Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

1298. Kinh Dịch hay Kinh Dịch... tả! (Thư giãn)

-Để thể hiện bản chất của ‘Kinh Dịch Lạ’ là... làm ‘bú chả thới dế’, các thiên hạ đệ nhất Kinh Dịch xứ Tê Cu như Độc Cô quái khách, Hoàng Dược Sư/Hoàng Dung, Khổng Minh/Lục Tốn, Lệnh Hồ Xung/Phong Thanh Dương, Thần toán tử Lưu Anh Cô*, Toàn Chân Thất tử..., cùng với bọn tự xưng là ‘Đông Phương Bất Bại’ như Mô, Đẹng, Tạp... cùng tổ chức đại hội, bầu Mô giáo chủ là ‘Minh chủ Kinh Dịch cmn phái’, rồi quyết định vận dụng ‘kim, mộc, thủy, hỏa, thổ’ gì gì đó để xây dựng hàng loạt ‘đập Tam Hiệp’ ẩn chứa một ‘thế năng’ bằng hàng trăm, hàng ngàn trái... bom nguyên tử đang treo lơ lửng trên đầu ‘thiên đường Trung Hoa’ cho nó... uy!, cái ‘dịch’ này có thể làm nửa tỉ dân Tê Cu rủ nhau lên... thiên đường để cùng đi... buôn muối!*, vì thế mà về sau hậu thế gọi ‘BỌN ĂN MÀY DĨ VÃNG’ này là bọn ‘Kinh Dịch... tả’!, hehe...
Ảnh của Dung Tran....Sáng nay. bà chủ quán cà phê vén quần... mần một cú ní nuận hơi bị có ní, hehe... Xong, bả nói ‘đừng có ném đá tui, vì tui mới xây nhà năm ngoái, nên không có nhu cầu mua đá nữa!’, hehe... Xong, bả nói là anh ‘Trithuctre’ nói vậy, GS Trần Văn Khê* nói vậy ('Thức ăn Việt... ngon hơn thức ăn Tàu', H.1, xem dưới), nhất là dịch giả Phạm Nguyên Trường nói vậy..., chứ không phải bả... nói!, hehe, như dưới đây.

Bạn có thể chưa biết:
1) ‘ĂN MÀY KINH DỊCH... TẢ - 1’ (Trithuctre)
Bạn có bao giờ tự hỏi, từ "ăn mày" xuất phát từ đâu và cụm từ "Ăn mày dĩ vãng", "Ăn mày cửa Phật" nghĩa là sao?
Ở nước ta, cụm từ “ăn mày” chỉ những người nông dân thời Lý do lũ lụt, mất mùa phải quá bộ lên đô thành xin miếng cơm, manh áo nơi Kẻ Chợ. Người "ăn mày" sinh sôi nảy nở “thịnh” nhất phải kể tới thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, kế sau đó là nạn đói năm 1945. Thậm chí trong thập niên 1920 đã xuất hiện "Ngõ ăn mày" ở gần Ô Chợ Dừa (Hà Nội)... Trên thực tế, từ “ăn mày” có gốc gác chữ Nôm gắn với văn hóa lúa nước của người Việt khá rõ. Bởi “ăn mày” trong tiếng Anh là “beggar”, nói theo từ Hán Việt là “hành khất”, tiếng lóng là “Cái Bang”, nói theo ngữ nghĩa thông thường là “kẻ ăn xin”, “người xin ăn”, “người nghèo khổ”.
Còn từ “mày” trong “ăn mày” chắc có lẽ chỉ những người gốc gác nông thôn Việt Nam mới tận thấu. “Mày”, chính là lớp vảy vỏ nhẹ tênh của hạt ngô, hạt gạo (có cả ở một số loại ngũ cốc như kê, tam giác mạch, lúa mạch) lộ ra khi được xay xát, nghiền nhỏ... Không thể sánh với gạo vụn, gạo tấm, càng không tận dụng được như lõi ngô, trấu đun bếp, như cám, ngô lép để chăn nuôi nhưng "mày" chỉ một thứ bụi vụn nhỏ, nhẹ hay lẫn vào trấu cám, không mang lại ích lợi nào cho nhà nông... Và cũng chính bởi sự "vô dụng" này mà dường như không ai để tâm gom nhặt, dù lẫn vào gạo thì cùng chỉ làm nồi cơm không được đơm trắng, đẹp mắt mà thôi... 

“Mày” của người thì có lẽ cũng chỉ là chút gạo lẻ, bạc lẻ, dư thừa mà bạn không bận tâm sử dụng tới, hoặc có vơi bớt chút ít cũng không mấy ảnh hưởng đến kinh tế bản thân, gia đình. Bởi vậy, bạn có cho đi cũng không mấy tiếc rẻ gì... Vậy “ăn mày” nghĩa đen là chỉ những người đói cơm, rách áo, “lần không ra” đi gom nhặt, lượm lặt, gợi lòng thương của người có điều kiện ban phát cho chút của “ăn không hết”. Hay nói cách khác, “ăn mày” là tầng lớp dưới đáy xã hội, mặc dù nhiều giai thoại, chuyện kể nhưng nói chung hầu hết “ăn mày” là người cùng đường tận lối mới “theo nghề”... Suy cho cùng mày cám, mày ngô là thứ bỏ đi, không ai thèm đoái hoài vì hoàn cảnh chẳng đặng đừng chứ “ăn” chúng cũng ngậm ngùi chứ không lấy gì làm vẻ vang?
Từ “ăn mày” nghĩa “xịn” qua biến đổi của thời gian cũng như cách sử dụng, khẩu khí ngôn ngữ biến hóa khôn lường, tinh tế, thông minh, đầy linh hoạt của người Việt đã chuyển sang những tầng cảm xúc và cảm thụ mới... Người Việt vốn ưa cách nói giảm, nói tránh, nhỏ nhẹ, khiêm nhường, giữ ý, cũng như quan niệm xưa, coi “nhỏ là đẹp”. Có thể phân tích một số thí dụ để minh họa.
“ĂN MÀY DĨ VÃNG”: Trong cuộc sống, thỉnh thoảng có người bật lên cụm “Ăn mày dĩ vãng”. Đây được xem như một thán từ gợi lên chút gì đó chua chát, tội nghiệp, phản ánh chiều sâu cuộc sống hiện tại không lấy gì làm thỏa mãn nên mới hồi tưởng để níu giữ chút ánh sáng huy hoàng xưa cũ... Ở một tầng hiểu khác, có thể kể đến những câu nói đầu môi “Ăn mày văn chương”, “Ăn mày sân khấu” hay thông dụng hơn là “Ăn mày cửa Phật”. Đây đều là những cách nói có phần nhún nhường, khiêm tốn, thể hiện tâm thế an bài, nhẹ nhõm, tôn trọng chủ thể của người nói... “Ăn mày sân khấu” là câu chuyện truyền miệng rằng, ông tổ nghề sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả thưởng thức. Nói trắng ra là “ăn mày” khán giả. Từ đó sinh ra chuyện nghệ sĩ làm từ thiện khắp nơi nhưng không bao giờ đi bố thí cho người ăn xin, vì làm thế khác nào phạm thượng với tổ nghiệp... “Ăn mày cửa Phật” – như là một thành ngữ chỉ hành vi lương thiện của những người do hoàn cảnh phải vào nương nhờ nơi chùa chiền hoặc kiếm chút ăn độ nhật. Tương tự với hành vi này, người lên chùa để “xin lộc rơi, lộc vãi”.
Ngày nay, “ăn mày” đã biến tướng về cơ bản, là một vấn đề nhức nhối của đô thị". Từ “ăn mày”, từ chỗ có ngữ nghĩa ví von, nôm na, bình dân đã mai một dần. Có lẽ vì thế, người ta gọi thẳng thừng, mỉa mai và đặt một “mỹ danh” không lấy làm dễ chịu cho những người xin... để có của bố thí là “nghề ăn xin”...
(NGUỒN GỐC TỪ "ĂN MÀY", đăng trên fb Dung Tran)

2) ‘ĂN MÀY KINH DỊCH... TẢ - 2’ (Pham Nguyen Truong)
Để xác định ngày, giờ, năm tháng, người TQ cổ đại đặt tên các năm theo tên những con vật mà họ thường gặp hàng ngày là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (gọi là Thập Nhị Địa Chi hay mười hai con giáp), trong đó chỉ có con Rồng (Thìn) có lẽ là không có thật ngòai đời*... Nhưng lúc đó, những người sống lâu có lẽ có tuổi thọ chừng 50-60 tuổi (nhân sinh thất thập cổ lai hi) cho nên nếu chu kì chỉ là 12 năm thì không thể nào mô tả được sự kiện diễn ra trong một đời người, mà cho thêm tên những con vật khác thì có thể là nhiều quá, khó nhớ. Cho nên người ta mới nghĩ ra Thiên Can hay Thập Can, gồm Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ. Thập Can kết hợp với Thập Nhị Địa Chi tạo thành một chu kì gọi là Lục Thập Hoa Giáp (60 năm) vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60. Như vậy là tạm đủ đối với những người cổ đại không đi ra khỏi lũy tre làng và tuổi thọ cao nhất cũng chừng 60 năm... Rõ ràng là có sự bất tiện!
Nhưng như thế vẫn chưa hết. Người Trung Hoa cổ đại còn quan niệm vũ trụ có âm và dương và được xây dựng từ năm thành tố gọi là Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), tương tự như đạo Phật quan niệm có bốn thành tố (Đất, Nước, Gió, Lửa). Đây là những quan niệm duy vật sơ khai, bây giờ chúng ta biết rằng vụ trụ được cấu tạo từ hơn một trăm nguyên tố. Ngũ Hành lại có tương sinh, tương khắc; các cặp tương sinh là Kim sinh Thủy (quan niệm đơn giản: nấu chảy kim lọai thì thành nước, những cặp khác cũng tương tự như thế), Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; các cặp tương khắc là Kim khắc Mộc (dao chặt cây, các cặp khác cũng tương tự như thế), Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Tiến thêm một bước nữa, người ta ghép năm tháng vào với âm dương và ngũ hành, thành Tý (Dương Thủy), Sửu (Âm Thổ), Dần (Dương Mộc), Mão (Âm Mộc), Thìn (Dương Thổ), Tỵ (Âm Hỏa), Ngọ (Dương Hỏa), Mùi (Âm Thổ), Thân (Dương Kim), Dậu (Âm Kim), Tuất (Dương Thổ), Hợi (Âm Thủy). Và theo quy luật sinh khắc của ngũ hành, người ta nói rằng những người sinh trong một số năm nào đó thì xung khắc với nhau, cụ thể có 4 tuổi xung khắc nhau, gọi là Tứ Hành Xung như sau: Dần, Thân, Tỵ, Hợi khắc nhau, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi khắc nhau, Tý, Ngọ, Mão, Dậu khắc nhau... Người ta nói, những người sinh trong những tuổi khắc nhau không nên lấy nhau, nếu lấy nhau sẽ gặp nhiều trắc trở. Có cả Tam hợp tức là 3 tuổi hợp nhau, nhưng ít người quan tâm thành ra không bàn ở đây vì dài quá... Nhưng, không có bất cứ ở đâu, cả trên mặt đất, mặt biển hay trăng sao có bất kì dấu hiệu nào, ví dụ, chứng tỏ năm nay là năm Đinh Mùi. Đây là quy ước do con người đặt ra, nếu cái người đầu tiên nghĩ ra hệ thống can chi mà khởi đầu chu kì là năm Tý trước đó hay sau đó một vài năm thì năm nay có thể là năm Sửu, năm Dần hay bất kì năm nào khác. Mà năm Tý thuộc hành Thủy… cũng là do con người tùy tiện đặt ra, chẳng có biểu hiện nào trong vũ trụ chứng tỏ điều đó.
Vì vậy mà Tứ Hành Xung chỉ là quan niệm giả tạo không đáng tin!... ĐẠO LÝ là: 1) Các bậc làm cha làm mẹ chớ có tin vào Tứ Hành Xung mà cản trở tình duyên của con em, nhất là khi họ đã yêu nhau thắm thiết, có thể dẫn tới những bi kịch đáng tiếc. 2) Các bạn trẻ mới có gia đình mà gặp trục trặc chớ nghe người ta nói mình rơi vào Tứ Hành Xung mà đẩy nhanh tiến trình chia li, bao giờ cũng phải suy nghĩ cho thật kĩ...
Cách đây nhiều năm mình hay đến thăm một sư ông. Lần ấy có người hỏi:
-Con, tuổi… cuới vào hôm nào thì hợp?
-‘Cưới chiều thứ bảy hay chủ nhật thì có nhiều phong bì’, sư ông đáp. Lại hỏi:
-Con nên làm nhà theo hướng nào?
-‘Nhà phố hay quê?’, sư ông hỏi lại, đáp: ‘Phố ạ’.
-‘Thế thì quay mặt ra đường chứ chả lẽ quay lưng ra đường à!’, sư ông trả lời.
Thật là một sư ông hiểu đạo lí và sáng suốt!... Xin chào và hẹn gặp lại.
(TỨ HÀNH XUNG. BÀN VỀ NHỮNG NIỀM TIN NGÂY NGÔ - 3)
 
...Bà chủ quán cà phê còn đê mê kể tiếp một câu... danh ngôn:
CHỐNG MỸ CHỈ LÀ CÔNG VIỆC, CHO CON DU... - T23 News Tiếng Việt | Facebook-70% con cái của các cán bộ viên chức Dacosa đang du học ở phương Tây. Có thể nói (đối với bọn họ thì) 'chống Mỹ là công việc, đi Mỹ mới là cuộc sống'... (Tài Kinh Lãnh Nhãn, Học giả kinh tế, H.2, m-tinhhoa-net)
Bả tiếp, ‘nhưng mà để tránh... đụng hàng, tôi gọi Dacosa Tê Cu là... ‘đờ’, còn dân là ‘dờ’, rõ ràng trong tiếng Việt, ‘đờ’ hoàn toàn khác với ‘dờ’, nên không thể... ‘đánh tráo khái niệm'!
-Ủa, sao họ không ở ‘thiên đường-Kinh Dịch Tê Cu’ mà lại tìm sách sang sống nơi xứ ‘địa ngục giãy chết’?
-‘Chống Mỹ là công việc, đi Mỹ mới cuộc sống’, đã nói rồi mừ!...
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và văn bản...‘Kinh Dịch... tả' tiếng miền Tây là ‘dịt’ trong ‘thịt dịt’..., mà theo ông ‘Dáo sư Lờ’... Trư Ngộ Năng, vì ngụy biện rằng ‘ai quy định luật chính tả?’, nên viết ‘kinh dịch’ là ‘tinh dịch’ cũng được!, mà viết ‘dịt’ là ‘địt’ cũng... ok!, vòng eo 56 hay 57 cũng không là vấn đề! (H.3)... (Vậy... ‘địt’ là gì?)... ‘Địt’ tiếng miền Nam là... phá trung tiện, ông là người miền nào mà hỏi Lạ vậy!'... Và đây là biểu hiện cụ thể của bọn ‘Kinh Dịch... tả’ của cái được gọi là ‘nền văn hóa... vãi đị’:
-‘Công an Quảng Nam cho hay "chưa biết bằng cách nào" 21 người Trung Quốc từ Tàu sang ta và đi từ Bắc vào Nam, tận đến Quảng Nam! Họ chỉ bị phát hiện khi dân sợ Covid 19 báo chính quyền thì đám này mới bị phát giác, chạy tán loạn. Hôm qua, cũng "chưa biết bằng cách nào" 27 người TQ khác có mặt ở Đà Nẵng!’ (nb Hà Phan)...
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời-Thế ‘lực lượng kiểm soát người... ‘Nước Ngoài’ bị kiệt.... tinh dịch, à quên, không vận dụng... Kinh Dịch à? (H.4)
-À không, họ chỉ ‘rất lấy làm quan ngại sâu sắc’* thôi, tức có khả năng bị... ‘gù', mà lý thuyết ‘Kinh Dịch... tả’ gọi là... ‘ung thư dái’! 
Kể theo đúng... nguyên văn của bà chủ quán cà phê!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Đi buôn muối: Đi trình diện... Diêm chúa.
2.       Con rồng Tàu là không có thật ngoài đời: Con rồng tiếng Anh là ‘dragon’ là con quỷ satan trong Kinh Thánh, là con ‘chằn tinh’ trong truyện Thạch Sanh-Lý Thông của VN, và là con Atula-thấp sanh trong Kinh Phật: Theo kinh Tăng nhất A-hàm 3, Atula có 9 đầu, 1000 mắt, 990 tay, 6 chân, miệng phun lửa... Một số thuyết khác nói Atula có 3 mặt màu xanh đen trông giận dữ, có 6 cánh tay. Atula nam rất hiếu chiến, còn Atula nữ thì rất xinh đẹp, dịu dàng... Atula-thấp sanh là Atula sanh ra từ nơi ẩm ướt (thấp sanh), thuộc về súc sanh, loại Atula này sống trong biển cả (chính là con rồng Tàu!)... (iotvietnam-net), xem thêm: https://nhagomlabang.blogspot.com/2020/06/1286-bon-banh-truong-va-hai-mau-chuyen.html
3.       Quan ngại sâu sắc: ‘Thật sự là tôi cũng không hiểu tại sao họ (bọn Lạ) lại làm được điều đó khi ai cũng bảo kiểm soát rất kĩ, kiểm tra rất chặt và làm hết trách nhiệm? Họ vượt biên trái phép, đi xe từ phía Bắc vào tận Quảng Nam, Đà Nẵng ở trong biệt thự cả mấy chục người chứ có lén lút hay " thủ đoạn tinh vi" hoặc nhỏ như cái kim sợi chỉ nào đâu nhỉ?... Không có ý gây hoang mang hoặc làm xấu thêm điều vốn rất xấu này nhưng phải có người chịu trách nhiệm và truy cho ra ai đã để "sổng" đám người cực kì "quan ngại sâu sắc" như vậy!’ (nb Hà Phan)
4.       Thần toán tử Lưu Anh Cô: Nguyên là ái thiếp của Đoàn Nam Đế, thông dâm với đạo sĩ Chu Bá Thông, mới đẻ ra con thì bị Thiết chưởng Thủy thượng phiêu Cừu Thiên Nhẫn dùng Thiết sa chưởng đánh... để làm cho Nam Đế phải vận công chữa trị mà hao tổn nguyên khí; Nam Đế không chịu chữa, đứa bé chết... Ôm mối hận, nàng ẩn cư nơi đầm tối, luyện ‘Thuật số trong Kinh Dịch’ khá thành thạo, nên được gọi là ‘Thần toán tử’... Tuy nhiên, khi gặp lại kẻ thù là Cừu Thiên Nhẫn bị thương nặng sắp quy thiên, Lão Ngoan Đồng cuối cùng lại quyết định tha cho họ Cừu... (Thần điêu đại hiệp)
5.       Thức ăn (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Việt... ngon hơn Tàu! (GS Trần Văn Khê): Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: Lạt lạt của bánh tráng, bún; mát mát ngọt ngọt của dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú... (Còn) người Tàu ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt... Xem thêm: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=3304425966288833&id=100001643878327

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét