Một
ông cư sĩ có kể là ổng có học ở Trường Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn (trước 75, ở đường
Trương Minh Giảng, nay là đường Lê Văn Sĩ ), có học triết từ các thầy Bùi
Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Duy Cần... Ổng có chê thầy Nguyễn Duy Cần là ‘thiếu
kiến thức cơ bản’ (vì ông Cần tự học, trong cuốn hồi ký ‘Tôi tự học’ của
ông)...; tôi ngồi bên, chỉ mỉm cười không nói gì, vì tôi biết rằng: 1) ‘tự học’
nhiều khi quan trọng hơn là học ở trường, và tôi thừa biết là, 2) 'kiến thức khoa học
cơ bản’ mà ổng (cư sĩ) được học trước 75 (và ngay sau 75) như MPC (toán lý hóa,
qua các thầy như Cù An Hưng, Phạm Hạnh Thái, Nguyễn Chung Tú, Chu Phạm Ngọc
Sơn...) là không đủ, hơn nữa, do ‘học đối phó’, ‘hủ nho’ hay ‘chủ quan’, nên mấy
ổng quên hết rồi!... Tôi chỉ lấy 1 ví dụ thôi..., mặc dù ông Nguyễn Duy Cần viết/dịch
rất nhuyễn và dễ hiểu, như trong cuốn ‘Trang Tử - Nam hoa kinh’ hay ‘Cái dũng của
thánh nhân (Tàu!)’, tuy nhiên tôi cũng không phản đối việc cư sĩ này chê kiến
thức của ông Cần là bị... ‘lủng’, bởi vì ông Cần, nếu không nhầm, vì thiếu ‘kiến
thức cơ bản’, nên hầu như chỉ chuyên về tư tưởng... Lạ!... Nói vậy có thể... đụng
chạm, nên tôi đưa ví dụ khác, chẳng hạn như các bạn có thể lục tìm lại và đọc
cuốn ‘Phương pháp gạo lứt muối mè Ohsawa’, tuy (rất) hữu ích!, nhưng các bạn có
thể thấy rằng kiến thức của ông Ohsawa có bị... lủng... chút chút!, siệt!...
Rộng
hơn, kiến thức bị lủng còn là kiến thức ‘1 chiều’ - như hàm số bậc nhất chỉ cho
ra có... một nghiệm, nhưng ở đời còn có hàm số bậc 2, 3, 4, 5 đến ‘bậc n’!...
Ông
cư sĩ này còn kể rằng: Có ông nọ thường sống loanh quanh trong vườn hoài nên cứ
tưởng là cái cây trong vườn nhà ổng là cao... nhất!, bước ra đường thì mới phát
hiện ra là cái cây trước cổng là cao... nhất!, tương tự, càng bước ra thế giới,
bao giờ ổng cũng càng phát hiện ra là có nhiều cái cây, vô số cái cây cũng cao...
nhất!, hahaha...
...Sau
1975, các sinh viên (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học) đều có học Triết học
và Kinh tế-chính trị học ML, kể cả Tâm lý học..., mà vào thập niên 1975-1985
sau 4 năm ‘học đối phó’, ra trường, thì họ có biết hay còn nhớ... sơ sơ, nhưng các
thế hệ sau đó, tức học vào các thập niên 1985-1995, 1995-2005 và nhất là thế hệ
tốt nghiệp từ 2005-2015 đến nay, nếu hỏi về ‘ML’ thì họ chả biết gì!, thiệt!...
Lý
do chính là do vụ ‘Song kiếm hợp bích’ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ, à quên, giữa
‘Nâng Điểm và Tham Nhũng’, trong đó, ‘nâng điểm’ là giống đực, ‘tham nhũng’ là
giống cái, vì giống cái có thể đẻ ra giống đực!, tựu chung là cũng xoay quanh vụ
Thần Điêu đại hiệp, í lộn, ‘NÂNG ĐIỂM ĐẠI HIỆP’... Thực tế là, từ 1975-1885,
đã có manh nha vụ nâng điểm từ 1-3 điểm cho sinh viên đến từ các tỉnh/vùng sâu
vùng xa, bộ đội/TNXP xuất ngũ, con cháu có lý lịch tốt (gia đình cm, COCC...),
tuy nhiên, vụ này trông vẫn còn... được, vì thể chế lúc đó vẫn còn nghiêm, hơn
nữa đó là ‘chế độ/chính sách’!... Từ 1985, nạn tham nhũng đã bắt đầu... khởi động,
và càng ngày càng... mạnh như triều dâng thác đổ..., từ việc ‘Nhất quan hệ,
nhì tiền tệ, ba hậu duệ, tư trí tuệ’ mà một đống hẩu lốn, dù... dốt đặc
cán mai, cũng được ‘nháy nháy’ mà ùn ùn nhảy vào trám đầy ghế ở các trường đại
học..., đến vụ ‘phó tiến sĩ sau một đêm thành tiến sĩ’ (phó tiến sĩ là Candidate
Doctor, được ghi ngay trong văn bằng PTS của Nga)..., rồi ‘thi toàn quốc’ (hiện
tượng ‘phao’, tức là ném tài liệu vào phòng thi)..., rồi thành tích ‘98-99% thi
đỗ cấp ba’ (tú tài)..., rồi các trường ‘tại chức’, ‘hàm thụ’ mọc lên như nấm (thậm
chí lấy 3 môn... 3 điểm), chưa kể ‘hệ B’ (tức là thi rớt đại học mà vẫn được
vào đại học, nhưng phải đóng tiền... nhiều)..., rồi khoảng từ 1995 dến nay, vụ
‘nâng điểm’ đã biến thành quy luật về... mối liên hệ... ‘phổ biến’ trong... triết
học, à quên, trong ‘dục học’!, híc...
Thôi!,
không kể nhiều về những điều mà ai ai cũng biết!, tôi chỉ lấy ví dụ cụ thể là vụ
lấy ‘bằng A, B và C’ (tiếng Anh)..., vào đầu những năm 1990 (học cuốn
‘Streamline English’) thì phải mất khoảng trên dưới 3 năm: đại khái là bằng A học
1 năm, bằng B học 1 năm và bằng C học 1 năm..., đến năm 1995 thì bỗng có... quy
định ‘nháy nháy’ là học mỗi bằng chỉ có... 3 tháng, 9 tháng có... bằng C!..., rồi
có tiếp quy định thạc sĩ/chuyên khoa cấp 1 (hay tiến sĩ) phải có bằng B, nhưng
bằng B tiếng Anh họ học cũng... không nổi, nên lấy tạm ‘bằng B tiếng... dân tộc’
cũng được!, hahaha... Thế là cả bãi giáo sư, tiến sĩ mọc ra như nấm mùa mưa, mà
dẫu có đem... xào với lòng gà ăn ngày 3 bữa thì cũng không hết nấm! (tất nhiên
là trong đó cũng có người tài, giỏi, tôi không vơ đũa cả nắm)...
Nhưng, lưu ý rằng trong cả rừng ‘thạc sĩ, tiến sĩ’ mà ‘ra đầu ngõ ta cũng gặp’ đó, déll
có ai biết tiếng Tàu, nói khiêm tốn hơn là 99,99% CBCNV Việt Nam không ai biết
tiếng Tàu!, thiệt!, nhưng ta cứ nghe ở đâu đó cứ lải nhải suốt ngày ‘Tàu, Tàu,
Tàu...’ dài đến cái... mặt trăng, ý nói là... ‘tàu bay’ hay vụ... ‘lái máy
bay... bà già' chăng! (xem dưới)..., tất nhiên là họ cũng có biết vài ba câu như
‘son thủng chảo thủng lăng lủng chẻo’ hay ‘ngộ tả nị xẩy hầm bà lằng’ (tau sẽ đánh
mấy thành tương bần), hehe...
Lý
do là chả có ai dại gì mà gởi ‘tiền ngoài... lương’ của mình vào tài khoản ở bên
Tàu, chả có ai mua nhà cửa, đất đai bên Tàu hay gởi con cái sang học bên Tàu,
chả có ai kiếm cái... ‘thẻ Xanh’ để được định cư bên Tàu hay chả có ai học bên
Tàu về mà nói ra là mình ‘đi học bên Tàu về’!... Lý do có tính triết học là vì nước
Tàu có bản chất quá ư là... thiên đường... giả!, hehe... Tại sao ‘giả’? Cụ thể là trong một bản tin từ báo Tuổi Trẻ như sau:
-Vụ
việc liên quan tới một cuộc đối thoại chiến lược giữa ông Vương Nghị và đại diện
cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell hôm 9/6. "Thông
cáo báo chí của phía TQ cung cấp một bản tường thuật có chọn lọc và lệch lạc về
cuộc trao đổi. Chúng tôi đã báo với các đối tác TQ rằng vụ việc này là không thể
chấp nhận được" - người phát ngôn EU Virginie Battu-Henriksson nói với SCMP
(Báo South China Morning Post). Cụ thể,
trong thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao TQ - được công bố sau cuộc trao đổi 3
tiếng đồng hồ trên, ông Borrell được trích lại lời với nội dung là EU "muốn
đối thoại và hợp tác với TQ trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, không đối đầu".
Tuy
nhiên, một nguồn tin giấu tên của EU cho biết điều này không khớp với lời của
ông Borrell trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Vương Nghị, khi nhà ngoại giao
hàng đầu EU này giải thích về "đối thủ cạnh tranh có hệ thống" - lập
trường chính thức của EU với TQ... (tuoitre-vn)
...EU
nói ‘TQ LÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CÓ HỆ THỐNG (CỦA EU)’ thì TQ mang về nhà và dịch...
‘thoát’ là ‘EU muốn đối thoại và hợp tác với TQ trên nền tảng tôn trọng lẫn
nhau, không đối đầu’, hahaha...
Dễ
suy ra, những thứ như ‘Thứ tư nghỉnh cu’, ‘Lão, Trang, Khổng, Mạnh’, ‘Triết
Tàu’, ‘Sử Tàu’ hay ‘Cục đại Tàu’ gì gì đó... đều được ‘DỊCH’ sang VN cũng bằng
‘cách’ ấy!, vì thế ‘everybody should stay alert’ (lời bài hát ‘Ghen Cô Vy') có
nghĩa là ‘mọi người hãy vô cùng cảnh giác’ như cảnh giác với con... Virus Vũ
Hán vậy!...
Và
tại sao ‘giả’? Xem clip này cho vui!
CẦN
TUYỂN PHI CÔNG (H.2)
Máy
bay bà già:
-Xin
mời thí sinh tiếp theo... Đầu tiên em có thể giới thiệu sơ qua về bản thân mình
không?
Thí
sinh:
-Em
là Minh vẹo, hiện đang độc thân, đẹp trai và không yếu sinh lý.
-Hiện
tại thì em đã tốt nghiệp ngành gì rồi nhỉ?
-Em
tốt nghiệp trường bay, ngành hàng không không quần (quân) của Úc.
-Em
thuộc tuýp người làm việc độc lập hay là làm việc theo nhóm?
-Em
thì làm việc độc lập, hay là ‘some’ cũng chơi được hết!
-‘Some’
là sao?
-Chị
cứ giả vờ, ‘some’ là theo nhóm ấy, tập thể đấy!
-À
là làm việc theo nhóm, team work!
-À,
team work.
-Vậy
thì tại sao em muốn trở thành phi công?
-Bởi
vì em muốn lái máy bay.
-Em
có thể nói rõ hơn được không?
-Ngay
từ khi con bé, từ thời mà em chưa dậy thì, em đã biết là sau này lớn lên em phải
trở thành phi công để lái các loại máy bay rồi!
-Vậy
thì theo em tố chất của một phi công là gì?
-Tố
chất của một phi công theo em sức khỏe là quan trọng nhất, cần có sức khỏe tốt,
có khả năng lái được các loại máy bay, từ hạng nặng đến hạng nhẹ, và lái trên mọi
địa hình..., lái ngày lái đêm, lái thêm buổi sáng, lái ráng buổi chiều, lái
không biết mệt... luôn chị ạ!
-Ok.
Thế thì phẩm chất nào khiến em cảm thấy là em phù hợp với nghề phi công này?
-Đó
là kín đáo và nghiêm túc chị ạ.
-Vậy
thì điểm mạnh của em là gì?
-Điểm
mạnh của em là em không yếu chị ạ!
-Thế
con điểm yếu?
-Điểm
yếu của em là khi mà em bay thì em hay có tật hay la hét, có khi chửi bậy.
-Vậy
thì quy trình cất cánh như thế nào?
-Đầu
tiên em là phi công thì em phải kiểm tra máy bay bên trong lẫn bên ngoài, xem
có hiện tượng lạ gì không?, mùi có thơm tho sạch sẽ không?, có mùi lạ không?,
có bị sứt mẻ gì không?..., sau đó ngồi vào khoang lái, đeo bao an toàn, đặt tay
vào núm lái, bắt đầu di bánh cất cánh lên mây thôi chị ạ.
-Thế
quy trình hạ cánh?
-Thì
hết đạn thì hạ cánh thôi!
-Sao
lại hết đạn?
-Hết
nhiên liệu...
-À,
hết nhiên liệu thì hết nhiên liệu... Dạo gần đây thì xảy ra rất nhiều vụ tai nạn
máy bay, là một phi công thì em có cảm thấy sợ hãi hay là thế nào không nhỉ?
-Riêng
về kinh nghiệm của em trong cái ngành này thì em không lo... Tất cả các máy bay
mà em đã lái qua thì khi nào máy bay rơi thì chỉ có máy bay hỏng chứ còn phi
công thì vẫn đảm bảo được an toàn tính mệnh!
-Vậy
em có đề xuất mức lương của em là bao nhiêu không?
-Em
làm không công luôn chị ạ... Em chỉ cần máy bay đẹp đẽ và rộng rãi, thoáng mát!
-Được
quá nhở! Vậy thì em có câu hỏi gì muốn dành cho công ty không?
-Em
có câu hỏi là khi nào em được đi làm luôn?
-Nếu
mà em cảm thấy ok thì có thể bắt đầu đi làm luôn từ ngày hôm nay.
-Bây
giờ em bay được luôn á?
-Được
luôn em!... Lái chị thì vào đây...
*Fb
Ngọc Trân Anh: ‘Ai muốn làm phi công giỏi alo E mua kẹo Hamer nhé!’
Hahaha...
Tất nhiên là hài để xả stress rồi!
Tuy
nhiên tôi thấy phương Tây, để tránh vụ ‘kiến thức lủng’ do ‘nâng điểm’, họ thường
tổ chức ‘interview’ (phỏng vấn) trực tiếp, thường là bởi 3 người và đều là tiến
sĩ chuyên ngành... Họ kiểm tra rất chặt chẽ về tính ‘thực chiến’, tức là ‘bạn’ có thực sự làm
được hay không!, chứ không quan tâm đến vụ COCC hay cái ‘mác’ giáo sư hay tiến
sĩ... ‘lủng’!...
Ví
dụ như cái vụ ông Trư Ngộ Năng, có người gọi là... Thiểu Năng (!), tất nhiên là
tôi không ‘troll’ lão Trư vì tôi có độ... cảm thông nhất định, tuy nhiên, chưa kể vụ không phân biệt được 'tr' và 'ch' (H.3)..., việc giải
thích rất ‘lủng’, như với từ ‘xét xử’, ‘xử’ trong ‘xử án’, thế mà lão ngụy biện
là... ‘xét lại... lịch cmn sử’!!!, làm tôi liên tưởng đến vụ rất (Trần) Lung Tung là ‘xét
sử Việt thì phải chờ sự phê duyệt của giả sư cmn Lạ’!...
Ở
trên, dù hài, nhưng người phỏng vấn đã dùng 'Sơ đồ SWOT' (Strengths, Weaknesses,
Opportunities & Threats) để
‘phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời cho thấy các cơ hội và rủi ro mà bạn
phải đối mặt’... Phân tích này thường được dùng trong các dự án
(project), tuy nhiên, dự án có nhiều loại, như dự án đầu tư, dự án phát triển
hay ‘tài trợ’... Nhiều đơn vị/tổ chức như báo chí, truyền thanh, truyền hình,
du lịch, ‘phát ngôn’... vì có nhận ‘tài trợ’ của ông Lạ nên họ phải nói theo luận
điệu của nhà tài trợ... Lạ!...
Tại
sao Lạ? Vì ngay cả anh chàng lái máy bay bà già ở trên cũng nói rằng:
-Đầu
tiên em là phi công thì em phải kiểm tra máy bay bên trong lẫn bên ngoài, xem
có hiện tượng Lạ gì không?, có mùi Lạ không?..., sau đó là... đeo bao an
toàn...
Mùi
Lạ là mùi gì?, tại hạ không... hiểu!
À
quên, còn ‘kẹo Hamer’ là gì? Là món làm cho ta có thể mần... hiệp 4 mà... kiến thức, à quên, nhiên liệu vẫn
không bị... ‘lủng’, tức là có thể... ‘lái ngày lái đêm, lái thêm buổi sáng, lái ráng
buổi chiều, lái không biết mệt’!
H...ết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét