Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

681. Triết học dòng sông rộng (Triết học nào cho người Việt! - Phần 4)

 
LTS: Đáng lẽ tôi đóng bài này lại, nhưng người con gái mà hay khóc với những bài tôi viết, cách đây mấy năm - lại xuất hiện, nên vì những... giọt nước mắt của nàng, tôi phải... mở ra lại, híc.. híc...

Vĩ khúc hạ... thơm thơm làm tôi mộng
Nhớ trời gần, không nhớ, nhớ trời xa
Sao em tím, mặt cười, thu hút lạ
Tím lan truyền, anh vất vả… ngày đêm!

Tôi… tôi… phải ghi lại ngay, vì khuya nay xảy ra một sự kiện vô cùng kỳ lạ. Lưu ý là các từ mà tôi dùng dưới đây là được viết lại từ một giấc mơ mà tôi sẽ mô tả một cách nghiêm túc, do đó, cách viết trong bài này khác với các cách viết thường ngày - khi mà tôi vừa uống trà móc câu hay cà phê Ban Mê, vừa viết bài.
1
Tôi có nói trong blog này rằng ‘hình như thượng đế không muốn cho con người một lối thoát’, nhưng khi kiểm nghiệm (các) thực tế trong đời, thì tôi phát hiện ra rằng ngài luôn dành cho con người một lối thoát - rất lượn lách, khó lắm, nhỏ lắm, mỏng như tơ, nhưng mà ta vẫn có thể lướt qua được và thoát, có điều là phải đến giờ G.
Và tôi cũng đã từng viết ‘Mình không tham gia vào chuyện có 'ánh hào quang', vì mình thấy rõ, vô cùng rõ, là khát vọng của con người làm thượng đế phải... sợ. Mình tin rằng sự đau khổ mà chúng ta đang có 'chính là hạnh phúc' đó (mà con người, kể cả mình, đã, đang và sẽ không 'ngộ' được), và cái chết chính là sự bất tử đó’: Tôi tin vào ngài hay tự khẳng định sức mạnh lý trí và tình yêu của con người!

*
Mấy ngày trước đây, tôi có trao đổi về ‘câu chuyện triết này’ với Lão Quy.
Tôi có nói rằng ‘không lẽ ta không nghĩ ra nổi một thứ triết học cho người Việt’?
Ta cứ luôn mồm luôn miệng nói triết này, triết kia, mà cho đến cuối đời vẫn không nghĩ ra được một thứ triết học nào cả?
Tại sao ta phải nói là Triết học Nietzsche (hay Tư tưởng Lý Hồng Chí), chả lẽ ta không thể có Tư tưởng Lão Quy hay Triết học Lão Quy?
Không lẽ ta không thể, dù là tạo cho nó một bước ban đầu, tối thiểu, để sau này các Tiểu Quy (= thế hệ sau/hậu bối) mở rộng ra?
Tôi mới nhớ lại là có một loại triết lý phù hợp nhất (!) với người Việt, đó là triết lý ‘thái cực’ của Trương Tam Phong. Ông đã nghiên cứu bằng cách treo một tấm vải trên một cái sợi dây treo nằm ngang. Hễ ta đánh vào nó, dù mạnh cách nào, thì bằng cách ‘xoay vòng’, nó nhẹ nhàng né tránh, nhẹ nhàng chịu đựng, nhẹ nhàng hóa giải, và rồi, nhẹ nhàng phản kích, mà không quan tâm lắm đến sức mạnh của ngoại lực.
2
Nếu không nhầm thì mỗi cá thể Việt thường biểu hiện như thể mình là… thượng đế!
Đa số người Việt, ‘có lẽ’, là loại… người không ra người, ma không ra ma (hihi…), thoạt ẩn thoạt hiện, mà nhiều lúc cà lơ phất phơ, hóng hớt/dáo dác/cún cớn (hay ‘hún hớn’, từ miền Bắc), thích tùy tiện/không muốn tuân thủ theo giờ giấc/thiết kế chuẩn/pháp luật, thiếu sáng tạo/muốn dựa lưng - do đó mà họ thường bị chế ngự bởi 'thần thánh', những kẻ độc tài hoặc giàu có…  
Cụ thể là họ rất thích chém gió và nói chuyện linh tinh lang tang, vòng vo Tam Quốc, không đâu vào đâu, và khi ai đó chém gió, nếu ta nhìn vào mặt họ thì thấy ‘nghệt như ngỗng ỉa’, nếu nhìn thẳng vào cặp mắt họ thì thấy không có ‘thần’, vì họ chỉ nói ra những lời nói ảo, vì khoe khoang, vì không tập trung, và tóm lại là vì nói cho sướng miệng, và lúc nào họ cũng có thể nhanh chóng chuyển sang ngụy biện, hay dìm hàng, để cho rằng cái gì của TÔI cũng là ‘đúng’, là ‘nhất’ cả.
Và vì thế mà (đại đa số) họ nói đến 90 tuổi hay 100 tuổi thì vẫn không rút ra một bài học nào có giá trị cho thế hệ sau cả, và cũng vì thế mà trí tuệ Việt vẫn còn nằm trong vùng trũng của trí tuệ thế giới (nghe nói là ta đứng áp chót trên thế giới về tiêu chí ‘sáng tạo’ (!), theo blogger Nguyễn Hoàng Đức), và trong một chừng mực nào đó, không lẽ những bài ca vọng cổ u hoài, hay ‘tiếng đàn cò’ thê lương lại là sự thể hiện của khát vọng ngàn năm của lão bá tánh Việt!
Và khác với các dân tộc khác, do tính đặc trưng của cái gọi là nền văn minh lúa nước, mà nhiều người không muốn ngồi tĩnh lặng một mình, ngược lại, họ muốn vui, nhộn, và cứ thấy chỗ nào có chuyện gì, chỗ nào vui, chỗ nào đông người (kể cả đám tang!), là họ cứ lang thang như những cái hồn ma bóng quế - với tư thế rất sẵn sàng, và rồi, tụ tập, xúm lại mua vui, thậm chí là không có chuyện thì họ vẫn tự tạo ra chuyện (nhậu nhẹt, uống cà phê/‘chè mạn’, chém gió/cãi nhau/’ném đá’, bình luận ‘cà khịa’ chả có nội dung/chủ đề gì trên mạng, tổ chức đá gà/cá độ, tổ chức lễ hội, cúng bái…), miễn sao là có thể tụ tập, đàn đúm với nhau là… sướng (và nếu có nhiều ‘chiền’ thì càng tốt), mà có người nói đó là ‘hành vi bầy đàn’.
Và vì cái này mà triết lý ‘thái cực’ của Trương Tam Phong cũng không thể áp dụng được cho người Việt.
3
Tôi hay ngắm dòng sông bên cửa sổ
thấy những đám lục bình trôi
lúc vào, lúc ra
Tôi biết cuộc đời của mỗi con người

sẽ không là cái gì cả
chúng ta sẽ trở về với cát bụi
và dòng đời vẫn mãi mãi trôi qua

Vậy, người Việt là một loại người vô định hình về mặt tư tưởng, hành vi, lối sống… (và vì thế mà họ rất dễ dàng bắt chước), mà không thể kết luận là tư tưởng/hành động của anh A, cô B… sẽ như thế nào, nó như những đám lục bình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cứ dập đềnh, trôi nổi, lúc thì trôi dạt ở bến bờ này, lúc thì ở bến bờ khác, không biết rồi sẽ đi về đâu, sẽ ghé bến bờ nào, đến nổi mà Thượng đế dù toàn năng đến cách mấy thì cũng không thể biết chính xác là một người Việt sẽ suy nghĩ về cái gì và sẽ hành động như thế nào? (có lẽ vì vậy mà tính thông minh/khôn ‘vặt’, lối sống ‘lang’, đánh ‘du kích’ là rất phủ hợp với người Việt!).
Vâng, do đó mà, nếu không nhầm, người Việt không có triết học (!)
*
Tôi đã viết: 'Người Việt vốn không chịu bất cứ một khuôn khổ ‘cứng’ và gò bó nào, họ đã và đang sùng bái ông này ông nọ, triết này triết họ, đạo này đạo nọ, chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ…, nhưng tự trong sâu thẳm lòng người Việt, họ không phục!, mà có lúc họ xem Lão, Trang, Khổng, Phật, Thiền, Thần (học), Socrat-Platon-Aristot, Marx, Nietzsche, Camus…  như là các ‘dị vật’ trong nướu răng mà, không sớm thì muộn, họ cũng cần các bác sĩ tai-mũi-họng hay răng-hàm-mặt lấy ra’...
…Và vì thế, tôi đã nghĩ đến 'nước'.
Nước là một chất vô định hình, đó là nếu ta bỏ nó vào cái lọ hình vuông thì nó sẽ có dạng hình vuông, nếu ta bỏ nó vào cái lọ hình chữ nhật thì nó sẽ có dạng hình chữ nhật, nếu ta bỏ nó vào cái lọ hình tròn thì nó sẽ có dạng hình tròn…, nói chung là ‘nước’ có vô số định dạng, giống y như người Việt Nam, mà câu ‘ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’ phần nào đã thể hiện tính chất của người Việt.
Nước, tuy thế, là một chất có thể chịu nổi tất cả mọi lực tấn công, mạnh hay yếu, từ mọi hướng, nhờ vào tính vô định hình của nó: linh động, mềm mại, uyển chuyển, thích nghi, biến đổi, có tính đàn hồi và phục hồi cao, và là thứ tồn tại vĩnh hằng qua thời gian, nên nó vô cùng mạnh mẽ (một chiếc máy bay mà rớt xuống nước thì sẽ bị một phản lực mạnh hơn rất nhiều so với rơi trên đất; nước cũng có thể cắt đứt gỗ, thậm chí kim loại, và cắt mạnh hơn cả tia laser, nếu nó được bắn ra với một lực hội tụ cực cao; khi gặp một vật cản, nó sẽ dần dần tụ lại, rồi bùng ra với một sức mạnh kinh hoàng; ngoài ra, nước có thể dập tắt được lửa, có thể âm thầm xuyên qua hầu hết vạn vật, và do đó, có khả năng tàn phá kim loại, và là kẻ thù số một của các công trình xây dựng/giao thông…).
Vì thế mà ngồi với Lão Quy, tôi đã... nghĩ ra một thứ Triết học 'nước' cho người Việt, là loại triết học rất đặc dị mà chưa từng có trên... thế giới, hihi..., và chỉ và chỉ hợp cho người Việt mà thôi, khác với triết của Trương Tam Phong là ‘Triết lý màng mỏng’: tấm màng có thể bị xuyên thủng, nhưng ‘nước’ thì không - mà tôi đã mô tả về một loại triết học Việt, cơ bản là:
-nó vừa ‘mềm’, vừa ‘linh động’, vừa 'sâu lắng', vừa ‘chịu đựng được đả kích, nhưng vẫn vô cùng mạnh mẽ’, trong đó, nó cảm thông được nỗi đau ngàn năm của người Việt, hợp với lòng dân, hài hòa được tất cả các triết học/nền văn hóa Đông Tây kim cổ khác, mà vẫn không bị ‘độc quyền về chân lý’.
4
Đã viết xong bài về ‘Triết học gì cho người Việt!’ - cơ bản thôi, lúc đó là vào ngày 8/5/2015, khoảng 4g kém 15 sáng, giờ Việt Nam, tôi bèn đăng tải.

Bỗng tôi thấy bài viết của tôi bay lên, rất cao, rất xa, xa vô tận, bài viết này đang treo lơ lửng ở giữa vũ trụ vô cùng. Tôi mới ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía trên tôi là một bài viết ‘Triết học dòng sông rộng’ - mông mênh, bao la như cái vũ trụ, nó có màu xanh da trời, nhưng màu hơi nhạt, hơi pha màu xám tro một tí - mà được tạo thành từ hằng hà sa số những hạt như hơi nước, mờ mờ ảo ảo. Tôi thấy rõ ràng đó là bài viết của tôi, không rõ là viết từ hồi nào! Rồi tôi cố bấm đăng tải 2-3 lần, nhưng bài viết này lại nhảy lên và nhập vào bài viết trên cái nền vũ trụ nọ!
Tôi không hiểu tại sao?
Tôi thấy nó - cái bài viết như cái vũ trụ này - không có vẻ gì là có dấu hiệu của Thượng đế, Phật, hay Chúa trong đó, mà có dạng trong trong, mờ mờ và ảo ảo một cách kỳ lạ, và đặc biệt là nó lan tỏa và bao trùm toàn vũ trụ.
*
Tôi đang chơi vơi trong không trung, mà không hề biết là mình đang nằm mơ…
Rồi tôi thức dậy.
Nhưng, tôi không muốn thức dậy, vì giấc ngủ đối với tôi là rất quý - tôi khó ngủ lắm. Vả lại, tôi cần phải ngủ để sống, ít nhất là trong cái thế gian mà tôi gần như hoàn toàn cô độc và không có ai hỗ trợ này.
Có nhiều lúc, dòng nước mắt của tôi đã chảy ra.
Vâng, tôi đã nhiều lần ra bờ sông, đứng một mình, lặng ngắm dòng sông, và thấy hình như nó có cặp mắt đang nhìn tôi: thiết tha, trìu mến.
Không lẽ tôi trầm mình xuống dòng sông. Không, tôi không bao giờ thích chết bằng cách... tự tử, hihi...
Có một bạn gái đã hỏi tôi là ‘anh có muốn chết không?’, ‘có chứ, anh muốn được chết ngay lập tức’, nhưng thực sự là tôi đã chết rồi, chết lâu lắm rồi, mà không hiểu tôi là ai - kẻ vẫn còn sống để lâu lâu dắt một bạn gái đi ngắm dòng sông…
5
Chuyện giấc mơ này là tôi kể hoàn toàn nghiêm túc.
Tôi cũng xin nói là có nhiều bài mà tôi cũng viết trong trạng thái ‘mơ’ như vậy, rồi thức dậy, tôi mới cố nhớ ra và viết lại. Nhưng ‘bài viết này’ là hoàn toàn khác hẳn: nó đã có sẵn trong vũ trụ!
Tôi không thể biết là tôi có thể hỏi ai được không?
Ái Nữ? Cô ấy có tin là có thật không? Hay là cô ấy sẽ… dìm hàng (cười)?
Hay là anh Hai Rạch Giá, anh ấy có tin là có thật không?
Tôi có thể hỏi bạn Sáu Miệt Vườn?, bạn Lung Linh?, bạn Vòm Trời Riêng?, bạn Giọt Buồn?
Tôi có thể hỏi bạn Alaykum Salam?, bạn Kiều Thiện?, bạn Hoàng Anh?, bạn Dung Tran?
Tôi có thể hỏi các ‘thiên thần bé nhỏ’ của tôi?
Hay là tôi phải hỏi một nhà sư?, một cha nhà thờ?, một chiêm tinh gia?, v..v...
Híc.. híc…
*****
Nghiêng dáng thế này... chít anh thôi
Sao em vô cớ để môi mềm
Dáng êm êm ấy anh vào mộng
Nay vắng em rồi, mây trắng trôi

Thơ, vàng nắng gọi, tím đi xa
Đỉnh núi mây bay, mắt bỗng nhòa
Sấm chớp giăng ngang, đời bỗng giật
Cho tí xanh trời, cho chút hoa!

Cuối cùng, tôi đâu có phải là triết gia hay ‘tra giết’ gì đó (tội lỗi! tội lỗi!), tôi cũng đâu có bao giờ viết là triết có 1,2,3,4 hay a,b,c,d gì đó đâu, tôi chỉ nói là tôi ngắm dòng sông chảy và liên tưởng đến dòng đời, từ đó mà viết ra.
Nhưng, hơn ba năm nay, chưa bao giờ có một… đồng bạc nào ‘nhập khẩu’ vào túi tôi, mà các bài viết thì vẫn… ‘xuất khẩu’ liên miên: Ngài muốn gì? Ngài muốn tôi viết về… triết ư!

Và có 2 blogger cho rằng tôi viết là do kết cấu của một ‘mệnh lệnh’ bí ẩn nào đó (!), mà xin nói rằng tôi không hạnh phúc gì với việc bị buộc phải thực hiện mệnh lệnh trời đánh này:
-Tôi chỉ thích được đi dạo bên bờ sông với một bóng hồng nho nhỏ xinh nào đó, thưa Ngài.

(HẾT)

14 nhận xét:

  1. Thưa Ngài,tôi chỉ thích được đi dạo bên bờ sông với một cô gái nho nhỏ xinh xinh nào đó,và quan trọng nhất là bên cạch cô gái đó tôi không phải suy nghĩ và lo lắng bất cứ điều gì.
    theo em nghĩ:Nếu ta đã đạt được ước mong như ở bên trên thì ta đã đến được nơi mà mọi người hay gọi tên bằng(Niết bàn,Thiên đường,Tiên cảnh) rồi ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn chỉ có được cái... hiểu mình,

      trong số các thứ 'cụp lạc' của trần thế, mình đã lấy cái khoái khẩu nhất của thượng đế rồi,
      chắc ngài không ghen tị đâu, vì ngài có vô số bóng hồng, nên ngài nhường cho mình một... em thì có xi-nhê gì đối với ngài đâu, phải hôn?, hihi...

      Cám ơn bạn, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  2. Chà chà ! Đồng ý với LB con người Việt mình giống như giọt nước , vừa mềm mại vừa uyển chuyển , vừa mạnh mẽ kiên cường . LB không tin người Việt có triết học ư ? Có đấy một tư tưởng mới xuất hiện 10 năm trở lại đây
    1- Triết học ĐU DÂY : Đu dây qua suối , đu dây điện , đu dây các kiểu vvvvv
    2- Triết học CAO SU : Giờ làm viêc 7 giờ , 7 giờ 30 vào công sở , trà lá , buôn chuyện đến 8 giờ 30 thì làm việc , 11 giờ là nghỉ ,
    -- Thiệp mời cưới 5 giờ chiều mà 7 giờ có khi 8 giờ tối mới nhập tiệc . LB không tin thì khi nào thử đi sớm trước 30 phút ttheo giấy mời thì sẽ biết ( Nhớ mang theo một ổ bánh mỳ thịt )
    3- Triết học TIN ĐỒN : Một chuyện nhỏ nhặt ban đầu , qua nhiều người , tam sao thất bản , đến người nghe cuối cùng thành một chuyên động trời luôn
    Ví dụ có hai vợ chồng nhà nọ cãi nhau. :
    Người thứ nhất nói với người thứ hai : Con vợ hỗn quá , thằng chồng chém cho một nhát . Người thứ hai nói với người thứ ba : Thằng chồng chém chết con vợ rồi . Người thứ ba nói với người thứ tư : thằng chồng chém chết vợ và hai đứa con rồi uống thuốc rầy tự tử .. Cứ thế người sau thêm thắt ly kỳ thêm vào câu chuyện để thuyết phục người nghe bằng câu " Chính mắt tôi trông thấy . Cũng như tin đồn nữ sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội bị giết gần đây làm cộng đồng mạng dậy sóng
    Hỏi LB đó chỉ là 3 vấn đề ( Còn nữa ) của người Việt có được gọi là Triết Học hay không he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh,
      'nước' thì có nước ở dòng sông rộng/đại dương,
      chứ lấy 'nước ao cá tra' là sinh... bệnh,
      nên tớ mới rủ... người Việt ra 'dòng sông rộng' chơi,
      ở đó chỉ có sự vĩ đại, cao cả, âm nhạc/thơ ca và cả... bóng hồng nữa, hihi...

      Mấy thứ 'triết' mà nghe bạn nói thì ẹ quá, Lão Quy nghe cũng phải... chuồn, huống gì là Tiểu Quy, phải hôn?

      Cám ơn bạn A.S. nhé, chúc ngày mới an bình.

      P/s: Gửi lời thăm 3 cháu, lập luận của 3 cháu trong blog của AN (thì) thật là tuyệt!, 'chú' khen.

      Xóa
  3. muadonglanh73 [Blogger] Email 08.05.15@23:34
    đã đọc hết bài... chúc ngủ ngon nha NGLB... vì k hỏi mình nên k phận sự. k dám bàn hiii
    "Nước, tuy thế, là một chất có thể chịu nổi tất cả mọi lực tấn công, mạnh hay yếu, từ mọi hướng, nhờ vào tính vô định hình của nó: linh động, mềm mại, uyển chuyển, thích nghi, biến đổi, có tính đàn hồi và phục hồi cao, và là thứ tồn tại vĩnh hằng qua thời gian, nên nó vô cùng mạnh mẽ...": thích đoạn viết này của NGLB...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh:
      Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
      Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm

      Anh hùng cũng phải thua... nước và không thoát được nỗi 'sầu nhân thế',
      vậy thôi, ta làm... 'tiểu nhân' vậy,
      bỗng thấy cái bộ mặt Khổng Tử thò ra cười 'khà.. khà...' vì... trúng mánh, hihi...

      Cám ơn bạn mới, hình như bạn là nữ? Nếu vậy thì hôm nào mời đi ngắm dòng sông nghen, hihi... Thứ Bảy ngọt ngào.

      Xóa
  4. Ái Nữ [Blogger] Email 09.05.15@00:19
    Trong tác phẩm "Bầy chim thiên nga" của An-đéc-xen có một đoạn viết về nước rất hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, ANU chép đoạn đó cho LB đọc và nhớ... cố nhân nhé, hihi...
      Sáng nay muội nghe đoạn này cho... vui:
      *
      Mộng uyên ương hồ điệp (Dream of a butterfly couple)

      Chuyện hôm qua như nước chảy về đông
      Mãi xa ta không sao giữ được
      Hôm nay lại có bao chuyện
      ưu phiền làm rối cả lòng ta
      Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
      Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm
      Gió sớm mai thổi đi bốn phương
      Xưa nay chỉ thấy người nay cười
      Có ai thấy người xưa khóc đâu
      Hai tiếng ái tình thật cay đắng
      Muốn hỏi cho rõ hay giả vờ ngây ngô
      Chỉ có thể biết nhiều hay ít
      khó có thể biết cho đủ
      Giống như đôi uyên ương bươm bướm
      trong những năm tháng khó khăn này
      Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế
      Trong thế giới phù hoa đó
      Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
      Sao còn muốn lên tận trời xanh?
      Chi bằng ngủ yên trong sự dịu êm...

      http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mong-Uyen-Uong-Ho-Diep-3/IW66Z0FB.html

      Xóa
  5. kieuthien [Blogger] Email 09.05.15@01:24
    Nghe có vẻ nghiện ngập (trà và cà phê) gớm bác nhỉ !

    Hết mùa lá bàng rơi rồi, việc thu gom vì thế cũng nhàn hơn, Bác nhỉ.

    Hay hôm nay ta ngủ sớm một tý ? Hôm qua em đã không ngủ được rồi !
    Em khò đây. Chúc mừng Bác dã kết thúc câu chuyện.
    Mai lĩnh nhuận bút, bác nhé !
    Chúc bác vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tớ đang pha trà Bắc (và cà phê Ban Mê) nè,
      nhà tớ thường có quà 'trà móc câu' chi viện từ miền Bắc,
      nên tình cảm của tớ cũng... lạ lắm, tớ yêu Bắc, yêu Nam, yêu Ban Mê, và yêu cả Cali..., tớ không sai, phải hôn?

      Hihi..., đùa tí cho zui, chiều t7... nhậu vui nhé.

      Xóa
  6. hairachgia [Blogger] Email 09.05.15@15:46
    HRG chẳng biết gì về triết học và cũng chẳng thèm tìm hiểu nó làm cái giống gì? Bởi vì khi mở ra một cuốn sách triết thì gặp toàn là một thứ từ ngữ gì đâu? Hiểu sao cũng được giải thích thế nào cũng xong. Rớ vào cái gọi là duy vật biện chứng, nền tảng của chủ nghĩa cộng sản thì thấy nó có vẻ sáng hơn một chút nhưng nhưng cũng chỉ là nói, nhưng làm thì rõ ràng là trớt qướt. nói thẳng ra là bố láo.
    Nhưng rốt cục thì cái mạng con mọt nó đã làm cho HRG mòn răng vì gặm sách và cũng có tí ti kiến thức về triết học theo kiểu nhiễm khuẩn, một chút Dịch lý, một tí Lão Trang, vài hàng kinh Bụt, mấy cục Kitô, phập phò Khổng Mạnh, mấy nhánh Hy La. Nghĩa một món gọi là lẫu thập cẩm trông rất bắt mắt mà ăn vào thì chẳng ra cái ôn hoàng gì, trong lúc cuộc sống thì cứ um sùm bát nhã, thiên hạ thì khản cỗ kêu hòa bình, mỏi tay chém giết nhau chí mạng.
    Triết học là gì? Biết chết liền, mỗi em trả lời một kiểu.
    Minh triết là gì? Lại càng bí lù hơn. Nhưng cũng có thể đại khái là quy luật chung của đời sống. Mà ai đặt ra cái quy luật này? Kẻ thì nói là ông Trời, ông Thượng Đế. Người thì nói là ông Người ta. Cũng có kẻ nói là của ông Bụt, Ông Chúa, Ông Mahomet, ông Khổng, ông Mạnh, ông Aristos, ông Platon, ông Neiztser, ông Einstern, ông Jean Paul Sartre… Bây giờ thì đang um sùm là ông Mac, ông Lénin.
    Khi NGLB đặt ra câu hỏi “Triết học nào cho người Việt!” làm HRG chưng hửng. Và càng chưng hửng hơn khi nghe khẳng định“người Việt không có triết học” (!)
    Nếu như Triết học được hiểu là “ tìm hiểu một luật sống mang tính tự nhiên” thì HRG nhớ ra hai câu ca dao:
    Ở đời có mấy cái vui
    Ăn, ngủ. đ… , ỉa lui cui làm hoài.
    Và mấy tay trời thần trong các sòng nhậu rượu, sòng trà còn nói thêm: Ăn muốn cho ngon là ăn vụng, ngủ muốn cho phê là ngủ gục, Làm tình muốn đạt đỉnh là làm lén, ỉa, đái muốn cho thoải mái là ỉa đài bậy. Ôi nghe sao mà mất văn hóa thế kia. Ấy vậy mà có dịp thực hiện thì tha hồ mà phê.
    - Khi phải ăn vụng là lúc quá đói, nên gặp là bóc lủm, khỏi cần mâm bàn, mời mọc làm gì. Trạng Quỳnh đã từng cho vua Lê ăn món Đại Phong. Vua ăn một cách ngon lành bất kể tư cách quân vương, sau khi bị trạng Quỳnh bỏ đói đến thắt ruột đó sao
    - Khi buồn ngủ đến khôn còn chịu được thì cứ tha hồ mà gục và…. Khò. Hảy lục tìm trên Google một hình ảnh các đạo biểu QH nhà mình ngồi trong nhà họp QH ngáy kho kho thì mới thấy ngủ gục nó phê tới chừng nào, mặc cho bao nhiêu chuyện quốc gia đại sự vo ve bên tai
    - Khi qua sung thì cứ sáp lại với mí nhau thôi. Đã có biết bao nhêu đứa con vô thừa nhận ra đời bởi những cú làm tùnh vụng trộm quên mất đất trời
    - Khi căng bụng bụng ra thì cứ tìm một cái lùm kin kín nào đó và xả.
    Chắc có lẽ trong cuộc đời của từng mỗi con người ít nhất ai cũng một đôi lần phê như thế.
    Triết học nằm ở đâu trong hai câu ca dao ấy.
    Bốn cái thú vui ấy là bốn nhu cầu cơ bản của cuộc sống của con người. Khi những nhu cầu ấy không đáp ứng kịp lúc thì khi nó tới mới làm làm cho phê và hạnh phúc. Nghĩa là nó sẽ trờ thành một nhua cầu cầp thiết nó mới có ý nghĩa. Chớ ăn tràn họng thì ngon ngã nào, Ngủ li bì thì làm sao mà sảng khoải, làm tin liên tu bất tận theo kiểu tam cung lục viện củ Tần Thủy Hoàng hay Võ Tắc Thiên thì sướng ích nỗi gì? Chẳng nhẽ làm cố mạng để xây cái toilet dát vàng rồi chui vào đó rặn suốt ngày thì làm sao mà phê được.
    Cuộc sống buộc con người làm toát mồ hôi, nghĩ soi sói trán cũng chỉ bấy nhiêu. Mục đích cuốoi cùng của thánh nhân hay ác quỷ cũng quy về như thế. Nhưng chẳng có ai quan tâm đến điều ấy bao giờ, kể cả các triết gia sừng sỏ kể trên. Ngoại trừ mất ông nông dân Việt Nam, mấy ông này đã đúc kết triết học chỉ có 14 từ. Đọc và suy nghĩ 5 phút, mọi cái sáng bừng ra. Hoát nhiên đại ngộ mà không cần phải công kích người này bắt bẻ người kia, đếch oán hận ôngTrời, không hận thù Thượng Đế
    Đó là triết Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là triết lý anh Hai à, còn triết học là hệ thống hóa các triết lý, sr.
      LB chỉ kể chuyện 'triết dòng sông' thôi, và theo LB, cần ít nhất là... VÀI TỈ ĐIỀU ĐAU KHỔ TUYỆT VỜI như vậy nữa mới hy vọng thành... triết Việt được, mà cũng chỉ có 'chút chút' thôi, anh Hai à...
      Trân trọng.

      Xóa
  7. Alaykum Salam23:25 Ngày 09 tháng 05 năm 2015
    (Lời bình cho entry 'Những dòng suối nhỏ)

    Ui da, ui da, câu nói của "sáu miệt vườn " cứ ám ảnh Salam miết (Viết chi mà như xe chạy rứa). Nói thật với LB: Theo nỏ kịp
    Tối cuối tuần LB cho một bài viết, một hồi ức, những hoài niệm đẹp, đọc hay lắm. Cho thanh thản đầu óc sau một tuần bận rộn (cám ơn LB).
    Mọi biển lớn bắt nguồn từ những dòng sông, những dòng sông bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ , những dòng suối nhỏ bắt đầu từ những mạch nước ngầm, những mạch nước ngầm bắt đầu từ những hạt mưa, vvv..., đó là khởi nguồn của sự sống (bắt chước LB văn chương một tí). LB biết hôn! Hồi LB mở câu lạc bộ chém gió, Kiều Thiện đăng ký trước, không biết Sao nào. Tôi đăng ký sao 36 (Lang thang vào đọc các Bloger ném đá và cãi nhau). LB nhắc đến tụi nhỏ, ngày nghĩ lễ chúng mới về chơi với Ba Má, giờ chúng đi công tác hết rồi. Nhỏ đầu đi Singapore, nhỏ hai đi Thailand , nhỏ ba còn đi khảo sát mở nhà hàng ở Mũi Né, Phan Thiết, còn mỗi Cún Cưng thứ bảy còn đi chơi với bạn gái, còn bà xã đang ở trông nhà coi nhà riêng của nhỏ đầu. Nói LB nghe, gặp LB tôi zui lắm, "chém gió" cho khây khoả nỗi nhớ con.
    Không biết có ai giống tôi không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Salam à,

      "Đáng lẽ tôi đóng bài này lại, nhưng người con gái mà hay khóc với những bài tôi viết, cách đây mấy năm - lại xuất hiện, nên vì những... giọt nước mắt của nàng, tôi phải... mở ra lại, híc.. híc..."

      Tôi thấy viết mấy bài loại này công phu lắm, nhức đầu lắm, nhưng để được cái gì nhỉ?, tôi tự hỏi, mà có thể gây nên 'sóng gió' một cách không mong đợi, tôi chỉ viết 'cảm tưởng' mà thôi, chứ không mong thành... triết gia:
      -triết gia khổ lắm, đi chơi bờ sông với bóng hồng sướng hơn, nhưng lại không có bóng hồng, nên lại phải viết, khổ thay!, hihi...

      Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.

      Xóa