Lâu nay người ta hay gán chữ ‘làm tiền’ cho các nàng mắt xanh mỏ đỏ. Mới đây,
báo Tuổi trẻ! có đăng bài về một số đàn ông ‘làm tiền’ (làm nghề ấy). Rộng hơn,
có nhiều hơn những người ‘làm tiền’ với số tiền cực lớn cộng với sự vô cảm đến
kinh hồn. Mình nghĩ kỹ và thấy việc gán
chữ ‘làm tiền’ cho phụ nữ quả thật là không bình đẳng…
Làm ra tiền khác với ‘làm tiền’, dĩ nhiên việc làm ra tiền
là rất quan trọng, nhưng ‘nếu ai bảo vệ/cứu được số tiền mình đang có bao nhiêu
thì người đó sẽ làm ra được bấy nhiêu tiền’, điều này lại quan trọng hơn nhiều.
Bằng các hồi ức ngắn và có thật, bài này nói về ‘Nghệ thuật làm ra tiền’ với
một ý nghĩa hoàn toàn khác.
*
Mình xin bắt đầu bằng một số câu chuyện có liên quan đến
tiền bạc và sinh mạng sau đây.
Nhà nọ có đường dây điện bị chập, tường bị cháy khét lẹt đến
mấy tiếng đồng hồ (phải cúp cầu-dao và xử lý cháy). Mình đi ngang qua và bảo:
-Anh hãy bỏ ra 1 triệu đồng để sửa đường dây điện đó.
Nhưng anh ta tiếc tiền, không chịu. Mình mới bảo rằng:
-Giữa 1 triệu đồng và 500 triệu đồng (giá trị của căn nhà),
anh muốn mất cái nào?
Ngẩn người ra một tí, anh ta lập tức kêu thợ đến sửa đường
dây điện đó. Kết quả gián tiếp là mình đã đem lợi cho anh ta được… 499 triệu
đồng!
Có một lần, mình gặp một anh chàng. Anh ta luôn mặc quần áo màu
đen và đi dưới trời mưa to vào ban đêm (thường cúp điện). Một buổi sáng nọ,
uống cà phê ở tiệm sửa Honda, mình có gặp và chọc anh ta về chuyện này (hàm ý
nhắc nhở). Rồi tối hôm đó, trời lại mưa to. Các bạn biết chuyện gì xảy ra không:
sáng hôm sau, mình nghe tin là anh ta đã bị xe tông chết dưới cơn mưa tối vừa
rồi, vì anh ta không nghe lời tư vấn, và dĩ nhiên, không giữ được tính mạng thì khỏi cần nói tới
chuyện tiền bạc nữa.
*
Và một số câu chuyện xưa và nay.
Ngày xưa (trong truyện ‘Tam quốc chí’), lợi dụng cơ hội Lưu
Bị chết, Tào Phi và Tư Mã Ý bèn liên minh với 5 xứ và cử 50 vạn quân (lãnh đạo
bởi Kha Tị Năng, Mạnh Hoạch, Tôn Quyền, Mạnh Đạt và Tào Chân) tiến vào bờ cõi
nước Thục. Hậu chúa (Lưu Thiện) vô cùng lo lắng, bèn đến nhà riêng của Khổng
Minh, thì thấy ông ta đang đứng… xem cá bơi! Vua hỏi:
-Tào Phi cử 5 đạo đại binh chuẩn bị tiến đánh nước ta, sao
khanh không lo lắng gì cả vậy?
-‘Tâu bệ hạ, thần xem cá bơi mà… nghĩ ra giải pháp. Thần đã
nghĩ được cách đẩy lùi được cuộc tấn công của 4 đạo quân, chỉ còn giải quyết đạo
quân của Tôn Quyền nữa mà thôi’, Không Minh trả lời.
Vâng, Không Minh đã xem cá bơi mà giải quyết được 4 đạo quân
cho nước Thục (và cuối cùng dùng mẹo đẩy lui được đội quân của Tôn Quyền), mà giá trị đó không có
khối lượng tiền bạc nào có thể sánh nỗi!
Hồi trẻ, khi mình đang học tài chính kế toán, thầy giáo đã
kể một câu chuyện có tính triết lý như sau:
Một công ty cơ khí của Pháp có một cái máy bị hư, không nổ.
Họ đã thuê bao nhiêu là chuyên gia/nhà khoa học đến sửa, nhưng không được. Rồi,
bỗng nhiên có một ông kỹ sư nọ, anh ta đến cầm chiếc búa và gõ một cái, chiếc
máy liền nổ. Họ mới hỏi:
-Ông lấy bao nhiêu tiền?
-‘30.000 đô’, ông kỹ sư trả lời.
Một anh công nhân đứng gần đó liền kêu rầm lên:
-Trời, ông chỉ gõ có 1 nhát búa mà đòi tới những 30.000 đô!
-‘À, để gõ được nhát búa đó, tôi phải đầu tư hơn 30 năm để
suy nghĩ đó’, ông kỹ sư trả lời.
Nhưng vị xếp công ty đó hiểu vấn đề ngay tức khắc và… duyệt
chi.
*
Những người có năng khiếu như vậy cần phải được trân trọng,
nhất là đối với chuyên gia nước ngoài. Sau đây là một ví dụ có thật.
Có một ông tiến sĩ người Đức, rất thông minh, linh hoạt, trí
tuệ và nhiệt tình. Ông ta đã vạch ra một chương trình (có liên quan đến xóa đói
giảm nghèo) tốc hành trong 2 năm. Vì thế, ông ta đã tổ chức thi tuyển
(interview), có khoảng 100 tiến sĩ đến dự thi, và ai cũng đồng ý 100% với ý
tưởng của ông ta.
Rồi, có một anh B, chỉ tốt nghiệp trường ‘đại học bôn ba’,
đi lang lang đây đó và vô tình được gặp ông tiến sĩ nọ, anh ta phản đối ý tưởng
của ông ta, nói rằng chương trình này là bất khả thi, và chứng minh một cách
rất thuyết phục rằng nếu có thực hiện được thì phải mất ít nhất là 10 năm, mà
vô tình, anh ta đã ‘cứu sống’ được vài chục triệu đô cho chương trình đó. Và
với cách tư duy ‘lý tính’ của người Đức, ông tiến sĩ đã mời anh ta làm việc 5
năm với lương rất cao.
*
Và một số ví dụ khác. Có một người đang thoi thóp thở và sẽ
chết, nếu có ai cứu được người đó là đã tái sinh ra một mạng người, vì việc cứu
một mạng người cũng có giá trị tương đương với việc sinh ra một người mới. Có
một đội bóng đã thua 0-1 đến phút thứ 90+4, rồi có một cầu thủ của đội bóng này
thình lình đá vào 1 trái, kết quả là 1 đều, phải chăng việc không thua này
là một thắng lợi thần kỳ? Có một phụ nữ làm mất một hạt kim cương giá 1 tỉ
đồng, và không có hy vọng tìm ra được nữa..., rồi một ngày nọ, có một tư vấn
(là thám tử tư chẳng hạn) đã tìm ra được hạt kim cương đó, vậy có phải người đó
đã đem lại cho phụ nữ này 1 tỉ đồng không?...
*
Mình đã thử gặp một ông xếp của
một tổng công ty tư vấn, ổng nói là trước tiên mình phải làm ra tiền cho ổng cái đã,
rồi ổng mới trích một phần tiền lại cho mình. Nhưng với câu chuyện về ông Khổng Minh
nói trên, có thể hiểu tương đương là: nếu một đại gia sẽ bị tốn 5 tỉ đồng mà có một người ‘quân sư’ cho ông
ta chỉ còn tốn có 1 tỉ đồng mà thôi, thế thì có phải đại gia đó được ‘lời’ 4 tỉ
đồng không?... Mình không bao giờ phiền trách đại gia đó, nhưng ổng khó mà hiểu rằng: ‘nếu ta cứu được tiền cho một công ty thì ta đã làm ra tiền cho công ty đó’.
*
Trong đời, ít nhất mình đã gặp 3 đại gia, họ đã hiểu được
giá trị của việc ‘bảo vệ thành quả cách mạng’ đó, xem mình là bạn và mời mình
làm được khoảng 15 năm. Nhưng trong số 1000 đại gia mà ta gặp thì mới có 3
người hiểu được giá trị đó - một xác suất rất nhỏ.
Thường, khi mình tư vấn cho người ta, đa số sẽ bảo là ‘có gì
đâu’, nhưng khi chuyện xảy ra rồi thì ‘cái gì đo’? Việc tránh bị ‘cái gì đo’ đó,
sẽ tạo nên một giá trị về tiền bạc lớn hơn rất nhiều lần so với việc ‘có gì đâu’,
nhưng vô cùng tiếc, người ta lại không xem đó là một ‘nghề’, buồn quá.
*
Cuối cùng, đến tuổi tri-thiên-mệnh này, mình muốn có một công việc gì đó mà không quá tiêu hao năng lượng thần kinh, và dĩ nhiên là mình xem tình yêu là món ăn tinh thần quan trọng nhất:
*
‘Tình đến, rồi tình phải
ra đi’
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Nha Gom La Bang VN09:30 Ngày 26 tháng 5 năm 2013
Trả lờiXóaBài viết hay quá: đầy sự kiện tuổi thơ + cuộc đời.
Mình có nghe chuyện (Nga): một cậu bé 'bận học', không đi bán sách giùm cha, cha đang bị bệnh, phải đẩy xe đi bán sách, trời băng tuyết, về nhà cha chết... Khi lớn lên, trở thành nhà bác học, 'cậu bé' ngày ngày đứng dưới trời băng tuyết ngóng cha: cha cậu không bao giờ trở về nữa.
Chúc Chim biển ngày mới ngọt ngào.
Nha Gom La Bang VN9:45 AM1
XóaEdit
"Tình đến và rồi tình phải ra đi"
Sao ta nghe mãi gió thầm thì
Mây bay, mây lượn, rồi mây biến
Ta chẳng hờn mây, ta vẫn say.
Hì..., LB sang thăm bạn HĐ, chúc vui, khỏe, NGLB.
Nha Gom La Bang VN10:12 Ngày 26 tháng 5 năm 2013
XóaÀ, hồi nhỏ mình có đọc truyện ngụ ngôn bằng tranh 'Bác sĩ miền rừng': người ta bắt khỉ bằng cách bỏ đậu phụng vào một cái thùng có miệng nhỏ, khỉ thò tay vào lấy đậu phụng, nó không chịu buông đậu phụng ra, nên nó bị bắt, hì...
Ngày mới tốt lành nhé, thân.
CHỦ NHẬT TƯƠI HỒNG NHÉ!
Trả lờiXóaCám ơn bạn PĐ, mình rất thích các entry bình thơ kim-cổ của bạn, beautiful sunday, hì...
XóaHì hì..Vụ làm tiền này quan trọng và thú vị lắm đây, Lá Bàng nhỉ!
Trả lờiXóaChủ nhật đong đầy niềm vui nha LB!
LB cừ quá nè, nhưng viết entry hoài mà kg ra... tiền, TTBN ui.
XóaCám ơn Miển nhớ nghen, chiều CN ngọt ngào.
Anh luôn có những phân tích và lập luận chính xác,em rất phục vì anh luôn tìm ra những ví dụ sát thực,dẫn chứng rất cụ thể
Trả lờiXóaÀ, LB phải xóa gần 50% bài viết nháp, vì tất cả mọi thứ đều phải tập trung vào 'tiêu điểm'.
XóaCám ơn lời bình 'ẹp' của LLT nghen, chiều ngọt ngào.
Vậy e cũng kể một chuyện làm ra tiền rất hay: Các cô chân dài hoa hậu lớn lên trong gia đình nghèo khó, nếu cổ đi lên bằng lao động chân chính thì mất rất nhiều thời gian chưa kể các rủi ro nguy cơ tay trắng.
Trả lờiXóaCổ "móc nối" với đại gia và giàu lên nhanh. Há chẳng quá thông minh để làm ra tiền thực nhanh, vừa rút ngắn thời gian vừa thu tiền nhanh chóng.
Có đáng khen không?
Nhưng Tĩnh ca ca luyện 'Giáng long thập bát chưởng' hoài mà chẳng được, và Hồng Thất Công chả chi xu nào, híc... Dung muội nấu cơm cho ca và ổng ăn với nhé, tói pụng quá...
XóaThank Dung muội, đùa tí, tuần mới ngọt ngào.
bài này hay quá em đọc được 1 nữa rồi ! Đánh dấu tối đoc tiếp !
Trả lờiXóaThanks tác giả nhé !
Chúc đầu tuần vui vẻ
Cám hơn bạn Nhung Hưu đã ghé nhà,(nam/nữ?, chiều t2 ngọt ngào nhé.
Xóa