Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

421. Cái nhìn lịch sử và vụ ‘Thái hậu Dương Vân Nga’

Bài viết này gồm có:
1. Thế nào là cái nhìn lịch sử?
2. Dương Vân Nga và bác bỏ các tin đồn
3. Đánh giá về Dương Vân Nga qua các thời đại
4. Công và tội?
5. Các nhận định và kết luận.
 
Trước đây LB có viết bài ‘Thái hậu Dương Vân Nga và Nho giáo’ (đường dẫn cho ở dưới), nhưng nay viết bổ sung thêm tí, vì cần làm sáng tỏ vụ này, ít nhất là đối với LB, hì.. hì…
1. Thế nào là cái nhìn lịch sử?
Khi các nhà nghiên cứu Sử hay chúng ta muốn biết về lịch sử VN thì thường căn cứ vào cuốn ‘Đại Việt sử ký toàn thư’ của Ngô Sĩ Liên, ‘Sử ký’ của Tư Mã Thiên, ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim, và các tác phẩm khác của Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú, Ngô Thì Sĩ, Hoàng Xuân Hãn…, trong đó Ngô Sĩ Liên - sống vào thế kỷ thứ 15 - đã đánh giá sự kiện ‘Dương Vân Nga’ cách đó 500 năm, còn Trần Trọng Kim - sống vào thế kỷ 20 - đã đánh giá sự kiện ‘Dương Vân Nga’ cách đó 1000 năm.
(Lưu ý là VN có cuộc thi Trạng Nguyên đầu tiên vào năm 1075 (thời Lý Nhân Tông) và các cuộc thi theo ‘Tứ thư ngũ kinh’ đó kéo dài gần 900 năm cho đến khi có cuộc thi Tú tài Pháp đầu tiên vào năm 1928, nhưng cái nội dung ‘Tàu’ đó vẫn còn kéo dài đến những năm 1960).
Như vậy, rõ ràng đánh giá lịch sử là việc ‘nhìn lại’ lịch sử dưới cặp mắt ‘hiện tại’ của ai đó. Và rõ ràng rằng việc đánh giá lịch sử, dưới một giác độ nào đó, thì không thể dựa vào các sử gia, vì đây là vấn đề quan điểm, mà 1 sử gia nào đó không thể đại diện cho quan điểm của 1 dân tộc được. Chẳng hạn việc Ngô Sĩ Liên hay Trần Trọng Kim nhìn lịch sử VN bằng cặp mắt của Khổng-Mạnh là không thể tin cậy được, chưa tính đến chuyện người ta xem chuyện tình giữa Trần Khắc Chung và Huyền Trân công chúa (có chồng là Chế Mân đã chết) là ‘loạn luân’, chuyện tình giữa Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là ‘vượt vòng lễ giáo’, hay chuyện tình giữa Nguyễn Công Trứ và Đào Nương là ‘trâu già gặm cỏ non’… Ngay cả cách đây vài chục năm, có người phê bình rằng Nguyễn Du không cùng giai cấp với ‘Chí Phèo’, triều Nguyễn được xem như là triều đại ‘bán nước’, nhạc vàng bị đánh tơi bời hoa lá…, nhưng ngày nay việc đánh giá chúng đã khác hơn rất nhiều.
Lý do là thế hệ trẻ ngày nay do được tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, văn học mới và thế giới phi-phong kiến phương Tây mà có quan niệm về tình yêu/tình dục thoáng hơn, lòng yêu nước được nhìn nhận thực tế hơn, làm việc có phương pháp và tầm nhìn tốt hơn, có thái độ và cách ứng xử mới hơn…
2. Dương Vân Nga và bác bỏ các tin đồn
Như đã nói ở trên, đánh giá lịch sử không phải là ‘nhìn’ dưới cặp mắt ngay vào thời điểm xảy ra (một) sự kiện lịch sử nào đó, mà là dưới cặp mắt hiện nay, vậy quan điểm của chúng ta về vấn đề Dương Vân Nga như thế nào?
Để tiện cho việc theo dõi bên dưới, mình xin ghi dưới đây năm sinh và năm mất của các nhân vật có liên quan.
-Ngô Quyền: 898-944, thọ 47 tuổi
-Ngô Xương Văn: ?-965
-Đinh Bộ Lĩnh: 924-979, thọ 55 tuổi
-Dương Vân Nga: 952!-1000, thọ 48 tuổi
-Lê Hoàn: 941-1005, thọ 64 tuổi (quá thọ!)
(Năm sinh của Ngô Xương Văn không rõ, vì Ngô Quyền lấy Dương thị là em gái của Dương Tam Kha (khởi binh năm 931), nên với độ chênh lệch toán học là 5 năm, có thể giả thiết là Dương Tam Kha sinh khoảng năm 900-905, thì Dương thị là em gái nên sinh khoảng sau năm 905, do đó Ngô Xương Văn sinh khoảng năm 925, mất năm 965, thọ 40 tuổi).

Dưới đây là một số truyền thuyết... nghịch lý với 'tư duy toán học':
- Có truyền thuyết nhân gian cho rằng Dương Vân Nga là hoàng hậu của Nam sách vương Ngô Xương Văn (trước khi lấy Đinh Bộ Lĩnh, rồi Lê Hoàn):
Nếu nàng lấy Ngô Xương Văn thật sớm, năm 942 (khi y được nhận là con nuôi của Dương Tam Kha) thì nàng chưa ra đời (nàng sinh năm 952),
Còn nếu lịch sử bí quá mà ‘ép’ nàng lấy Ngô Xương Văn khi y chết (năm 965) thì nàng mới 13 tuổi: nàng không thể là hoàng hậu vài năm ‘trước đó’ được, nên truyền thuyết này là hoàn toàn sai.
- Có truyền thuyết nhân gian cho rằng giữa Dương Vân Nga và Lê Hoàn có một mối tình ‘thanh mai trúc mã’: như đã nói ở trên, nàng theo sứ quân Ngô Xương Văn, y chết, nàng mới có 13 tuổi (ở thành Cổ Loa), nên tin đồn về mối tình thanh mai trúc mã ‘trước đó’ của một cô nàng mới có vài tuổi với Lê Hoàn (ở Thanh Hóa!) là hoàn toàn nghịch lý.
- Còn có giả thiết khác do một ‘sử gia quèn’ nào đó cho rằng nàng sinh năm 928 (già thêm 24 tuổi để phù hợp với các sự kiện trên, và cũng đồng nghĩa với việc nàng lớn hơn Lê Hoàn 13 tuổi! và nàng thọ 76 tuổi!) thì càng tệ hại hơn, vì nếu vậy, khi làm hoàng hậu của Lê Hoàn vào năm 980 thì nàng đã 52 tuổi, nên nhớ rằng vào thế kỷ thứ 10 thì tuổi thọ trung bình của loài người dao động ở mức 35-40 tuổi, mà một phụ nữ 50 tuổi thời đó được xem là ‘già đanh cú đế’ rồi, vì thế (theo hiện nay) nàng Dương Vân Nga già hơn một bà cụ 80 tuổi, mà Lê Hoàn lên làm hoàng đế thì lại càng không thể ‘yêu say đắm’ một bà cụ 80 tuổi được!, và nên nhớ rằng 
Lý Thánh Tôn phong nàng Lê Thị Yến (sinh 1044) làm Ỷ Lan cung phi năm 1063 khi nàng mới có 19 tuổi, 
Nguyễn Huệ phong Ngọc Hân công chúa (sinh 1770) làm Bắc cung hoàng hậu năm 1788 khi nàng mới có 18 tuổi, 
còn Bảo Đại phong nàng Nguyễn Hữu Thị Lan (sinh năm 1914) làm Nam Phương hoàng hậu năm 1934 khi nàng mới có 20 tuổi, 
không lẽ gì mà Lê Hoàn lại quá khác biệt đến nỗi phải phong Dương Vân Nga làm hoàng hậu khi là một cụ bà ‘80 tuổi’, nghịch lý quá đi.
Các bạn thử nghĩ lại xem!
3. Đánh giá về Dương Vân Nga qua các thời đại
- Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao? (Ngô Sĩ Liên).
- Việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ... Các vị ấy không hiểu rằng đời Đinh, Tiền Lê, đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt cho đến nửa đời Trần còn thế. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn (Hoàng Xuân Hãn).
- Sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng Ðế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ to nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập Ðạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy... Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đã tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn... Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga... về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà' (blogger trantung).
- Việc con gái của Lê Hoàn-Dương Vân Nga là Lê Thị Phất Ngân trở thành Hoàng hậu của Lý Thái Tổ và là mẹ của Lý Thái Tông sau này là một bằng chứng nữa cho thấy rằng triều Lý vốn không xem ‘vụ’ Lê Hoàn-Dương Vân Nga là có 'vấn đề'…
…Tỏ ra mâu thuẫn với chính mình, sau đó Ngô Sĩ Liên còn nhận xét: ‘Vua nhân (việc) gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài để yên dân, trong nước lặng yên, Bắc Nam vô sự’. Rõ ràng, nhận định của Ngô Sĩ Liên là lấy việc ‘an quốc, an dân’ làm trọng hơn là lấy truyền thống 'chính chuyên' của Khổng Mạnh mà bắt người phụ nữ Việt Nam phải làm theo ‘họ’. Không lẽ một người phu nữ đã mất chồng thì phải 'phu tử, tùng tử' mà không được lấy chồng nữa hay sao? (NGLB).
4. Công và tội?
Chúng ta đã biết, trong lịch sử Ai Cập cổ đại (thời kỳ ‘Hy Lạp hóa’), nữ hoàng Ai Cập là Cleopatra VII ít nhất đã có 3 đời chồng vì các mục tiêu chính trị: lấy em trai là Ptolemy XIII (năm 51 TCN), sau đó lấy danh tướng Ceasar (năm 48 TCN), rồi sống chung với chính trị gia Antonius (năm 42 TCN, sau đó chàng bị bại dưới tay Augustus vào năm 31 TCN), nhưng thế giới tư tưởng phương Tây hầu như không hề quy ‘vụ Cleopatra’ là loạn luân hay có tội, mà ngược lại, cho đến nay, nàng luôn được xem như là một danh nhân nổi tiếng trên thế giới.
Đọc lịch sử Tàu, chúng ta cũng biết rằng Võ Tắc Thiên và Từ Hi thái hậu cũng chả tốt lành gì, mà nếu không nhầm, Võ Tắc Thiên thì tàn ác và dâm loạn, còn Từ Hi thái hậu thì cũng tàn ác và là một trong những nguyên nhân làm sụp đổ triều Thanh, nhưng người Tàu lại đề cao 2 nhân vật lịch sử này hơn là moi móc vài khuyết điểm của họ.
Dương Vân Nga - một người phụ nữ biết hy sinh ‘cái tôi’ của mình để gián tiếp triệt hạ quân xâm lược Tống và đem lại lợi ích cho tổ quốc há chả là điều rất cao quý sao?, hơn nữa, một phụ nữ ‘xấu’ thì không thể yêu nước (vụ Trần Thúy Liễu chẳng hạn), ngược lại, một phụ nữ yêu nước thì rất hiếm khi làm những điều quá xấu, các bạn nghĩ thử xem!  
Vậy cớ sao ta lại vì 2 cái ông ‘Khổng-Mạnh’ hay vì 2 chữ ‘Nho giáo’ mà làm giảm đi tầm cở của một nữ danh nhân lỗi lạc của Việt Nam?
5. Các nhận định và kết luận
Đánh giá về ‘Dương Vân Nga’ càng về sau càng thoáng, dĩ nhiên là LB rất không đồng ý cách đánh giá mang chất ‘Khổng-Mạnh’ của Ngô Sĩ Liên cũng như Trần Trọng Kim, lưu ý rằng chúng ta là người Việt Nam, chả việc gì mà phải lấy khuôn khổ của Tàu để ‘đo’ người Việt.
Còn có 1 blogger đánh giá là Lê Hoàn trước đây đã quỳ dưới chân Dương Vân Nga và tâu là ‘khải bẩm hoàng hậu nương nương’ mà sau này lấy nàng là rất sai trái, xin lỗi, giả sử có 1 blogger nam yêu nữ thủ tướng Thái Lan Shinawatra và phải gọi nàng là ‘xếp’, thì nếu sau này chồng của bà thủ tướng chết đi thì chả ai cấm anh chàng này lấy ‘xếp’ của mình cả.
Kết luận: Tin đồn Dương Vân Nga lấy Ngô Xương Văn là nghịch lý, còn việc làm ‘hoàng hậu 2 triều’ của thái hậu Dương Vân Nga là không có lỗi gì cả.
Và cuối cùng, nên nhớ là ta đang sống vào năm 2013. HẾT.
----------------
Các nguồn tham khảo chính:
Những thiên tình sử của Việt Nam: http://blog.yahoo.com/_VK3XEFNCEAJXIT7JWNJSV3RXYQ/articles/161714/index
 (Và các tài liệu tham khảo khác).

16 nhận xét:

  1. Việc con gái của Lê Hoàn-Dương Vân Nga là Lê Thị Phất Ngân trở thành Hoàng hậu của Lý Thái Tổ và là mẹ của Lý Thái Tông sau này là một bằng chứng nữa cho thấy rằng triều Lý vốn không xem ‘vụ’ Lê Hoàn-Dương Vân Nga là có 'vấn đề'…
    …Tỏ ra mâu thuẫn với chính mình, sau đó Ngô Sĩ Liên còn nhận xét: ‘Vua nhân (việc) gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài để yên dân, trong nước lặng yên, Bắc Nam vô sự’. Rõ ràng, nhận định của Ngô Sĩ Liên là lấy việc ‘an quốc, an dân’ làm trọng hơn là lấy truyền thống 'chính chuyên' của Khổng Mạnh mà bắt người phụ nữ Việt Nam phải làm theo ‘họ’. Không lẽ một người phu nữ đã mất chồng thì phải 'phu tử, tùng tử' mà không được lấy chồng nữa hay sao?

    Trả lờiXóa

  2. Lại thêm một bài viết về thái hậu Dương Vân Nga với nhận định khá thoáng của NGLB!

    Chúc NGLB vui nhé!



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta đã biết, trong lịch sử Ai Cập cổ đại (thời kỳ ‘Hy Lạp hóa’), nữ hoàng Ai Cập là Cleopatra VII ít nhất đã có 3 đời chồng vì các mục tiêu chính trị: lấy em trai là Ptolemy XIII (năm 51 TCN), sau đó lấy danh tướng Ceasar (năm 48 TCN), rồi sống chung với chính trị gia Antonius (năm 42 TCN, sau đó chàng bị bại dưới tay Augustus vào năm 31 TCN), nhưng thế giới tư tưởng phương Tây hầu như không hề quy ‘vụ Cleopatra’ là loạn luân hay có tội, mà ngược lại, cho đến nay, nàng luôn được xem như là một danh nhân nổi tiếng trên thế giới.
      Đọc lịch sử Tàu, chúng ta cũng biết rằng Võ Tắc Thiên và Từ Hi thái hậu cũng chả tốt lành gì, mà nếu không nhầm, Võ Tắc Thiên thì tàn ác và dâm loạn, còn Từ Hi thái hậu thì cũng tàn ác và là một trong những nguyên nhân làm sụp đổ triều Thanh, nhưng người Tàu lại đề cao 2 nhân vật lịch sử này hơn là moi móc vài khuyết điểm của họ.
      Dương Vân Nga - một người phụ nữ biết hy sinh ‘cái tôi’ của mình để gián tiếp triệt hạ quân xâm lược Tống và đem lại lợi ích cho tổ quốc há chả là điều rất cao quý sao?, hơn nữa, một phụ nữ ‘xấu’ thì không thể yêu nước (vụ Trần Thúy Liễu chẳng hạn), ngược lại, một phụ nữ yêu nước thì rất hiếm khi làm những điều quá xấu, các bạn nghĩ thử xem!
      Vậy cớ sao ta lại vì 2 cái ông ‘Khổng-Mạnh’ hay vì 2 chữ ‘Nho giáo’ mà làm giảm đi tầm cở của một nữ danh nhân lỗi lạc của Việt Nam?
      Cám ơn bạn PĐ, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Chúc anh một ngày vui và công việc thuận lợi

    Trả lờiXóa
  4. Thanh Nguyen Luong 4:27 AM1
    Lý lẽ của LB thuyết phục lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Mình k theo mấy vụ này nhưng anh viết và phân tích hay lắm... chúc ngày vui và nhiều cafe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn lời bình rất hợp lẽ của bạn, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  6. Mấy tuần rồi em đi du lịch nên không ghé thăm anh được.Giờ về tới nhà ghé thăm anh liền nè :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mừng quá, TA nhớ gửi quà qua VN cho LB nghen, hì..., ngày mới tốt lành.

      Xóa
  7. mấy bữa bận - giờ mới mưa mới ghé thăm và đọc bài viết của anh- hiiimưa chỉ đọc thôi và suy ngẫm thôi- hok biết gì nên hok dám bàn luận cùng bài viết thật công phu của anh! chúc a chiều vui nhé NGLB....!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Mưa,
      mấy hôm nay Lb bận đám hỏi của 1 đứa cháu,
      chỉ tranh thủ viết bài và chỉnh lý,
      chưa đi thăm được nhiều nhà,
      chiều vui nghen.

      Xóa
  8. Ca ca đại tài chuyện lich sử Tây, Tàu, Ta biết hết à, muội xin khâm phục khâm phục luôn đó, chiều mát mẻ caca nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, đại gì cũng không bằng... đại mỹ nhân, tiểu sư muội à, hì.. hì...
      Chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  9. Lịch sử ghi công bà Dương Vân Nga đấy chứ, đọc lịch sử đại cương thấy thế mà, còn vài chổ tranh cãi của những nhà sử học thời...đại thoáng,,,Chắc cũng muốn nổ cho vui...tai. Nói về lịch sử cần chỉ số IQ cao, tớ thì chỉ số IQ quá lùn,,,nhưng đọc mục 4 của Bang, tớ thấy,,, lạ, bởi thấy sách GK ghi công bà ấy chứ có luận tội gì đâu mà mình còn phải xưng....đi đòi công lý?

    Trả lờiXóa
  10. Nhất trí.
    Đọc mấy bài thơ của bạn hay lắm, cám ơn bạn đã ghé nhà, rất hân hạnh làm quen.

    Trả lờiXóa