Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

1521. Dân Việt là dân... ‘Tàu dạt’, hahaha: đồ điên!

Bài này còn có tên là ‘Rê Thứ cái thèn cha Nghiễn Đút Xen’...

Trước tiên, ta hãy nắm khái niệm ‘chủ tử’ là gì? Bên Tàu hay có khái niệm ‘chủ tử’ (boss/employer) và ‘nô tài’ (servant/employee)..., ví dụ Triệu Minh thấy Tiểu Siêu đeo cái bông tai mà mình đã tặng cho Trương Vô Kỵ nên nổi ghen, bèn bảo Bát tí thần kiếm Phương Đông Bạch: ‘Chém đứt hai tay của nó cho ta!’, họ Phương cầm Ỷ thiên kiếm, tiến lên, nói với họ Trương: ‘Giáo chủ! Chủ nhân ta ra lịnh ta chặt đứt hai tay của các hạ!’, Chu Điên cười ha hả, nói: ‘Tay của ngươi thì ngươi cứ chặt, sao lại đòi chặt tay của Giáo chủ ta?’, họ Phương buồn bã nói: ‘Ngươi nói đúng, nhưng ta chưa vội lắm’..., hahaha...
Rộng hơn, người Tàu, Nhật... thường có những sát thủ, điệp viên, tình báo, thậm chí những nhân vật có địa vị cao trong xã hội... phải chịu sự chỉ đạo của một ‘ông chủ ngầm’ (deep employer, thường đeo mặt nạ) của một thế lực ngầm nào đó, những ‘nô tài’ này phải phục tùng mệnh lệnh của ‘chủ tử’, nếu không có thể bị loại/xử chết...
Rộng hơn nữa, bên Anh có ‘Điệp viên 007’ phải chấp hành lệnh mật của thủ lĩnh tổ chức MI6 và thủ tướng..., bên Mỹ thì họ phải chấp hành mệnh lệnh của các ‘thế lực ngầm’ (deep states) mà có thể là các bố già, các thượng nghị sĩ, tổng thống hay tỉ phú Mỹ...
Nhiều người Việt, vì ‘danh’, ‘lợi’, vì ‘nghiện Tàu’ hay bị ‘Hán hóa’ gì gì đó... nên đã và đang vô tình hay cố ý, trực tiếp hay gián tiếp tự nguyện làm ‘nô tài’ cho ‘chủ tử Tàu’, không chỉ từ thời Ngô Quyền với cả bãi ‘Thứ tư nghỉnh cu’ được liên tục tải vào đầu dân Việt, mà nay còn có (những) tên nô tài nào đó sau ‘Chiến tranh biên giới Việt Lạ 1979-1989’ đã cho in ngay cuốn sách ca tụng tên ‘Đặng Tiểu Vô Bình - một trí tệ siêu vịt... quay Bắc Kinh'..., hay ngay hiện nay có một tên không làm bên ngành ngoại giao mà làm bên y tế đã.. khúm núm gởi lời chúc. mừng ‘72 năm ngày Kết nghĩa Vườn Đào Việt-Lạ’ (theo vietgiaitri-com), hahaha...
...Và ngay hiện nay, tên Nguyễn Việt Á Khẩu ‘khi đại dịch hoành hành, mua kít Tàu giá 21.560 đ/bộ, bán cho dân Việt Nam giá ‘cắt cổ’ (470.000đ) là TỘI ÁC ‘trời không dung, đất không tha’! (fb Trương Văn Khoa), híc.. híc...
Và ‘kit test’ là hàng gì? Hàng Tàu, mà chúng bô bô cái mồm rủ nhau bảo là hàng Việt!!!..., và nàng Katharine Bui đã đăng stt: 'Ủa thế là cuối cùng quay đi quẩn lại vẫn là cả nước nhập hàng Tàu xong về chăn nhau à???', hahaha...
*
Ý tôi muốn nói gì? Từ vụ ‘Việt Á’, không khó để suy ra rằng bọn ‘nô tài Việt’ đã ‘bê nguyên’ lịch sử Tàu rồi thêm mắm thêm muối, thêm ra thêm vào, thêm tới thêm lui... để biến thành lịch sử Việt Nam!!!
1. Khoảng cách từ Hà Nội đến nước Việt Câu Tiễn (Bắc Chiết Giang, Thượng Hải) bằng chiều dài của Việt Nam (xem bản đồ thế giới), đại để là khoảng 3200 - 3300 km (đường bờ biển), nhưng đó là tính bằng đường gần thẳng (đường cong lớn), còn nếu đi bằng đường bộ đi vòng vèo thì phải mất gấp đôi, gấp ba, vd kc từ Ban Mê đến Sài Gòn theo đường chim bay là khoảng 150km, nhưng đường bộ là 350km...
Vào thời Ngô-Việt hay Hán-Sở thì người Việt (Câu Tiễn) hay người Hán mà muốn ‘băng rừng, lội suối, trèo non’ đến Việt Nam (Kẻ Chợ (Hà Nội) hay đèo Ba Dọi (Ninh Bình-Thanh Hóa) thì - theo một số học giả - phải vượt qua một quãng đường xa ‘vạn dặm’, mà người Tàu cách đây 2500 năm chả.. ngu gì mà dẫn cả bầy ông bà, con cháu, chắt, chút, chít đi cả ’10-15.000 cây số' để đến.. ‘thiên đường Giao Chỉ’ để làm cái.. mả mẹ gì!
Thật vậy, từ ‘Phong thần diễn nghĩa’, ‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’ đến ‘Lộc Đỉnh ký’, ‘Phong Nhũ phì đồn'..., tức từ thời nhà Thương đến thời Mao, Tập, sách vở của người Tàu (dường như) không hề mô tả có một cuộc ‘di dân đến Giao Chỉ’ như vậy!
Cụ thể hơn, bọn Bao Chủng, Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ... đều từ các tỉnh vùng quê ‘di dân’ đến Khai Phong Phủ và chết luôn ở đó..., 108 vị anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc và gia quyến của họ đều rủ nhau tụ nghĩa ở huyện Lương Sơn, tỉnh Sơn Đông: đéo.. có thằng Tàu nào ‘di dân’ qua Giao Chỉ cả!... Hơn nữa, với câu ‘hồ tử thú khâu’, người Tàu có chết thì chết ở nước Tàu, còn nếu rời khỏi nước Tàu đến đâu thì họ chọn đó làm quê hương và bị đồng hóa ngay ở đó.
2. Các ví dụ trong lịch sử như quân đội Mông Cổ tràn ngập Trung Nguyên hơn trăm năm, nhưng sau đó phải rút hết về ‘Ngoại Mông’...; Nhật đô hộ Tàu (bắt đầu từ Mãn Châu, 1931-1945) nhưng cuối Thế hiến 2 thì lính Nhật không có ở lại Tàu...; tương tự, quân đội Pháp, Mỹ, Tàu (Chiến tranh biên giới 1979-1989) sau chiến tranh thì không ở lại VN, quân đội Liên Xô ở Afghanistan hay quân đội Việt Nam ở Campuchia khoảng 10 năm thì rút hết về nước...
Vì vậy, quân đội Tàu - chiếm tỉ lệ rất ít so với dân số ‘An Nam xưa’ - đến VN có thời hạn rồi về nước vì được thay thế bởi nhóm lính khác theo luật, nên họ cũng không thuộc loại ‘di dân’ nói trên...
3. Người VN từ xưa (cách đây khoảng 3-4.500 năm, thời nhà Ân) thường gọi là ‘Thánh Gióng’, chữ ‘Thánh’ đứng trước, còn Tàu thì nói Tề Thiên Đại Thánh, Nhị Lang Hiển Thánh, Côn Lôn Tam Thánh, Kiếm Thánh, chữ ‘Thánh’ đứng sau..., ngoài ra, từ ngàn xưa, ta đã có ‘Sự tích trầu cau’, nhưng ‘trầu’ tiếng Hán là ‘phù lâu’, ‘cau’ là ‘tân lang’...: phần nào chứng tỏ có tồn tại một nền văn hóa Việt mà không ‘tương đồng’ với văn hóa Tàu!
4. Rất cụ thể, tỉnh Daklak có khoảng 2 triệu dân, trong đó dân tộc tại chỗ Ê-đê có khoảng 300.000 người = chiếm tỉ lệ 3/20 hay 1,5/10 tức 15%, nhưng (gầu như) dân Ban Mê Thuột toàn nói tiếng Kinh (tiếng Việt; ngày xưa, từ ‘Kinh’ dùng để gọi người ‘đồng bằng’ để phân biệt với ‘Thượng’, chứ hoàn toàn không phải là DTTS Kinh ở Quảng Tây bên Tàu!)...
Nhân tiện, các sách Tàu nói trên (‘Đông Chu liệt quốc’, ‘Hán Sở tranh hùng’, ‘Tam quốc chí’, ‘Thuyết Đường’, ‘Bao Thanh Thiên’, ‘Thiên long bát bộ’, ‘Thủy hử’, ‘Bích Huyết Kiếm’, ‘Lục Tiểu Phụng’, ‘Lộc Đỉnh ký’...) ít nhiều có nhắc đến vụ ‘bị đày đi biệt xứ, đày xa ngàn dặm’ của các phạm nhân được coi như là ‘tử tù’ của Tàu, riêng các tử tù này sang An Nam thì đa số bị chết mất xác, số ít còn lại nếu may mắn còn sống sót thì bị đồng hóa thành dân Việt...
Vân vân... Qua đó cho thấy dân tộc Việt đã tồn tại và đã ở đất ‘Việt’ từ thuở hồng hoang đến nay, và nếu người Việt là người Tàu - chiếm đa số - thì theo ví dụ ‘Daklak’ nói trên, thì 97,5 triệu dân ta nay đều nói tiếng... Tàu hết trơn!..., mà có một thực tế lịch sử là - do nền ‘văn hóa cộng đồng’ của Việt có tính trội hơn văn hóa Tàu, nên khi người Tàu sang Việt Nam thì một thời gian sau sẽ bị đồng hóa thành người Việt.
*
Có 14 nước giáp giới với Tàu (Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhtan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam), thế thì tại sao phải.. bắt người Tàu ‘di dân’ sang chỉ có Việt Nam?
Có 14 nước giáp giới với Tàu, thế thì tại sao phải bắt VN phải có ‘văn hóa tương đồng’ với Tàu? Lào, Myanmar, Ấn Độ thì sao?, Ấn Độ - giáp giới Tàu 3.380 km - có ‘văn hóa tương cmn đồng’ với Tàu không?, Tàu có giỏi thì nhào vô, cướp đất Ấn Độ đi!, nó sẽ cho răng đi phần răng, môi đi phần môi!, kkk...
Và nói đến người đẹp đỉnh đỉnh đại danh thế giới thì có nữ hoàng Cleopatra, Marilyn Monroe, người đẹp đẳng cấp Việt Nam như Bà Trưng, Bà Triệu, thái hậu Dương Vân Nga, nguyên phi Ỷ Lan, công chúa Huyền Trân/Ngọc Hân hay hoàng hậu Nam Phương..., hà cớ gì mà suốt đời mần thơ ca tụng Tây Thi của Tàu, hay là vì... Háng... Tây Thi, à quên, Háng Tàu... sơm!
H...ết.
*Hình 1: Quan Âm Tàu (Tây du ký)
*Hình 2: Quan Âm Việt Nam, tượng bị buôn sang Pháp thời Pháp thuộc, trưng bày ở Bảo tàng Guimet, Paris.
*Bài đọc thêm: Không chỉ lịch sử xưa, mà ngay hiện nay còn xuất hiện ‘nước Lạ’, ‘nước Ngoài’, nay chả biết sao người ta lại cố ý xóa bỏ tên nước Chàm hay Champa, chắc đó là ý của bọn.. Lạ chăng!:
...Một đoạn trong Chương I Vùng Đất Mới... Trong bản gốc Anh ngữ, cô Li Tana viết đủ các tên Chams / Champa / Amravati / Vijaya / Panduranga / Kauthara lẫn về bia ký Chàm, ấy vậy mà vô sách dịch của ông Nguyễn Nghị và NXB Trẻ, các tên này đã bị cắt xén /xóa và bỏ đi hết tất cả, và chỉ để lại một thứ ngôn ngữ dịch linh tinh lang tang "vương quốc cũ" nào đấy. Và đáng sợ hơn.., khi viết về người Chàm đã xua đuổi người Mọi như thế nào..., người ta lại cho phép dịch rõ ràng (là Chám):
Chương I Vùng Đất Mới
.Bản dịch Việt ngữ của ông Nguyễn Nghị:
Vùng đất mới đối với người Việt Nam này chủ yếu là một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi và biển. Địa hình của vùng đất này có hai đặc điểm: thứ nhất là dãy Trường Sơn, phủ đầy rừng rậm, chạy suốt chiều dài của nước này, và càng xuống phía nam càng thấp dần. Thứ hai là dãy núi đã bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một số lưu vực nhỏ và hẹp, ít gắn với nhau về mặt địa lý. Xét về mặt hình thể, VƯƠNG QUỐC CŨ được thiết lập trên vùng đất này có vẻ như bao gồm một số vùng định cư biệt lập với nhau, được cho thấy qua sự tập hợp các di tích cổ tại các thung lũng không có đường thông thương với nhau. Bộ sách Chư phiên chí của một nhà du lịch người Trung Hoa vào thế kỷ 13 cũng gợi cho người ta nghĩ như thế. Trong quyển một của bộ sách này, vương quốc này được tả là có 11 quốc gia chư hầu, nhưng đúng hơn, phải hiểu là 11 vùng định cư biệt lập nhau. Và do đó, điều làm chúng ta ngạc nhiên là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập và duy trì được một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ trên cái “vùng đất rời rạc nhất thế giới” ấy, như Gourou sau này nhận định.
Vùng đất mới này có thể được chia thành ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những diện tích tương đối rộng thích hợp với nông nghiệp. Vùng thứ nhất, ngày nay là Quảng Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1.800 cây số vuông. Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp. Vùng thứ hai tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú ngày nay, có diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang. Vùng thứ ba gồm ba thung lũng thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt.
Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một lằn ranh khí hậu: ... Trường hợp đầu tiên có lẽ là trường hợp các dân tộc được gọi là Mọi. Họ bị người CHĂM xua đuổi khỏi đồng bằng. Kế đó đến lượt một số đông người Chăm. Họ phải rút lên đây trước sức ép của người Việt.
*Bản gốc tiếng Anh:
For much of its history, this new land was inhabited by Chams. Champa, essentially a long, narrow strip of territory, situated between the mountains and the sea, had two distinguishing characteristics. First, the Truong Son mountains (or the Annam Chain) with their rich forest cover, ran the whole length of the country, gradually declining in height from north to south. Second, the mountains were divided horizontally by several fast moving rivers and numerous spurs of the Chain. The land formed a number of narrow basins, with little geographical continuity. Physically the whole kingdom appears to have consisted of a number of isolated settlements, as suggested by the grouping of ancient monuments in different valleys without any connecting link between one another. Zhu Fan Zhi. a Chinese traveller’s book of the 13th century, supports this. In volume one it describes Champa as having 11 vassal states, which would be best understood as separate settlements. It is amazing that the Nguyen ever managed to establish a unified state for several centuries, in "the world’s least coherent territory", as Gourou later put it.
In fact, districts of Champa mentioned in the Cham inscriptions appear to be the main natural divisions of the country. They were Amravati, Vijaya, and Panduranga.
The first two contained relatively large areas suitable for cultivation. Amravati, present day Quang Nam, features a rich plain of almost 1,800 sq.km, watered by the Song Thu Bon (the "Great River" in Cham inscriptions) and its several tributaries. Vijaya, in central Champa, corresponds to the bountiful Binh Dinh plain, with a total area of 1,550 sq.km. It is bounded by two distinct mountain ranges, with two valleys watered by the rivers Song Da Rang and Song Lai
Giang. The third, Panduranga, represents the southern part of the country. It consists of three valleys which are easily accessible from one another. It was perhaps for this reason that it contained Kauthara (today's Nha Trang area), a different region, or even a state according to the Chinese books written from the 8th century to the 10th century.
The Hai Van Pass in between Hue and Da Nang forms a climate frontier: ... This happened first to the so-called Moi peoples, driven inland by the Cham; and then to many of the Cham who retreated there under pressure from the Vietnamese. (Việt ngữ tạm dịch Google Translate + Brian Wu) https://www.facebook.com/search/top/?q=nh%E1%BB%AFng%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99c%20gi%E1%BA%A3%20c%E1%BB%A7a%20brian%20wu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét