Có
một nghệ sĩ người Ý Manzoni Piero, đã bán phân mình với giá bằng vàng. Ông làm
90 cái hộp, đánh số thứ tự từ 01 đến 90, đặt tên là các hộp “Phân của nghệ sĩ”.
Hộp được làm bằng thiếc, đóng kín và mỗi hộp chứa 30 gam phân của chính ông,
trên nhãn ghi: “Phân nghệ sĩ chứa 30 gam. Bảo quản tơi. Sản xuất và đóng
hộp vào tháng 5/1961”.
Sau khi ông hoàn thành, mỗi một chiếc hộp được bán với giá đúng bằng 30 gam vàng, tại thời điểm đó là 37 đô. Nhưng giá nó đã tăng chóng mặt. Năm 2016, tại một cuộc đấu giá ở Milan, một hộp trong số 90 hộp đó được bán với giá 300 nghìn đô la Mỹ.
Sau khi ông hoàn thành, mỗi một chiếc hộp được bán với giá đúng bằng 30 gam vàng, tại thời điểm đó là 37 đô. Nhưng giá nó đã tăng chóng mặt. Năm 2016, tại một cuộc đấu giá ở Milan, một hộp trong số 90 hộp đó được bán với giá 300 nghìn đô la Mỹ.
...Ý tưởng của nghệ sĩ Manzoni rất sống động với thời đại chúng ta. Nó trực tiếp
phơi bày một xu hướng, một thói quen tệ hại của con người: đó là sùng bái hàng
hóa, sùng bái cá nhân (vĩ nhân, H.1). Ồ đây là một nghệ sĩ, cái gì của anh ta làm ra
cũng là nghệ thuật. Ồ đây là một người nổi tiếng, những cái anh ta nói đều hay
ho, vật dụng anh ta dùng hẳn phải có giá trị!... (ST, đăng trên fb Nguyễn Văn Hùng)
---
Đáng
lẽ bài viết này là ‘Bụt, Phật và... tự do’... Từ vụ ‘Cục cứt của vĩ nhân’, lan
man đến chuyện 1) ‘vĩ nhân’, 2) ‘đại mỹ nhân’ 3) ‘Bụt, Phật’,..., tôi sẽ dẫn đến
việc 4) đằng sau những kẻ như ‘Pùi Hìn’ hay ‘Kiều Rừng Dài’/’Trần Lọ Riêng’... có
ẩn chứa (các) ‘âm mưu Lạ’ nhằm... hủy diệt nước Việt như thế nào!
‘Gù’
và ‘mất tự do’...
Về
khái niệm ‘tự do’ - hay vô số khái niệm khác như ‘ý niệm tuyệt đối’, ‘đấng tạo
hóa’, ‘dịch’, ‘bản chất và hiện tượng’ hay ‘phương tiện và cứu cánh’ chẳng hạn,
thì các bạn có thể tự suy nghĩ và tự viết ra mà không cần tham khảo các vĩ nhân,
và dù đúng, dù sai, dù xuất sắc, hay hay dở ẹt... thì nó cũng là ‘của bạn’, ví
dụ như vào phòng thi, bạn gặp cái đề là ‘Bạn suy nghĩ gì về tự do?’, chả lẽ bạn
phải dẫn cả rừng ‘vĩ nhân 1’, ‘vĩ nhân 2’ đến... ‘vĩ nhân thứ N nói rằng’!, làm
vậy thì bạn đã mất hết ‘tự do’, đã triệt tiêu... mẹ nó mình rồi, còn cái... mẹ
gì mà bảo là ‘tôi nghĩ rằng’!
Thật
vậy, đại khái là cách đây khoảng 2500 năm, ông Pythagore có nghĩ ra ‘Hằng đẳng
thức trong tam giác vuông’ (a2 + b2 = c2), ông Archimedes có nghĩ ra ‘cách tính
khối lượng tiêng của một vật’ (Nguyên lý Archimedes), hay ông Euclide đã nghĩ
ra ‘luật về các đường thẳng song song’ (Định đề 5) gì gì đó thì nay... đã ‘xưa
lắm rồi’!... Tương tự, các câu như ‘Đừng
thấy cái bóng to của mình trên tường mà nghĩ mình là vĩ đại’, ‘Nước không bao
giờ chảy hai lần qua một dòng sông’ (Không ai tắm hai lần trên cùng
một dòng sông), ‘Tôi chỉ biết có một điều là tôi không biết gì cả’, hay ‘Đạo
khả đạo phi thường đạo’, ‘Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân’, ‘Không tức thị sắc, sắc
tức thị không’ gì gì đó chỉ là các phát biểu ‘cơ bản’ và cũng... đã ‘xưa lắm rồi’!
Thật
vậy, ngày nay người ta đã tiến rất xa, vô cùng xa, tiến từ khái niệm
‘Phi-Euclide’ (hay ‘Phi-Lão’, ‘Phi-Khổng’, ‘Phi-Newton’...) đến khái niệm
Einstein hay Stephen Hawking, thậm chí là ‘Phi-Einstein’ rồi!... Cụ thể hơn,
vào những năm 1950-1960, các ‘công thức’ cơ bản nói trên của các ‘vĩ nhân’ đã
được vào sách Toán, Lý lớp 6, 7 (sách Toán của Đinh Quy - Bùi Tấn trước 75 chẳng
hạn)..., mà hiện nay các cháu ‘học sinh giỏi’ lớp 3-5 có thể học, áp dụng và giải
rất rành, thậm chí có một số cháu còn hiểu biết rộng hơn, xa hơn và sâu hơn các ‘vĩ
nhân’ Pythagore, Archimedes hay Euclide!... Dễ hiểu hơn, nếu các bạn lấy các
sách ‘khoa học cơ bản’ hiện nay như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ thông tin...
đưa cho mấy ông Lão Tử, Khổng Tử, ‘Tần Tử’, ‘Hán Tử’, ‘Đường Tử’, ‘Tống Tử’, ‘Mao
Tử’, nói chung là ‘Tàu Tử’, thì đến... ông cố nội của họ cũng không thể hiểu được!
Cho
nên đừng có ‘GÙ’ mà mất ‘tự do’!
‘Đại
mỹ nhân’*?
-GIẢ
TỊNH VĂN: Không so sánh khập khiễng, lôi thôi, mà chỉ chọn một người thôi... Không
phải ngẫu nhiên mà vai Triệu Minh - người yêu của Giáo chủ ma giáo Trương Vô Kỵ
(Tô Hữu Bằng) trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ của Kim Dung do Giả Tịnh Văn đảm
nhận..., vai Tiểu Hồng - người đẹp luôn luôn kề vai sát cánh với Tiểu Lý Phi
Đao (Tiêu Ân Tuấn) trong truyện ‘Tiểu Lý Phi Đao’/‘Đa tình kiếm khách, vô tình
kiếm’ của Cổ Long cũng do... Giả Tịnh Văn đảm nhận..., vai Võ Tắc Thiên - người
tình, là ‘Chí Tôn Hồng Nhan’ của Đường Cao Tông (!, Triệu Văn Trác) trong phim ‘Võ
Tắc Thiên bí sử’ (2003) của đạo diễn Lý Hàn Thao cũng do... Giả Tịnh Văn đảm nhận...,
chưa kể nàng còn đảm nhận vai mỹ nhân trong các phim ‘Tân Long Môn khách sạn’
(1996), ‘Phi Long Tại Thiên’ (2000) ‘Hán Vũ Đế’ (2001), ‘Thái Bình công chúa’
(2012)... bởi vì nàng có một vẻ đẹp ‘khí chất’ của một ‘Chí Tôn Hồng Nhan’ mà
đã từng được Lưu Đức Hoa yêu thầm nhớ trộm, và người Tàu phong cho nàng cái nick là ‘Triệu
Minh xứ Đài’ (H.2)...
Nhân
tiện, đại mỹ nhân Giả Tịnh Văn là diễn viên Đài Loan, sinh 1974, năm nay 46 tuổi...,
năm 2005, nàng lấy một đại gia và về nhà bị người chồng vũ phu đánh đập tơi bời
hoa lá..., năm 2014, tức năm 40 tuổi, nàng yêu một chàng trai (diễn viên Tu Kiệt
Khải) trẻ hơn nàng 9 tuổi, và cuộc tình này được đánh giá là ‘Người đến sau’
mang hạnh phúc viên mãn cho ‘quận chúa Triệu Minh’...
-MARILYN
MONROE sinh năm 1926, là một nữ diễn viên nổi tiếng của Hollywood, là ‘quả bom
sex’ hấp dẫn nhất và là ‘người đàn bà đẹp nhất thế kỷ 20’! Monroe đẹp đến nỗi
mà người ta đồn rằng nàng đã rơi vào ‘cuộc tình tay bốn’ với ba anh em nhà Kennedy
là Bobby Kenedy, Robbert Kenedy và John Kenedy (Tổng thống Mỹ)... ‘Monroe trở
nên nát rượu và các loại thuốc (an thần) bắt đầu gây ra tác dụng phụ’, nàng ra
đi khi tuổi đời còn rất trẻ và đầy hấp dẫn, mới 36 tuổi... ‘Nguyên nhân cái chết
được bác sĩ của sở điều tra hạt Los Angeles kết luận là ‘nhiễm độc thuốc
an thần... Vì thiếu bằng chứng xác thực, cơ quan điều tra không thể kết luận
đây là tự sát hay bị mưu sát’...
...Vụ
‘bí mật về vũ khí nguyên tử’ này cũng có liên quan đến người tình cẳng dài của
Einstein*... Thực ra, ‘ý tưởng về thuyết tương đối’, nếu không nhầm, đã có trước
từ nhà vật lý Mileva, vợ của Einstein..., cưới nhau năm 1903, rồi hai người
dần xa lạ lẫn nhau (Mileva mắc chứng bệnh trầm cảm...), rồi sống ‘ly thân’... Einstein
chơi thân với vua hề Sác-lô (Charlot), thích triết Spinoza và mê cẳng dài MARGARITA
- một ‘hoa hậu-điệp viên KGB’..., năm 1935, Margarita với tư cách là một cẳng
dài chơi quần vợt xuất sắc, đã tìm cách kết bạn với Einstein, rồi ăn nằm với
ông khoảng 10 năm nhằm moi các ‘bí mật về vũ khí nguyên tử’ (Dự án Manhattan
Robert Oppenheimer), và Einstein ‘sẵn sàng làm bất cứ thứ gì mà người đẹp yêu cầu’
(!, lsvn-vn), vì thế, đầu quý 4/1945, Margarita
bị chính quyền Mỹ ‘buộc phải về nước’..., và câu chuyện trở nên ‘sáng tỏ’ vào
năm 1998...
...Tương
tự, Marilyn Monroe nếu không muốn nói là một... ‘Việt+'* thì cũng là một
thành viên thuộc ‘cánh tả’, đã tiếp cận Tổng thống Mỹ Kenedy (từ đầu năm 1961
hoặc trước đó) để moi ‘bí mật về vũ khí nguyên tử’ của Mỹ..., ‘Cô đã chất vấn Tổng
thống những câu hỏi có ý nghĩa về vấn đề thử bom hạt nhân. Tháng 7 lúc đó là lần
đầu tiên xảy ra vụ thử bom H trên lãnh thổ Mỹ, theo đó là nhiều vụ thử khác.
Robert là một trong những người quan sát và kiểm chứng các vụ thử. Tất cả những
điều Monroe nói ra về vấn đề này sẽ là mối quan tâm của phía những
người Cộng sản’ (antg-com)..., thực ra, theo nhóm nghiên cứu về ‘Vật lý nguyên
tử’ ở Thành Hồ vào những năm 1980 thì Monroe chết vào lúc 3g sáng ở một bìa rừng
cách nhà nghỉ Palm Springs (!, Los Angeles, nơi ngủ với Kenedy) khoảng 2km, chết
5 tiếng đồng hồ trước khi được ‘ai đó’ đưa xác vào phòng ngủ của nhà nàng và tạo
‘hiện trường giả’ để ra mắt cảnh sát và giới báo chí vào lúc 8-9g sáng!...
...Nhân
tiện, có một số người ‘chống Trump’ nói ông là một... thằng ‘rồ’, tuy nhiên, có
3 vấn đề này thì Trump không ‘rồ’ chút nào!, đó là... Ở trong cái thế giới hiện
đại này có rất nhiều bí mật, nhưng quan trọng nhất có lẽ là: 1) bí mật về vũ
khí nguyên tử, 2) bí mật về vũ khí sinh học (vd, vụ ‘virus Vũ Hán’), và 3) bí mật
về vũ khí công nghệ thông tin (vd, con chip, tình báo công nghệ, ZTE, Huawei)...,
nói một cách dễ hiểu, người mà để ‘lộ’ hay biết quá nhiều về một trong 3 bí mật
này thì hoặc là ‘biến’ hoặc là ‘tử’: Margarita hay Mạnh Vãn Chu phải ‘tuyệt
tích giang hồ’, Marilyn Monroe hay ‘bác sĩ Lượng’, thậm chí Kenedy cũng phải ‘tử’,
đó là chuyện... phình phường trong cõi ta bà-chính trị!...
‘Bụt’
khác ‘Phật’!
Từ
‘Bụt’ đã có ở VN từ ngàn xưa... Kinh nghiệm dân gian cho thấy rằng ‘Bụt’ là một ông tiên
(trong ‘Tấm Cám’, ‘Cây tre trăm đốt’...) mà có thể ban cho ai đó ‘3 điều ước’,
lưu ý rằng, đại để là trước thời Hán, dân ta không có khái niệm về ‘thần’, 'tiên’
hay ‘Phật’ - chỉ ra rằng từ ‘Bụt’ không có liên quan gì đến ‘văn hóa Hán’!...
Nó phản ảnh: 1) các khát vọng của người dân muốn được giàu sang (tiền của, địa
vị, danh vọng, quyền lực...), 2) cái ham muốn vô cùng lười biếng là tự nhiên
không có cố gắng/rèn luyện, nỗ lực hay không làm gì mà vẫn có ‘của’ từ trên trời
rơi xuống! (H.3)..., đều là những thứ vô cùng mất ‘tự do’, nó rất giống với vụ COCC -
‘cha mẹ làm lãnh đạo mà con cũng... tự nhiên... được làm lãnh đạo là hồng phúc
của dân cmn tộc’!... Ngược lại, từ ‘Phật’ chỉ có ở VN từ thời nhà Đường:
-Cá
nhân tui không thích dùng chữ Bụt (của ông Thích Nhất Hạnh). Lý do giong như
anh Nguyễn Đình Bổn chia sẻ: trong truyện cổ tích VN, khi ông Bụt xuất hiện
là hay ban phép tắc để cứu giúp người tốt. Vô hình chung chúng ta tạo ra trong
đầu óc người đọc, nhất là trẻ em: hình ảnh ông Phật là người có phép thuật. Điều
này hoàn toàn ngược lại với dạy của Phật tổ (Tâm Q. Lệ)...
-Hồi
xưa em cũng dị ứng với cách dùng từ Bụt của thầy Nhất Hạnh thưa anh Nguyễn Đình
Bổn, nhưng lâu dần rồi cũng thấy... lì ra nên thôi không ôm cục chấp đó nữa, Bụt
hay Phật cũng chỉ là ngôn ngữ qui ước tự đặt của chúng ta, nó chả có tác dụng
gì trong việc tìm an vui giải thoát cả... (Vienxu Le)
-Từ
Phật là đạt rồi. Ông Bụt trong Tâm Cám, nhân vật lừng danh nhứt, hành xử tùy tiện!...
Tôi luôn không đồng ý với ông Thích Nhất Hạnh khi dịch Phật là Bụt. Bởi trong
tâm thức người Việt, Bụt chỉ là ông tiên, có nhiều phép... Tôi cho rằng Phật
giáo, trong giới bình dân VN đã bị nhiễm mê tín nặng nề, họ nghĩ về Đức Phật
như một vị thần có thể cầu xin. Ông Bụt trong ngôn từ VN là một ví dụ. Và cũng
không thể cho rằng từ nào mang ảnh hưởng Trung Hoa thì phải thay thế (Phật
thành Bụt). (Nguyễn Đình Bổn)
-Cách
đọc Bụt (là cách đọc bình dân của người Việt) đã xuất hiện trước cách đọc Phật
(là cách đọc bác học theo kinh điển TQ), để khẳng định rằng vào buổi ban đầu,
Phật giáo Việt Nam được truyền trực tiếp từ phương Nam tức từ Ấn Độ sang, chứ
không phải được truyền từ phương Bắc là TQ. Cách đọc Phật là do ảnh hưởng
của TQ, và cách đọc này chỉ xuất hiện khi quân Minh sang xâm lược nước ta, tức
khoảng cuối thế kỷ XV... (Huỳnh Duy Lộc)
-Phật
giáo VN đã hưng thịnh từ thế kỷ thứ 2, thứ 3 từ các vị sư Ấn Độ truyền sang
theo các thuyền buôn từ Ấn Độ... Khi nhà Minh chiếm nước Nam, chúng ta có Tạng
kinh đời nhà Minh với chữ Buddha dịch là Phật Đà... (Phuong Thao Tran)
-Trong
cuộc sống, có nhiều người lớn, nhưng mãi vẫn chưa trưởng thành, vẫn mãi là
"trẻ nít". Nhưng đó là câu chuyện khác. Còn vấn đề ở đây là tại sao
chúng ta lại thích tạo ra sự nhầm lẫn cho trẻ em. Ví dụ con bạn hỏi bạn rằng
"bố, ông bụt có phải là ông tiên có phép thuật?”. Bạn trả lời sao? có lẽ bạn
sẽ bảo: "thôi con đợi đi, rồi con sẽ LỚN và con sẽ hiểu" . Mình thì
nghĩ khác: hãy dạy cho con bạn sớm như có thể, và hãy tránh sự nhẫm lẫn (giữa Bụt
và Phật) cho con ban nhiều như có thể. Hãy đối xử với trẻ em như một người một
lớn....Đừng đợi!... (Tâm Q. Lê)
...Lời
bình: Tôi đã đọc các lời bình, tuyệt!
...Vì
chúa ghét lý luận - một thứ mà nếu quá sa đà, xa thực tại thì chắc chắn không
những không thành phật/thánh mà còn sẽ bị rơi vào ma đạo!, nên tôi kết lời bình
này:
-Bụt
hay Phật là vấn đề ngữ âm học lịch sử! Buddha được phiên bằng nhiều cách trong
tiếng Tàu. Luôn dịp xin thưa, CHÙA không phải do TỰ mà ra, như xưa nay nhiều
người lầm tưởng, ngay cả cố giáo sư Lê Ngọc Trụ! Chùa là cách phát âm thuần túy
của người Việt xưa, trực tiếp từ một từ ngữ Sanskrit/Phạn ngữ! Xin hỏi thêm,
(ông) SÃI, (bà) VÃI, hai từ này do đâu ra? (Maria Pham)...
‘Âm
mưu Lạ’! (H.4)
Sở
dĩ tôi đưa vụ ‘Bụt’ hay ‘Phật’ ra là để chỉ ra rằng văn hóa Việt và Tàu không hẳn là ‘tương đồng’!, tại sao không phải là Việt và Chăm?, Việt-Khmer hay Việt-Lào?...
Thực
ra, tiếng Việt độc đáo/khác thế giới... là ở chỗ nó có dấu (huyền, sắc, hỏi,
ngã, nặng), vị trí của dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, nếu đặt sai hoặc không đặt dấu
phẩy thì kết quả sẽ hoàn toàn khác (vd, ‘Trong bản dịch chữ Hán của ngài Huyền
Trang thì không có dấu chấm phẩy theo cách viết như bây giờ nên tạo ra nhiều
cách nghĩ, ví dụ như câu "...viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn"
có người hiểu là cứu cánh niết bàn cũng là điên đảo mộng tưởng cần phải viễn ly’,
Van da Huynh)... Đọc vụ ‘Bụt, Phật’, tôi bỗng buồn cười với vụ vào mùa cúm Tàu,
các fbker hay có câu đùa:
-‘Corona, xa ta ra, xa ta ra, ta bà ha!’,
trong
đó, ‘ta bà ha’ một phần là nằm trong câu ‘Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la
tăng yết đế, Bồ đề, tát bà ha’ (trong ‘Bát nhã tâm kinh’, Tam Tạng dịch), còn
tiếng Anh! là ‘Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha’, hahaha...
...Câu
‘Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn’ (Tam Tạng), hay ‘Trăm năm trong
cõi người ta’, lão Pùi Hìn mới phang ra một câu theo ‘loại chữ Cụk Cặk’ là ‘Viễn
ly diên dảo mộq tưởq kứu kán' niết bàn’ hay ‘Căm năm coq kõi qười ta’,
hahaha...
Còn
nữa, ngoài việc luyến, láy, lái, v..v..., còn có vụ ‘c khác k’, vd ‘cõi’ khác với
‘kõi’ (vô nghĩa!), ‘cứu cánh’ khác với ‘kứu kán' (vô nghĩa!)..., ‘ng khác q’, vd
‘người’ khác với ‘qười’ (vô nghĩa!)..., ‘đ khác với d’, vd ‘điên đảo’ khác với
‘diên dảo’ (vô nghĩa!)..., ‘tr khác c/ch’, vd ‘trăm năm’ khác với ‘căm năm’ (vô
nghĩa!), hay ‘trong cõi’ khác với ‘cong kõi’ (vô nghĩa!), ‘con trâu’ khác với
‘kon câu’ (vô nghĩa!)...
...Tất
nhiên là ông Pùi Hìn có cách ngụy biện riêng của mình, nhưng trên thực tế, chưa
kể về mặt phát âm thì về ‘hình thức nhận dạng là vô nghĩa’ = ‘giết tiếng Việt’!... Còn
tay Kiều Trường Dài và Trần Lọ Riêng thì có đề ra một thứ ‘chữ Việt không dấu’
(hay ‘4.0’ gì gì đó giống chữ Tàu), tôi kg có công thức cũng như kg có thì giờ,
đại để nó cũng là một dạng biến hóa của loại chữ ‘Morse’ trước 75, hay loại chữ
‘Telex’ như ‘Trawm nawm trong coix nguwowif ta’ - không có dấu cũng là cách để ‘giết
tiếng Việt’!
Ngoài
ra, ‘cứt’ viết ‘t’ chứ không viết ‘c’, hay ‘cặc’ viết ‘c’ chứ không viết ‘t’,
nên việc ông Pùi Hìn viết là ‘kụk kứt’ hay ‘kon kặk’ cũng là một cách để ‘giết
tiếng Việt’!
Còn
‘Kiều Rừng Dài’ hay ‘Trần Lọ Riêng’ là gì?, ‘rừng’ là ‘lâm’, ‘dài’ là ‘trường’,
‘riêng’ là ‘tư’ và ‘lọ’ là... ‘bình’..., ‘dài’ trong câu ‘rất dài và rất to, làm
mấy nàng thương nhớ’...
Cái
gì ‘rất dài và rất to’? Trong ngữ cảnh Việt và rất tự do - không sùng bái... cục
cứt của vĩ nhân, mấy nàng hồi TNXP hay đùa vậy!, lúc đó tôi không... hiểu.
H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.
Đại
mỹ nhân: Bài viết này chưa kể H’HEN NIÊ của Việt Nam là một trong ‘Ngũ đại mỹ
nhân’ của thế giới!, v..v...
2.
Marilyn
Monroe là... ‘Việt+’!, xem thêm: http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Nhung-tai-lieu-mat-ve-cai-chet-cua-Marilyn-Monroe-286470/
3.
Người
tình cẳng dài của Einstein, xem thêm: https://lsvn.vn/tinh-trong-bong-toi-cua-nu-diep-vien-lien-xo-voi-nha-bac-hoc-lung-danh-einstein.html
4.
Vĩ
nhân: Trong 100 năm qua, Hoa Kỳ chưa bao giờ có một người đàn ông vĩ đại, nhà
hiền triết, anh hùng hay thậm chí là một tổng thống tốt. Nhưng trong 100 năm qua,
Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Trong 70 năm qua, Triều Tiên đã sản sinh
ra ba thế hệ gồm ba vĩ nhân, nhà hiền triết và anh hùng. Nhưng cho đến nay,
Triều Tiên vẫn là quốc gia lạc hậu nhất thế giới... (fb Trần Thái Hòa,
H.1)
Éc
Trả lờiXóa