Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

1286. Bọn bành trướng... và hai mẩu chuyện tếu nhất trong tuần (Thư giãn)

'Coffee should be black as Hell, strong as Death, and sweet as Love' (Café phải đen như Ðịa Ngục, phải đắng như Tử Thần và ngọt ngào như Tình Ái) - Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ.
---

Trên thế giới, có một bọn được gọi là ‘bọn bành trướng’ hay nay được gọi là 'bọn Lạ'!...
‘Bành trướng’ là gì? Hãy khoan vội tra từ điển Hán-Việt hay Hán-Nôm, vì chưa chắc nó đã là từ có gốc Hán!...
Dân ta hay nói là ‘TANH BÀNH’, ‘tanh banh’, 'trái banh', ‘banh xác’, hay ‘phạch cái n...’ (xem dưới, hay trong phành phạch, phò phạch), ngoài ra còn có ‘cái bành’ (bành voi, ghế bành), ‘đồ bành’/‘hàng bành’... Nhân tiện, ‘Tại sao người ta gọi là ‘Đồ bành’?, cũng từ cách đóng gói của các kiện hàng thành các khối to, lớn, nặng ký. Tại nhiều nơi ở miền trung như Đà Nẵng, Huế... thì người ta gọi các khối hàng lớn này là hàng đóng thành từng ‘bành’. Từ đó từ ‘Đồ bành’ ra đời (dosinguyenkien-com), mà đã là tiếng Đà Nẵng hay Huế xưa tức có thể là tiếng Lâm Ấp hay tiếng Chàm... Dân ta hay nói là ‘PHÌNH TRƯỚNG/phình chướng lên’, ‘trương phình lên’, ‘chướng bụng/chướng hơi/đầy hơi’, ngoài ra còn có ‘gió chướng’, ‘kỳ chướng’/‘chướng kỳ’ (tiếng miền Trung, đặc biệt là tiếng Quảng, trong ‘nói chướng’/‘làm chướng’, 'chướng tai', ‘chướng quá’)... Như vậy, trong ‘tiếng Việt cổ’, ‘BÀNH’ hay ‘BANH’ thường dùng để nói về ‘độ rộng/độ mở', và ‘TRƯỚNG’ hay ‘CHƯỚNG’ thường dùng để nói về ‘thể tích/độ nở’, nên chưa chắc nó đã là từ Hán!...
Bọn bành trướng* (theo người Việt): Quân xâm lược bành trướng DÃ MAN. Đã DÀY XÉO mảnh đất tiền phương. LỬA ĐÃ CHÁY VÀ MÁU ĐÃ ĐỔ trên khắp dải biên cương... Lời nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên: https://www.youtube.com/watch?v=1gcwBtFy8Fc
...Lời bình: Khi NGLB giải thích về từ Bành Trướng với những phương ngữ của tiếng Việt (rất thú vị). Nhưng tui cảm thấy NGLB hơi thiên vị. Vốn là dân Nam Kỳ chính cống tui thường nghe và hay nói cái từ bành là Phành ( theo kiểu Hoa Xuân Oánh phành lon) từ Trướng là Nứng (theo cách nói của Triệu Lập Kiên cực nắng). Một cặp âm dương Nam Kỳ mà chui vào phòng khép kín cửa lại là họ nói với nhau rất nôm để tăng đô... cảm xúc. (Phạm Hiền)

Các học 'giả' ở ta, đại để là kể từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời Tự Đức, thậm chí nay, đã mắc phải một sai lầm lớn, vô cùng lớn, đó là lấy Tàu hay Thiên triều làm ‘hệ quy chiếu’ (mà không biết gì/ít hiểu biết về phần còn lại của thế giới), do đó đã bị lạc vào hết ma trận này đến ma trận khác... Là một phần của lịch sử-tự nhiên, ngôn ngữ - với tư cách là một sinh ngữ - luôn có tính ‘GIAO NGỮ’ (có người gọi là ‘từ đồng nguyên’), nên không có gì lạ khi có nhiều từ Việt có thể có ‘âm’ GIÔNG GIỐNG trong tiếng Tàu, Vân Nam (Đại Lý), Quảng Đông/Quảng Tây/Đài Loan, Lào, Cam, Thái, Miến, Malay, Indo, Ấn và đặc biệt là giống như trong ‘54 thứ tiếng dân tộc thiểu số ở VN’... Vì thế, có rất nhiều từ Việt được đưa ‘lộn’ vào các cuốn từ điển Hán-Việt hay Hán-Nôm... Rất có lý khi học giả (bác sĩ) Nguyễn Hy Vọng đề nghị là nên giảm khoảng 10% trong số các từ Hán-Việt chiếm khoảng 23,5% trong tiếng Việt (chẳng hạn như trong bài mà tôi đang viết đây) xuống còn 13%, vì trong cái được gọi là Hán-Việt có lẫn lộn rất nhiều ‘từ đồng nguyên’ (là từ phát âm giống nhau giữa các dân tộc sống gần nhau, như đã nói ở trên)...
Có cái rất buồn cười là 1) ban đầu chữ Nôm (tiếng Việt) được các bậc tiền bối Việt dùng để mô tả hay để dễ bề hiểu tiếng Hán, rồi sau này 2) con cháu họ lại TƯỞNG ĐÓ LÀ TIẾNG HÁN nên chổng khu lên ngâm cứu, và 3) căn cứ vào tiếng cmn Hán (Hán-Nôm, Hán-Việt) để hiểu lại... tiếng Việt!!!, cái mà bọn ‘thờ Tàu’ hay gọi là ‘học tiếng Hán để làm trong sáng tiếng Việt’ cái con mẹ nó gì gì đó, hahaha... Ngu bỏ mẹ!, thế thì tại sao lại không đi tìm nguồn gốc tiếng của cha ông ta trước!... Một ví dụ, học giả ta lấy âm Việt phiên âm từ tiếng Hán là ‘Tung cúa li xi’, rồi thể ra dạng Việt-Hán cho dễ hiểu là ‘Trung Quốc lịch sử’, nhưng thực ra thì mấy cụm từ như ‘Lịch sử Tống Quốc’, ‘Lịch sử Chiêm Quốc’ hay ‘Lịch sử Đại Việt’... thì ông cha ta đã biết ít nhất là từ thời Đinh Bộ Lĩnh rồi!...
Một ví dụ cụ thể hơn là, do 'cà phê' thường được viết là 'café' và do hay nói là 'đồn điền cà phê Pháp' nên ta TƯỞNG cà phê là có nguồn gốc từ Pháp, nhưng thực ra thì từ hàng triệu năm trước, 'cây cà phê mọc hoang' đã có ở xứ sở Ả Rập (Abyssinia và Arabia)..., đến trước tk10 mới được các thổ dân ở đó biết một số cách dùng và chế biến, đến tk13 mới được xem chính thức như là 'thức uống'..., đến khoảng năm 1615 mới tràn sang một số nước châu Âu, đến 1660 mới sang tới châu Mỹ, đến 1723 mới đến Pháp..., đến gần giữa tk 20 mới đến VN và người VN biết xài khá phổ biến là từ sau 1954 (sau thời Bảo Đại), thế mà ta cứ... TƯỞNG!...
Ảnh của Jack Ng.Vụ TƯỞNG này cũng tương tự như vụ Huỳnh Bà giáo chủ tưởng tượng về 'cái dao và cái thớt' nào đó! (H.1)..., hay vụ TƯỞNG tiếng Việt là tiếng có gốc từ bọn Bành Trướng vậy!, hahaha...

*
Nhà nghiên cứu Lê Nghị* có đưa ra một số ví dụ rất thú vị (tôi có bổ sung)...
‘Sạch sành sanh’, ‘tất tật tật’, cũng như vụ ‘chút chùn chun’, ‘xíu xìu xiu’ hay ‘sít sìn sịt, búp bùm bụp, chát chàn chạt’..., hay ‘ăng ẳng’, ‘cưng cứng’, ‘đăng đắng’, ‘đo đỏ’, ‘đoi đói’, ‘lành lạnh’, ‘lồng lộn’, ‘meo méo’, ‘ngồn ngộn’, ‘nhè nhẹ’, ‘nho nhỏ’, ‘nong nóng’, ‘nưng nứng’, ‘phần phật’, ‘phiên phiến', 'sang sảng’, ‘tai tái’, ‘tim tím’, ‘tôi tối’, ‘trăng trắng’, tre trẻ’, ‘trục trặc’, ‘tua tủa’, ‘xin xỉn’..., thoạt nghe/nhìn, ta tưởng nó là tiếng... Tàu, nhưng với cách ‘láy hai’ hay ‘láy ba’ như vậy, ta sẽ biết ngay nó là tiếng Việt, trong đó rất nhiều từ có thể có từ trước khi tiếng Tàu (Hán) du nhập vào VN, đại để là trước năm 111TCN!...
‘Trắng bóc, đỏ chót, nhẹ tênh’, ‘xê dịch’, ‘sức lực’, ‘kín mít, đen kịt, tối thui’, ‘chim chóc’... là các dạng của ‘từ đẳng lập’ (tạm hiểu là mô tả cùng một ý), trong đó, tạm hình dung, trắng = bóc, đỏ = chót, nhẹ = tênh, xê = dịch, sức = lực, kín = mít, đen = kịt, tối = thui, chim = chóc...
Rồi ông có kết luận: Bản chất ngôn ngữ là âm thanh lời nói chứ không phải chữ viết... Và sẽ thú vị khi gặp người Mường, Thái, Tày... họ nói ‘bóc’ thay cho ‘trắng’, ‘kịt’ thay cho ‘đen’, ‘thui’ thay cho ‘tối’, ‘chóc’ thay cho ‘chim’... 
...Từ đó, không khó để suy ra các từ như ‘âm, dương’, ‘thiền’, ‘Phật’, ‘ta bà’ (trong ‘cõi ta bà’), ‘chè/trà’, ‘vi trùng/vi khuẩn/virút’, hay ‘Việt’ (trong ‘Đại Cồ Việt/Đại Việt/Việt Nam), thậm chí từ DỊCH’ trong ‘Kinh Dịch’... vốn không phải là có nguồn gốc từ tiếng Hán...

... hiện nay, ở ta đang có kẻ biên soạn cuốn ‘Từ điển tiếng Việt’ mà lại chưa biết cmn gì là tiếng Việt, huống gì là cái háng, à quên, tiếng Háng..., kẻ ‘ăn tạp’ này được một số trong giới giang hồ võ lâm trên Phây gọi là tồng chí... Trư Ngộ Năng, hehe...
Còn dưới đây là Hai mẩu chuyện dùng ‘tiếng Việt mới’ tếu... nhất trong tuần:

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người1. NGỤY MINH CHỦ LẠC MẤT QUẦN
Ngụy minh chủ Lạc Mất Quần vừa luyện thành công bí kíp võ công Qùy Hoa Bảo Điển (Tịch Tà Kiếm Phổ, H.2) thì toàn thân nóng bừng, nhẹ bẫng, mặt biến sắc thành môi son da phấn. Y liền tung người bay ra khỏi động, người lắc lư uyển chuyển như vũ nữ, giọng the thé nhừa nhựa rất nữ yêu:
-Ai...!, ứa nhào dám nhói chao nà ‘tâm thần cần phải nhờ thần y khám bệnh’ nà... vô nễ quá mà, chao chém bay ầu diền ó nha... nha! Đồ quỷ sứ à!..., thấy ghét quá đi!...
Cả đám quần tụ đại hội võ lâm 13 sợ teo hết còn hơn cả tự cung... (fb Son Tran)

2. NGỌNG… NGỌNG CÁI N…
Phó ban tổ chức oang oang quát loa:
-Các nực nượng chú ý, các nực nượng chú ý! Sắp đến giờ nàm nễ, đề nghị các nực nượng di chuyển về phố Nê Nai, riêng đội múa nân thì di chuyển qua bên Nê Nợi!...
Một chú trợ lý vội nhắc:
-Thưa anh, anh nói ngọng hay sao ấy ạ?
Sẵn cơn bực, ông Phó ban quát:
-Ngọng ngọng cái n…!!!?
Kkkkk!!!? (ST, fb Bui Anh Tuan)
...Trong đó có các từ như ‘nóng bừng’, ‘nhẹ bẫng’ (đi), ‘lắc lư’, ‘the thé’, ‘nhừa nhựa’, ‘sợ teo’, hay ‘oang oang’, ‘ngọng/ngòng ngọng’, ‘nha nha’, ‘cái n...’, đặc biệt là ‘nóng bừng’ = ‘nứng bòng’ (nói lái), ‘sợ teo’ = ‘sợ teo dái’, ‘rất lấy làm quan ngại’ hay... ‘gù’ (nếu không gù thì là khuyết tật)... chắc không phải là từ... Háng... rộng!...
'Thấy người ta đạp xích lô mà mê, chắc phải lên Sài Gòn học một khóa cho đời nên thơ...

Đèo mãi em đi khắp phố phường
Tìm mãi..đường đâu..số ở đâu..
Thôi về tạm ở nhà anh nhé
Đợi sáng ngày sau ta lại đi...'Còn ‘cái n...’ là cái gì thì không rõ nghĩa, hình như nằm trong từ ‘rồng’ = dragon, mà ‘dragon’ là con quỷ Satan trong Kinh Thánh, là con Atula-thấp sinh* trong kinh Phật, là con Chằn tinh trong chuyện Thạch Sanh-Lý Thông của VN..., và là con ‘Rồng Lộn’ ở Hải Phòng Quốc tồn tại vào thời con... Kong ở đảo Đầu Lâu, hehe...
Biết được sự tích ‘Rồng Lộn’ mới mong biết được ‘cái n...’ là cái gì! (H.3)
Nó có... đen thui như Ðịa Ngục, đắng ngắt như Tử Thần và ngọt ngào như Tình... Ấy không!
Dạo lày ccc của bần tăng không... phình chướng lổi lữa, xin lữ thí chủ... 'độ ta không độ Tàu', tha cho... bần tăng!, nam mô a di thò phò, tội nỗi, tội nỗi!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Atula-thấp sinh: Theo kinh Tăng nhất A-hàm 3, Atula có 9 đầu, 1000 mắt, 990 tay, 6 chân, miệng phun lửa... Một số thuyết khác nói Atula có 3 mặt màu xanh đen trông giận dữ, có 6 cánh tay. Atula nam rất hiếu chiến, còn Atula nữ thì rất xinh đẹp, dịu dàng... Atula-thấp sanh là Atula sanh ra từ nơi ẩm ướt (thấp sanh), thuộc về súc sanh, loại Atula này sống trong biển cả (chính là con rồng Tàu!)... (iotvietnam-net)
2.       Bọn bành trướng (theo người Ấn): Binh lính Trung Quốc đã thủ sẵn những cây gậy sắt, hoặc gậy kim loại gắn đinh ‘tua tủa’, hoặc gậy gỗ bọc quanh bởi dây thép gai (H.4)... “Những chiếc gậy gắn đinh - được lính Ấn Độ thu nhặt được tại hiện trường đụng độ ở thung lũng Galwan - đã được binh lính TQ dùng để TẤN CÔNG một đội tuần tra của quân đội Ấn Độ và SÁT HẠI 20 binh lính Ấn”... “Hành vi DÃ MAN như vậy phải bị lên án. Đây là CÔN ĐỒ, không phải lính”... Ngày 15/6, quân đội Ấn Độ đã chứng kiến người TQ VƯỢT SANG ĐỊA PHẬN Ấn Độ của Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và “CHIẾM ĐÓNG các khu vực”, làm dấy lên cuộc đối đầu giữa quân đội hai bên... Ngày 15/6, vị sĩ quan chỉ huy người Ấn Độ, một trong số 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã đến LAC và nhìn thấy lính TQ đang Ở  BÊN LÃNH THỔ của Ấn Độ. “Ông đã nhanh chóng yêu cầu những người đó rời đi và quay trở lại chỗ của họ … và đó là lúc quân TQ quyết định HẠ THỦ” và thực hiện cuộc tấn công, ông Sharma cho biết... (daikynguyen-tv)
3.       Bọn bành trướng (theo người ‘Mỹ’): Quân giải phóng TQ đã LEO THANG CĂNG THẰNG biên giới - chúng ta nhìn thấy sự việc đó ngày nay ở Ấn độ, nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới. Và chúng ta nhìn thấy nó QUÂN SỰ HÓA ở biển Đông và tuyên bố LÃNH THỔ BẤT HỢP PHÁP ở đó, ĐE DỌA các tuyến đường biển quan trọng, một lời hứa mà họ đã PHÁ VỠ một lần nữa... TQ không chỉ là 1 thằng XỎ LÁ ĐỘC ĐỊA VỚI HÀNG XÓM của nó. Chúng ta nên nghĩ khác hơn về nó... (Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại Diễn đàn dân chủ Copenhagen ngày 19/6/2020, đăng trên fb Dung Tran)
4.       Chữ Nôm ‘dường như’ ban đầu là một loại chữ Hán-Việt rất ‘sơ khai’ (như vụ các giáo sĩ Pina hay Rhodes đã dùng ký tự La-tinh để mô tả tiếng Việt từ năm 1605 vậy), có thể có từ thời Sĩ Nhiếp (cuối tk2 SCN), chủ yếu là do các học giả/sử gia Tàu tạo ra để dễ bề đô hộ Giao Chỉ..., được hệ thống khá hoàn chỉnh từ thời Hàn Thuyên của Đại Việt (thời nhà Trần, giữa tk13) với tư cách là chữ Việt-Hán, tức là tiếng Việt được viết theo kiểu ‘chữ Hán-như cua bò’ nhưng phát âm Việt...
5.       ‘Giao ngữ’ hay ‘Từ đồng nguyên’: Ngoài tiếng Hán với số lượng từ đồng nguyên dày đặc như Đào Duy Anh kê ra, người tiên phong tìm ra trên 200 từ Malaysia ‘đồng nguyên’ với tiếng Việt là nhà dân tộc học Bình Nguyên Lộc... Bộ ‘Từ điển Đồng Nguyên Tiếng Việt’ đầu tiên xuất bản năm 2005 của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng là cuốn sách công phu với 27.500 từ mục tiếng Việt ‘đồng nguyên’ với các sắc tộc Đông Nam Á..., ông so từ vần A đến Y tiếng Việt thấy 18,7% tiếng Chăm có trong tiếng Việt, tiếng các sắc tộc thiểu số: Mường, Thái, Tày... cũng có trong tiếng Việt nhưng tỉ lệ thấp hơn. Một số nhà dân tộc học Việt Nam cũng tìm ra tiếng sắc tộc thiểu số vùng Bắc trung bộ và Bắc bộ cũng có trong tiếng Việt, nhưng lại cho rằng là từ nguyên tiếng Việt... Ông Nguyễn Hy Vọng cũng đếm thấy 23,5% tiếng Hán có trong tiếng Việt như ta đã biết qua mà chưa ai thử đếm, nhưng ông không quy được có nguồn gốc tại đâu... Tình hình đồng nguyên tiếng Việt được biết đến nay là như vậy... ‘Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt phải học tiếng Hán!’, bài phản biện của nhà nghiên cứu Lê Nghị: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2612531819014299&id=100007725196095

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét