỘC CHO NGŨ PHU NHÂN (Ỷ thiên đồ long ký, Chương 23)
Trương
Vô Kỵ không trả lời, cúi xuống gầm giường cô Năm quan sát một hồi, lại mở cửa
sổ xem xét vườn hoa ngoài song cửa, đột nhiên nhảy ra, đi xem các cây hoa. Hà
Thái Xung sủng ái cô Năm, ngoài vườn chỗ cô nằm trồng toàn các loại kỳ hoa dị
thảo, lúc này thấy Trương Vô Kỵ hành động quái lạ, trong bụng nóng như lửa đốt,
chỉ mong lập tức ra toa cắt thuốc, trị lành quái bệnh cho cô Năm, y lại ra vườn
ngắm hoa vui thú, làm sao không khỏi nổi giận. Thế nhưng đang lúc thúc thủ vô
sách có được chút hi vọng, nên y đành cố nén nộ khí, nhưng mặt cũng tím ngắt,
hơi thở hổn hển. Chỉ thấy Trương Vô Kỵ xem hoa một hồi, gật gật đầu như đã
hiểu, quay trở lại phòng nói: “Bệnh có thể trị được... Vị phu nhân này không bị
bệnh gì quái lạ cả, trúng phải nọc độc của Kim Ngân huyết xà đó thôi”.
Hà
Thái Xung và Chiêm Xuân cùng kêu lên: “Kim Ngân huyết xà?”. Trương Vô Kỵ đáp:
“Đúng thế, loại độc xà này tôi cũng chưa thấy bao giờ. Thế nhưng phu nhân mặt
mày sưng phù, kim châm đâm vào có mùi đàn hương. Hà tiên sinh, xin ông nhìn
chân phu nhân xem, trên mười đầu ngón chân thể nào cũng có vết răng nho nhỏ”.
Hà Thái Xung vội vàng giở chăn đắp trên người cô Năm, chăm chú quan sát mười
đầu ngón chân, quả nhiên mỗi ngón chân đều có vài vết răng đen tím, nhưng nhỏ
như hạt gạo, nếu không cố ý tìm kiếm, không thể nào thấy được. Hà Thái Xung vừa
thấy xong, lòng tin tưởng vào Trương Vô Kỵ tăng lên gấp mười, nói: “Đúng quá,
đúng quá, đầu ngón chân nào cũng có vết răng, tiểu huynh đệ cao minh thực. Tiểu
huynh đệ nếu biết nguồn gốc căn bệnh, ắt biết cách chữa. Tiện thiếp khỏi rồi,
thể nào tôi cũng tạ ơn thật hậu”... Trương Vô Kỵ nói: “Xin gọi đầy tớ khiêng
giường của phu nhân ra, dưới gầm giường có cái lỗ nhỏ, chính là hang của Kim
Ngân huyết xà”... Trương Vô Kỵ chỉ bồn hoa trước cửa sổ nói: “Hà tiên sinh,
bệnh tình của tôn phu nhân đều do tám cây lan Linh Chi trong vườn hoa kia mà
ra”. Hà Thái Xung nói: “Cây đó gọi là lan Linh Chi ư? Ta không biết tên gọi là
gì, một vị bằng hữu biết ta thích hoa cỏ, đem từ Tây Vực về tám bồn hoa lan cho
ta. Hoa này khi nở có mùi đàn hương, sắc hoa lại thật là kiều diễm, không ngờ
trồng lại sinh họa”. Trương Vô Kỵ nói:
-
Cứ theo sách viết, loại lan Linh Chi này củ tròn như trái cầu màu đỏ như lửa,
trong củ đó có chất cực độc. Mình ra đào thử xem có đúng thế không... Trong bồn
hoa ngoài cửa sổ của phu nhân có trồng Linh Chi Lan nên đã dẫn dụ Kim Ngân
huyết xà đến”.
Hà
Thái Xung gật đầu nói: “Thì ra là thế”...
Đọc
toàn chương tại: https://sachvui.com/doc-sach/y-thien-do-long-ky/chuong-23-duong-dao-thoi-kien-trung-son-lang-2.html
***
...Và
'Bộ chính trị Lạ' đã chọn... chính xác: Phụ nữ Việt Nam hội đủ cả 2 yếu tố: 1)
tuyệt đẹp và 1) cực thu hút nam giới của cả võ lâm Trung Nguyên!, đó là nàng
Mạn-đà-la-đỏ Chung Lệ Đề, hehe... Nhưng có loại hoa này thì tuyệt đối cả Quách
Mạc Nhược và Kim Dung đều không biết...
HOA
BẠCH TUỘC CÁI (HÌNH 3)
May
mà loài người không xảy ra hiện tượng này. Nhất là các bác đàn ông kkk...
Đây
là bạch tuộc Argonaut. Giống như nhiều loài bạch tuộc khác, và tương tự với
Nhện Góa Phụ Đen hay Bọ Ngựa, con cái thường lớn hơn con đực rất nhiều, có khi
lớn gấp 10 lần. Đối với những loài đó, sau khi giao phối xong, con cái
thường... ăn thịt luôn con đực để “lấy sức sinh sản”.
Vì
thế để tránh chịu chung số phận, bạch tuộc Argonaut đực không trực tiếp giao
phối với bạch tuộc cái, mà khi nhìn thấy bạch tuộc cái, con đực sẽ... tự giật
đứt dương vật của mình ra, ném về phía con cái rồi chạy mất. Và con cái chỉ
việc bơi ra, nhặt dương vật đó đem về để tự ‘đ...’ chính mình. (fb Nguyễn
Hương)
‘Đ...’
là gì? Ngộ hổng có piết!
Lại
nhớ có một ông bạn già bảo đàn bà có 2 loại: loại ‘đả được’ và loại ‘không đả
được’!
‘Đả’
là gì? Ngộ cũng không... piết.
H...ết.
---------
*
Bài đọc thêm:
Quánh
Mạc Nhược cười vào mũi bọn ‘không tưởng’ Khổng Tử, Tử Lộ, Tử Cống, Nhan Hồi...:
“A!”
đến đây thì Khổng Tử phát ra một tiếng thở dài thật lớn, tiếng thở dài thật lớn
này phát tiết tất cả phiền muộn chất chứa cả hai ngàn năm qua. Sau khi thở dài
xong, Khổng Tử nói tiếp: “Thiên hạ bên xứ ngài có thể thực hiện được chủ nghĩa
của ngài, còn tại hạ ở đây hai ngàn năm qua chỉ biết ăn thịt đầu heo đông lạnh
mà thôi!”. “Cái gì? Cả tư tưởng của ngài người Trung Quốc vẫn chưa thực hiện
được sao?” (Karl Marx hỏi). “Nói chuyện thực hiện làm gì! Chỉ mong là mọi người
hiểu rõ tư tưởng của tại hạ, tin rằng người của ngài không phản đối tư tưởng
của tại hạ, cũng như tin rằng người của tại hạ không phản đối tư tưởng của
ngài”. “À, nếu như thế tôi muốn...”. “Ngài muốn việc gì?”. “Tôi muốn về nước
thăm nhà tôi”... Đến đây thì Khổng Tử trong mắt một người đạo đức hủ lậu chuyện
Mã Khắc Tư trong giờ phút này có thể nhớ đến “bà xã” ở nhà đáng lý ra phải lên
cơn đại phát lôi đình, thống mạ Mác là đồ cầm thú. Nhưng những tình cảm tự
nhiên, ngay cả thánh nhân cũng không thể cưỡng chống lại. Khổng Tử của tôi là
thánh nhân nhưng ngài không những không thống mạ Mác mà trái lại còn hỏi Mác
một cách đầy ghen tị: “Mã tiên sinh, thế ra ngài đã có bà xã rồi à?”. “Sao lại
không? Vợ tôi không những đối với tôi rất tâm đầu ý hợp, mà còn rất xinh đẹp
nữa”, Mác không khách khí chút nào, một khi đã nhắc đến “bà xã” ông đã đem chủ
trương của mình ca ngợi thành một lý tưởng và cũng ca ngợi “bà xã” thành một lý
tưởng tương tự... Nhìn thấy Mác được cao hứng đắc ý như vậy, Khổng Tử rầu rĩ
than: “Ôi, ai cũng có bà xã. Riêng ta thì cô đơn”. Tử Cống đã bị ngứa miệng lâu
lắm rồi, đến lúc này mau mắn xen vào một câu: “Thiên hạ bốn bể ai cũng là bà xã
hết. Phu tử lo không có bà xã làm gì?”... Trong đám môn sinh của Khổng Tử nói
cho cùng chỉ có Tử Cống là nhà hùng biện nói toạc vấn đề ra chẳng biết xấu hổ
là gì. Anh ta đã đem một câu nói xưa cải biên lại như trên khiến Khổng Tử phải
phá ra cười ha hả... Chưa kịp hiểu những ý sâu xa trong câu nói nên Mác vội hỏi
lý do thì mới vỡ lẽ ra Khổng Tử chính là một người tự do ly hôn. Ông có cảm
tưởng rằng Khổng Tử là một nhân vật kỳ thú, càng nói chuyện càng tăng thêm phần
ý vị... Khổng Tử hướng về Mác nói thêm:
-
“Nhưng tại hạ đã xem cha mẹ người khác như cha mẹ mình, con cháu người khác như
con cháu mình, xem vợ người khác cũng như vợ của mình, cho nên bà xã của ngài
cũng chính là bà xã của tại hạ”.
Mác
nghe đến đây kinh hãi la lớn: “Hả? Khổng tiên sinh, tôi chỉ dám đề xướng cộng
sản chủ nghĩa thôi, còn ngài công khai đề xướng chủ nghĩa cộng thê, như thế tư
tưởng của ngài còn nguy hiểm hơn tư tưởng của tôi nhiều! Thôi, tôi không dám
làm phiền ngài nữa!”... Nói xong Mác lập tức truyền lệnh cho bốn tráng sĩ mau
mau rời khỏi... (Quách Mạt Nhược. Ngày 17/11/1925)
Đọc
toàn bài tại:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=903098403384349&id=100010525920621
*
Chú dẫn:
1.
Các diễn viên người gốc Việt nổi tiếng trên thế giới: KỲ DUYÊN sinh năm 1910
tại VN... với gần 40 vai diễn trong các bộ phim của Pháp, Ý và TQ..., ông từng
được đề cử Oscar năm 1956... JAMES DUVAL sinh năm 1972, người gốc Sài Gòn,
...có trong tay gần 40 vai diễn chủ yếu tại Mỹ... QUAN KẾ HUY sinh năm 1971,
...hai bộ phim đình đám mà anh cộng tác là X- Men và The One... CUNG LÊ với lợi
thế là một võ sư kickboxing và võ tự do đã bước chân vào Hollywood với một loạt
dự án đình đám như Bodyguards And Assassins (cùng Chân Tử Đan)… DUSTIN
NGUYỄN... đã có 14 bộ phim trên đất Mỹ, trong đó nổi bật nhất là series phim
truyền hình 21th Jump Street kéo dài suốt 5 năm... LỮ LƯƠNG VỸ sinh năm 1955 (ở
Chợ Lớn), ...gương mặt đẹp, diễn xuất tuyệt vời, Lữ Lương Vỹ là cái tên nổi
tiếng vượt ra ngoài phạm vi châu Á với gia tài khoảng 60 bộ phim nổi tiếng,
nhắc đến anh là nhắc đến ‘Triển Chiêu’, Bến Thượng Hải hay Tuyết Sơn phi hồ...
HOÀNG THỊ THẾ (con gái của Hoàng Hoa Thám) được coi là nữ diễn viên đầu tiên
người Việt... cùng hai phim nữa là La donna bianca năm 1930 và Le secret de
l'émeraude năm 1935... PHỤNG SAN sinh năm 1915 ở Giáp Bát (Hà Nội)...; gần 30
năm làm nghề, bà là gương mặt nổi tiếng ở Pháp... TRẦN NỮ YÊN KHÊ là gương mặt
chỉ gắn liền với các tác phẩm của chồng, đạo diễn Trần Anh Hùng, như Mùi đu đủ
xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng..., và PHẠM LINH ĐAN sinh năm 1974 được
biết rộng rãi hơn trên toàn thế giới qua bộ phim Đông Dương (Indochine, 1992) -
Oscar Phim nước ngoài hay nhất năm 1993... Hai gương mặt được coi là biểu tượng
về sắc đẹp là mỹ nhân CHUNG LỆ ĐỀ (xem dưới) và Lý Mỹ Kỳ. LÝ MỸ KỲ (ở) Mỹ tham
gia vào nhiều dự án điện ảnh, trong đó, đình đám như Mission Impossible với Tom
Cruise... BRENDA SONG mang dòng máu H’Mông..., một nữ chiến binh giỏi kungfu
với sứ mạng cứu thế giới; sinh năm 1988, là ca sĩ tuổi teen với nhiều ca khúc
đình đám, cát-xê đạt mức 3,5 triệu USD, từng được bình chọn là một trong 25
ngôi sao "hot" nhất (thế giới) dưới 25 tuổi... (yan-vn)
2.
“Chàng có biết, tại sao ta là Mạn Đà La không?”. Thật ra, "Bỉ Ngạn Hoa có hai
loại. Một, chính là ta, một đóa Mạn Đà La trắng trong thuần khiết, không vướng
bận, chẳng chấp niệm. Còn một, chính là Mạn Châu Sa, một đóa hoa màu rực máu,
đầy u uất, đầy chấp niệm, hận thù... Cả hai, đều có tên gọi là Bỉ Ngạn, bởi vì,
chúng đều mọc ở bờ bên kia. Mạn Châu Sa hoa, mọc ở bờ bên kia sông Tam Đồ, nơi
Hoàng Tuyền, chứa đầy tử khí. Mạn Đà La, là đóa hoa dâng phật, mọc ở nơi miền
Cực Lạc... Tuy nói cả hai cùng một tên, cùng tích, chúng gốc, nhưng lại hoàn
toàn khác. Hai đóa hoa, cùng ở bờ bên kia, nhưng một là ở Hoàng Tuyền, u uất,
một lại là ở nơi Cực Lạc đẹp tươi. Mạn Đà La, chính là đóa Mạn Châu Sa đã bỏ đi
chấp niệm, bỏ đi hận thù sâu sắc để trở lại màu trắng tinh khiết... Cũng như ta
vậy. Thật ra, trước khi rơi xuống vực, ta từng rất yêu chàng, rất cố chấp.
Nhưng rồi, khi đối mặt với sanh tử, ta chợt nhận ra một điều. Yêu, đó là gì? Là
hi sinh, là tha thứ bao dung? Hay là chấp niệm? Yêu, không có định nghĩa, không
một gì cho thấy yêu tồn tại. Nó, có lẽ là cảm nhận. Cũng như gió, tuy nói là
có, nhưng có ai đã từng thấy nó? Thật sự ra, yêu là gì?... Đến lúc chết đi, ta
mới chợt nhận ra, bao lâu này, ta là vì cái gì tồn tại? Tất cả chỉ như mộng,
nhưng mà, ta cũng không biết, giấc mộng đó, từ thân nào mà ra? Hư không, phù
du, thật sự... ta không hiểu”... Giọng nói, cứ mờ dần, nhạt dần, và rồi,
nàng-một thân bạch y phiêu dật lại hóa thành một nhành Mạn Đà La trắng muốt...
Hắn giật mình tỉnh dậy. Thì ra… là mơ. Nhưng mà, trong tay hắn, tại sao vẫn còn
nhành Mạn Đà La? Chung quy, không phải mơ, mà là nàng, đến tìm hắn… lần cuối.
Đưa tay vuốt từng cánh hoa, hắn mỉm cười chua sót. Là hắn không biết giữ, trách
ai? Nhưng mà, nàng nói đúng, đến hôm nay, hắn mới tự hỏi mình. Yêu là gì? (fb
Phù vân hoa mộng)
3.
Dân tộc Tiên Ti (của Mộ Dung Phục): Bộ tộc Mộ Dung với Mộ Dung Hoảng trong thời
kỳ đầu của Ngũ Hồ thập lục quốc (đầu tk 3) đã sáng lập nước Đại Yên... Năm 394,
một chi của hoàng tộc Hậu Yên còn lưu lại phía nam do Mộ Dung Đức đứng đầu
thành lập ra Nam Yên, sau đó bị người Hán (Đông Tấn) tiêu diệt... (wiki)
4.
Khang Mẫn-Chung Lệ Đề trong phim ‘Thiên long bát bộ’: CHUNG LỆ ĐỀ sinh năm
1970, mẹ là người Việt Nam... Được mệnh danh là ‘người phụ nữ gợi cảm nhất châu
Á năm 2000’, vẻ đẹp trời phú cộng với giải thưởng Hoa hậu TVB năm 1993 đã mở
tung cánh cửa cho Chung Lệ Đề đến với màn ảnh. Thành công với ‘Bạch phát ma
nữ’, Chung Lệ Đề là gương mặt quen thuộc với màn ảnh Hong Kong, đóng cặp với
hầu hết nam tài tử nổi tiếng như Lưu Đức Hoa, Châu Tinh Trì, Lý Liên Kiệt.
Không chỉ đẹp, những vai diễn của cô cũng để lại ấn tượng mạnh với khán giả như
Khang Mẫn trong Thiên long bát bộ (2003)...
5.
Phượng ca (nằm trong chùm thơ ‘Phượng Hoàng niết bàn’ của Quách Mạt Nhược,
1892-1978): ... Vũ trụ! Ơi vũ trụ!/Ta muốn hết lời cạn sức nguyền rủa mi!/Những
bãi giết người máu mủ hôi tanh kia!/Những chốn lao tù chứa chất đầy đau
khổ!/Những địa ngục ma chập chờn ghê rợn!/Cớ vì sao mi cứ mãi còn tồn tại?...
(blogspot Ái Nữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét