Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

1199. Tết ta và Tết Khựa... (Thư giãn)

'Nổi nửa nên em....
Tết nay em không thèm gói bánh!'Có người phản đối khi dùng từ ‘Tết Tây’ và ‘Tết ta’ (H.1, 'nổi nửa nên em'), quả có đúng!, vì Tây không có ‘ăn Tết’ và không có từ ‘Tết’ mà chỉ có từ ‘New Year’, tức là năm mới, trong ‘Happy New Year’...
Còn có người nói là ‘Tết Khựa’, vì trong các clip hài của THÁNH LỒNG TIẾNG*, Từ Khang gọi ‘Khổng Tử’ là ‘Thánh khựa’, Tam Tạng là ‘sư khựa’, Khổng Minh là ‘quân sư khựa’, rồi ‘chuyện ngôn tình khựa’ hay 'Tết... Khựa'... ‘Khựa’ nôm na có nghĩa là bẩn, tuy nhiên chả biết dân ta gọi người Lạ là ‘khựa’ tự bao giờ!, và hình như nó có nghĩa khá thân mật (như anh ‘ba Tàu’ chẳng hạn) chứ không có nghĩa xấu!...
...Dân 'nước Bắt Chước' thường gọi ‘thánh nhân’ này nọ, nhưng đó đích thực là ‘Thánh khựa’!..., ta là người Việt Nam, xưa nay ở nước ta không thiếu gì thánh, sư, quân sư hay chuyện tình... ‘tầm cỡ’, nên không mắc mớ gì mà phải tung hê... ‘khựa’!
Ngoài ra, ta hay nói ‘triết’, đọc thấy bưng một mớ Lão, Trang, Khổng, Mạnh... nhét vào, thiết nghĩ đó không phải là triết mà là lợi dụng 'tượng đài' để tỏ ra mình là là cao nhân, là hiểu biết!... Triết phải gắn liền với ‘hiện thực’ và phải giải quyết được cái gì đó (tư tưởng...) ở hiện thực... Vì thế, có người nói ta có thể tìm thấy triết trong truyện 'Ỷ thiên đồ long ký' (Kim Dung, Phật học), phim ‘Khang Hi vi hành’ (Lão bá tánh học), phim ‘Bao Thanh Thiên’ (Nhân thế học), cuốn ‘Đắc nhân tâm’ hay ‘Quẳng gánh lo đi và vui sống’ (Dale Carnegie, ‘Học làm người’), cuốn ‘Mekong cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ (Ngô Thế Vinh, Biển Đông hay Đông Dương học), phim ‘Người vận chuyển’ hay ‘Điệp viên 007’ (Tư duy hiện đại học), bản ‘Take me to your heart’ (Nhân thế học), bản ‘Leave a light on’* (Bằng hữu học)..., vì nó nói động đến thực tại, vd như phim ‘Khai Phong kỳ án’ (Bao Thanh Thiên) có nét tương tự như vụ ‘Đồng Tâm’ hiện nay!, hay cuốn ‘Mekong cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ đã cảnh báo trước 20-30 năm về việc ngập mặn cả vùng ĐBSCL hay vụ tranh giành chức Minh chủ Bỗng Điên hay vụ ‘Tư Chính’ hiện nay!...

 ‘Tết’ có thể bắt nguồn từ từ ‘bánh tét’ (từ thời Hùng Vương thứ 6!, thế kỷ 17TCN, với chuyện Hoàng tử Lang Liêu!), chứ - theo cụ Wiki và một số học giả Hán-Nôm - người Tàu KHÔNG CÓ TỪ ‘TẾT’ mà chỉ có từ ‘Tiết’ (vd như ‘XUÂN TIẾT’* nghĩa là lễ hội mùa xuân, xem dưới)..., vì thế mà vào khoảng năm 1992 (thời Hoa hậu Hà Kiều Anh...), tờ Saigon Times, trong một số bài phóng sự về Tết, đã gọi tiếng Anh cho nó là ‘TẾT FESTIVAL’...
Rất khó để tìm một bài (khá) ‘triết lý’ về cái được gọi là ‘Tết ta’, may thay, lúc cần thì có, đó là đoạn:
‘DIỆT TẾT’*
(Lê Minh. trithucvn-net)
- Ăn Tết bản thân nó vốn là một TẬP TỤC NÔNG NGHIỆP. Sản xuất nông nghiệp cần coi gia đình là những đơn vị cùng hợp tác, vậy nên mới có khái niệm gia tộc, và cần duy trì liên hệ theo phương thức gia tộc. Nhưng sau này tiến vào thời đại công nghiệp, đô thị hóa bắt đầu, nên kỳ thực đã không cần tiếp tục duy trì những mối quan hệ này. Chỉ vì lúc này con cháu trong nhà khá đông, nên mối quan hệ gia đình cũng trở nên náo nhiệt hơn. Đặc biệt là nhà con trưởng thường cố ý duy trì mối quan hệ dòng tộc này.
Cùng với thời hiện đại, những cậu ấm cô chiêu con một đã cận kề tuổi trung niên, nên xu thế này dần thay đổi. Những buổi tụ hội giữa những người họ hàng xa lắc xa lơ ngày càng thưa thớt. MÔ HÌNH ĐẠI GIA ĐÌNH (này) ngày thêm mai một, gia đình nhỏ ngày càng nhiều. Lúc đó bầu không khí gia đình sẽ ngày càng thay đổi. Cho nên người trẻ cũng không phải buồn phiền vì Tết, người già cũng không phải cảm thấy hương vị Tết nhạt nhẽo. Bản thân điều này là kết quả do sự thay đổi trong kết cấu xã hội hiện đại tạo nên như vậy.
'Giống như bãi dưa hấu tết nhỉ.'...Lời bình (trong fb Nguyễn Chương-Mt): ‘Tết bây giờ mang tính khoa trương’ (H.2, Kim Loan)... ‘Nó quá nặng nề hình thức chứ kg có giá trị văn hóa gì. Chỉ thấy ngày càng mê tín dị đoan chứ chẳng có giá trị đạo đức, tâm linh gì!' (Minh Thong Nguyen)
Nhân tiện, có người cho rằng ở Hàn, Nhật, Thái, Lào, Campuchia... cũng ăn ‘Tết Khựa’: sai!, vì người Thái, Lào, Campuchia... có ăn tết nhưng đó là lễ hội sau khi thu hoạch mùa màng nông nghiệp xong (lúa), ở Nhật, Hàn, Ấn, kể cả VN, vẫn có các lễ hội lẻ tẻ đây đó vào ngày ÂL (vd như ‘Lễ hội Phồn thực’), rồi ‘Bắc Triều Tiên’, Jordan, UAE (mới vừa đá với ta)..., đều là các dân tộc hầu như không 'tụ tập-bia rượu-chém gió', và họ... déll ăn ‘TẾT KHỰA’..., vì:
'VỀ QUÊ ĂN TẾT!
Túc cầu thua, thắng chuyện thường
Qua Ta, Nhật Bản có đường vào đâu?
I Ran mạnh nhất Á Châu
Va li về nước họ đâu buồn gì!

U23 không đạt có hề chi
Vòng loại Châu Á quyết ghi bảng vàng.
Anh tài Châu Á ngang hàng
Để thế giới biết Việt Nam túc cầu!
Tg: Hoàng Minh Thảo-20/01/2020'- Tất cả các đội tuyển U23 của các nước châu Á (H.3, 'về nhà ăn Tết đi con!'), giả sử, nếu được vào ‘bán kết’ và ‘chung kết’, thì phải đá vào ngày mùng một và mùng hai Tết!...  

Tiếng Háng, rồi Vịt-Háng, ngoài thuận lợi (tìm hiểu các thư tịch cổ...), thì cực gây khó khăn cho dân Việt hiện nay, vd như xem ‘bóng đá U23 châu Á’ chỉ thấy toàn là ‘việt vị’, ‘ném biên’, ‘phạt góc’, ‘phạt penalty’, ‘đá luân lưu’, ‘thẻ vàng’, ‘thẻ đỏ’, ‘Are you ready?, 5, 4, 3, 2, 1... Start!’*..., mà déll có tiếng Tàu cái con mother nó gì cả!... Một trong những nhược điểm của tiếng Việt, vd như trong ‘Con gì đây/nó ngồi là ngồi trong hóc/Nó quay cái lưng ra ngoài/ấy là con cóc...’ hay ‘Cái nhà là nhà của ta/Công khó ông cha lập ra/Cháu con phải gìn giữ lấy/Muôn năm giữ nước non nhà’...), là không có mạo từ bất định và xác định, vì thế mới có chuyện:
‘ÔNG SHITHOLE’
(fb Thai Vu)
- Thực ra, nhìn mặt cũng thấy giống cái bàn cầu, nên việc Facebook dịch thành Mr. Shithole cũng có lý do.
Cái từ Shit lợi hại lắm.
"He is shit" thì có nghĩa là thằng đó chả ra cái gì, như cứt.
"He is the shit" thì lại có nghĩa là Anh ta rất xuất sắc, the best.
Thế nên, ta nên cố nghĩ thế này, ý facebook muốn nói "Xi is the shit" cho nó tốt đẹp đôi đàng. Vấn đề là thiếu mạo từ "the". Chỉ vì cái thằng thảo chương viên mất dạy nó nhập sai thuật toán thôi.
...Hahaha... Nghe nói Tạp giáo chủ trong tiếng Miến Điện, khi Facebook tự dịch ra tiếng Anh thành ông ‘Shithole’..., rồi nghe nói anh Mác có xin lỗi gì gì đó, nhưng tại hạ không quan tâm!... ‘Shithole’ nà cái... nỗ chít - không phải tiếng... Khựa, nó ám chỉ ông nào vậy ta!, tại hạ cúng chạ piết!

...Tiếng Việt thời @, ngoài việc tiếp thu khéo léo cái... Tết Khựa, nay đã được cải tạo và tiếp thu ngôn ngữ của thế giới ‘Tết Tây’ rất nhiều, như:
THÁNH LỒNG TIẾNG ‘Hoa Thiên Cốt’
(Đoạn Hoa Thiên Cốt (Triệu Lệ Dĩnh) đọc lén thơ tình của Bạch Tử Họa (Hoắc Kiến Hoa):
- Haizzz...
Ngày nào cũng phải học Vuốt Trụ Thần Công với Xuất Tinh Trùng Kiếm khiến chán muốn chết luôn à!
Vuốt tới vuốt lui cũng chỉ có bấy nhiêu đó!
Hổng biết tới khi nào sư phụ mới dạy mình chiêu Kinh Nguyệt Thần Chưởng đây ta!...

Vuốt Trụ Thần Công, Xuất Tinh Trùng Kiếm, Kinh Nguyệt Thần Chưởng..., mấy thứ ‘công phu... khựa’ này ta... ta... ta thực sự không... hiểu!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Are you ready?, 5, 4, 3, 2, 1... Start!: Các bạn đã sẵn sàng chưa?... Bắt đầu, đá!
2.       ‘Diệt Tết’ là từ dùng (đùa) của fbker Dung Nguyen: ‘Huynh kg thích tết, siệt!’ (Nglb), ‘Huynh không thích cũng được những đừng "diệt" Tết nhé!' (Dung Nguyen).
3.       Leave a light on (Thắp lên ngọn lửa, trình bày Tom Walker): Đại để là dù bạn có cô độc/sai lầm thì tôi cũng luôn thắp lên ngọn hải đăng soi đường cậu đi: ‘If you look into the distance, there's a house upon the hill/Guiding like a lighthouse to a place where you'll be safe: Nếu bạn nhìn từ xa, có một ngôi nhà trên ngọn đồi/Giống như một ngọn hải đăng dẫn đến một nơi mà bạn sẽ an toàn..., nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=nqnkBdExjws
4.       THÁNH LỒNG TIẾNG ‘Hoa Thiên Cốt’, xem tại: https://www.youtube.com/watch?v=-CQKcqsf_5c
5.       Tiết (chứ không phải ‘Tết'): Âm Hán Việt cổ của chữ , mà âm Hán-Việt hiện đại đọc là tiết... Hiện nay, tại TQ, ...không còn được gọi là Tết Nguyên Đán nữa... Ngày 27/9/1949, 'Quốc hội' TQ quyết định gọi tên các năm DL theo thứ tự trong kỷ nguyên Công lịchchính thức quy định ngày 1/1 DL (tức Tết Tây) gọi là “Nguyên đán”, ngày mồng một tháng giêng nông lịch gọi là “XUÂN TIẾT’... nghĩa là lễ hội mùa xuân... (wiki) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét