Ngồi quán cà phê, tôi hát:
-Mỗi khi xuân về làm hồng môi em/Nắng xuân rơi đầy chiều vàng rực rỡ/Đến bên em ngồi, thì thầm khẽ hát/Câu tình yêu, ơi chiều xuân... (Chiều xuân, Ngọc Châu), rồi:
-Băng qua rừng chiều nắng nghiêng đồi thông chới với/Suối hát quân đi năm tháng sống vui chân trời... (Đường chiều, Dương Minh Ninh)
*Chiều xuân, trình bày Kim Ngân: https://www.youtube.com/watch?v=KrIXI7RQuZE
*Đường chiều (bản nhạc): https://mail.amnhac.fm/.../530-duong.../6312-duong-chieu
Đây gọi là ‘TRI TÂN, ÔN CỐ’, chớ làm ngược lại!
1
Trên thế giới, người ta đã có cuốn ‘Người Tàu xấu xí’ hay ‘Người Nhật xấu xí’ gì gì đó..., thế mà ta vẫn chưa có cuốn ‘Người Việt... bảo thủ’!, hahaha...
Một cách tương đối, ‘tiếng’ khác với ‘chữ’, vì ‘chữ’ là ký hiệu của ‘tiếng’, và do đó có thể có nhiều cách ‘ký hiệu’, mà ký hiệu ‘Hán’ chỉ là một trong số đó, chớ có đề cao!...
Vd như ta thường có các lối viết tắt như ‘đgl’, ‘hs’, ‘ax’, ‘đh’, ‘tf’, ‘th’, ‘pt’, ‘tc’, ‘min’, max’ (được gọi là, hàm số, ánh xạ, đạo hàm, tích phân, tập hợp, phần tử/phương trình, tiệm cận, cực tiểu, cực đại)... là các từ tốc ký trong ngôn ngữ toán học, mà ta không thể gọi đó là tiếng ‘Toán Việt’, ‘Hy Lạp Việt/La Mã Việt’, ‘Pháp Việt’ hay ‘Anh Việt’ được!...
Tương tự cho cách gọi ‘Hán Việt’ mà đúng ra phải gọi là ‘VIỆT HÁN’ - tức một số từ trong tiếng Việt có gốc Hán, chiếm tỉ lệ 25,3%*, còn trong tiếng Nhật nay chỉ còn giữ lại khoảng 2000 từ Hán, tỉ lệ không đáng kể...
2
Theo cách gọi ‘Hán Việt’ thì chả lẽ:
.‘búm bùm’, ’ai lớp du’, ‘Đỗ Nam Trung/Đô Năm Trăm’, ‘Bảy Đèn’... gọi là tiếng... Mỹ Việt sao!!!
.‘xì líp’, ‘xú chiên’, ‘mẹc xi bú cu’... gọi là tiếng... Pháp Việt sao!!!
.‘Bát Canh Hẹ’ (nữ tổng thống Hàn Quốc), ’Kim Giống.. Ủn’, ‘Chim Đang Sung’ (Kim Don Sun)... gọi là tiếng... Hàn Việt sao!!!
‘Xổm Cặc’ (đồng chí Xổm Kặc đến thăm Việt Nam 2017, wiki)... gọi là tiếng... Lào Việt sao!!!
.‘Cu ba’ (ngày xưa tôi ở... cu ba) gọi là tiếng... Cuba Việt sao!
.‘cmn’, ‘sml’, ‘ccc’... gọi là tiếng... Facebook Việt sao!!!
.’CHO LON’ (Made in Cho Lon)... gọi là tiếng... Cho Lon Việt sao!...
Hahaha...
3
CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM
Con đường thiên lý Bắc Nam
Khởi đầu từ Ải Nam Quan biên phòng
Đó là ‘Ải Bắc’* Lạng Sơn
Ta gọi ‘Pha Lũy’*, ngăn phường Hán xâm
Đường xuôi qua Ải Chi Lăng
Nơi còn dấu Quỷ... Môn Quan kinh hoàng
...Tiếp theo là tỉnh Bắc Giang
Bắc Ninh nối tới kinh thành Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, sử hùng
Hà Nội, Lãng Bạc*, Hồ Gươm, Bắc Thành*
Núi Nùng*, Sông Nhị thênh thang
'Dấu xưa xe ngựa', đoạn tràng liễu xanh
...Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam
Hoa Lư: Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đóng đô
Ninh Bình, tên gọi bây giờ
Qua đèo Tam Điệp, nghe hò miền Trung
Chốn xưa Nguyễn Huệ dừng chân
Sĩ Nghị mất vía, Mãn Thanh tan hàng
...Ấy đèo Ba Dội* dân gian
Xuân Hương nổi tiếng ‘chồn chân vẫn trèo!’
Xuôi về mảnh đất dân nghèo,
Đây Thanh, Nghệ, Tĩnh sáo diều nghìn năm
Địa linh, nhân kiệt hiền nhân
Châu Hoan, Châu Ái, Cửu Chân một thời.
...Đèo Ngang dừng bước chơi vơi
Thanh Quan nhớ nước, riêng tôi nhớ nhà!
‘Hoành Sơn một dải’ phương xa
Nguyễn Hoàng mở cõi sơn hà Đại Nam*
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
‘Nước non ngàn dậm’, chuyện tình nhớ chăng?
Đời Trần, công chúa Huyền Trân
Miệng hoa, mắt biếc tài hơn anh hùng!
...Hải Vân ‘mây biển’ hiểm hung
Đèo cao, núi thẳm - sóng thần, hang dơi!
Thở ra… Đà Nẵng đây rồi!
Tam Kỳ, Quảng Ngãi, một trời Quy Nhơn!
Đèo nào tên gọi Cù Mông?
Bước qua ái ngại, sợ không yên bình
Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Yên
Ráng lên! Đèo Cả, ngả nghiêng sợ gì!
Nha Trang cát trắng xuân thì
Mắt như ngọc bích, ngày về long lanh
...Phan Rang, Phan Thiết, biển xanh…
Ninh Thuận, Bình Thuận tỉnh thành ngày nay.
Xuân Lộc đúng tỉnh Đồng Nai!
Long Khánh, Thống Nhất chạy dài Trảng Bom
Biên Hòa rồi tới Bình Dương
Nhớ đường Xa Lộ thân thương Sài Gòn!
Thủ đô hòn ngọc Viễn Đông
Một thời hoa mộng, trông mong hẹn hò
Thương ai khắc khoải đợi chờ
Người đi vá mảnh cơ đồ… về chưa?
...Tân An ghé bến Mỹ Tho
Uống ly nước mía, chờ đò Vĩnh Long
Cần Thơ đợi ‘bắc’ qua sông
Nay cầu treo đã vượt dòng Hậu Giang
Sóc Trăng phố biển rộn ràng
Bạc Liêu góp mặt đồng bằng Cửu Long
Con đường thiên lý xa xăm
Cà Mau là chặng cuối cùng đó anh!
(Vương Sinh, đăng trên trang web hungsuviet-us)
Xưa, ông bà ta gọi là ‘Ải Bắc’ hay ‘Cửa Pha Dữ/Pha Lũy’, chỉ có bọn... ‘Đm’ nào đó nóng.. dấy lên gọi cái ải ở tuốt phía Bắc của Việt Nam là.. Ải NAM cmn Quan!!!, hahaha...
Tương tự, rất dễ hiểu, tất nhiên Tôn Ngộ Không không thể bị đè ở núi Ngũ Hành Sơn ở... Đà Nẵng được!, như một tay ‘nghiện... Háng Tàu’ nào đó đã nói 'có'!!!
...’Đm Bùi Hiền’ là lời bình của fbker Thai Vu, vì không hiểu ‘Đm’ là... gì nên tôi tưởng là ‘Dm’ tức là... Rê Thứ, kkk...
H...ết.
---
Chú dẫn:
*Hình: Tết nay anh không thèm.. vú sữa!, kkk
1. Ải Bắc Quan, hay Ải Bắc, tiếng Việt gọi là CỬA PHA-LŨY. Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu ghi: "Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Tàu muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này". (wiki)–
2. Đèo Ba Dội, hay Đèo Ba Dọi, một tên gọi ‘dân gian’ khác của Đèo Tam Điệp, đoạn tiếp giáp giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, nay đã có đường hầm... Lãng Bạc, núi Nùng, Bắc Thành: Lãng Bạc là nơi Hai Bà Trưng đánh quân Mã Viện nhiều trận kịch liệt... Núi Nùng (núi Long Đỗ) nằm ở trong thành cổ Hà Nội... Vua Quang Trung (1788-1792) đổi tên thành Thăng Long là Bắc Thành, vua có công đánh thắng quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, xác giặc chất thành gò (gò Đống Đa)... (hungsuviet-us)
3. ‘Hán Việt’ chỉ chiếm tỉ lệ trên dưới 25%: Cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (tái bản năm 2006), tác giả cho biết: Trong số 32.924 mục từ của Từ điển có 12.910 mục là từ Hán-Việt, tỷ lệ khoảng 39,2% (luocsutocviet-com)... Công trình của viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck (2009) tiến hành tìm từ gốc, từ vay mượn trong 1000-2000 từ vựng cốt lõi của 41 ngôn ngữ trên thế giới cho thấy một kết quả khác với các nghiên cứu trên. Trong 1477 từ tiếng Việt thường dùng chỉ có... 25,3% từ vay mượn từ tiếng ‘Tàu’, 1,2% từ vay mượn Pháp, 0,5% Proto-Tai, 0,3% Anh... (Phần nghiên cứu về tiếng Việt do GS Mark J. Alves chủ trì. Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu có thể tra cứu trực tuyến tại: https://wold.clld.org/vocabulary/24).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét