Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

590. Trung Quốc không thực sự mạnh!

  
LTS: Bài viết đang được bổ sung, chỉnh sửa.

Tôi viết bài này để tự học. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, vì chỉ có ‘tôi và tôi’ ngồi uống cà phê một mình ở một quán cà phê cóc ở một đường hẽm ở Sài Gòn… Tôi thầm nghĩ rằng: mặt trời thì ở đâu cũng là mặt trời, chân lý thì ở đâu cũng là chân lý, nên ở quán cà phê cũng có… chân lý, mà ai đó không thể... Tôi cũng muốn tâm sự một tí rằng: vì không phải là ‘nhà Trung Quốc học’, nên trước đây tôi không quan tâm lắm đến chuyện nước Tàu và chuyện Biển Đông (cười), nhưng trong thời gian gần đây, tôi cảm thấy là mình cần phải tìm hiểu cơ bản về: thế nào là nước Tàu?, và sự kiện Biển Đông được nhìn nhận như thế nào (dưới con mắt của tôi)?
Nghiên cứu về Trung Quốc làm tôi hiểu hơn về VN, mà trong đó, tôi đánh giá Trung Quốc là nước rất kém về các hành vi ngoại giao/chính trị, kém về triết học, dưới trung bình (so với mặt bằng thế giới) về quân sự, trung bình về kinh tế (chỉ là một nước đang phát triển), và mạnh nhất là văn học, điện ảnh và âm nhạc (mà tôi rất trân trọng), nói chung là Trung Quốc không có cái gì là nhất hay nhì thế giới (trừ việc đông dân và 'giấc mộng làm bá chủ thế giới'), mà chủ yếu thông qua các sự kiện ở Biển Đông, tôi sẽ có các lý giải bên dưới, và lưu ý rằng không phải cái gì tôi, ông Lý Quang Diệu hay David Sambaugh nói đều là… đúng, các blogger sẽ có nhận định riêng của mình.
*
Cách đây mấy tháng, tôi có đọc bài ‘Một góc thế giới qua mắt nhìn của ông Lý Quang Diệu’ (xem blog Giáo Làng, đường dẫn bên dưới), rồi mới đây là bài ‘Ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc’ của David Sambaugh (dịch: hahangiang, xem blog Nguyễn Lân Dũng, đường dẫn bên dưới) mà tôi cảm thấy không dễ hiểu vì ông David Sambaugh viết theo phong cách của một học giả và tầm khái quát của ông quá lớn (trừ một số tư liệu/minh họa hữu ích mà tôi dùng dưới đây) mà vượt qua khả năng đọc của một blogger, tôi lại không thích việc bê nguyên cái nhận định của người khác vào đầu, mà muốn hiểu cái gì, tôi phải có nhận định riêng của tôi, nên tôi viết ra bài này dưới một hình thức đơn giản nhất, đó là dưới cặp mắt bình dân của một ‘nhà uống cà phê học’ (đôi khi có tí châm biếm/hài hước) cộng với một số cảm nhận của các blogger mà tôi cho là những ‘tư liệu sống’ thật sự quan trọng... Nếu bạn không có thì giờ đọc các đoạn bên dưới, thì tôi có thể ghi ra đây vài câu chủ đạo:
1. ‘Trong nhiều khía cạnh, Trung Quốc đứng ngang hàng với các quốc gia có thành tựu thấp, và ít được kính trọng trên thế giới’ (David Sambaugh)
2. ‘Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí’ (David Sambaugh)
3. ‘Chỉ số Gini (để đo độ bất bình đẳng xã hội, với 0 là bình đẳng hoàn toàn, 1 là bất bình đẳng hoàn toàn) nằm gần mức 0.5 là mức cao nhất thế giới’ (David Sambaugh)
4. ‘Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet - tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu (Lý Quang Diệu); 'Số bài viết trong mọi ngành khoa học của Trung Quốc được trích dẫn là 4%, so với Mỹ là 49%' (David Sambaugh)
5. Với dân số bằng ¼ thế giới, họ chỉ có 1 người đạt giải Nobel (Mạc Ngôn) trên 834 người, đạt tỉ lệ 0,0011%, hay 1 phần ngàn! (NGLB)
6. GDP ‘trên đầu người’ của Trung Quốc khoảng trên 6000 USD, kém Mỹ là 7,66 lần, và kém Nhật là 5,97 lần (NGLB, xem dưới)
7. Một nước có diện tích gần 10 triệu km2, với dân số gần 1,5 tỉ người, mà thường đem quân huậy phá biên giới/hải phận của một nước láng giềng nào đó (nhỏ hơn nhiều) thì chứng tỏ rằng nước đó không phải là một cường quốc (NGLB)
8. Sau thời Lỗ Tấn ('Kim Dung' và 'Mạc Ngôn'), dường như nền triết học của Trung Quốc tỏ ra lạc hậu hơn bao giờ hết (NGLB)...
*
Trung Quốc theo nghĩa đen là một nước ở trung tâm của các nước khác, do các vị hoàng đế thời cổ đại tưởng trái đất là hình vuông, còn nước của họ là ở… chính giữa! (tham khảo ‘Tây du ký’), và theo nghĩa bóng thì nó là trung tâm của thiên hạ về… mọi mặt!!!, ngoài ra, các ‘nhà Trung Quốc học’ còn gọi nó là ‘Đại Hán’ (vì người Hán là dân tộc đa số); còn trong tiếng Anh thì nó được gọi là China (tiền tố Sino-) mà một số học giả cho là xuất phát từ chữ ‘Qin’ (nghĩa là nhà Tần) và từ ‘China’ này được các thương nhân trên ‘Con đường tơ lụa’ sau thời nhà Tần, rồi được thế giới phương Tây gọi phổ biến dần cho đến ngày nay (nguồn: wikipedia)
Ngày nay, người ta biết Trung Quốc như là một nước đông dân nhất thế giới (khoảng 1,350 tỉ người), có diện tích đứng hàng thứ tư (!) trên thế giới (xấp xỉ 9,6 triệu km2, sau Nga, Canada và Mỹ)…
Nhưng…
*
Ngoại giao của Trung Quốc:
Tại sao tôi đánh giá Trung Quốc là yếu kém nhất về mặt ngoại giao? Thực ra, cả đời tôi, qua ông/bà, cha/chú/bác, anh em, bạn bè, và người dân, tôi chưa bao giờ nghe họ nói Trung Quốc là ngoại giao ‘giỏi’, thậm chí là họ chưa hề khen họ lấy một câu, mà tôi chỉ nghe người ta nói là ‘thâm như Tàu’, điều đó chứng tỏ là cách hành xử về ngoại giao của Trung Quốc không hề đem lại ấn tượng ‘tốt’ cho người Việt, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy xa (mà vẫn còn là chuyện ‘thâm cung bí sử’), đặc biệt là vụ xích mích ở Biển Đông làm cho chút cảm tình của người Việt đối với họ, vốn đã như ngọn-đèn-dầu-leo-lắt, liền bị… tắt ngấm: Trung Quốc đã thất bại, có thể nói là rất lớn, vì họ đã nhận được sự căm ghét thậm tệ của 90 triệu người Việt, ví dụ:
Khoảng năm 2005, trên một chuyến xe đò từ Bình Phước về Đak Nông, tôi đã được nghe các phụ nữ trên xe nói là:
-Không thích Tàu tí nào’ (!),
tôi rất ngạc nhiên nên vẫn còn nhớ (cười); rồi năm 2013-2014, tôi có nghe nhiều phụ nữ (ở quán cà phê) nói rằng:
-Chơi với nước nào cũng được, trừ nước Tàu…
Còn trên bình diện quốc tế, ‘Ngoại giao của Bắc Kinh giữ nguyên tính chất ích kỷ, thiển cận… Tính chất thực sự của ngoại giao Trung Quốc là kinh doanh… Chính sách ngoại giao trọng thương như vậy không giúp cho Bắc Kinh được sự kính nể của thế giới, và thực ra thì đã có sự phê phán và thầm thì khắp thế giới’ (David Sambaugh)…
*
Chính trị của Trung Quốc:
Chúng ta có thể xem vụ Biển Đông là thuộc về lĩnh vực ngọai giao, quân sự hay chính trị, tùy, nhưng có lẽ nó mang tính chất chính trị nhiều hơn. Trung Quốc làm như vậy thì họ được cái gì, ngoài việc là làm cho dân Việt, các nước Asean và… cộng đồng quốc tế xa lánh họ! Chắc các ‘ngài’ cũng thừa biết Biển Đông là đường giao lưu quốc tế, trước đây là Hà Lan, Tây Ban Nha, rồi Pháp, Nhật, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ… đã dùng nó làm con đường vận chuyển hàng hóa/container (tương đương 5.300 tỉ USD/năm, gần đây) qua lại với các nước thuộc khu vực Biển Đông…, trong đó có Việt Nam, nhưng các vị đã vẽ một cái đường lưỡi bò ‘liếm cỏ’ hết Biển Đông, mà các vị cho đó là một thái độ chính trị khôn khéo (!): Mặt trời là của chung của cả nhân loại, đâu có phải là của riêng của các vị? Giả sử cái đường Nguyễn Huệ (ở Sài Gòn), bỗng có một ông ỷ to con mà ra chiếm lấy và nói ‘đây là đường của tôi’, thì có được không? Các vị thử nghĩ lại rằng các vị là những nhà chính trị hay ‘chiếm trị’???...
‘Bắc Kinh bình thường chọn… các vấn đề được coi là quyền lợi cốt lõi và hạn hẹp của họ: Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và tranh chấp lãnh thổ. Trong những vấn đề này, Bắc Kinh tỏ ra siêu cứng rắn, và có chính sách ngoại giao áp chế. Nhưng những nỗ lực để bảo vệ quyền lợi của họ thường tỏ ra vụng về và phản tác dụng cho hình ảnh và mục đích của họ… Khi chúng ta khảo sát sự hiện diện của Trung Quốc và cách hành xử của họ trên thế giới ngày nay, chúng ta cần bỏ qua những nét gây ấn tượng bề ngoài và tự hỏi:’Liệu ngày nay Trung Quốc có được ảnh hưởng lên các quốc gia và lên quĩ đạo các sự kiện quốc tế trong các lãnh vực khác nhau?’. Câu trả lời ngắn gọn là: ‘Không nhiều lắm, nếu không nói là chẳng có gì cả’ (David Sambaugh).
Và vì Trung Quốc không có uy tín đối với hầu hết trong số hơn 222 nước trên thế giới (ngay cả Bắc Triều Tiên cùng ‘hội’, hay Nga cùng ‘thuyền’, nhưng họ luôn luôn cảnh giác, vì lịch sử đã chứng minh rằng TQ luôn chơi theo kiểu ‘Đại Hán’ với phương thức trục lợi chính trị kiểu ‘Lã Bất Vi’), nên thiết nghĩ rằng nếu ai theo TQ thì kẻ đó sẽ bị mất uy tín, điều đó không có gì là lạ…
*
Quân sự của Trung Quốc:
Tôi nghĩ rằng đối với những đầu tư của Trung Quốc vào các nước láng giềng thì mục tiêu kinh tế/trốn thuế chỉ là thứ yếu, mà mưu đồ chính trị, hay quân sự mới là chủ yếu (như vụ ‘Trọng Thủy-Mỵ Nương’ hay ‘con ngựa thành Troia’ vậy), trong đó suy cho cùng là mục tiêu quân sự (phá hoại, phản gián), ví dụ như họ tung thương lái vào VN để mua ‘ốc bươu vàng’, ‘đuôi trâu’, ‘gỗ sưa’, ‘ớt’, ‘cà chua’, vận chuyển heo thối, gà thối sang biên giới VN, đưa thực phẩm gây ‘ung thư’ vào VN, đấu thầu với giá cực tiểu và cố tình thực hiện ‘trì hoãn’ lâu cực đại… là vì mục đích kinh tế!!!, và tại sao vào nhiều địa phương và làm nhiều dự án, mà họ chỉ tuyển toàn là công nhân Tàu!!!, chuyện đó ai cũng thừa đoán ra, ví dụ như blogger Giáo Làng đã cảnh báo:
-Chỗ của Giáo đã có con ngựa thành Troia rùi đó LB ui. Nhà máy nhiệt điện ven biển chỉ toàn là người TQ. Họ không nhận công nhân người Việt. Đến một lúc nào đó xảy ra chiến sự, thì nội công ngoại kích của họ sẽ khiến mình lao đao lắm đây!’ (lời bình trong entry ‘Vương Chiêu Quân', blogspot)…
Tôi chưa biết rõ là quân sự của Trung Quốc… mạnh đến cỡ nào, nhưng qua sự kiện Biển Đông, tôi chỉ thấy là họ có… tài ‘xịt vòi rồng’ và ‘cho tàu húc vào đít’ tàu của ta (cười), tôi còn biết là TQ có 1 cái tàu sân bay, thuộc giống… cái, trước đây nàng có tên là Varyag mà đã được Liên Xô (khi tan rã) bàn giao cho Ucraina năm 1992, trong khi nàng hầu như chỉ là 'một bộ xương', rồi Ucraina ‘thải’ nàng Thúy Kiều này cho Trung Quốc (năm 1998, mà khi kéo về nước, nó suýt bị chìm trong một cơn bão ở Hy Lạp vào ngày 3/11/2001), sau đó TQ về mông mế thêm đủ thứ, lắp thêm một số vũ khí, rồi đặt tên nàng là Liêu Ninh (dễ sương quá!), rồi mới đây họ đã đem ra chạy lảo đảo lòng vòng ở Biển Đông đề hù dọa… ‘con nít’, nhưng ‘…Sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân’ (Lý Quang Diệu).
Tóm lại, ‘Trung Quốc không có khả năng viễn phóng sức mạnh quân sự của họ ra khỏi vùng phụ cận ở châu Á (hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, chương trình không gian, và khả năng chiến tranh mạng). Và ngay cả với châu Á, khả năng viễn phóng sức mạnh (mang quân ra nước ngoài) cũng bị giới hạn, mặc dù có tăng lên. Không ai chắc chắn là Trung Quốc có khả năng triển khai sức mạnh 500 dặm (800 km) xa hơn biên giới của họ (ví dụ tại Biển Hoa Đông và Hoa Nam) và có thể chịu đựng đủ lâu dài để chiến thắng trong tranh chấp… Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, không có mạng lưới viễn thông và hậu cần dài tay, hệ thống vệ tinh bao phủ thế giới còn thô sơ, hải quân chủ yếu vẫn là lực lượng ven bờ, không quân không có khả năng tấn công tầm xa, hay khả năng tàng hình được chứng thực, và bộ binh không có khả năng triển khai nhanh chóng... Hơn thế, về chiến lược mà nói, Trung Quốc là một ‘đại cường cô đơn’, thiếu bạn bè thân thiết và không có đồng minh’ (David Sambaugh)…
*
Kinh tế của Trung Quốc:
Người ta nói rằng Trung Quốc là nước có nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, theo tôi thì đó là một sai lầm… lớn, vì tôi giả sử rằng nhà tôi có 2 người và thu nhập được 20 triệu đồng/tháng, còn nhà ông X có 20 người và thu nhập được 21 triệu đồng/tháng, thế mà người ta đánh giá là nhà ông X… ‘giàu’ hơn nhà tôi??? (nhưng tôi nghĩ rằng nhà ông ấy sắp… chết đói rồi, hihi)… Tóm lại, so sánh là dựa trên một ‘mẫu số chung’ nào đó, nên tôi không nghĩ rằng việc so sánh tổng thu nhập của cả nước Tàu với… Singapore lại là một chỉ số đánh giá về tiềm lực kinh tế của Tàu! Đó là chưa nói về tham nhũng, mà ‘Tổ chức Minh Bạch quốc tế còn xếp hạng Trung Quốc về chỉ số tham nhũng (hạng thứ 80) trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2013’ (David Sambaugh).
Xét về mặt GDP (Gross Domestic Product = Tổng sản phẩm nội địa), 10 nước đứng đầu thế giới như sau (đơn vị: tỉ USD, số liệu ngày 13/6/2013): Mỹ: 16.200, Trung Quốc: 9.000, Nhật: 5.100, Đức: 3.600, Pháp 2.700, Brazil: 2.500, Anh: 2.400, Nga: 2.200, Ý: 2.100, và Ấn Độ: 2.000; chúng ta hãy dùng ‘Excel’ với các số liệu là Trung Quốc có 1350 triệu người, Mỹ có 317 triệu người, và Nhật Bản là 128 triệu người (số liệu ngày 1/11/2013, vnexpress.net), thì ta sẽ có 51.104 USD/người Mỹ, 6.666 USD/người Tàu, và 39.843 USD/người Nhật, như vậy GDP trên đầu người của Trung Quốc kém Mỹ là 7,66 lần, và kém Nhật là 5,97 lần!!!, và tôi tự hỏi là 1 người TQ phải mấy chục hay mấy trăm năm nữa mới có GDP trung bình được như 1 người Mỹ hay 1 người Nhật!, thậm chí tôi còn biết rằng, trừ giới cán bộ, thương gia hay trung lưu, có đến 13,1% thảo dân TQ có thu nhập dưới mức 1,25 USD/người/ngày (tức là khoảng 25.000 đồng/ngày!)…
‘Toàn bộ số vốn Trung Quốc mang đầu tư hải ngoại (ODI- Oversea direct investment) chỉ đứng hàng thứ 17 trên thế giới, và các chương trình viện trợ nước ngoài chỉ là một phần nhỏ’ (David Sambaugh)... TQ chỉ đầu tư 1,7% GDP cho R&D (nghiên cứu và phát triển = research and development, trong đó chỉ có 5% cho các nghiên cứu cơ bản), chỉ xấp xỉ bằng ½ so với Mỹ, Đức và Nhật… Sự thực thì Trung Quốc không có thương hiệu hàng hóa gì đáng kể trên trường quốc tế, tôi chỉ nghe Tàu có đồ sứ (ly, chén bát) trông… sáng sủa tí, rồi có mấy chiếc xe ‘wave Tàu’ mà xài mới vài tháng thì phải… đại tu, ngoài ra chả có thứ đồ Tàu nào mà xài bền được (thiệt, xóm tôi chả có ai xài đồ Tàu)… Còn việc TQ cho phi thuyền (Thần Châu 5, tháng 10/2003) đảo đảo ngoài vùng khí quyển của trái đất, cũng cho là có tiến bộ, nhưng sau Mỹ hay Liên Xô đến gần… 50 năm (Liên Xô, tàu Soyuz, tháng 4/1961; Mỹ, tàu con thoi Challenger!, tháng 5/1961), nên về mặt này, TQ phải gọi Liên Xô và Mỹ bằng ‘cụ’…
‘Khi khảo sát về chất lượng thay vì số lượng, dung mạo kinh tế mang tính toàn cầu của Trung Quốc không có gì ấn tượng. Nó còn là một nền kinh tế chế biến và lắp ráp, chứ không phải là nền kinh tế sáng tạo và sáng chế. Hầu hết hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, đã được sáng tạo ra ở nước khác. Tình trạng ăn cắp phổ biến quyền sở hữu trí tuệ, và chính sách nhà nước “sáng tạo bản địa” (đã đổ hàng tỷ USD cho R&D mỗi năm), là chỉ dấu cho thấy rõ rệt họ đã thất bại trong việc sáng tạo ra các mặt hàng. Điều này có lẽ sẽ thay đổi với thời gian, nhưng cho tới nay, Trung Quốc đã không tạo được tiêu chuẩn quốc tế trong công nghệ hay dây chuyền sản xuất, cũng giống như trong khoa học tự nhiên, khoa học y tế, xã hội và nhân văn’ (David Sambaugh)…
*
Về văn hóa và ‘tự do’ ở Trung Quốc:
Trước tiên, tôi xin dành sự đánh giá cho David Sambaugh: ‘Trung Quốc đã xây dựng sức mạnh văn hóa toàn cầu của họ ra sao? Không tốt lắm! Không một xã hội nào tìm cách bắt chước nền văn hóa Trung Quốc. Không một xã hội nào tìm cách sao chụp hệ thống chính trị Trung Quốc… Trung Quốc tiếp tục có uy tín toàn cầu từ mức trung bình tới xấu… Trung Quốc không phải là cục nam châm cho mọi người bị cuốn hút - cả về văn hóa, xã hội, kinh tế hay chính trị - vấn đề của Trung Quốc là cả trong bốn lãnh vực này, chúng đều mang tính riêng biệt (sui generis). Trung Quốc thiếu sự hấp dẫn phổ quát ngoài biên giới và ngoài các cộng đồng người Hoa. Lý do chính chỉ vì tính quá riêng biệt trong các lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị. Tính hấp dẫn của quyền lực mềm của Trung Quốc đi từ yếu tới không hiện hữu’ (David Sambaugh).
Sự ban bố... tự do, mà có thể là thực tâm hay dụ dỗ/mua chuộc/ru ngủ... của một nhà nước nào đó cho (các) chủ thể nào đó được gọi là ‘quyền lực mềm’ (soft power). Trung Quốc là một nước mà ở đó, quyền tự do của người dân được đánh giá là rất kém: ‘Nó đòi hỏi hệ thống giáo dục dựa trên tư duy phê phán, và tự do khám phá. Điều này lại đòi hỏi một hệ thống chính trị tương đối cởi mở và dân chủ, và không cho phép chính sách kiểm duyệt hay ‘vùng cấm’ trong nghiên cứu. Sinh viên và trí thức phải được tưởng thưởng, chứ không phải bị đàn áp hay trừng phạt khi họ dám thách thức sự khôn ngoan qui ước và phạm phải lỗi lầm’ (David Sambaugh)…
‘Chỉ số Gini (để đo độ bất bình đẳng xã hội, với 0 là bình đẳng hoàn toàn, 1 là bất bình đẳng hoàn toàn) nằm gần mức 0.5 là mức cao nhất thế giới... Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí (David Sambaugh). Tôi cứ nghĩ là vụ ‘Thiên An Môn’ hay ‘Tây Tạng’ có gì mà phải giấu!, bây giờ đa số các blogger đều tốt nghiệp đại học, họ đã đi lưu lạc giang hồ trong nước nhiều rồi (thậm chí đi nước ngoài), nên cái gì đúng/sai thì họ biết, mà càng giấu thì họ lại càng tò mò nên càng biết!
Một bằng chứng là Trung Quốc có 1 giải Nobel văn học (2012) của công dân Mạc Ngôn (ngoài ra còn có Cao Hành Kiện, Nobel văn học 2000, quốc tịch Pháp; Lưu Hiểu Ba, Nobel hòa bình 2010, bị ở tù; nên họ không phải là ‘công dân’ Tàu) trong số 834 người, đạt tỉ lệ 0,0011%, hay 1 phần ngàn!… Ngoài ra, không có ai muốn tị nạn chính trị bên Tàu, vì có thể đó là nơi ngược lại với thiên đàng: ‘Trong Sách Xanh về Di dân Trung quốc trên thế giới do Center for Chinese Globalization ấn hành, người ta báo cáo là từ năm 1990, đã có 9,3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài, mang theo với họ 2.800 tỷ Nhân dân tệ (46 tỷ USD). Đây không phải là điều mới mẻ, nhưng khuynh hướng này ngày càng tăng trong thập kỷ vừa qua. Khi giới tinh hoa kinh tế rời bỏ đất nước với số lượng lớn như vậy, và quá lo lắng bảo đảm an toàn cho số tiết kiệm cá nhân của họ, điều đó nói lên sự thiếu tin tưởng vào hệ thống chinh trị, kinh tế của chính phủ họ... Hệ thống chính trị Trung Quốc giống như một hỗn hợp điện tử, gồm có Chủ nghĩa Mác-Lênin (?), chủ nghĩa chuyên chế Á châu, chủ nghĩa Khổng giáo truyền thống, và một nhà nước có guồng máy an ninh nội bộ mạnh mẽ. Sự đặc thù của Trung Quốc không thể được nhân rộng ra - không có một quốc gia nào khác muốn thử nghiệm làm như vậy; và người ta cũng không thấy một người nước ngoài nào muốn xin tị nạn chính trị hay quốc tịch của Trung Quốc’ (David Sambaugh).
Ngoài ra, nghe nói Trung Quốc định thành lập cho ta một cái ‘Viện Khổng học’ gì gì đó, xin lỗi, nếu có trải thảm mời thì tôi cũng không đến, nói thật, thời buổi này mà dùng mác ‘Khổng Tử’ thì dụ được ai: ‘Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: ‘Các ông phải bước qua tôi trước đã’… Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai... Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm’ (Lý Quang Diệu)…
*
Triết học của Trung Quốc:
Kể từ sau thời Lỗ Tấn (có tính đến tư tưởng trong 'Kim Dung' và 'Mạc Ngôn'), tôi thấy hình như quý ngài chả có cái gì được gọi là ‘tư tưởng’ cả (số bài viết trong mọi ngành khoa học của Trung Quốc được trích dẫn là 4%, so với Mỹ 49% - Sambaugh), thậm chí nay các vị còn ăn nói hàm hồ hơn các bà… bán thịt heo ở chợ Bà Chiểu nữa, hi…
Qua vụ ‘đường lưỡi bò’, tôi nghe nói là nó đã được đưa vào trường để giáo dục cho mấy đứa nhóc… lớp 2 hay lớp 3, được tuyên truyền cho cả tỉ dân TQ, và nghe đồn là họ tin sái cổ ‘nuôn’! Đừng có định nói là mấy ‘ngài’ đang làm đệ tử cưng của Gơ-ben (Goebbels, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền, thời Hitler) với câu ranh ngôn: ‘không cần biết đúng hay sai, cứ tuyên truyền hoài thì dân cũng tin’ (!), nếu các vị làm vậy thì coi thường dân TQ là… ngu (ngu dân), các vị nên nhớ rằng nay người dân đang sống trong thời đại 2014, họ chỉ thua các vị về ‘làm chính trị’, chứ về kiến thức thì chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào, có khi các vị còn thua đứt đi chứ, thiệt, nếu các vị ra quán cà phê nói chuyện đúng-sai với họ, thì tôi xin tư vấn là các vị nên ngồi… câm như hến là tốt nhất, hihi…
Tôi hỏi các vị là: làm gì có nền triết học nào mà bảo rằng lãnh tụ nói như thế nào thì người dân phải theo như thế đó, chả lẽ các vị bảo ‘mặt trời là mặt trăng’ thì dân cũng phải tin à?, các vị có biết thượng đế hay quy luật tự nhiên là cái gì không?, mà theo quy luật này thì Biển Đông là một cái thiên đường mà mọi dân tộc đều có thể đến để tận hưởng cảnh đẹp thần tiên ở đó, trong đó có tôi, thế mà các vị nỡ nào ‘đớp’ một mình!
Và với phương pháp luận của quý ngài, tôi cho rằng nền triết học của Tung Của ngày nay lạc hậu hơn thời Khổng Tử, mặc dầu ổng ép mọi người phải tuân theo luật ‘quân, sư, phụ’ hay ‘xuất giá tùng phu’, nhưng vẫn còn tốt hơn việc quý ngài ‘đớp’ cái thiên-đường-Biển-Đông cho riêng mình…
*
Tôi chỉ viết ngăn ngắn trong 2 tiếng đồng hồ thôi…, và tôi mới đọc được một bản tin:
‘Ông Carl Thayer cho biết (theo VOA News): ‘Cơn bão Rammasun không trực tiếp hướng vào nơi mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, nhưng cơn bão này sẽ đem đến thời tiết xấu trong khu vực. Trung Quốc có hơn 100 tàu thuyền bảo vệ giàn khoan và sẽ là rất nguy hiểm nếu như để các tàu này chống chọi với siêu bão. Vì vậy, siêu bão Rammasun khiến cho Trung Quốc di chuyển dàn khoan Hải Dương 981 sớm hơn so với kế hoạch dự kiến… Trung Quốc từng tuyên bố hoạt động thăm dò và hàng hải của dàn khoan Hải Dương-981 sẽ kéo dài đến ngày 15/8 nhưng không nói rõ lý do vì sao họ lại sớm dịch chuyển dàn khoan về đảo Hải Nam. Tháng 7 vốn được coi là mùa mưa bão trên Biển Đông… Vì vậy, chuyên gia Carl Thayer, siêu bão Rammasun đã vô tình ‘tháo gỡ căng thẳng’ trên Biển Đông, bởi các tàu Trung Quốc sẽ không còn đụng độ với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, ít nhất là trong tháng này’ (Đăng Nguyễn, doisongphapluat.com). 

Trước tình hình này, các blogger có một số lời bình mà tôi xin chép lại thực tế như sau:
-Dung Tran: TQ sợ món ‘võ mồm’ của VN nên... đã rút giàn khoan HD 981 về nước! hehe. Nói theo kiểu... ‘võ hiệp Kim Dung’, VN đã dùng ‘vô chiêu thắng hữu chiêu’! Nói theo kiểu thầy địa lý ‘nổ’ thì VN đã ‘hô phong, hoán vũ’, kêu bão ‘thần sấm’ tới, khiến Tàu khựa... bỏ của chạy lấy người!!! hic hic. Còn nói theo kiểu ‘Tom & Jerry’, thì sau khi đuổi, xịt nước Jerry một hồi, Tom ‘chóng mặt’ nên... bỏ cuộc!
-Quynh Phillips: Vì tìm không ra dầu... Thôi trả lại VN thôi!
-Dung Tran: Người xưa có nói: ‘Thuận thiên giả tồn. Nghịch thiên giả vong’. Thằng Tàu khựa này làm chuyện ‘nghịch thiên’ nên nay phải chuyển sang ‘giả... chết’ hehe!
-Nhà Gom Lá Bàng: Hehe, Lão Tập... rút rồi, vì bị mấy.... blogger dùng 'Giáng long thập bát vô-vi-nam chưởng' đó.
-Thuy Nguyen: Hihihi chú nói làm cháu liên tưởng đến Độc Cô Cầu Bại, giả chết để luyện nội công thâm hậu hơn nhưng vừa ngoi lên bị thì bị chúng đánh chết luôn?
-Nhà Gom Lá Bàng: Trùi, nó bị 1 cú 'Nhất dương chỉ' đả thương, nên rút về Bạch Đà Sơn luyện tiếp Hàm mô công để vài... tháng nữa tái xuất giang hồ tranh giành Cửu âm chân kinh đó, be careful !

Và cuối cùng là một thực tế:
-"Đừng ai mang ảo tưởng về TQ nữa, bọn chúng là quỷ sa tăng, là ma cà rồng bám riết theo dân tộc VN" (entry 'Thứ Tư', blogger Lung Linh): câu này... hay quá, LB xin về bổ sung vào kết luận của entry mà LB mới vừa đăng nhé, cám ơn LL nghen.

HẾT.
--------
Các nguồn tham khảo chính:
-Ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc, David Sambaugh (blog Nguyễn Lân Dũng): 
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2014/07/12/o_t_ng_1

-Bài phát biểu của Lý Quang Diệu: http://giaolang543210.blogspot.com/2014/06/151-mot-goc-gioi-qua-mat-nhin-cua-ong.html
-Các nước trên thế giới: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080414062214AANTOIt
-Dân số thế giới: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-quoc-gia-dong-dan-nhat-the-gioi-2904061.html
-GDP thế giới: http://news.zing.vn/10-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-nam-2013-post326686.html
-Giàn khoan Trung Quốc 'trốn' siêu bão Rammasun?: http://www.doisongphapluat.com/the-gioi/the-gioi-24h/carl-thayer-gian-khoan-trung-quoc-tron-bao-rammasun-a41371.html#.U8ea5ZR_vfI
-Trung Quốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Quốc

18 nhận xét:

  1. Em ghé thăm anh thôi ..ko dám bình về chính trị đâu anh ...luôn vui anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB chép 2 lời bình và trả lời của LB, xem như câu trả lời luôn nghen:
      -Bút Chì (Facebook)
      Đọc bài viết nổi cả da gà, Prồ-phét-sờ ạ ! hi
      2 giờ trước
      -saumietvuon [Blogger] Email 17.07.14@19:54 (blog Việt)
      Bài viết thật công phu có những dẫn chứng hợp lý dễ hiểu. Nhưng tui ko đồng ý câu này "Không một xã hội nào tìm cách sao chụp hệ thống chính trị Trung Quốc…". Có lẽ do hội chứng khi đi tàu xe, khi nhìn ra xung quanh ta thấy mọi vật di chuyển nhưng nhìn xuống chính chân mình thì ko?! Ghé thăm anh, kính chúc anh cùng gia đình thật ấm áp đêm nay.

      Xóa
    2. Ui, 2 hôm nay, mạng chạy chậm như... rùa, bạn Saumietvuon à. Nói chung là qua chuyện 'giấu' vụ Thiên An Môn, mình cho rằng nền chính trị bên TQ còn... kém lắm (vì người dân không có quyền phát biểu/'cảm nhận')...
      À, bạn 'Bút Chì' (bên Facebook) có bình là "Đọc bài viết nổi cả da gà, Prồ-phét-sờ ạ! hi", nghĩ cũng... vui, vì mình viết cho đỡ buồn thôi.
      Cám ơn bạn SMV, chúc tối vui nhé.

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Cám ơn bạn PH, viết bài thì... không lâu lắm, nhưng chỉnh sửa cho chích xác (với mức có thể làm được) thì... mệt lắm bạn à. Chúc tối vui nhé.

      Xóa
    2. Xem hình đã hết... an nhiên
      Mắt nhìn mấy lượt đã liên miên sầu
      Ngoài kia mưa động rào rào
      Trong phòng vắng lặng, tím vào... không hay

      Xóa
  3. thuyentho [Blogger] Email 18.07.14@08:06 (blog Tiếng Việt)
    Thuyền sang anh xem bài đây.
    Đoạn câu chủ đạo Thuyền rất ok ở câu đầu, câu 3,và câu 7 và 8, nói rất đúng, còn mấy câu kia thì khỏi nói rồi cũng đúng luôn, hihi
    Chà, anh viết công phu ghê nói y như sách, dẫn chứng cũng sát sao rồi, hoan hô hai tay luôn nha.
    Túm lại, có người nói như vầy nè... là nhà anh ở gần nhà tên láng giềng ngang như cua, kém đạo đức và khoái cướp cạn của người khác (thành phẩm của sự kém cỏi nên đẻ ra những cái đầu thực dụng chỉ biết dành ăn và kém nhân cách), quá tệ.
    Giang hồ hiểm ác thiệt, những kẻ hành tẩu giang hồ thường là những tên ác ma, bao giờ nó bị tẩu hỏa nhập ma thì nó mới.. hết đời hén.
    À, được gọi là sư muội thì cũng thích mà Lá Bàng ca, hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không ngờ TT thích 2 câu này:
      7. Một nước có diện tích gần 10 triệu km2, với dân số gần 1,5 tỉ người, mà thường đem quân huậy phá biên giới/hải phận của một nước láng giềng nào đó (nhỏ hơn nhiều) thì chứng tỏ rằng nước đó không phải là một cường quốc (NGLB)
      8. Sau thời Lỗ Tấn ('Kim Dung' và 'Mạc Ngôn'), dường như nền triết học của Trung Quốc tỏ ra lạc hậu hơn bao giờ hết (NGLB)
      Như vậy LB viết bài này không phí công, cám ơn TT nhìu nhìu nghen, hôm nào LB mời TT đi uống cà phê và măm măm 'ốc hút' nhé, thiệt.

      Xóa
  4. Nói chung là, em ghét TQ. hihi

    Trả lờiXóa
  5. Chủ nhật tràn ngập niềm vui , hp anh LB nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da da, bây giờ LB mới... về nhà và mới... thấy, cám ơn tím nghen, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  6. Phải công nhận rằng blog của anh toàn là những bài viết rất có giá trị về nội dung tư tưởng, về chất lượng thông tin chuyển tải đến bạn đọc, không dám chê bài nào hết và số lượng fan của anh vượt hơn Mộc khoảng 10.000 người (127/178/118.196) mặc dầu blog của Mộc đơn giản hơn, tập trung thơ và truyện, thi thoảng Mộc cũng có viết những bài chính luận nhưng lại mang tính báo chí, không hàn lâm như anh, song tôi viết rất ngắn, ngay cả trên facebook cũng vậy, nhiều người nói với Mộc rằng, vào nhà Mộc lướt qua một phát là biết ngay, rất ok. Nên chi Mộc chỉ khuyên anh nên viết ngắn lại, cần thiết gạch đầu dòng thôi, viết dài mệt cho anh và cũng đau đầu bạn đọc cho dầu họ rất khoái đọc bài của anh nhưng họ ngại ... dài quá. Như bài nầy chẳng hạn anh có thể tóm tắc: Theo tôi Trung Quốc không mạnh. Mạnh và yếu thể hiện như sau. 1/ ... là ok, chưa kể cái khoản 1/ ấy cũng phải cô lại nữa anh ạ. Tôi tự tin trao đổi với anh như thế vì tôi nghe nhiều người "than" anh viết dài, đồng thời tôi cũng mạnh dạn góp ý vì tôi biết anh rât có uy tín với bạn đọc nên không cần lí giải họ vẫn biết đó là "chữ" của anh, không lẫn với ai được. Chúc anh vui, khi nào caffe thì gọi nhá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mình sẽ 'cô' lại cái đoạn đầu, nhưng có nhiều blogger nói rằng họ thích nhất là đọc ý kiến riêng của LB, LB cũng tạm nghĩ rằng ý kiến riêng của mình đôi khi có giá trị hơn... tư liệu (cười), vì nếu đọc tư liệu về Trung Quốc' chẳng hạn, thì thiếu gì chỗ để đọc. Thân.

      Xóa
  7. Nhớ bạn nên qua thăm LB thui. Ko muốn đọc về cái ngài tai to mặt bự đó nữa, chỉ muốn chúc bạn mình vui khỏe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, cái lão tai to mặt bự đó thấy mà.... ghét, hihi...., cám ơn nghen, tối vui nhé.

      Xóa