Đăng ngày 16/5
(Tôi bị vài vụ phẫu thuật nhỏ nên không thể ngâm cứu hay viết nhiều được!)
Âu Dương Phong có 'Hàm mô công', là môn công phu.. đảo ngược người, chổng đít lên trời, lộn đầu xuống đất, HÌNH 1: Hàm mô công...
Rộng hơn, rất không tương đồng về văn hoá, giữa Tàu và Việt là một sự 'đảo ngược'!...
Tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, để dễ nhớ - đang xem bóng đá nam Sea Games - ta gọi là 'ngữ hệ Đông Nam Á'...
Cụ thể là về ngữ pháp, chẳng hạn, danh từ, khi nói hay viết, trong tiếng Hán (phiên âm Việt Hán) thì 'tính từ đứng trước, danh từ đứng sau'; hoàn toàn ngược lại, tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Malaysia, Indonesia, Singapore... thì 'danh từ đứng trước, tính từ đứng sau'...
Lưu ý rằng 'tính từ' có thể là tính từ hoặc 'từ/cụm từ tương đương tính từ', vd, 'swimming pool' (hồ bơi), trong đó 'swimming' (động từ + ing) đóng vai trò tính từ, bổ nghĩa cho danh từ...
Vài ví dụ tiêu biểu về 'ngữ hệ Đông Nam Á':
.'Tàu': mỹ nhân; Việt: người đẹp,
.Tàu: tân niên; Việt: năm mới; Khmer: 'chhna thmei' (thmei là mới); Malaysia: 'tahun baru' (baru là mới); Thái: 'pi mai' (mai là mới)... (chôm fb Matthew NChuong)...
Để tránh âm mưu đồng hoá, HÌNH 2, 3...
Dưới đây, không sa vào học thuật, tôi chỉ lấy một số ví dụ trong truyện Tàu, truyện kiếm hiệp Tàu, phim Tàu, nhạc Tàu hay bóng đá.. mà vốn là sở trường của tôi, kkk
.'Uyên ương hồ điệp mộng' (Tàu), trong khi người Việt nói 'nghịch đảo' là: Giấc mộng về đôi bướm yêu nhau,
.'Thủy hử' (Tàu): (Chuyện/câu chuyện) bến nước,
.'Tây du ký' (Tàu): Câu chuyện về cuộc hành trình về phía Tây (Việt),
.'Lộc đỉnh ký' (Tàu): Câu chuyện trên đỉnh núi Nai,
.'Ỷ thiên Đồ long ký' (Ỷ thiên kiếm Đồ long đao ký, Đao kiếm như mộng, Tàu): Câu chuyện về đao chém rồng và kiếm thay trời.. hành đạo (Việt),
.Bao đại nhân (Tàu): Ông Bao (Việt),
Và buồn cười nhất là:
.Tàu: Tề Thiên Đại Thánh,
.Việt: Thánh lớn ngang trời (tề là ngang, bằng...)
Hahaha, Tàu và Việt là hoàn toàn 'nghịch đảo'!
Về 'danh xưng', người Tàu thường nói 'kép' và nói 'ngược' - so với người Việt, vd:
.Tàu: Lệnh Hồ ca ca, Nhạc Linh San tiểu sư muội, Long cô cô, Chu cô nương, Triệu cô nương/Minh muội...; trong khi đó, Việt: anh Xung (Lệnh Hồ Xung), em San (Nhạc Linh San), cô Long (Tiểu Long Nữ), em Nhược (Chu Chỉ Nhược), em Minh/em Mẫn (Triệu Minh hay Triệu Mẫn)...
.Tàu: Vô Kỵ ca ca, Trương giáo chủ; Việt: anh Kỵ, giáo chủ Kỵ (gọi theo kiểu tổng thống Diệm, thủ tướng Phúc)...
Mấy cái thứ Tàu như:
.Ám nhiên tiêu hồn chưởng, Ám nhiên lược chỉ (khinh công của Sở Lưu Hương), Thủy thượng phiêu (Cừu Thiên Nhẫn), Thê vân tung (Trương Thuý Sơn), Thanh dực bức (khinh công của Vi Nhất Tiếu), Đại công cáo thành ( = hôn, Vi Tiểu Bảo), Tây Môn Xuy Tuyết, Lăng Ba Vi Bộ, Càn khôn đại na di, 'Lai như thủy hề', Đại bi chú, Đại Lý Đoàn thị.. làm người Việt tra từ điển Hán Việt thấy mẹ mà nhiều khi cũng.. đéo hiểu!
.Độc Cô Cầu Bại, Độc Cô lão quái hay Độc cô quái khách.. ccm gì gì đó, tiếng Anh chỉ đơn giản là 'The One',
.Yao Si Ting (Tàu); Việt Hán: Diêu Tư Đình (hát bài 'Betrayal', cũng tên Tàu luôn), và,
.'Phi dã, phi dã!', Tỉu nà má, ngộ tả nị hầm bà lằng.. nghĩa là ccm gì.. làm ta hỏi người Tàu Chợ Lớn thấy mẹ mà cũng.. đéo nhớ!
Rõ ràng, văn hoá Tàu và Việt là rất khác biệt!
Tiếng Việt rất đơn giản!, xem HÌNH 4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét