Bài viết này chỉ là các ghi nhận và cảm nhận, mà dành cho các blogger có quan tâm, chứ không dành cho các tín đồ; ngoài ra, ở đây tôi dùng từ ‘phật’ theo nghĩa phổ biến, mà được hiểu như là ‘đấng giác ngộ’ - từ dùng cho mọi người…, gồm có:
- Vô thường và cái duyên
- Một vũ trụ đầy ‘sinh động’
- Tại sao ông không xem con rắn là bạn?
- Những người thành phật thường là những người không đi tu!
- ‘Không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này’
- ‘Yêu nữ’ thì có nhiều như lá mùa thu rụng
1. Vô thường và cái duyên
Người nhàn, hoa quế đâu mà rụng!
Xuân về, chiều vắng chẳng bóng em
Trăng xa, chim chóc sa tình... mới
Lặng thầm, khe đón lục bình trôi:
Đây là tôi tả cảnh bờ sông Sài Gòn vào buổi chiều, có nhiều hoa giấy, có mấy người đàn ông - chẳng bóng hồng, có trăng chiều mọc sớm xa xa, có nhiều chú chim bay tới bay lui, mà có lúc, từng đôi, từng đôi, và có một cái khe nhỏ, trong đó lục bình vào tìm chỗ nấp - rồi ra đi vào lúc nào, ai mà biết!… Tôi tả… thực, hihi…
Xuân về, chiều vắng chẳng bóng em
Trăng xa, chim chóc sa tình... mới
Lặng thầm, khe đón lục bình trôi:
Đây là tôi tả cảnh bờ sông Sài Gòn vào buổi chiều, có nhiều hoa giấy, có mấy người đàn ông - chẳng bóng hồng, có trăng chiều mọc sớm xa xa, có nhiều chú chim bay tới bay lui, mà có lúc, từng đôi, từng đôi, và có một cái khe nhỏ, trong đó lục bình vào tìm chỗ nấp - rồi ra đi vào lúc nào, ai mà biết!… Tôi tả… thực, hihi…
Và đây cũng là mấy dòng mà tôi… đùa với blogger nguyenchunhac chiều hôm qua (7/3/2015). Tất nhiên là khi nhắc đến tổ hợp ‘người nhàn, đêm xuân, trăng, chim núi, khe’, người ta sẽ liên tưởng đến một bài thơ của Vương Duy thời nhà Đường (xem bài thơ gốc bên dưới), với:
‘Người nhàn hoa quế rụng rơi,
Đêm xuân thanh vắng núi đồi mênh mang,
Trăng lên chim núi bàng hoàng,
Giữa khe xuân thắm khẽ khàng chim kêu’ (Hải Đà dịch),
nhưng tôi tự hỏi rằng: tại sao ta lại không liên tưởng đến ai đó vào thời đại này?, hihi...
‘Người nhàn hoa quế rụng rơi,
Đêm xuân thanh vắng núi đồi mênh mang,
Trăng lên chim núi bàng hoàng,
Giữa khe xuân thắm khẽ khàng chim kêu’ (Hải Đà dịch),
nhưng tôi tự hỏi rằng: tại sao ta lại không liên tưởng đến ai đó vào thời đại này?, hihi...
Sáng hôm kia, cũng tại bờ sông này, khi tôi đến chơi, thì nghe báo tin là con chó trẻ nhất (mà tôi thương nhất) đã chết, còn con chó thanh niên và con chó già đanh cú đế vẫn… bình yên vô sự: ôi, đời quả là vô thường!
Sáng hôm nay, cũng tại nơi này, đang ngồi uống trà, tôi bỗng thấy một cái bóng đen bay ngang qua bàn trà, té ra là có một chiếc máy bay Boeing từ sân bay Tân Sân Nhất bay lên trên bầu trời, mà cái bóng của nó lại bay ngang qua chỗ ngồi của tôi, tôi bèn kiểm tra lại: lúc đó là 10g40’ sáng; ông chủ nhà còn kể rằng, trước khi tôi đến, có một con chim rất to (chim đại bàng!), bay vào vườn của ông ấy, cách mặt đất khoảng 1m, bay quần quần, rồi bay ra: quả thật là cái ‘duyên’!
Sáng hôm nay, cũng tại nơi này, đang ngồi uống trà, tôi bỗng thấy một cái bóng đen bay ngang qua bàn trà, té ra là có một chiếc máy bay Boeing từ sân bay Tân Sân Nhất bay lên trên bầu trời, mà cái bóng của nó lại bay ngang qua chỗ ngồi của tôi, tôi bèn kiểm tra lại: lúc đó là 10g40’ sáng; ông chủ nhà còn kể rằng, trước khi tôi đến, có một con chim rất to (chim đại bàng!), bay vào vườn của ông ấy, cách mặt đất khoảng 1m, bay quần quần, rồi bay ra: quả thật là cái ‘duyên’!
…Và cũng sáng hôm nay, chạy xe máy - với một cái đầu vô cùng nặng trĩu bởi ‘bể khổ’, rồi đói bụng, tôi bèn tìm chỗ ăn, rồi ngẫu nhiên rơi vào quán ‘bánh cuốn nóng’, bỗng nàng bước ra và mĩm cười tươi như hoa:
-Cái ‘bể khổ’ trong tôi, trong vòng dưới một sát-na, đột nhiên tan biến thành mây khói.
Và mặc dù điều này chỉ xảy ra trong thoáng chốc (rồi tôi sẽ tiếp tục ‘con đường đau khổ’), nhưng khi vừa ngồi ăn, vừa trầm tư suy nghĩ, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên: quả thật là tôi không thể nào hiểu được điều kỳ diệu của ‘thượng đế’!
-Cái ‘bể khổ’ trong tôi, trong vòng dưới một sát-na, đột nhiên tan biến thành mây khói.
Và mặc dù điều này chỉ xảy ra trong thoáng chốc (rồi tôi sẽ tiếp tục ‘con đường đau khổ’), nhưng khi vừa ngồi ăn, vừa trầm tư suy nghĩ, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên: quả thật là tôi không thể nào hiểu được điều kỳ diệu của ‘thượng đế’!
2. Một vũ trụ đầy ‘sinh động’
Rồi tôi bỗng nhớ lại là từ thời còn bé, lúc học lớp 6 lớp 7 gì đó, tôi đã nhìn thấy bức tranh ‘đức Phật và những con yêu nữ’ với chính giữa là ngài đang ngồi tọa thiền ở dưới gốc cây bồ đề và sắp trở thành bậc ‘chánh giác’, còn chung quanh là mấy con yêu nữ khá lõa thể đến uốn éo theo ma nhạc mê hồn để quậy phá/thử thách sự giác ngộ của ngài. Tôi chọn từ ‘yêu nữ’ (còn sống, ví dụ, yêu nữ Hân Tố Tố hay Triệu Minh trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung), vì ‘ma nữ’ có thể là linh hồn của kẻ đã chết!, còn ‘thiên nữ’ thì phải ở trên trời xuống! Ngoài ra, việc gọi là ‘yêu nữ’, ‘thiên nữ’ hay ‘ma nữ’, hay việc ‘có bao nhiêu con yêu nữ’ là không quan trọng, vì nếu ai đó đã quan tâm đến chữ ‘giác ngộ’ thì sẽ không ‘chấp’ sự khác biệt - giữa cái gì là ‘thiền quán’ hay ‘thiền định’, cái gì là ‘Kinh lăng nghiêm’ hay ‘Kinh bát nhã’, cái gì là ‘Tứ diệu đế’ hay ‘Bát chính đạo’, v..v…, nói chung là không lệ thuộc vào ‘pháp’ hay ‘tướng’ (xem chú thích bên dưới).
Gần đây, qua hình ảnh một gói thuốc lá, mà một phần chỉ là cái nắp đậy, còn phần còn lại mới ‘thực chất’ là gói thuốc - vì có các điếu thuốc trong đó, tôi đã độc lập suy luận rằng: hình ảnh ‘ngài đang ngồi tọa thiền ở dưới gốc cây bồ đề’ là một hình ảnh cố định (fixed), một công thức, một con đường mòn đã được vạch sẵn, và do đó nó là một thế giới đã bị ‘cô đặc’, nếu không muốn nói là một thế giới… ‘chết’ - bởi ngài đã từng nói đại ý là ‘ai đi theo con đường của ta thì không thể thành phật được’, còn chung quanh ngài mới là một vũ trụ đầy ‘sinh động’ và đầy phật tánh, nhưng trong 2600 năm nay, cứ thấy bức hình này là cả tỉ người dán mắt vào cái gốc cây bồ đề!
Liên quan đến vấn đề này, Tổ sư Đạt Ma (thế kỷ thứ 5) có nói đại ý là ‘hễ ai mà mơ/nhìn thấy Phật là đang sống trong ‘thế giới vô minh’, mà ông còn gọi là ‘thế giới ngạ quỷ’ (tài liệu này tôi đọc được trên một cái gác ở nhà bà nội tôi, sau 1975, nay không còn nữa)… Sau này, Lục tổ Huệ Năng (thế kỷ thứ 7-8) cũng nói tương tự như vậy, với ý là gương/đài đâu có mà soi (ra pháp, ra tướng!):
Bồ đề vốn chẳng cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Nơi nao dính bụi trần…
Rồi mới đây, sư Tuyên Hóa (xem chú thích bên dưới) cũng nói với nội dung như vậy:
Bồ đề vốn chẳng cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Nơi nao dính bụi trần…
Rồi mới đây, sư Tuyên Hóa (xem chú thích bên dưới) cũng nói với nội dung như vậy:
-Hãy quét sạch tất cả các pháp, ly khai tất cả các tướng!...
3. Tại sao ông không xem con rắn là bạn?
Tôi mới đem suy nghĩ trên kể với 3 người bạn.
Người thứ nhất là một tín đồ tu tại gia trong 20 năm gì đó (mà có người nói ông ta là một cao nhân đắc đạo rồi!). Khi tôi kể câu chuyện về một thế giới sinh động chung quanh cái gốc cây bồ đề với những con ‘yêu nữ’ này, ông ta ‘liền’ phản bác, bằng cách nói rằng:
-Không phải, chỉ có cái mà gì đạt được trong thiền định mới là ‘sinh động’ (!),
-Ủa, vậy thì cái gì không phải ‘ông’ là không sinh động???, tôi liền nghĩ,
và qua câu phát biểu kiểu ‘tôi là số một’ hay ‘tôi là đúng’ này của ông ta, mặc dù không phải là kẻ thông tuệ, tôi cũng thừa biết là ông ta chưa… đắc đạo!
-Không phải, chỉ có cái mà gì đạt được trong thiền định mới là ‘sinh động’ (!),
-Ủa, vậy thì cái gì không phải ‘ông’ là không sinh động???, tôi liền nghĩ,
và qua câu phát biểu kiểu ‘tôi là số một’ hay ‘tôi là đúng’ này của ông ta, mặc dù không phải là kẻ thông tuệ, tôi cũng thừa biết là ông ta chưa… đắc đạo!
Người thứ hai cũng là một người tu 20 năm!, và rất tích cực trong các hoạt động của giáo hội, thậm chí là một số hoạt động ở cấp quốc gia, mà trong thâm tâm, nếu không nhầm, ông ta lúc nào cũng tự xem mình là bậc đắc đạo… Tuy nhiên, khi nói chuyện này với ông ta, tôi thấy ông không quan tâm mà cứ mở miệng ra là ‘phật’, đóng miệng lại là ‘phật’, nói chắc như đinh đóng cột rằng ‘mọi người rồi sẽ thành phật!’, nói như thể ‘phật pháp là luôn luôn đúng, tuyệt đối đúng, còn ngoài phật pháp thì không có cái gì là… đúng cả’ (!), và ông có nói rằng:
-Có ma không?, có, tôi có thấy ma rồi (!), khoa học đã chứng minh rồi (!), nó như định đề Euclide, khoa học đã chấp nhận rồi, nên ta cứ thế mà chấp nhận, nói ‘không có’ làm cái gì (!!!),
tôi mới cho rằng ông này bị ‘ngã chấp’ khá... nặng!, và dĩ nhiên là chưa đắc đạo, lúc đó tôi mới nghĩ rằng:
-Thế thì Chúa, Thượng đế, Ala ở đâu?
-Có ma không?, có, tôi có thấy ma rồi (!), khoa học đã chứng minh rồi (!), nó như định đề Euclide, khoa học đã chấp nhận rồi, nên ta cứ thế mà chấp nhận, nói ‘không có’ làm cái gì (!!!),
tôi mới cho rằng ông này bị ‘ngã chấp’ khá... nặng!, và dĩ nhiên là chưa đắc đạo, lúc đó tôi mới nghĩ rằng:
-Thế thì Chúa, Thượng đế, Ala ở đâu?
Người thứ ba - không hẳn là theo đạo Phật, nhưng có ‘một bụng triết lý phật’ (!), mà mặc dù không phân biệt ai hơn ai, anh ta vẫn được chúng tôi đánh giá là ‘thông tuệ’ (và được tôi gọi là ‘linh hầu’, hihi...), vì anh không vồ vập phía ‘gốc cây bồ đề’ - như tuyệt đại đa số những người khác - để liền tin vào cái lý thuyết hẫu lốn 2600 năm do các đệ tử của ngài tự… chế, mà anh ta nhìn ngược vấn đề, thấy được mặt trái của vấn đề, chớp lấy cái nghịch lý của vấn đề…, do đó anh ta thấy ‘phật pháp’ thật sự xuất hiện từ ‘chung quanh gốc cây bồ đề’ - phía của cái được gọi là ‘yêu nữ’, nên anh đã phát hiện ra rất nhiều điều lý thú:
-Có phật không?, làm gì có phật!, phật tại tâm chứ có phải phật là cái mà do các ông tưởng tượng ra!... Ông Ca Diếp và các đời sau tự viết ra ‘pháp’ hay ‘giới’ mà thôi, chứ ngài làm gì có đề ra ‘pháp’ hay ‘giới’!... Ngài nói ‘ta là phật đã thành, còn các ngươi là phật chưa thành’ hay '49 năm nay ta chưa nói gì cả’ còn hàm ý là các ông hãy tự tìm con đường riêng của mình để ‘giác ngộ’ - vì mỗi ‘vật’ có một ‘tánh’ khác nhau, và ngài chỉ nói đến ‘giác ngộ cá nhân’, chứ không hề đả động đến chuyện ‘giác ngộ toàn xã hội’…
Anh ta còn đưa ra một ví dụ cụ thể hơn:
-Có con rắn bò qua vườn nhà ông, ông cho rằng nó là độc, là ác, nên ông đã lấy gậy đánh chết nó, nhưng mấy ông nghĩ kỹ thử xem, nếu ông không tấn công nó thì nó không bao giờ tấn công ông, nó chỉ tự vệ khi cảm thấy rằng mình bị tấn công như ông thôi…, tại sao ông không xem con rắn (hay con ‘yêu nữ’) là bạn?, rộng hơn, tại sao ông không xem tất cả chúng sinh đều là một?, và điều này là vô cùng khó đấy!
-Có phật không?, làm gì có phật!, phật tại tâm chứ có phải phật là cái mà do các ông tưởng tượng ra!... Ông Ca Diếp và các đời sau tự viết ra ‘pháp’ hay ‘giới’ mà thôi, chứ ngài làm gì có đề ra ‘pháp’ hay ‘giới’!... Ngài nói ‘ta là phật đã thành, còn các ngươi là phật chưa thành’ hay '49 năm nay ta chưa nói gì cả’ còn hàm ý là các ông hãy tự tìm con đường riêng của mình để ‘giác ngộ’ - vì mỗi ‘vật’ có một ‘tánh’ khác nhau, và ngài chỉ nói đến ‘giác ngộ cá nhân’, chứ không hề đả động đến chuyện ‘giác ngộ toàn xã hội’…
Anh ta còn đưa ra một ví dụ cụ thể hơn:
-Có con rắn bò qua vườn nhà ông, ông cho rằng nó là độc, là ác, nên ông đã lấy gậy đánh chết nó, nhưng mấy ông nghĩ kỹ thử xem, nếu ông không tấn công nó thì nó không bao giờ tấn công ông, nó chỉ tự vệ khi cảm thấy rằng mình bị tấn công như ông thôi…, tại sao ông không xem con rắn (hay con ‘yêu nữ’) là bạn?, rộng hơn, tại sao ông không xem tất cả chúng sinh đều là một?, và điều này là vô cùng khó đấy!
Và khi anh ta nói chuyện Phật trong 8 tiếng đồng hồ liên tiếp, mấy vị ‘cao tăng’ ngồi nghe cứ há hốc mồm ra, đại khái là vậy, hihi…
4. Những người thành phật thường là những người không đi tu!
Do đọc truyện/xem phim ‘Tiểu Lý phi đao’ từ nhỏ, mà nay tôi vẫn còn nhớ đến ‘Tàng kiếm giai nhân’ Lâm Tiên Nhi - một yêu nữ đã dùng sắc đẹp mê hoặc hết tất cả các chưởng môn/đại hiệp trên thiên hạ, kể cả Phương trượng chùa Thiếu Lâm (bằng cách khỏa thân, nàng liên tục cọ xát vào thân thể của thần tăng, còn ông ta thì cố gắng dùng ‘định lực’ để chống lại, nhưng rốt cuộc thì ông thua và trở thành nô lệ của yêu nữ này), trừ Tiểu Lý phi đao - một người được mệnh danh là ‘Đa tình kiếm khách’, không đi tu, nhưng lại hoàn toàn không bị mê hoặc bởi yêu nữ!
Sau khi nói chuyện với 3 ‘cao tăng’ nói trên, tôi mới bỏ ra khoảng 2 ngày để nghiệm lại, thì mới thấy một điều lý thú là:
-Phàm những người tu (trong chùa chẳng hạn) thì rất hiếm khi trở thành phật, mà những người thành phật thường là những người không đi tu, hoặc ‘nhân tại giang hồ, thân bất vô kỷ’ (xem dưới), thậm chí là người ác (mà đã ‘buông dao đồ tể’), vì ‘người ta phải nếm trải cuộc đời’ và vì ‘địa ngục sản sinh ra thiên đường’ (theo ý kiến của một sinh viên), như: Di Lặc, Tế Điên, Tạ Tốn (một nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung), Yêu hầu (Tôn Ngộ Không) hay Sa Tăng (các nhân vật trong truyện ‘Tây du ký’)…
Và trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung hay Cổ Long, có các nhân vật như Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung - Doanh Doanh, Sở Lưu Hương…, mà sau khi ‘nếm đủ mùi nhân thế’, họ đã rút ra khỏi cái pháp/cái tướng của thế nhân phàm tục mà tuyệt tích giang hồ, không biết là họ có thành phật hay không!, nhưng cũng loanh quanh đâu đó…
-Phàm những người tu (trong chùa chẳng hạn) thì rất hiếm khi trở thành phật, mà những người thành phật thường là những người không đi tu, hoặc ‘nhân tại giang hồ, thân bất vô kỷ’ (xem dưới), thậm chí là người ác (mà đã ‘buông dao đồ tể’), vì ‘người ta phải nếm trải cuộc đời’ và vì ‘địa ngục sản sinh ra thiên đường’ (theo ý kiến của một sinh viên), như: Di Lặc, Tế Điên, Tạ Tốn (một nhân vật trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung), Yêu hầu (Tôn Ngộ Không) hay Sa Tăng (các nhân vật trong truyện ‘Tây du ký’)…
Và trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung hay Cổ Long, có các nhân vật như Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ - Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung - Doanh Doanh, Sở Lưu Hương…, mà sau khi ‘nếm đủ mùi nhân thế’, họ đã rút ra khỏi cái pháp/cái tướng của thế nhân phàm tục mà tuyệt tích giang hồ, không biết là họ có thành phật hay không!, nhưng cũng loanh quanh đâu đó…
Ngoài ra, cũng một phần vì thế mà đã có lúc tôi nghĩ rằng nền Triết học TQ đã đạt được đỉnh cao thời Kim Dung/Cổ Long, nhưng nay đang lụn bại chưa từng có, vì cái học thuyết ‘bá chủ Biển Đông’ gì gì đó!, hihi...
5. ‘Không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này’
Cách đây khoảng 20 năm, tôi có nghe một phụ nữ nói là: ‘Nếu ta làm cái gì mà thành công nhanh quá, thì khi bị thất bại, nó sẽ xảy ra dây chuyền, giống như một chiếc xe xuống dốc mà không thể nào thắng lại được’. Lúc mới nghe, tôi cũng hơi ngờ ngợ. Nay tôi thấy chị ta nói… đúng. Tôi xin kể ra dưới đây một câu chuyện có thật nhé:
Có một đại gia nọ vì làm ăn lớn nên có vài ngàn tỉ đồng, và có một anh nông dân vì tầm-nhìn-ngắn (!) nên chỉ loay hoay với vài triệu đồng/tháng, ta thử đặt câu hỏi là: ‘Ai hạnh phúc hơn?’. Dĩ nhiên là tuyệt đại đa số người sẽ cho (hoặc trong thâm thâm họ đã cố định) rằng người có nhiều tiền thì… hạnh phúc hơn, thậm chí có nhiều người có học vấn cao cũng nghĩ vậy, ai mà cãi nổi!
Nhưng hạnh phúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố hay phải thỏa rất nhiều tiêu chí, và những gì xảy ra trong cuộc sống không giống như ta thường tưởng. Chính đại gia nói trên đã làm đến chức Chủ tịch của một địa phương nọ, vì thế các con của ông đều được cử đi làm ở Đại sứ quán ở nhiều nước, và người ta đồn rằng:
-Đây là một gia đình danh gia vọng tộc, hơn chúng tôi đến 100 lần và có nằm mơ chúng tôi cũng không mơ nổi.
Thế mà, một thời gian sau, không hiểu vì một lý do nào đó mà ông bị thất thế về chính trị mà cả nhà ông phải chuyển đi mưu sinh ở một xứ xa lạ khác. Và kể từ đó, cũng không hiểu vì lý do gì mà sự nghiệp cả nhà ông xuống dốc, xuống đến tận... đáy của xã hội, đến nổi người ta đồn rằng nhà ông bị ‘quỷ ám’, và đến nổi người con của ông hét to lên với ông trời rằng:
-Tôi đã thuộc mọi đường đi lối bước trong địa ngục rồi, nên đối với tôi, luyện hỏa ngục chả là cái gì cả, vì không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này.
Nhưng hạnh phúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố hay phải thỏa rất nhiều tiêu chí, và những gì xảy ra trong cuộc sống không giống như ta thường tưởng. Chính đại gia nói trên đã làm đến chức Chủ tịch của một địa phương nọ, vì thế các con của ông đều được cử đi làm ở Đại sứ quán ở nhiều nước, và người ta đồn rằng:
-Đây là một gia đình danh gia vọng tộc, hơn chúng tôi đến 100 lần và có nằm mơ chúng tôi cũng không mơ nổi.
Thế mà, một thời gian sau, không hiểu vì một lý do nào đó mà ông bị thất thế về chính trị mà cả nhà ông phải chuyển đi mưu sinh ở một xứ xa lạ khác. Và kể từ đó, cũng không hiểu vì lý do gì mà sự nghiệp cả nhà ông xuống dốc, xuống đến tận... đáy của xã hội, đến nổi người ta đồn rằng nhà ông bị ‘quỷ ám’, và đến nổi người con của ông hét to lên với ông trời rằng:
-Tôi đã thuộc mọi đường đi lối bước trong địa ngục rồi, nên đối với tôi, luyện hỏa ngục chả là cái gì cả, vì không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này.
Và nếu ai đó đang… hạnh phúc thì chớ chủ quan mà hãy ghi nhận lời nói thật của người con nói trên nhé: ‘không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này’.
Vâng, tôi cũng xin ghi nhận phát biểu này.
Vâng, tôi cũng xin ghi nhận phát biểu này.
6. ‘Yêu nữ’ thì có nhiều như lá mùa thu rụng
Chiều nay, có một cao nhân tâm sự với tôi là:
-Ai cũng biết mình là hữu hạn, nhưng tại sao trong mấy ngàn năm nay, họ lại muốn cái vô hạn (hạnh phúc/bất tử), chắc là phải có một cái gì đó!
Cái gì đó là cái gì? Không biết, mà chỉ biết là từ đó nảy sinh ra đủ loại thần thánh ‘cứu khổ cứu nạn’, ví dụ như trong nhà ai đó, bây giờ có nào là ‘Bùa Bái Đính’, ‘Bùa/Dấu ấn Đền Trần’, ‘Bùa Chùa Đồng’ (Yên Tử)…, đó là chưa nói đến các ‘lời lẩm bẩm khấn cầu’ ở trước nhà tôi hay ở mộ chị VTS (Côn Đảo)…
-Ai cũng biết mình là hữu hạn, nhưng tại sao trong mấy ngàn năm nay, họ lại muốn cái vô hạn (hạnh phúc/bất tử), chắc là phải có một cái gì đó!
Cái gì đó là cái gì? Không biết, mà chỉ biết là từ đó nảy sinh ra đủ loại thần thánh ‘cứu khổ cứu nạn’, ví dụ như trong nhà ai đó, bây giờ có nào là ‘Bùa Bái Đính’, ‘Bùa/Dấu ấn Đền Trần’, ‘Bùa Chùa Đồng’ (Yên Tử)…, đó là chưa nói đến các ‘lời lẩm bẩm khấn cầu’ ở trước nhà tôi hay ở mộ chị VTS (Côn Đảo)…
Rồi tôi ra bờ sông, kiếm một ‘túp lều’ yên tĩnh để nghiệm ra là ‘tại sao ta phải khổ?’, mà không cần ‘tứ diệu đế’ gì hết (cười), tôi mới thấy rằng:
-Thường, nói một cách tổng thể, ta khổ nhiều nhất là từ chính bản thân ta, từ chính gia đình, chứ từ cái được gọi là ‘xã hội’ thì chỉ là các tác động gián tiếp hay ‘vô hình’.
Thiệt, ví dụ như có người đang ngồi làm thơ, nếu có khổ là do người đó tự ray rứt/dằn vặt (thực tế bắt buộc phải vậy), hay do ai đó trong gia đình cố tình ‘giết chết’ người đó vì cứ ngồi làm thơ mà không làm ra… tiền, chứ xã hội đâu có làm gì người đó!, mà để hết khổ, người đó đâu có thể tự giết mình hay ai đó trong gia đình mình!, vì thế, phải chăng ta đang khát vọng thoát ra một chỗ nào đó:
Rượu đầy mấy hũ chưa buồn uống
Ka-rao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ!
-Thường, nói một cách tổng thể, ta khổ nhiều nhất là từ chính bản thân ta, từ chính gia đình, chứ từ cái được gọi là ‘xã hội’ thì chỉ là các tác động gián tiếp hay ‘vô hình’.
Thiệt, ví dụ như có người đang ngồi làm thơ, nếu có khổ là do người đó tự ray rứt/dằn vặt (thực tế bắt buộc phải vậy), hay do ai đó trong gia đình cố tình ‘giết chết’ người đó vì cứ ngồi làm thơ mà không làm ra… tiền, chứ xã hội đâu có làm gì người đó!, mà để hết khổ, người đó đâu có thể tự giết mình hay ai đó trong gia đình mình!, vì thế, phải chăng ta đang khát vọng thoát ra một chỗ nào đó:
Rượu đầy mấy hũ chưa buồn uống
Ka-rao-ke mấy bản chửa cất lời
Hay đâu người đã về nơi ấy
Bỏ lại người nay bao ngẩn ngơ!
Chắc không phải ngẫu nhiên mà người ta nói là ‘tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’: bản thân và gia đình mới là cái chủ yếu đem lại cái khổ! Ngoài ra, tôi còn nói thêm là, cái khổ của ta, nếu do các việc ‘trị quốc, bình thiên hạ’ (hay ‘chế độ’!) thì sẽ có lúc hóa giải được, nếu do gia đình thì ‘hên xui’, còn nếu do bản thân thì gần như… muôn đời không hóa giải được - vì đó là ‘kiếp người’, và vì ‘không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này’, cũng bởi vậy mà ‘một ngàn năm mới có được một đấng giác ngộ’, trong khi đó:
-‘Yêu nữ’ thì có nhiều như lá mùa thu rụng.
Tại sao người đời lại sùng bái ‘yêu tăng’ như Cưu Ma Trí, ca tụng ‘yêu hầu’ như Tôn Ngộ Không, trọng dụng ‘yêu đạo’ như Hổ Lực, Lộc Lực và Dương Lực Đại Tiên, mà xem vô số ‘yêu nữ’ là không nằm trong một vũ trụ đầy sinh động!
Và cuối cùng, nói gì thì nói, tôi cũng phải dừng lại để đi... nấu cơm đây, hihi...
(HẾT)
--------
Ghi chú:
- ‘Ai đi theo con đường của ta thì không thể thành phật được’, xem tiểu thuyết ‘Câu chuyện dòng sông’ của Hermann Hesse.
- Bài thơ của Vương Duy: ‘Đây là bức thư pháp của nhà thư pháp Trần Thịnh mà tôi tìm được trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi tại Văn Miếu, chép bài thơ “Điểu minh giản” của Vương Duy, một trong tứ trụ Đường thi. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của ông, thể hiện nỗi niềm tâm sự trong cuộc đời làm quan đầy truân chuyên của nhà thơ này. Bản âm Hán Việt: “Nhân nhàn quế hoa lạc/Dạ tĩnh xuân sơn không/Nguyệt xuất kinh sơn điểu/Thời minh xuân giản trung” (nguyenchunhac.blogtiengviet.net)
- Cưu Ma Trí (trong truyện ‘Thiên long bát bộ’ của Kim Dung): tức Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí, Quốc sư nước Thổ Phồn, được xem là Phật sống thời đó, nhưng lại là một ‘yêu tăng’ với cái tâm hiểm ác vô kể.
- Dương Lực, Hổ Lực và Lộc Lực Đại Tiên (trong truyện ‘Tây du ký’): Yêu đạo (yêu quái đạo sĩ) ở nước Xa Trì, gồm: Hổ Lực Đại Tiên là một con hổ thành tinh, có phép thuật cầu mưa, ngồi thiền trên đài cao và chặt đầu; Lộc Lực Đại Tiên là một con nai thành tinh, có phép thuật mổ bụng moi tim; Dương Lực Đại Tiên là một con dê thành tinh, có phép thuật đoán vật trong tủ kín và tắm trong vạc dầu sôi.
- ‘Không có nơi nào khổ hơn cái địa ngục trần gian này’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/04/559-hanh-phuc-bai-toan-khong-co-loi-giai.html
- ‘Nhân tại giang hồ, thân bất vô kỷ’ (chính xác hơn là 'do kỷ'!): ý nói người sống tại giang hồ, không thể làm theo ý muốn riêng của mình được, hay không tự kiềm chế (control) mình được.
- Pháp/Tướng: Tôi thường hiểu một số thuật ngữ theo cách của tôi, không phụ thuộc vào kinh sách, mà theo tôi, ‘tướng’ (hay tôi thường gọi là ‘huyễn tướng’) là các dạng hư ảo của ‘vật’ thông qua ‘tâm’ ta hay bộ óc của ta mà thành; còn ‘pháp’ là kinh sách, giới luật, rộng hơn, là các phương tiện để đạt được cứu cánh/sự giác ngộ (mà theo kinh Phật, có đến 84.000 ‘pháp’ như vậy!)
- Thiền định, thiền quán: ‘Việc đạt được định qua thiền định cũng quan trọng nhưng định không đưa lại sự giải thoát vì định chỉ có thể thanh lọc tâm ở bề nổi mà không thể phá vỡ những thói quen, hành động, phiền não ngủ ngầm sâu thẳm trong tâm. Thiền quán đi sâu hơn vào tâm thức, tìm đến cội nguồn của những ô uế và bất thiện để quán sát sự thật, giải quyết tận gốc những phiền não vi tế ngủ ngầm trong tâm, đưa đến trí tuệ viên mãn và sự giải thoát.’, xem: http://www.phapamnguyenthuy.org/index.php/tu-hoc/sach-thien/968-thien-dinh-va-thien-quan.html
- Sư Tuyên Hóa (1918-1995): có tên là Bạch Ngọc Thư, là con út của một gia đình làm nông có 8 người con, quê ở tỉnh Tùng Giang, Mãn Châu (phía tây bắc nước Tàu). Năm 19 tuổi, ông đi tu tại chùa Tam Duyên, rồi Nam Hoa, rồi sang Hương Cảng (1949), sang Úc (1962), sang Mỹ (1963), tại đấy, ông đã tự gọi mình là ‘Mộ Trung Tăng’ (= nhà sư trong mộ) hay ‘Hoạt Tử Nhân’ (= người đã chết nhưng vẫn còn sống). Năm 1976, ông thành lập một cơ sở tu hành gọi là ‘Vạn Phật Thánh Thành’ (San Francisco!), và năm 1969 thành lập Hội phiên dịch kinh điển (Buddhist Text Translation Society)… Ông khuyến khích các tín đồ theo 6 Đại Tông Chỉ là: không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, và không vọng ngữ… Ông chủ trương mọi tôn giáo đều là một và đã từng mời Hồng Y Thiên chúa giáo là Vu Bình từ Đài Loan đến San Francisco để bàn thành lập Viện nghiên cứu tôn giáo thế giới (1994, sau khi Hồng y chết)… Ông mất tại Los Angeles năm 1995, thọ 77 tuổi. (wikipedia), xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/340-nhan-chuyen-nha-su-tuyen-hoa-noi.html
- Tiểu Lý phi đao: hay Lý Thám Hoa, là nhân vật chính trong truyện ‘Đa tình kiếm khách’ hay ‘Tiểu Lý phi đao’ của nhà văn Cổ Long, một nhân vật có võ công quán tuyệt, vô cùng đa tình, nhưng không bị sắc đẹp mê hoặc.
Phàm những người tu (trong chùa chẳng hạn) thì rất hiếm khi trở thành phật, mà những người thành phật thường là những người không đi tu
Trả lờiXóaVậy bấy lâu nay em lầm lớn hic hic!
Uh,
Xóađa số những người lên làm hoàng đế/tổng thống/thủ tướng đâu phải là xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc,
đa số các nhà tỉ phú đâu phải là xuất thân từ gia đình đại gia,
đa số các tướng tá đâu phải là xuất thân từ gia đình 'võ quan',
đa số các bác học/giáo sư/tiến sĩ đâu phải là xuất thân từ gia đình trí thức,
đa số các hoa hậu đâu có phải là xuất thân từ những gia đình tuấn, tú...,
và đa số các đại văn hào thường xuất thân từ những gia đình không biết viết văn!, hihi...,
thank, tuần mới vui nhé.
hairachgia [Blog Tiếng Việt] 09.03.15@17:07
鳥 鳴 澗
人 閒 桂 花 落
夜 靜 春 山 空
月 出 驚 山 鳥
時 鳴 春 澗 中
王 維
ĐIỂU MINH GIẢN
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
Vương Duy
Chim Hót Bên Khe
Ở không nhìn quế hoa rơi rụng
Yên ắng đêm xuân núi trống không
Chợt nhú vầng trăng chim núi bỗng…
ríu ran khe núi rộn xuân hồng
QT. Nguyễn Hiền Nhu
Ồ, không ngờ bài thơ này nổi tiếng thế! Câu chuyện 'Vương-Duy-thời-@' là như sau anh Hai à:
Xóa1-Số là tôi qua nhà blogger Lung Linh, nghe nói thoang thoáng về Vương Duy, thời nhà Đường, rồi An Lộc Sơn gì gì đó, mà vốn... dị ứng với hàng 'thời nhà... Tần' (để chỉ 'đồ cổ', một cách nói xoáy/xoay của người miền Bắc, hay của anh lái xe của tôi), tôi mới làm mấy câu đùa sau đây:
Vào thời nhà ở mặt... đường,
ông lá bàng không theo An Lộc Sơn,
mà về quê lung linh chơi,
nên sau khi loạn đảng bị dẹp,
ông ấy vẫn bằng an,
nên vẫn... qua nhà lung linh chơi
và chúc mừng 8 tháng ba!
2-Sau đó, tôi tình cờ thấy Vương Duy đang nằm 'ngủ' ở nhà anh CHUNHAC, và nhờ một số lời bình bên dưới (hay!) cộng với việc tôi mới ngồi chơi bên sông Sài Gòn với một cuộc đời đầy... đau khổ và do đó không thừa nhận những cái gì mà thế nhân ca tụng, tôi mới vừa... đau lòng vừa... đùa tiếp:
Người nhàn, hoa quế đâu mà rụng!
Xuân về, chiều vắng chẳng bóng em
Trăng xa, chim chóc say tình mới
Lặng thầm, khe đón lục bình trôi
3-Rồi đọc lời bình của anh, tôi xin chép ra đây làm kỷ niệm:
Ở không nhìn quế hoa rơi rụng
Yên ắng đêm xuân núi trống không
Chợt nhú vầng trăng chim núi bỗng…
ríu ran khe núi rộn xuân hồng (hairachgia)
rồi qua lại nhà Lung Linh, tôi mang về:
Giơ tay đón cánh hoa buồn
Lắng lòng trong cảnh núi non mây ngàn
Trăng về thức giấc xốn xang
Tiếng chim thương cảm bàng hoàng lay xuân (Lung Linh/Thu Phong)
Dù sao chơi blog cũng có tí vui vui, phải không anh Hai?, cám ơn anh, tối vui nhé.
'Về quê gặp tiết mưa phùn'
Trả lờiXóaHết mưa, thăm lại giếng làng trong xanh
Sương mù, lễ hội loanh quanh
Thở dài, khi thấy đời anh hết rồi!
Thu Phong [Blog Tiếng Việt] 09.03.15@21:38
Com có gì đâu, bình thường mà (không có ác ý). Cảm ơn LB đã duyệt đơn của TP để thân thương gọi TP thay cho 1 LL đã tự xóa bỏ mình.
Đọc bài viết đầu trang TP thấy khoái nhất là cái chỗ đức Phật ngồi giữa đám yêu nữ xinh đẹp mà LB đề cập đến.
Cái hay là bạn dám khẳng định ông Phật và gốc Bồ Đề chẳng đáng quan tâm bằng các hồ ly tinh. Ý nghĩ này táo bạo lắm nhưng không phải ai cũng đồng tình và hiểu được tính chân thật và ý khoáng đãng của nó. TP ủng hộ và thích nhất chỗ đoạn này của bài đăng.
Con người đang sống mà phải ép xác như Phật thì hỏi thế gian này còn gì niềm vui? Cho nên ai thích tu cứ tu nhưng số lượng đó chỉ được in ít thôi so với cái số đông còn lại, không thì xã hội tụt hậu mất.
@ Thu Phong:
XóaUi, LL làm LB cừ quá trời nè.
1.Kinh Phật chép... thiếu một đoạn (mà tôi đã xem ở trên mạng), đó là khi mấy con yêu nữ bye bye ngài, chúng còn quay lại nói thêm một câu:
-Vui chơi như chúng tôi đây mới là hạnh phúc, còn ngồi xếp bằng như ngài chắc gì đã là hạnh phúc!
(Tôi thấy chúng nói cũng hơi bị... có lý đấy chứ!, hihi...)
2.Tôi không có bênh vực người đẹp lắm đâu, hihi..., nhưng đừng nên gọi họ là 'hồ ly tinh',tội nghiệp!, vì sau 650 bài viết về 'tình khúc âm-dương', tôi vẫn bàng hoàng không hiểu được sự kỳ diệu, thậm chí là diễm ảo, mà ngài đã ban cho con người.
Vậy nghen, tối vui nhiều nhé.
Trời hỏi vì sao ta quen nhau
Trả lờiXóaVì tôi hôm ấy thấy thu sầu
Lá vàng ôm ôm chân chặt lối
Bỗng đớn hồn tôi, một tiếng đau!
Em về dây thăm huynh nè
Trả lờiXóaThình lình tím lại ghé thăm
XóaNắng vào rực rỡ, làm vàng cả sân!
Hihi..., ngày mới vui nghen tím.
Em đi trời cũng hết xuân
XóaNắng vào trước cổng, chiều chuồn sau lưng
Tím vào, dậy chút bâng khuâng
Tím đi, rạo rực, hương trần đâu đây!
Mầm sống - khi ta thấy tím cười
XóaMầm sống - khi ta ngắm tím tươi
Mầm sống - một chiều nghe tím gọi
Mầm sống - u hoài khi tím đi...
Duy Bến [Blog Tiếng Việt] Email 10.03.15@06:50
Trả lờiXóaTHĂM BẠN, ĐỌC BÀI VIẾT, BIẾT THÊM VỀ ĐẠO VÀ ĐỜI.
Ui, đó là chuyện xảy ra trong 3 ngày hôm nay, tôi cứ thủng thẳng ghi lại, phân đề mục cho dễ đọc. À, dưới đây tôi lưu lại 2 lời bình giữa anh và tôi để làm kỷ niệm:
Xóa@ NGLB:
Tết này tôi dạo Bắc Nam
Vào ra danh thắng, bùa ôm cả chùm!
@ Duy Bến:
ĐI LÀ HẠNH PHÚC CHỨ ĐIỂM ĐẾN CHƯA LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG.
Chúc ngày mới tốt lành.
Gái Già (Facebook)
Trả lờiXóaNhà anh bài nào cũng dài em đọc hoa cả mắt luôn, hiii..., chúc anh ngày mới thật vui!
23 phút trước
Trùi, người ta chia làm 6 đoạn nhỏ rùi mừ, văn này là văn kể chuyện, đáng lẽ nó... nhiều lắm, LB đã cắt bỏ nhiều rồi đó.
XóaNgày mới vui nhé.
Có câu:" Tâm xà khẩu Phật " em lấy đó làm mục tiêu của em ! Nghĩ rằng mình không phải thánh , Phật ... Hén anh
Trả lờiXóaThạnks'you
Có,
Xóamình có thành thánh, phật chứ,
đó là khi quả đất này biến mất rồi,
thì mình sẽ thành,
chắc chắn là như vậy,
vì mình tu... siêu quá,
nhỉ!, hihi...
Muội thăm Ca Ca..
Trả lờiXóaTrùi, Nhạc Linh San tiểu sư muội ghé thăm Lệnh Hồ ca ca có tí xíu thôi à, ở lại làm... thùng bia đi, hihi...
XóaChiều ngoạt ngào nghen.
Rồi tôi ra bờ sông, kiếm một ‘túp lều’ yên tĩnh để nghiệm ra là ‘tại sao ta phải khổ?’.
Trả lờiXóa....
Đúng rồi đấy tại sao phải khổ LB ạ, LB về Hưng Yên ra bờ sông vùi dưới cát như Chử Đồng Tử... thế nào cũng gặp được Tiên Dung... vậy là... đâu có khổ ạ...thế là Một túp lều tranh hai trái tim vàng đó ạ - có Hạnh phúc không LB?
Trùi ui, gặp Tiên Dung thì dĩ nhiên là hết... khổ rồi, vì gặp 'tiên' mà lị!,
Xóatuy nhiên, có người nói là 'hết gian khổ, rồi sẽ đi vào biển khổ', như vậy nếu LB gặp Tiên dung rồi thì sẽ hết gian khổ, hihi...,
và tuy nhiên, 'chơi thì chơi, sợ gì mưa rơi', vậy thì ta cứ gặp,
có điều ra Hưng Yên xa quá MTV à, LB không có 'chiền', hihi...
Ngủ ngon nghen.
Anh lại tự làm khổ chính mình, chưa chắc gì xã hội hay gia đình làm khổ anh.
Trả lờiXóaThế là không nên đi tu, tu có bao giờ thành phật đâu. Nên tu tại tâm là o.k rồi. Được chứ anh.
"Tu có bao giờ thành phật đâu", uh, còn lâu mới thành phật, thành... người đã khó lắm rồi, phải không?
XóaVậy thôi, ta cố gắng cái gì làm được thì làm, làm không được thì đừng cố làm, và đừng quá tham, để cho đời mình được tự nhiên tí tí, đó cũng là 'tu' vậy!
Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.
Nhiên Phạm Châu An (Facebook)...
Trả lờiXóaNải chuối cúng đèn nhang mù mịt.
5 phút trước
Uh, đời hư ảo lắm, đàng nào cũng chết, nên cư coi như là ta không... sống vậy, hihi...
XóaNhiên Phạm Châu An...
XóaVốn là như vậy:
Nắng hè như lửa rực
Kẻ vội vã đội đầu
Người quanh co tìm náo
Lăng xăng có ích gì
Cần làm chi vội quá
Nắng hạ sẽ qua đi
Rồi mưa về lại đổ
Trong mưa mát quá đi
(Xuân về lòng phơi phới
Đông lại dũi thanh nhàn)