Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

433. Chiến tranh Mỹ -Syria!

LTS: Lưu ý rằng LB viết bài này để 'tự học' mà thôi, và bài viết đang dược chỉnh sửa.
Sáng ngồi nghĩ đến trời tây
Ly cà đầm đậm lại loay hoay... sầu
Nắng vàng lấp ló đâu đâu
Mắt buồn bỗng nhớ một màu tím rung.
(NGLB)

1. Mở đầu
Thực ra, LB cũng ít quan tâm đến thời cuộc, mà lúc cô đơn LB thường xem phim (phim chưởng/võ thuật, xã hội đen, hài Châu Tinh Trì/Thành Long/Hoài Linh…), nói chung xem phim nào mà có lồng tình yêu thì LB hơi bị chú ý một tí.
Hôm qua, 2/9/2013, vô tình đi nhậu, LB lại nghe các bạn nhắc đến vụ ‘Nguyễn Ánh 9 - Đàm Vĩnh Hưng’, rồi vụ ‘Mỹ - Syria’, cuối cùng mọi người kết luận rằng: ‘cái gì thái quá đều không tốt’, thế thôi. Nếu muốn tạm hiểu được, các bạn có thể đứng ở vai trò của Đàm: ‘giả sử bạn là Đàm thì bạn sẽ phản ứng như thế nào?’, và tương tự cho ông NA9.
Về vụ ‘Mỹ - Syria’ cũng vậy, chắc chắn chúng ta không phải là nhà phân tích chính trị hay quân sự, nên chỉ tạm có một cách là: 
Giả sử ta là ông Obama thì ta sẽ nghĩ như thế nào?

2. Giới thiệu tóm tắt về nước Syria (chỉ có giá trị tham khảo)
-Syria cổ đại thuộc nền văn minh Ebla vào thiên niên kỷ thứ 3 TCN.
-Nay là Cộng hòa Ả Rập Syria, thuộc Trung Đông (bao gồm Ai Cập, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Barhrain, Iran, Irac, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Palestine, Oman, Qatar, Sudan, Syria và Yemen - theo Hiệp hội vận chuyển Hàng không Quốc tế).
-Là một nước Tây ÁĐông giáp Iraq, tây giáp Lebanon và Địa Trung Hải, nam giáp Jordan và Israel (tây nam), và bắc giáp Thổ Nhỉ Kỳ.
-Có diện tích khoảng 185.000km2, dân số khoảng 18,5 triệu người.
-Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập, và tôn giáo chính là Hồi Giáo (Sunni, chiếm 87% dân số).
-Thủ đô là Damascus, tổng thống là Bashar al-Assad. (Vợ của ông - Asma Akhras - được gọi là ‘bông hồng sa mạc' và được Tạp chí Elle gọi là
‘người phụ nữ kiều diễm và hấp dẫn nhất hành tinh’ vào tháng 12/2008)
-Tháng 3/1971, Hafez al-Assad (cha của tổng thống hiện nay) làm đảo chính thành công, trở thành tổng thống.
-Năm 1982, lực lượng ‘những anh em Hồi giáo’ tiến hành tạo phản và bị Hafez al-Assad đè bẹp, lúc đó Syria đang ở trạng thái lưỡng cực: một bên là Syria + Liên Xô và một bên là Mỹ + NATO (đang ngấp nghé).
-Năm 2000, cha chết, Bashar al-Assad - đang lãnh đạo một nhánh của đảng Baas - được bầu làm tổng thống, và sau đó có thiện chí hợp tác với phương Tây, cụ thể là năm 2005, Bashar al-Assad đồng ý rút quân khỏi Lebanon.
-Năm 2010, Mỹ và NATO bỗng nhiên thèm muốn cô nàng Syria, do đó một cuộc cách mạng (sắc màu) để thổi lửa của các đợt biểu tình ‘mùa xuân Ả Rập’ cháy lan đến thủ đô Damascus. Trạng thái lưỡng cực đã rõ ràng: một bên là Syria + Nga + Tàu + Iran, và một bên là Mỹ + Anh + Pháp + Đức + một số nước trong khối Ả Rập.
-Năm 2011, Bashar al-Assad bỗng nhiên trở thành một tên ‘độc tài khát máu’!
-Đêm ngày 20/8/2103, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria (làm hơn 1400 người chết) mà chưa có kết luận cuối cùng, nhân cơ hội nầy, đại ca Mỹ bèn mượn cớ 'say' và rủ mấy người bạn chuẩn bị sang ‘huậy phá’ nhà của tiểu sư muội là ‘bông hồng sa mạc Syria’. 

3. Vài nét về tình hình Syria
-Theo kienthuc.net.vn
Xung đột ở Syria kéo dài do có sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ chính phủ Syria.
Cuộc chiến Syria đang lan sang các nước láng giềng. Ở mạn bắc, người Kurd đang chiến đấu dữ dội với đám phiến quân có liên hệ với al-Qaeda ở sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang bị lôi kéo vào cuộc chiến tay ba này. Về phía nam, Israel đang tập trung lực lượng và sẽ không kích vào lãnh thổ Syria vào thời điểm thích hợp.
Phong trào Hezbollah đã lôi kéo Lebanon tham gia cuộc chiến Syria, trong khi Mỹ đang cân nhắc có tham chiến hay không.
Cho tới cuối tháng 7 năm 2013, theo như công bố của Liên Hiệp quốc đã có tới 100.000 người chết. Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình. Theo các tường thuật của Unicef trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.
-Theo tienphong.vn
‘Những cuộc biểu tình và bạo lực của các cuộc “cách mạng sắc màu” có sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài đang dần biến Trung Đông trở thành một khu vực mà cơn bão hỗn loạn chính trị, bạo lực vũ trang và khủng bố đang hoàn hành dữ dội. Bộ máy khối quân sự Bắc Đại Tây Dương từng bước lật đổ các thể chế chính trị đã từng rất thân thiện với phương Tây để thay thế bằng các thế lực Hồi giáo cực đoan.
Trong tình hình Syria đang nóng lên từng ngày với những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học, sự hỗn loạn đẫm máu của những giao tranh và cuộc chiến bất phân thắng bại trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có lẽ trước khi phương Tây kịp biến Syria trở thành một đất nước của tình trạng vô chính phủ và bạo lực, một vấn đề khiến nhiều người quan tâm đó là những dấu ấn thời gian của tổng thống đương nhiệm Syria, ông Bashar al-Assad.
…Rất nhanh chóng năm 2011, tổng thống Syria đột nhiên biến thành nhà “độc tài khát máu” thống trị, hành hạ và ngược đãi nhân dân nước mình. Chuyện gì đã xảy ra? Có thế đã phát hiện một vụ đàn áp đẫm máu những người đòi nhân quyền và bình đẳng đồng tính trên lãnh thổ Syria, hoặc bản thân ông Bashar al-Assad đã bán vũ khí hóa học cho các tổ chức khủng bố, hoặc Syria tấn công nước láng giềng? Không có một sự kiện nào chứng minh điều đó.
Nhưng lại có sự kiện khác, đó là vào cuối năm 2010 nước Mỹ và NATO muốn thiết lập lại trật tự mới ở Trung Đông mà giải pháp là thúc đẩy các cuộc “cách mạng sắc màu” thổi bùng ngọn lửa bất ổn của Mùa xuân Ả Rập. Và ngọn gió “mùa xuân” ấy đã thổi tới Damascus. Các cuộc biểu tình rầm rộ, những kẻ bắn tỉa không rõ tung tích trên mái nhà, những xác chết…
Các thế lực thúc đẩy sự phát triển của “mùa xuân Ả rập” từng bước đưa đến sự thống trị của các lực lượng cực đoan và gây ra sự hỗn loạn về chính trị, sự sụp đổ không thể nào kìm hãm được của thế giới thứ ba. Đó có thể là điều mà Mỹ và các nước phương Tây chờ đợi để khẳng định sức mạnh của mình cũng như tạo cơ hội để vẽ lại bản đồ quyền lực toàn cầu’.
4. Giả sử ta là ông Obama thì ta sẽ nghĩ như thế nào?
Ông Obama (sinh 1961) là một luật sư và là giảng viên luật tại Đại học Chicago… Thứ nhất, nhìn các biển hiện trên khuôn mặt, cách vò đầu bức tóc, mím môi, đọc một số bài phát biểu của ông, và… bằng cách ‘nhìn xuyên’ qua bộ óc của ông, ta có thể khẳng định ông là một người sâu sắc: không nói liều/làm liều nếu chưa suy nghĩ kỹ. Thứ hai, ông Obama là một người da đen, ta khá khẳng định là ông có tình cảm với các dân tộc da màu/nhược tiểu, những người yếu thế, đặc biệt là không muốn chiến tranh xảy ra...
Có thể ‘tạm' phân chia thế giới theo quyền lực như sau:
1. ‘Võ lâm ngũ bá’ hay các nước ‘có đủ đạn và sẵn sàng bóp cò’: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga (mới rời... bệnh viện, do bị tẩu hỏa nhập ma nặng vào năm 1991).
2. ‘Ngũ nhạc kiếm phái’ hay các nước ‘đang nạp đạn’: Iran, Tàu, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, các nước này ‘sống’ độc lập, trong đó có anh Nhậm Ngã Hành (TQ) thì đang ‘vểnh mặt’ và bị thương nội tạng vì luyện môn 'Hấp tinh đại pháp'.
3. 'Bảy mươi hai đảo chủ và 36 động chủ’ hay các nước ‘đang dự trữ đạn’: các nước phát triển/trung lập ở châu Âu, các nước thuộc thế giới thứ ba (như Ấn Độ, Mexico, Nam Phi, Brazil, Thổ Nhỉ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Philippines, các nước Ả Rập tại Trung Đông) và các nước chậm phát triển (chưa kể anh chàng điên Bắc Triều Tiên).

Với kinh nghiệm về các thời kỳ lịch sử, cuộc chiến Mỹ-Syria chắc chắc là cuộc chiến của ‘cá lớn đớp cá bé’, đi thẳng vào thực tế, có một số vấn đề được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
-Quan trọng 1: Vấn đề Trung Đông chỉ là yếu huyệt trước mắt của Mỹ, mà vấn đề Biển Đông mới là tử huyệt ngấm ngầm và lâu dài của Mỹ (có 'ai đó' sẽ lợi dụng mạnh cơ hội này để khuấy động và mở rộng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông để tiến lên vị trí ‘minh chủ võ lâm’).
-Quan trọng 2: Gây chuyện với người Hồi giáo sẽ tạo ra một hố thẳm ngăn cách không đáy và vô thời hạn giữa thế giới tinh thần Mỹ và Hồi giáo.
-Quan trọng 3: Cuộc chiến này 'phải' đem lại ‘lợi’ cho người Mỹ (có thể kèm theo cái được gọi là ‘nhân đạo’), nhưng cụ thể là ‘money', chí ít là Mỹ sẽ bán được vũ khí, làm chủ ‘dầu khí’, tiền ở trong túi các đại gia sẽ tăng, số người ủng hộ tổng thống tăng, số người thất nghiệp giảm, đóng thuế giảm…
-Quan trọng 4: Việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria (một vụ 11/9 khác) chỉ là ‘nguyên cớ’ chứ không phải ‘nguyên nhân’, có nghĩa là nếu không có ‘cớ’ này thì họ cũng sẽ có ‘cớ’ khác để tấn công Syria.
Thiển nghĩ rằng một người sâu sắc như ông Obama thì không điên gì mà lấy cái kém quan trọng nhất xếp lên hàng đầu, hì.. hì…
5. Chiến tranh Mỹ-Syria có xảy ra hay không?
Có xảy ra, nhưng dưới hình thức nào mà thôi (Mỹ lỡ hứa rồi!), bất chấp việc Quốc hội Anh không đồng ý, Nga (Putin) đòi bằng chứng/không đồng ý, khoảng trên 50% dân Mỹ không đồng ý (dưới 30% không có ý kiến và 20% đồng ý), và Liên Hiệp Quốc đang phản đối bằng cách từ từ nghiên cứu bằng chứng… Để có thời gian ngắm nghía một tí, ông Obama đang ‘chuyền bóng’ cho Quốc hội Mỹ.
Thiết nghĩ là một cuộc ‘tấn công hạn chế’ phủ đầu sẽ xảy ra mà làm ít tổn thất lính Mỹ mà làm rõ ‘vị trí số 1’của Mỹ trên thế giới và làm hài lòng các người giàu ở Mỹ.

Ông Đỗ Sơn Hải - một trong những chuyên gia hàng đầu trong nước về Âu - Mỹ và quan hệ quốc tế hiện đại - nhận định rằng: 
‘Vừa có vừa không. Lý do khó xảy ra 1 cuộc chiến tranh là bởi hoàn cảnh hiện nay, Mỹ cùng các nước đồng minh gặp rất nhiều khó khăn từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Hơn nữa, Syria không phải là đất nước hứa hẹn những lợi ích kinh tế. Trong trường hợp lật đổ được chính phủ Bashar al-Assad đi nữa thì các nước phương Tây có khi còn tốn kém hơn để tái thiết. Chính sách thực dụng của chính quyền Obama không quá coi trọng thể diện siêu cường. Tuy nhiên, lý do tấn công quân sự cũng có thể xảy ra bởi đó sẽ là quyết định của một số ít người. Sau tuyên bố về “ranh giới đỏ” đối với chính phủ Bashar, giờ đây chính quyền Mỹ như đã “ngồi trên lưng cọp”, nếu họ vì “thể diện” cũng như hy vọng nhân cơ hội làm giảm sức mạnh của chính phủ Syria cũng như muốn “dằn mặt” các nước khác v.v. thì rất có thể sẽ xuất hiện một quyết định quân sự.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ không đánh Syria (theo vtc.vn).
6. Kết luận
Người ta hay nói đến vấn đề ‘tâm linh’, nhưng khi có các chuyện lớn xảy ra trên thế giới thì các ngài tâm linh của chúng ta đang ngồi… uống trà ‘Ô Long’ ở thiên giới và để cho Tề Thiên Đại Thánh thay trời hành đạo ở hạ giới, buồn quá, híc.. híc…
Và chuyện ‘cho mình là Tề Thiên Đại Thánh’ mới là ‘Gót chân Achilles’ của Mỹ/Tàu: lịch sử đã chứng minh rằng không có nước nào hùng mạnh mãi mãi. Các đế quốc như Hy Lạp (thời Alexandre Đại đế), Mông Cổ (thời Thành Cát Tư Hãn), Trung Hoa (thời Tùy Dượng đế, Tần Thủy Hoàng, Triệu Khuông Dẫn, Chu Nguyên Chương, Từ Hi…), Đức (thời Hitler), Nhật (thời Thiên hoàng Hirohito)… đã minh họa điều đó.
Trước đây, nhà triết học Hegel có kết luận ‘Nhà nước Phổ là vương quốc của tất yếu’, nhưng tiếc thay, nhà nước này chỉ tồn tại từ năm 1701 đến năm 1786 mà thôi.
Cuối cùng, dĩ nhiên ông Obama sẽ làm vì lợi ích của nước Mỹ, nhưng nếu chỉ có thế thì sẽ đẻ ra ‘gót chân Achilles’ của Mỹ, vì vô cùng quan trọng, ta còn có khái niệm ‘nhân loại’ hay ‘thế giới’ nữa, phải hôn các blogger?
---------------------------
1.Trung Đông:
...Các nước Trung Đông có lãnh thổ ở các châu Phi-Âu-Á, mà được người châu Âu xem là ‘Cận Đông’ (=Near East) vì nó là phần của phương Đông gần với họ. (Còn các nước ‘Đông Nam châu Á’ (= ASEAN) được họ xem là ‘Viễn Đông’ (= Far East) vì rất xa với họ, lưu ý là LB hình dung theo câu 'Việt Nam là vựa lúa khổng lồ của Viễn Đông'). Sau Thế chiến thứ 2, người ta xem Trung Đông là vùng từ Lưỡng Hà (sông Tigre và sông Euphrate, nam Iraq) tới Myanma.
Nay, theo Hiệp hội vận chuyển Hàng không Quốc tế thì Trung Đông bao gồm Ai Cập, Ả Rập Saudi, (Các tiểu vương quốc) Ả Rập thống nhất, Barhrain, Iran, Irac, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Palestine, Oman, Qatar, Sudan, Syria và Yemen (theo wikipedia).
Vùng này có thể được xem như là là quê hương của Hồi giáo (Islam = vâng mệnh, quy phục) với tinh thần đã có từ ngàn xưa và ra đời vào thế kỷ thứ 7, mà Allah là Đấng tối cao và Muhammad là người ‘mặc khải’. Đây là tôn giáo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thiên chúa giáo) mà có lượng tín đồ (Muslim) là khoảng 1,3 tỉ người.
Sở dĩ Islam được người Tàu gọi là ‘Hồi giáo’ là vì vào thời Đường có nước Hồi Hột (616-840) đã giúp họ Lý dẹp được loạn An Lộc Sơn (entry 222), và vì thời Minh gọi họ là người ‘Hồi Hồi’, và đến nay Hồi giáo được gọi là ‘Y Tư Lan’ (= Islam)... 
Triết lý của họ được thể hiện lâu đời, qua ‘Thần thoại Hy Lạp’ (hay La Mã), ‘Ngàn lẻ một đêm’, ‘Kinh thánh’ (Kinh Koran, 6219 câu, bao gồm trong Cựu Ước và Tân Ước)... Ngoài ra, từ ‘con đường tơ lụa’ và đặc biệt là hầu như hoàng đế Tàu nào cũng có ít nhất một ái phi là người Ả Rập, mà triết lý Hồi giáo đã thâm nhập vào Trung Hoa từ thời Đường đến Tống-Nguyên-Minh-Thanh (entry 222), cụ thể là Kinh thánh của họ đã được một số độc giả VN biết qua bí quyết ‘Càn khôn đại na di tâm pháp’ (của nhà văn Kim Dung) và qua người đẹp Tiểu Siêu nổi tiếng… Ngày nay, triết lý này càng thâm nhập sâu vào các nước châu Á mà ta thường nghe tin là có vụ ‘Hồi giáo’ xảy ra ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipines…
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/355-luan-ve-su-song-va-viec-tham-nhuan.html 
2.Các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ trong 30 năm qua
Trong suốt hơn 30 năm qua, hầu hết những vị tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đều đã từng ra lệnh can thiệp quân sự tại nước ngoài.
Ronald Reagan
- Li Băng (1982 - 1983): Quân đội Mỹ được điều động đến Li Băng để gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình cùng với Pháp và Ý tại đây.
Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là ông Ronald Reagan đã ra lệnh cho quân đội phối hợp với quân Pháp để tiến hành các cuộc tấn công đánh vào thủ đô Beirut (Li Băng) nhằm trả đũa vụ đánh bom các doanh trại quân đội khiến 299 quân Mỹ và Pháp thiệt mạng.
- Grenada (1983): Khoảng 7.000 quân Mỹ và 300 binh sĩ thuộc Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS) đã xâm nhập Grenada, một đảo quốc nằm ở vùng biển Caribbean, sau khi tại đây nổ ra một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền.
Vụ tấn công này bị lên án bởi Anh và Liên Hiệp Quốc, nhưng lại được sự ủng hộ từ sáu quốc gia vùng Caribbean, vốn cho rằng cuộc tấn công là chính đáng theo hiến chương OAS.
- Libya (1986): Tổng thống Mỹ Reagan cũng đã ra lệnh không kích Libya để trừng phạt chính quyền Moammar Gadhafi (Libya) vì Mỹ cho rằng Libya đã đặt bom một sàn nhảy có đông lính Mỹ lui tới ở thủ đô Berlin (Đức), làm 79 người Mỹ bị thương và hai người thiệt mạng.
Anh ủng hộ cuộc không kích này, nhưng Liên Hiệp Quốc thì phản đối.
George H.W. Bush
- Panama (1989): Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã điều động hơn 26.000 quân Mỹ tấn công Panama sau khi tướng độc tài Manuel Noriega của Panama tuyên chiến với Mỹ vì lệnh cấm vận của Washington.
- Iraq (1991): Cuộc tấn công Iraq của liên quân 33 nước, bao gồm Mỹ, nhằm ép buộc Lãnh đạo Iraq Saddam Hussein rút quân khỏi Kuwait.
- Somalia (1992): Quân đội Mỹ được triển khai đến Somalia để tham gia các sứ mạng gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Bill Clinton
- Iraq (1993): Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ra lệnh phóng tên lửa hành trình vào trụ sở tình báo Iraq ở thủ đô Baghdad để trả đũa âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ George H.W. Bush.
- Somalia (1993): Mỹ đã cho tăng cường điều động quân đến quốc gia châu Phi này để tham gia sứ mệnh giữ gìn an ninh và trật tự của liên quân 35 nước theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
- Haiti (1994): Quân đội Mỹ được điều động đến đây để phục vụ cho sứ mạng gìn giữ hòa bình dưới sự cho phép của Liên Hiệp Quốc.
- Bosnia (1994 - 1996): Quân đội Mỹ cùng các đồng minh NATO đã tấn công lực lượng người Serbia tại Bosnia trong suốt hơn 18 tháng, với các đợt ném bom, pháo kích và tên lửa hành trình, theo chỉ đạo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutrous Boutrous-Ghali.
- Iraq (1996): Quân đội Mỹ đã bắn tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở miền nam Iraq để trả đũa cho các đợt tấn công của nước này nhằm vào các tiêm kích của Mỹ đang thực thi vùng cấm bay nhằm bảo vệ những người thuộc dân tộc thiểu số của Iraq.
- Sudan, Afghanistan (1998): Tấn công các trại huấn luyện của các nhóm khủng bố ở Sudan và Afghanistan bằng tên lửa hành trình nhằm trả đũa cho các vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, làm hơn 220 người chết, bao gồm 12 người Mỹ. 
- Iraq (1998): Không kích một số mục tiêu tại thủ đô Baghdad để trừng phạt Saddam Hussein vì đã không hợp tác với thanh sát viên vũ khí hóa học Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
- Kosovo (1999): Tấn công bằng chiến đấu cơ và tên lửa hành trình trong hơn ba tháng vào các mục tiêu quân sự, nhà máy điện, cầu đường và các cơ sở hạ tầng khác tại Kosovo. Đây là một phần trong chiến dịch quân sự của NATO.
George W. Bush
- Afghanistan (2001): Tiến quân vào Afghanistan sau khi vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 do al-Qaeda tiến hành diễn ra tại Mỹ.
- Iraq (2003): Đem quân sang tham chiến cùng 48 quốc gia khác để lật đổ Saddam Hussein. Tại giai đoạn cao điểm của cuộc chiến, có đến 160.000 binh sĩ Mỹ hiện diện ở Iraq.
Barack Obama
- Libya (2011): Quân đội Mỹ đã dùng đến tên lửa hành trình và triển khai một chiến dịch quân sự để thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm kêu gọi ngừng bắn ở Libya và thiết lập một vùng cấm bay.
- Osama bin Laden (2011): Mặc dù đây không phải là một cuộc tấn công nhằm vào một quốc gia nước ngoài, nhưng vụ đột kích vào lãnh thổ Pakistan để tiêu diệt trùm khủng bố này được xem là một trong những thành công lớn nhất về quân sự và tình báo của chính quyền Obama. Vụ đột kích không hề được phép của chính phủ Pakistan, AP cho hay (theo thanhnien.com.vn).
3.Các tài liệu tham khảo chính:
(Và nhiều nguồn tham khảo khác).

18 nhận xét:

  1. -Là một nước Tây Á, Syria cổ đại thuộc nền văn minh Ebla vào thiên niên kỳ thứ 3 TCN.
    -Nay là Cộng hòa Ả Rập Syria, đông giáp Iraq, tây giáp Liban và Địa Trung Hải, nam giáp Jordan và Israel (tây nam), và bắc giáp Thổ Nhỉ Kỳ.
    -Có diện tích khoảng 185.000km2, dân số khoảng 18,5 triệu người.
    -Ngôn ngữ chính là tiếng Ả Rập, và tôn giáo chính là Hồi Giáo (Sunni, chiếm 87% dân số).
    -Thủ đô là Damascus, tổng thống là Bashar al-Assad. (Vợ của ông - Asma Akhras - được gọi là ‘bóng hồng sa mạc' và được Tạp chí Elle gọi là
    ‘người phụ nữ kiều diễm và hấp dẫn nhất hành tinh’ vào tháng 12/2008).

    -Tháng 3/1971, Hafez al-Assad (cha của tổng thống hiện nay) làm đảo chính thành công, trở thành tổng thống.
    -Năm 1982, lực lượng ‘những anh em Hồi giáo’ tiến hành tạo phản và bị Hafez al-Assad đè bẹp, lúc đó Syria đang bước ngấp nghé vào trạng thái lưỡng cực: một bên là Syria + Liên Xô và một bên là Mỹ + NATO.
    -Năm 2000, cha chết, Bashar al-Assad - đang lãnh đạo một chi nhánh của đảng Baas được bầu làm tổng thống, và sau đó có thiện chí hợp tác tốt với phương Tây, năm 2005, Bashar al-Assad đồng ý rút quân khỏi Lebanon.
    -Năm 2010, Mỹ và NATO bỗng nhiên thèm muốn cô nàng Syria, do đó một cuộc cách mạng (sắc màu) để thổi các đợt biểu tình ‘mùa xuân Ả Rập’ đến thủ đô Damascus. Lưỡng cực mới đã rõ ràng: một bên là Syria + Nga + Tàu + Iran, và một bên là Mỹ-Anh-Pháp-Đức + một số nước trong khối Ả Rập.
    -Năm 2011, Bashar al-Assad bỗng nhiên trở thành gọi là một tên ‘độc tài khát máu’!
    -Đêm ngày 20/8/2103, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học chưa có kết luận cuối cùng, nhân cơ hội nầy, đại ca Mỹ bèn rủ mấy người bạn chuẩn bị sang ‘huậy phá’ nhà của tiểu sư muội là ‘bông hồng sa mạc Syria’.

    Trả lờiXóa
  2. Lưu comt Ti-gôn tím:
    Tháng chín nhìn qua cánh cửa nhà
    Mây trời ẩn nấp, nắng phôi pha
    Khói bay lờ lững tìm hơi ấm
    Bóng tím đâu rồi, ta thoáng say.

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt Lê Mai Thúy:
    Thôi nhé thì thôi có sao đâu
    Để mỗi chiều trôi, lởn vởn sầu
    Dáng em cong quá nhòa đôi mắt
    Để thấm hồn ta, chút giọt đau.

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Mưa:
    Tháng chín về đây những cơn mưa
    Giấc buồn ngà ngật buổi ban trưa
    Chiều hoang tha thẩn tìm mây tím
    Mắt ngước lên trời, mây đẩy đưa.

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt NT Lý:
    Sáng ngồi nghĩ đến trời tây
    Ly cà đầm đậm lại loay hoay... sầu
    Nắng vàng lấp ló đâu đâu
    Mắt buồn bỗng ước một màu tím rung.

    Trả lờiXóa
  6. Sao tự nhiên lại đổi sang " chiến tranh" vậy anh Lá Bàng...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cũng thế thôi, hì...
      LB đang làm thơ...
      Cám ơn nghen, chúc bên ấy vui nhiều nhé.

      Xóa
  7. em ghé thăm anh ạ. ôi em đọc thôi chứ hok bàn tới mới cái vụ oánh nhau-
    em thấy dân mình đã khổ vì cuộc chiến rùi- mong rằng đừng bao giờ điều đó xảy ra nữa với Việt Nam - và với tất cả các nước trên thế giới...
    chúc a chiều vui nhé anh trai....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy em à,
      anh cứ ngạc nhiên tại sao nước lớn lại hay can thiệp vào chuyện của nước nhỏ!
      Cám ơn nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
    2. ghé thăm nhà anh..........

      Xóa
  8. XD ghé thăm anh Nhà lá đây.Chúc anh buổi chiều vui vẻ ...

    Trả lờiXóa
  9. XD ghé thăm anh Nhà lá nè. Chúc anh buổi chiều nhiều niềm vui...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn XD nhé, lâu ngày quá, mình kg nhớ là ai, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  10. NGA ĐỨNG NGOÀI CUỘC RỒI!

    Sau ngày 9/9 này,nếu được quốc hội Mỹ đồng ý,anh da đen Obams chắc chắn sẽ thử nghiệm vũ khí ở Syrya-để chứng tỏ là một tên sen đầm quốc tế và một kẻ khủng bố có hạng.

    Mà vũ khí phải được tiêu đi thì bọn chế tạo vũ khí mới có "công ăn việc làm" và chúng mới thu được lợi nhuận.

    Tiền ư? Đương nhiên là tiền thuế của dân Mỹ rồi.

    Chúng ta hãy chờ xem nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đi đâu cũng thường thấy người dân quan tâm đến sự kiện này, nên tự tìm hiểu một tí, ý của HN hay đấy.
      Cám ơn HN, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  11. Nha Gom Lá Bàng lại có khoản "phê duyệt" coment cơ đấy!

    Trả lờiXóa
  12. Ôi bàng hoàng thế sự!
    cầu nguyện cho muôn dân an bình đừng gieo rắt những đau thương.
    Ngày mới an nhiên huynh nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, người dân muốn thế,
      nhưng những người có quyền lực trên thế giới muốn ngược lại,
      cám ơn BLT nghen, thân ái.

      Xóa