Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

1294. Tiếng Tàu cô đơn (Thư giãn)

Cô đơn khác với cô độc, cô đơn thì dù đứng giữa biển người thì lòng vẫn thấy cô đơn, còn cô độc thì chỉ có một mình mình... chơi với con chim điêu như Độc Cô quái khách vậy!, hehe...  Tiếng Tàu cũng vậy, nó vừa cô đơn lại vừa cô độc, cô đơn vì ‘ngộ’ đứng giữa biển người ‘hóng’ cả ngày cũng chả nghe có mấy ai trên thế giới biết tiếng Tàu (trừ người Lạ), và cô độc là vì déll có ai xáp lại mà tâm sự ‘ngộ ái nị bặt bặt’ gì gì đó để nhận được câu trả lời mắc dịch là ‘ngộ tả nị xẩy hầm bà lằng’!, hahaha...
Thật vậy, tôi có biết chút chút tiếng Anh, Pháp và Nga, nhưng không biết tiếng Tàu cũng như ‘chữ Nôm’, vì lý do có tính lịch sử... Trước 75, học từ lớp 1 đến lớp 5 thì nghe ba, chú, bác tôi hay mấy thầy, cô thỉnh thoảng có xài tiếng Pháp..., từ lớp 6 đến lớp 12 thì nhà trường dạy tiếng Anh và tiếng Pháp..., sau 75, vào đại học thì hai năm đầu học tiếng Nga, hai năm cuối học tiếng Anh, năm 1983, khi chúng tôi đang học hai thứ tiếng Nga và tiếng Anh ngon lành thì bỗng có chỉ thị từ Bộ Giáo dục hay nhà trường! là ‘sinh viên có quyền chọn thi tốt nghiệp tiếng Anh hoặc tiếng Nga’, thế là 99% sinh viên chọn tiếng Anh, vì thế, cả trường số sinh viên học tiếng Nga chỉ còn lại loe ngoe có vài người!... Tình hình cũng tương tự, nếu Bộ giáo dục cho ‘sinh viên có quyền chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Tàu’ thì déll ai thèm học tiếng Tàu!, thiệt!
Nói chung là trong ‘trường đại học Bôn Ba’*, tôi chả gặp ai nói tiếng Tàu!, vì lý do cũng có tính lịch sử... Ở Cần Thơ, tôi có dịp được ngồi nhậu cả ba tiếng đồng hồ với một chuyên gia ‘Trung Quốc’ chính hiệu con nai vàng (quê ở Sơn Đông), tôi và anh ta chém gió với nhau bằng tiếng... Anh!..., qua Malaysia học cả tháng, ông thầy Tàu (Hoa kiều) kiêm lái xe cho tôi giảng bài bằng tiếng... Anh!, và hai cầu thủ Tàu đánh bóng bàn giao lưu với tôi cũng nói toàn tiếng... Anh!..., qua Singapore, mấy anh lái taxi (Hoa kiều*) ngồi trên xe chém gió với tôi bằng tiếng... Anh!, thậm chí dưới chân ‘tượng Sư tử biển Merlion’*, tôi ngồi hút thuốc và... tán hai em gái Tàu, nhưng hai nàng trẻ đẹp này cũng đều nói chuyện với tôi bằng tiếng... Anh!, qua Dubai, anh HDV du lịch người UAE dẫn tôi đi... hút thuốc-uống bia và giờ giờ chúng tôi thường tâm sự với nhau bằng tiếng... Anh, và trên tháp Khalifa, tôi dùng tiếng... Anh để nhờ một ông người ‘Trung Quốc’ chụp hình giùm, ông ta vui lòng giúp, nhưng chả hiểu là ông người Tàu này có biết tiếng cmn Anh hay không!..., sự thật là như vậy đó!, híc..híc...
Người ta hay phân ra tiếng/chữ ‘tượng hình’ và ‘tượng thanh’, nhưng đó là hoàn toàn... sai lầm về mặt bản chất!, mà đúng ra thì trên thế giới có 2 loại chữ/văn tự chủ yếu: 1) Biểu âm, và 2) Biểu ý... Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học, mà cách hiểu-nhanh của tôi là lấy một vài ví dụ điển hình...
Biểu âm: Ví dụ như từ ‘áo’, người Việt hay người nước ngoài nếu học xong cách phát âm bảng chữ cái của VN, thì có thể ráp ‘á’ với ‘o’ và đọc là ‘áo’..., và dù là ‘áo quần’, ‘nước Áo/Áo địa lợi’, ‘uyên áo’ (uyên thâm) ‘Áo đại hiệp’ (họ Áo bên Tàu) hay ‘thần Áo’*... thì vẫn được đọc là áo, bất kể nghĩa của nó như thế nào!...
Biểu ý: Ví dụ của fbker Nguyễn-Chương Mt, ‘tỉ như, "áo" có nghĩa là sự sâu sắc, uyên thâm; nhưng cũng ký tự "áo" này lại còn mang nghĩa là... cái chuồng heo’, ngoài ra ‘áo’ còn có nghĩa là ‘ấm áp’, ‘chỗ đất trũng gần nước/chỗ uốn quanh ven bờ nước’, ‘chỗ sâu kín trong nhà/nội thất’, ‘chỗ thâm u’, ‘chủ nhân’,  ‘góc tây nam nhà’, ‘sâu xa, tinh thâm, khó hiểu’, ‘Táo quân’..., tức là một từ của Tàu thì có thể có... vô số ‘ý’... 
Ảnh của Nguyễn- Chương Mt.Và hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều dùng kiểu chữ ‘La tinh - Biểu âm’ hoặc ‘tương đương’ (ý nói là ‘ráp’ âm lại với nhau, tức nó cũng là loại chữ ‘biểu âm’ nhưng với ký hiệu khác mà thôi) như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Việt Nam (đã kể ở trên)..., kể cả Hàn, Nhật, Campuchia, Lào, Ấn (xem dưới)..., CHỈ TRỪ độc nhất có anh Tàu-Cô Đơn là dùng kiểu chữ ‘Cua Bò-Biểu ý’, xem MÀU XANH, MÀU VÀNG VÀ MÀU LÔNG CHUỘT (TQ)... trên bản đồ thế giới thì sẽ biết! (H.1)
Cụ thể trong bài viết dưới đây, để biết vụ mấy tên ‘tà đạo-thờ Tàu’ gọi ‘chữ Quốc ngữ là thứ chữ của bọn xâm lược’ (!), các fbker hãy chịu khó đọc tí nhé!
*
THÊM YÊU QUÍ, HÃNH DIỆN VỀ "CHỮ QUỐC NGỮ"
1. Thật thú vị để mời quí bạn đọc ghi chú tóm tắt về các hệ thống chữ viết trên toàn cầu (H.1). Cần hiểu toàn cục sao cho gọn gàng và "trúng khía" nhứt. Qua đây, lại càng thấy sự độc đáo của bộ chữ Quốc ngữ mà người VN đang có trong tay... Đây xem xét chữ viết được dùng CHÍNH THỨC ở cấp quốc gia (chớ không gồm thâu hết thảy những bộ chữ viết mà các dân tộc trong từng quốc gia đang dùng, nhiều không kể xiết). Bất luận hệ thống chữ viết (văn tự) nào cũng được dựa trên các ký tự (characters), và được xếp trong 2 loại chánh yếu: văn tự biểu âm (phonetic script), và văn tự biểu ý (ideograph).
1.1/ VĂN TỰ BIỂU ÂM
Trong hệ thống này, mỗi ký tự được dùng để biểu đạt ÂM THANH (không nên gọi "ký tự ghi âm", vì "ký" tức là "ghi" rồi, mà gọi là "ký tự biểu âm"). Ghép các ký tự với nhau mới tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa (ý nghĩa).
Văn tự Latinh (mà chữ Quốc ngữ của chúng ta đang dùng) là văn tự biểu âm: a, b, c... Từng ký tự như x, i, n, h đều là biểu âm, chỉ khi ghép các âm x-i-n-h với nhau mới tạo thành nghĩa, là chữ "xinh"... Văn tự Cyrill (trong đó có nước Nga đang dùng) cũng biểu âm, với bộ ký tự: А, Б, В, Г, Д, Е, Ж... Hoặc bộ ký tự tiếng Hy Lạp cũng rứa, cũng thuộc biểu âm: α, β, δ, ζ… Trong mấy văn tự biểu âm dẫn trên, ký tự (characters) còn được gọi là "chữ cái" (letters) nằm trong bảng chữ cái (alphabet).
* ĐA SỐ các hệ văn tự (chữ viết) trên toàn cầu đều thuộc hệ thống BIỂU ÂM hết trơn hết trọi! Nhiều bộ chữ mà quí bạn thấy hinh thù loăng quăng, tưởng "tượng hình", không phải vậy đâu, hết thảy ĐỀU LÀ KÝ TỰ BIỂU ÂM (nguyên âm, phụ âm) theo cách "vẽ chữ" của mỗi dân tộc. Đây, xin đơn cử:
* Bộ chữ Hangul của người Hàn, được biết là có 24 chữ cái cơ bản với 14 ký tự cho phụ âm, 10 ký tự cho nguyên âm:
ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ... Là biểu âm, tức những ký tự này không mang nghĩa, mà ghép lại (ghép ra sao thì ai học chữ Hàn mới biết) để tạo thành "chữ" (word) mang nghĩa... Bộ chữ hiragana, katakana của người Nhựt là bộ chữ biểu âm, với các ký tự như: , ,, , , , ,, , ... Chẳng hạn ký tự (wa), (ta), (shi), ghép 3 ký tự biểu âm này với nhau thành chữ "わたし" (watashi), nghĩa là "Tôi" (ngôi thứ nhứt)... Ở Ấn Độ, có hai hệ thống chữ viết được chọn làm chính thức ở cấp liên bang (toàn Ấn) là chữ Anh (văn tự biểu âm Latin) và bộ chữ Devanagari (हिन्दी) của Hindi cũng biểu âm. Theo đó, Devanagari có 14 nguyên âm, 33 phụ âm lận - với các ký tự được "vẽ" như ri: , , , , , , , ... Còn đây là những ký tự trong bộ chữ cái Ả Rập: ض ذ خ ث ت ش ر ق ص ف ع س ن ... Trong khi người Do Thái hiện nay dùng bộ chữ cái Hebrew: נ ....ס ע פ צ ק ר ש ת...
Vậy đó, nhiều quí bạn bấy lâu cứ tưởng người Ả Rập, người Do Thái dùng chữ "tượng hình, tượng ý" gì đó, NHƯNG hết thảy họ đều "vẽ chữ" là dùng để GHI ÂM... Đi khắp xứ, rồi trở về gần xịt với nước VN, bộ chữ Khmer (
អក្សរខ្មែរ), bộ chữ Thái Lan (ภาษาไทย)... cũng ký âm ráo trọi... Tới đây, quí vị thấy rồi đó: các hệ thống VĂN TỰ BIỂU ÂM có mặt đều trời, BAO TRÙM KHẮP CÕI NHÂN SINH!... Hoặc "vẽ chữ" theo kiểu Latin, hoặc "vẽ" kiểu Cyril, rồi "vẽ chữ" kiểu Ấn Devanagari, "vẽ chữ" theo lối Ả Rập, "vẽ" theo Hangul của người Hàn, v..v... Bất luận "vẽ chữ" kiểu nào đi nữa, quí bạn chú ý: các ký tự đó đều dùng để biểu đạt ÂM THANH (còn cách thức ghép các ký tự ra sao, tùy vào mỗi ngôn ngữ; thậm chí kỳ quái như chữ cái Hebrew, chữ cái Ả Rập ghi các phụ âm, còn nguyên âm thì đi kèm với ký hiệu - muốn biết, chỉ... có nước phải học chữ Ả Rập, chữ Do Thái chớ làm sao nữa!)
1.2/ VĂN TỰ BIỂU Ý
Trong hệ thống này, mỗi ký tự (character) dùng để biểu đạt ý nghĩa, tức trở thành "chữ" (word) mang nghĩa luôn.
Quanh đi quẩn lại, chữ viết biểu ý là chữ Ai Cập (có người cho rằng chữ Ai Cập cũng không hẳn biểu ý, mà có kết hợp với biểu âm), và - tới đây khỏi nói chắc quí vị đoán được rồi đa - là chữ Tàu, là tiếng Hoa, hoặc còn gọi "Hán tự" (còn "tiếng Trung" thì... đây loại ra, không xài cách gọi đó làm chi cho má nó khi).
Trước đây, không ít người trong chúng ta quen gọi chữ Tàu là chữ "tượng hình". Gọi vậy không đủ và không đúng cho lắm, bởi vì "tượng hình" cũng chỉ là một trong các cách cấu tạo chữ Tàu mà thôi! Hết thảy, dù cấu tạo cách nào đi nữa, các ký tự (characters) trong tiếng Tàu đều tạo thành "chữ" (words) mang nghĩa. Tức là BIỂU Ý (ideographic symbols).
Không có ghép âm gì ráo. Thầy đồ dạy chữ nào thì biết đọc chữ đó. Gặp chữ mới mà thầy chưa dạy, chỉ có nước ngó vô mặt chữ chơi thôi, không tài nào biết đọc ra sao hết trơn.
2. LỢI THẾ CỦA CHỮ BIỂU ÂM
Do ghép âm nên những hệ thống chữ viết này có được khả năng mở rộng về "âm" tương đối dễ dàng, kéo theo từ vựng cũng trở nên dồi dào hơn.
Trong khi đó chữ Tàu (chữ biểu ý) có cái hay là luận giải ý nghĩa; nhưng lại kèm theo nhược điểm là do số "âm" bị giới hạn, thành thử từ vựng cũng bị giới hạn theo.
Tức là một từ / một "âm", trong tiếng Tàu, lại thường kéo theo rất nhiều nghĩa kể cả trái khoáy, tương phản nhau mới ghê! Nói cách khác, nhiều nghĩa lẫn lộn vào nhau mà chỉ có mỗi một từ (word) để xài.
Tỉ như,
"áo" có nghĩa là sự sâu sắc, uyên thâm; nhưng cũng ký tự "áo" này lại còn mang nghĩa là... cái chuồng heo (thiệt sái não, bó tay chấm cơm!).
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tuy là người Tàu (người Hoa) nhưng, lúc sinh thời, ổng cũng phải thốt lên học chữ Tàu nhức đầu lắm, nghĩa này chung xuồng với nghĩa kia, rối còn hơn canh hẹ.
Bởi vậy, chẳng phải vô cớ mà nhân loại đa số chọn dùng văn tự biểu âm. Và trong các hệ thống biểu âm, văn tự Latin chiếm phần nổi trội nhứt!
3. VĂN TỰ BIỂU ÂM LATIN NGÀY CÀNG THU HÚT :
Đây, nói riêng về các nước ở châu Á biết chơi.
Trước khi chuyển sang mượn văn tự biểu âm Latin nhằm BIỂU ĐẠT TIẾNG NÓI (QUỐC ÂM) THEO SỰ SÁNG TẠO CỦA TỪNG QUỐC GIA, ở châu Á từng có văn tự biểu ý (chữ Tàu), văn tự biểu âm Ả Rập, văn tự biểu âm Cyrillic...
* Có thể nói, nước VIỆT NAM là quốc gia - ở châu Á - đi tiên phong trong việc chuyển sang văn tự biểu âm Latin! Giới giáo sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, vào thế kỷ 17, đã có công lớn khi tạo ra nền tảng cho bộ chữ sau này được gọi là "chữ Quốc ngữ". Trải qua nhiều đóng góp cho hoàn chỉnh, "chữ Quốc ngữ" được phổ biến chính thức kể từ NĂM 1910, và đánh dấu sự kết thúc việc dùng chữ Tàu (Hán tự) trong ngàn năm trước kia... Rồi, vào NĂM 1928 ở THỔ NHĨ KỲ, Tổng thống Mustafa Kemal Atatürk ký quyết định áp dụng bảng chữ cái Latin được soạn cho tiếng Thổ, không dùng bảng chữ cái Ả Rập trước đây... Mã Lai (MALAYSIA), Nam Dương (INDONESIA) vào NĂM 1972 đã soạn thống nhứt qui chuẩn về Latin hóa văn tự. Mặc dù ở Mã Lai vẫn còn tồn tại văn tự Ả Rập (gọi là "Jawi"), nhưng văn tự chính thức và được thấy sử dụng thường xuyên hiện nay là văn tự Latin hóa (gọi là "Rumi") dùng cho người Mã... Ở Nam Dương (Indonesia), rồi ở BRUNEI cũng đã chuyển sang dùng văn tự biểu âm Latin... Ở PHI LUẬT TÂN, dĩ nhiên, tiếng Anh-Mỹ đã là văn tự Latin, mà ngay cả tiếng bản địa Tagalog cũng mượn bộ chữ cái Latin để ghi lại tiếng nói bản địa... Một số nước thuộc Liên bang Soviet sau khi tách ra, họ cũng đồng thời tạo ra sự độc lập trong chữ viết, không còn dùng chữ Cyrill của người Nga (áp đặt lên hết thảy 15 nước trong Liên bang Soviet trước đây): AZERBAIJAN vào NĂM 1991 quyết định dùng bộ chữ cái Latin. Tiếp đó, vào NĂM 1992 UZBEKISTAN chuyển sang dùng văn tự Latin để ghi tiếng nói của người dân Uzbek. TURKMENISTAN vào NĂM 1993 quyết định sử dụng trở lại bảng chữ cái Latin (trước đây, từ năm 1928-1940, họ đã dùng chữ Latin rồi, nhưng sau đó chế độ trung ương Moscow có nghị định buộc các ngôn ngữ của các nước thuộc Soviet phải viết bằng ký tự Cyrillic). Và đến NĂM 2011, giới trẻ ở Turkmenistan đã thực sự thành thạo văn tự biểu âm Latin thông qua hệ thống giáo dục. Ở KAZAKHSTAN, chỉ gần đây thôi, là vào NĂM 2018 nước này áp dụng chữ viết biểu âm Latin, trở thành văn tự chính thức của quốc gia (thay thế cho Cyrillic). Việc lựa chọn văn tự Latin (dùng để ghi tiếng nói của người Kazakh), theo họ, là phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa & giao lưu với quốc tế.
(Nguyễn-Chương Mt)
*
'Luật an ninh quốc gia tác quái ở Hong Kong.

Trung cộng đã mở văn phòng an ninh quốc gia đầy quyền lực ở Hong Kong hôm thứ tư 08/07, biến một khách sạch gần công viên trung tâm thành phố từng là một trong những nơi tụ họp phổ biến nhất của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ thành trụ sở mới.

Văn phòng này hoạt động vượt khỏi sự giám sát của tòa án hoặc các cơ quan khác ở Hong Kong, sẽ giám sát việc nhà cầm quyền Hong Kong thực thi luật an ninh quốc gia đầy triệt để mà Bắc Kinh đã áp đặt lên thành phố từ cuối tuần trước.

Đạo luật này cho phép nhân viên an ninh, lần đầu tiên được hoạt động công khai trong trung tâm tài chính toàn cầu này, thực thi nhiều quyền lực.

Đạo luật cho phép an ninh đưa nghi phạm qua biên giới để xét xử tại tòa do cộng đảng kiểm soát và cho các nhân viên an ninh này nhiều đặc quyền, gồm có nhà cầm quyền Hong Kong không thể tiếp cận và bắt giữ họ, hoặc thậm chí không thể kiểm tra xe của họ.

Không rõ sẽ có bao nhiêu nhân viên an ninh đại lục sang trú đóng trong tòa nhà trước đây là khách sạn Metropark, tòa nhà 266 phòng, 33 tầng lầu trong khu vực thương mại và mua sắm của Causeway Bay, gần Công viên Victoria.

Tại lễ khai mạc, chánh văn phòng an ninh Zheng Yanxiong nói rằng sẽ thi hành đạo luật một cách chặt chẽ “mà không vi phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp của bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào.”

Luo Huining, người đứng đầu Văn phòng liên lạc của Trung cộng tại Hong Kong, văn phòng đại diện hàng đầu của Bắc Kinh, nói rằng Văn phòng là “người gác cổng cho an ninh quốc gia” và những người yêu mến Trung cộng và Hong Kong luôn được chào đón.

“Những kẻ với động cơ đen tối, chống Trung Quốc và tìm cách gây mất ổn định Hong Kong không chỉ muốn hạ nhục Văn phòng, mà còn bôi nhọ lên hệ thống pháp luật và pháp quyền ở Trung Quốc đại lục bằng việc cố khuấy động một cách không cần thiết những nỗi lo lắng và sợ hãi trong công dân Hong Kong,” Luo nói.

Lằn ranh đỏ.

Đạo luật an ninh mới đã đẩy thành phố tự do nhất Trung cộng vào con đường độc tài hơn và thu hút sự lên án của một số chính quyền, luật sư và các nhóm đấu tranh cho các quyền của Phương Tây.

Đạo luật này xử phạt các hành vi đòi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài với mức án đến tù chung thân. Cảnh sát đã bắt bớ ít nhất 10 người, gồm cả một trẻ 15 tuổi, theo luật này vì tình nghi đe dọa đến an ninh quốc gia của Trung cộng.

Các nhà phê bình sợ rằng đạo luật sẽ đè bẹp những khát vọng tự do trong thành phố bị Trung cộng cai trị này trong khi những kẻ ủng hộ đạo luật nói rằng nó sẽ mang đến sự ổn định sau một năm biểu tình đôi khi xảy ra bạo lực đã nhấn cựu thuộc địa của Anh quốc vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiều thập niên.

Nhà cầm quyền Hong Kong và Bắc Kinh khăng khăng rằng các quyền và sự tự do vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nói rằng an ninh quốc gia là một “lằn ranh đỏ.” Luật an ninh mới đã bắt đầu thay đổi đời sống ở Hong Kong.

Nhà cầm quyền Hong Kong hôm thứ tư đã ngăn cấm học sinh sinh viên hát bài “Vinh quang cho Hong Kong – Glory To Hong Kong,” bài quốc ca không chính thức của phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ.

Bộ trưởng giáo dục Kevin Yeung nói rằng học sinh không được tham gia vào các cuộc bãi khóa, hô khẩu hiệu, lập nhân thằng hoặc hát những bài có nội dung chứa thông điệp chính trị, đề cập cụ thể đến bài quốc ca nổi tiếng của phong trào biểu tình.

Các ấn phẩm của một số nhà hoạt động và các chính trị gia ủng hộ dân chủ đều bị loại bỏ khỏi các thư viện công cộng. Khẩu hiệu “Tự do cho Hong Kong! Cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” bây giờ thành bất hợp pháp. Những người hoạt động phải giải tán tổ chức của họ hoặc phải đào thoát. Các cửa hàng phải loại bỏ những sản phẩm và đồ trang trí có chủ đề biểu tình.

Đặc khu trưởng Carrie Lam nói rằng luật an ninh này chỉ là ở mức độ nhẹ nếu so với các quốc gia khác, nhưng không nêu tên quốc gia nào, những người vận động ủng hộ dân chủ nói rằng đạo luật có nội dung mơ hồ và lo ngại về việc nhà cầm quyền Bắc Kinh có quyền hạn giải thích luật này sau cùng.

Để phản ảnh những sự bât ổn trên diện rộng của đạo luật này, các công ty internet lớn của Mỹ bao gồm Facebook, Microsoft, Google, Twitter và Zoom đã tuyên bố đình chỉ việc xử lý các yêu cầu về dữ liệu của người dùng từ nhà cầm quyền Hong Kong trong khi nghiên cứu về đạo luật này.

Mỹ bắt đầu loại bỏ quy chế đặt biệt của Hong Kong trong luật pháp Mỹ khi Washington không còn thấy trung tâm tài chính toàn cầu có quyền tự trị đầy đủ từ Trung cộng đại lục.

Christine Nguyen dịch 
----------------------------

Nguồn: Bài của Yanni Chow và Donny Kwok trên Reuters, người dịch đặt tựa.
Ảnh biếm họa Hong Kong security law của Amorim/Brazil trên tờ Iran cartoon.'Nhân vụ cả thế giới đều dùng chữ ‘biểu âm’, trừ Tàu, xin nhắc lại rằng ta hay nói Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Thiên văn học/Vũ trụ học gì gì đó là Mathematics, Physics, Chemistry, Biology, Informatics, Astronomy, Cosmology... đều xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ và tất cả các nước đều phát âm tương đương (vd như Nga, đã kể ở trên), kể cả... Tàu, bởi vì nước Tàu ngoài tham vọng ‘bú chả thới dế’ (H.2) và đỉnh đỉnh đại danh ‘thiên hạ đệ nhất hàng giả’ ra thì không sáng tạo ra bất cứ một thứ khoa học cmn gì hết!, chẳng hạn như Triết ta biết là ‘Philosophy’ tiếng Hy Lạp cổ là ‘φιλοσοφία’, chứ mấy cái thứ ‘triết Tàu’ chỉ có giá trị trong phạm vi nước Tàu và là công cụ chém gió của bọn... phò Tàu!, hehe...
'Chỉ có thể là bị kém trí, hoặc thuộc dân tộc Hán chuyên ngành bưng bô cho Hán tộc mới có thể phát biểu thế này:'Lưu ý rằng tôi không vơ đũa cả nắm, bọn 'phò' lày hiện lay... hiếm nắm!, hehe... Tôi nhớ lại bọn nào là Biền Hùi/Đường Ham sư thái, Đòn Lên Gân, Nghiễn Đút Xen, Kiều Rừng Dài, Trần Lọ Riêng, Trư Ngộ Năng’/‘Dáo sư Lờ’*!..., rồi mới đây nghe nói là có Hạ tướng/tướng hèn Võ Lùi Giữa gì gì đó! (H.3), hay cả đống Thích như Thích Hành Quyết, Thích Nhừ Tật, Thích Tan Hoang, Thích Thái Thịt, và... vui nhất là Thích Tí... Khí, hahaha...
Tôi dùng từ ‘phò’ vì nhớ... bãi sướng Đồ Sơn, ‘phò’ ở đây có 2 nghĩa, một là ‘thờ’ (Tàu), hai là đồ... cave...
‘Cave là gì?’, mấy ông hãy ra Đồ Sơn ‘chơi’, vừa mới vào khách sạn, thì sẽ nghe hỏi - không phải bằng 'tiếng Tàu cô đơn' mà bằng tiếng... An Lam:
'LÓNG THẾ LÀY...
(Hài 1 tý: lóng giao mùa) 
................

Giời ơi...sao lóng thế lày
Vừa mới sáng đã muốn bày cả ra
Nhiệt kế mới đến ba ba
Mà râm ran thế...hun da đấy giời

Hạ về...tưởng nà tuyệt vời
Để ngắm hoa phượng cho đời ló yêu
Ai dè...giời cứ như thiêu
Quăn cả đám cỏ chả điêu tý lào

Tiền điện thì thu ào ào
Tháng lày chắc chết...gió vào...tiền ra
Lộp nhiều mồm phải rên na
Kệ bu chúng ló no xa nàm gì

Quạt bay...gió cuốn sợi mì
Để cho ló mát...chỉ vì ló thôi
Quạt quay...đừng ngắm... kệ tôi
Gió vào ló mát...chả thôi tại hè...!!!

- Thơ: Tuan Nguyen Dinh
- Ảnh minh họa: St'-Anh có cần vận động viên không? (H.4)
Yes or no?

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Dáo sư Lờ: Vụ ‘Đau lờ’, xem thêm: https://nhagomlabang.blogspot.com/2020/07/1293-vu-au-lo-va-tieng-han-lam-trong.html
2.       Người Singapore nói tiếng Anh: Singapore có diện tích khoảng 718km2 (lớn hơn Phú Quốc một tí - khoảng 590km2), dân số khoảng 5 triệu người... 13,4% là người Malai, 9,2% là người Ấn, và 3,2% là Tây, người Thái, Myanmar, kể cả người Việt..., có đến 74,2% là người gốc Hoa, nhưng họ rất thường tự hào và tự xưng (với du khách) mình là ‘người Singapore’ và nói tiếng Anh... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/825-tro-ve-suriento-quen-singapore-thu.html
3.       Tại sao gọi Singapore là ‘Đảo quốc sư tử’? Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia, vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là siMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử - Singapura (vn.answers.yahoo.com).
4.       Thần Áo: Vị thần được thờ ở góc tây nam nhà của người Tàu, ‘Nếu xiểm nịnh thần áo thì thà xiểm nịnh thần táo còn hơn’ (Luận ngữ).
5.       Trường đại học Bôn Ba là trường đời, rộng hơn là ‘cõi ta bà’.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét