Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

683. Những kẻ khốn cùng thời hiện đại

 
Tối qua tôi cứ suy nghĩ mãi, và đã rút ra quyết định là sẽ viết một truyện dài với cái tên là ‘Dòng sông đánh nhau’, mà có thể, từ Quảng Nam rồi ‘chảy’ dài tới vùng Đồng Bằng Sông Hồng, tới vùng ĐBSCL, thậm chí tới tận quận Cam bên Mỹ, con sông này cũng có thể chảy tới Cõi tiên của... Tú Uyên và Giáng Kiều, Cõi niết bàn của Phật, hay Cõi ‘hạnh phúc bất tử’ của Chúa, Thượng đế hay Ala…
Nhưng, ai cho tôi sống để mà viết!... Chiếc máy bay MH 370 đang bay trên… thiên đường hạnh phúc, tự nhiên rớt xuống ‘đời thực’ mà vỡ tan tành thành hạt cám, hay biến mất vào một cõi hư vô nào đó, mà chỉ có ông trời mới biết. Nên tôi mới đổi ý mà viết bài ‘Những kẻ khốn cùng thời hiện đại’…, rồi đổi ý sang đề tài ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’… Tôi cứ phân vân mãi. Tiêu đề đầu có dính líu tới Victor Hugo (Les Misérables), mà tôi chúa ghét ‘những con bò nhai lại các tư tưởng đã nằm ở Viện bảo tàng cách đây vài chục năm, vài trăm năm hay vài ngàn năm’, tiêu đề thứ hai là do ba tôi nói - tôi nhớ mãi, mà là một trong những kỷ niệm từ cuộc đời khốn khổ của ba tôi… Cuối cùng, tôi chọn tiêu đề là ‘Những kẻ khốn cùng thời hiện đại’, mà tôi sẽ dẫn dắt câu chuyện từ chỗ dường như xa lạ đến những cái hiện thực chết người.

1
Trước khi đọc tiếp, bạn hãy đọc vài dòng thơ để… thư giãn nhé.
Bài thơ ‘Để lại tình tôi’ nói về một người con gái hàng xóm, thời trẻ, do tôi mãi đam mê trở thành một… triết gia, nên nhiều năm trôi qua, tôi mới về thăm lại quê xưa thì nghe tin nàng đã chết (!):

Ngày ấy tôi thăm chốn quê xưa
Ngọn núi xa xa thoáng thoáng mờ
Có cô gánh nước bên bờ giếng
Một giấc mơ qua hiện bóng người

Nhớ em nhớ về con sông nhỏ
Nhớ mấy hàng cau, mấy gốc dừa
Bao năm xa cách, nghe nàng chết
Để lại tình tôi, những giọt mưa

Biển vô tình quên cưng chiều tím
Biển xa xôi quên kiếm bến bờ
Biển vô tư quên mơ bờ cát
Biển lạnh lùng quên tạc dáng thơ

Bóng ai lao khổ trên đồi cát
Một chấm xa xa, rớt xuống đời
Vĩ nhân ai đó, tôi nào biết
Chỉ biết cuối đời, hột cát rơi…

2
Ba tôi nói ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’ là có ý gì? Tôi rất khó mà giải thích bằng vài dòng được. Bạn có thể tự hiểu qua câu nói chuyện sau đây nhé.
Sáng nay tôi có nói với con tôi:
-Con à. Ba thấy con đi làm là ba rất mừng. Con hãy cố gắng làm việc thật tốt…
Quan điểm làm việc ‘thật tốt’ này dường như là sự khác biệt giữa người Việt và người Mỹ (hay người Đức, Anh, Hà Lan…), trong đó, người Việt ‘thường’ không có triết học khi hành động, còn người Mỹ thì thường hành động với một cái đầu có độ chính xác cao về lý trí/triết học cụ thể (‘triết học’ khác với ‘triết lý vụn’, xem chú giải bên dưới), chẳng hạn, con hãy xem kỹ phim Kế hoạch vượt ngục (Escape plan, xem chú giải bên dưới). Hay nói dễ nghe hơn, là họ hành động với ‘một quả tim nóng và một cái đầu lạnh’, nên họ đã và đang làm nên những chuyện thần kỳ…
-Vâng, con thấy là mỗi người Tây, nếu so sánh với từng người Việt thì không có ai hơn ai, nhưng họ - mỗi bước đi thường ‘nghiệm’ lại chính bản thân mình, còn ta thì khi sắp vào quan tài rồi mới nhìn lại chính mình!... À, ba có biết là tại sao chúng ta lại ‘đang ở vùng trũng của trí tuệ thế giới’ không, con nghe nhiều đứa bạn con nói?
-Theo ba…, tại vì ai cũng cho là ‘quan niệm’ của mình là đúng, còn của người khác là sai, ok, có thể, vì xác suất đúng- sai là hên xui, điều này không quan trọng, mà quan trọng là quan niệm đó - của ông/bà A chẳng hạn - thì chỉ có một mình ổng/bả hay vài người cho là đúng mà thôi, nói chung là chẳng mấy ai thừa nhận cả, và quan trọng nhất, vô cùng quan trọng, là cho tới khi già 90 hay 100 tuổi: 1) họ cũng chả nghĩ ra cái gì mới ngoài cái quan niệm ‘cổ điển’ ngày xưa của họ, 2) họ vẫn tiếp tục thần thánh hóa Lão-Trang-Khổng-Mạnh (hay các tay ‘mắt xanh mũi lõ’ tương đương), mà hễ có ai mà dám ‘hơn’ mấy cái ông-viện-bảo-tàng đó thì họ sẽ dìm hàng ngay lập tức, 3) không có ai chịu tiếp thu quan niệm của ai, và đặc biệt là, 4) ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’, v..v…, vì thế mà triết học của VN, nếu có, thì đang bị giẫm chân tại chỗ.
3
Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Con tôi lại hỏi:
-Thế còn ba thì sao?
-Ba nghĩ rằng con đừng (quá) quan tâm đến ba. Mỗi con người có một số phận và ba rất tự chủ khi quyết định số phận của mình. Hãy tự hỏi: ‘Thực tế là gì? Ta đang là cái gì?’... Nói chung là khi nào con thấy ba cứ ngồi im (hay nằm im) lâu mà gọi mãi không trả lời, thì con hãy gọi bác sĩ T đến, còn ‘việc ba có được chôn cất hay không - là không quan trọng, dù sao thì thế nào cũng sẽ có người cho ba một chiếc chiếu và lấp đại vào một cái hố nào đó’…
-Ba nghĩ vậy à?
-Không, đây là câu nói của một họa sĩ tên là Hùng mà ba bất chợt gặp trên một chuyến xe đò SG-BMT vào năm 2006.
-Thế sao ba không ‘thỏa thuận’ với người đời để họ sẽ cho ba mỗi tháng là 10 triệu đồng?
-Ba đang sống khá… yên ổn, có thể hàng ngày uống trà, uống cà phê và nghe nhạc, và nếu cần thì hàng ngày ba sẽ ăn khoai lang như ông Bùi Giáng, hehe… Thế chả lẽ con nghĩ là nếu ai đó đưa cho ba mỗi tháng 10 triệu đồng thì ‘hoàn cảnh’ của ba sẽ tốt hơn hay sao?, hay là ba sẽ bị ‘bức tử’ cứ mỗi 5 phút một lần!... 
À, phải chăng là con đang ‘vô tình’ mà đo giá trị của mọi người bằng tiền!, nhưng con nên lưu ý rằng, những người mà hầu như chưa bao giờ nhận tiền ‘cho’ của ba, lại những người bạn ‘thân’, bạn ‘tốt’ của ba!... 
Nay con ra quán cà phê thì sẽ gặp vô số người bán vé số: họ muốn moi tiền trong túi của con ra, hay là thực ‘tâm’ muốn con trúng số? Còn nữa, nếu một ngày nào đó, ai đó ‘không còn đồng nào trong túi’ thì liệu rằng người đời có còn nghĩ tốt cho người ấy không? Hay thực tế sẽ là:
-Ngựa hoang về tới bến sông rồi. Cởi mở lòng ra với cõi đời. Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục. Và trên lưng nó ôi. Còn nguyên những vết thù
Vết thù trên lưng ngựa hoang: https://www.youtube.com/watch?v=Dn1DwfwqRps
4
Thằng cu nói tiếp:
-Cũng vì thế mà các nhà văn hay những ‘kẻ đau khổ’, mà không cần gặp ba (hehe…), thì họ cũng đã viết về cuộc đời của Nguyễn Trãi (xem dưới), Trương Chi, Chí Phèo, Chị Dậu, Hàn Mặc Tử, Trương Vô Kỵ (xem dưới), về Những kẻ khốn cùng, Ngài đại tá chờ thư, Trăm năm cô đơn, Ngư ông và biển cả, rồi về Chủ nghĩa duy vật (Marx), ‘Thượng đế đã chết’ (Nietzsche), nói về ‘Diệt dục là ảo tưởng’ (ông bác của con), ‘Đại tướng bị mất lon’ (chú của con), sáng tác ra những bản nhạc có những nét đau khổ/cảm thông với ‘kiếp người’ như: Chủ nhật buồn, Giàn thiên lý đã xa, Mộng uyên ương hồ điệp, Bến Thượng Hải, Nó, Giọt mưa trên lá, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Con mắt còn lại, thậm chí là Hello Vietnam…? (xem các chú dẫn bên dưới):
-Chủ nhật này, tôi im hơi, vì đợi chờ, không nguôi ngoai, bước chân người, đến với tôi, biết thương tôi, thì muộn rồi...
Chủ nhật buồn: https://www.youtube.com/watch?v=J7-dAlr0YPg
-Ừ, hmm, ba cũng nói thêm ngoài lề một tí về ông Marx, Nietzsche, và những nhân vật ‘tề thiên’ (= chống lại trời) khác như Copernic, Bruno, Galileo, Phạm Công Thiện… Nietzsche thì lớn lên đọc con sẽ hiểu, còn hiện nay thì người ta xúm nhau ‘rỉa’ ông Marx (xem dưới)... Ba nghĩ rằng nếu muốn hiểu được họ, thì con hãy tìm hiểu về lịch sử ‘thảm thiết’ của loài người 100 năm trước thời Marx hay Nietzsche, và ba nghĩ rằng nếu chúng ta sống vào thời đại đó, thì có lẽ chúng ta cũng sẽ có những suy nghĩ không khác họ lắm: ba hiểu và thông cảm với ‘sự nổi loạn’ của họ…
Và tôi hạ dần độ cao…

-Ba đã nghĩ, và sau đó cũng có người đã nghĩ như ba: ‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs). Mấy ngàn năm nay, con người cứ mãi hỏi về hai chữ ‘hạnh phúc’ hay 'bất tử’, thì chết là giải thoát, nó há không phải là ‘hạnh phúc’ hay bất tử’ đó sao!, nó còn hay hơn cái cõi tiên, thiên đường hay niết bàn ‘bất khả tri’ của con người gấp triệu lần, mà có ai đó đã nói rằng chết là hiển nhiên đạt được trạng thái ‘hoát nhiên đại ngộ’ rồi, chả cần... khoe với ai!

Tóm lại, ta có lý luận bằng trời cũng vô ích, chỉ khi nào đến tuổi ‘lục thập nhi nhĩ thuận’ - tuổi 60 thì sẽ hiểu được mọi thứ là đúng ở chỗ nào!, mà có nhiều người đã hiểu được cái khốn cùng của cuộc đời của con người vậy…

(HẾT)
--------
Chú giải:
  1. Ba tôi, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/02/12-nhung-nguoi-nong-dan-va-ba-han.html
  2. ‘Chủ nhật buồn’ (Gloomy Sunday): là một bài hát do nhạc sĩ dương cầm người Hungary tên Rezso Seress sáng tác để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Nhưng Seress không ngờ rằng bài hát của ông bị "kết tội" là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử. Vì thế, nó được mệnh danh là "Bài hát thần chết". Nó còn được biết đến dưới cái tên "Bài ca tự sát Hungary" (tiếng Anh: Hungarian Suicide Song). Phạm Duy đã viết lời tiếng Việt cho bài hát này và cũng lấy tên "Chủ nhật buồn". (wikipedia)
  3. ‘Hello Vietnam’: là một bản nhạc của Marc Lavoine, có câu ‘All I know of you is the sights of war. A film by Coppola, the helicopter's roar’, nghĩa là ‘Tôi chỉ biết về người qua những hình ảnh của chiến tranh, một cuốn phim của Coppola, và những chiếc trực thăng trong cơn thịnh nộ’.
  4. Marx: Triết gia Đức, có câu ‘chiến tranh bắt đầu bằng một trò hề, nhưng lại kết thúc bằng một bi kịch’…, mà hiện nay trong các phim HBO của Mỹ vẫn sử dụng nhiều phát biểu của ông, người Đức vẫn xem ông là vĩ đại, tôi và ‘ANU’ vẫn đánh giá cao về ông…, và tôi nghĩ là cách nhận định đúng/sai về ông không thể hiểu như cách hà rầm hiện nay, mà hãy quay lại cuốn phim lịch sử của ‘tạo hóa’ xảy ra trong, trước và sau những năm 1750-1850.
  5. Nguyễn Trãi bị tuyên án Tru di tam tộc (hay ‘cửu tộc’): vụ án Lệ chi viên, xem truyện ‘Sao khuê lấp lánh’ của Nguyễn Đức Hiền.
  6. ‘Nó’: là một bản nhạc của Anh Bằng, có câu ‘Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ, tuổi ấu thơ đà mang nhiều âu lo, ngày nó sống kiếp lang thang…’.
  7. Phim ‘Escape plan’ (Kế hoạch vượt ngục): chiếu trên kênh HBO, lúc 1-2h khuya ngày 11/5/2015. Tóm tắt nội dung: Breslin là một thiên tài… Anh ta đã phá ngục bằng một siêu năng lực “không bình thường”. Công việc của anh, theo một nghĩa nào đó, là tự giam mình vào những nhà tù có hệ thống an ninh cực kì cao trong nước, những nơi gần như không có con đường nào để thoát ra được, kiểm tra và tìm kiếm những sai sót trong hệ thống. Dù có là vậy đi nữa thì thử thách anh đang gặp phải cũng quá nguy hiểm, đầy rủi ro. Sau khi bị đánh thuốc mê và đưa tới địa điểm bí mật, anh tỉnh dậy và phát hiện mình đang bị nhốt trong một nhà tù hoàn toàn khác với những gì anh từng thấy. Sau khi nhận thức được rằng, anh “được sắp xếp” để sống ở đấy đến cuối đời dưới sự cai quản của giám ngục hung ác Hobbes, anh đã lên kế hoạch đào tẩu, cùng với sự giúp đỡ của người bạn Rottmayer. (galaxycine.vn)
  8. ‘Triết lý vụn’: Ai cũng biết câu ‘người nằm xuống, nghe tiếng ru, cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ’, ‘sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube’, ‘Trả lại cho tôi, trả lại cho em. Trả về hư không giọt nắng bên thềm’…, hay các câu gần đây như ‘Ham muốn diệt dục là một loại dục lớn nhất trong tất cả các loại dục’, ‘Con chuột không chun ra từ cái lỗ này, mà từ cái lỗ khác nào đó không biết’/‘Nếu bạn làm cho ai có ít nhiều hạnh phúc ở chỗ này thì bạn sẽ nhận được một niềm hạnh phúc ở đâu đó lớn hơn rất nhiều lần’…, thậm chí gần đây hơn nữa như ‘Ở đời có mấy cái vui. Ăn, ngủ, đ… , ỉa lui cui làm hoài’…, mà tôi bảo những cái đó là triết lý chứ không phải là triết học, vì nếu nó là triết học thì đến nay VN có khoảng… trên một triệu triết gia (NGLB). Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/682-triet-gia-va-tra-giet.html
  9. Trương Vô Kỵ: một nhân vật của Kim Dung (trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’), đã từng bị trúng kịch độc ‘Huyền minh thần chưởng’, mồ côi…, rồi bị sống dưới đáy xã hội khi ở tuổi thiếu niên.
  10. ‘Vết thù trên lưng ngựa hoang’: là một bản nhạc phim của Phạm Duy, có câu ‘Ngựa hoang về tới bến sông rồi. Cởi mở lòng ra với cõi đời. Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục. Và trên lưng nó ôi. Còn nguyên những vết thù’. 

15 nhận xét:

  1. Đọc đoạn đối thoại của hai Ba , Con rất thú vị ( Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ) . Cu con nhìn nhận những vấn đề về cuộc sông cũng được đấy , nhiều người dù lớn tuổi cũng không nhân định được như vậy đâu
    Salam trả lời giùm câu hỏi của con trai LB " Tại sao người Việt mình đứng trong vùng trũng trí thức của thế giới " . Những nguyên nhân thì Lề trái , Lề phải đã nói nhiều , không nói đến nữa . Ở đây tôi muốn nói về trình độ và nhận thức của người Việt không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới nếu đưa vào một môi trường làm việc tốt có tính cạnh tranh cao . Tại sao người Việt khi làm với những công ty của Việt Nam thì làm làng nhàng , mà khi làm viếc với những tập đoàn nước ngoài thì làm tuyệt vời ? Đó là do sự đãi ngộ , và nước ngoài họ biết tôn trọng trí thức họ không thèm biết lý lịch của bạn ra sao , không thèm biết bạn con ông bà nào , họ trả đồng lương xứng đang với công sức bạn bỏ ra . Nhưng đổi lại bạn phải làm hết công suất trong khả năng của mình . Còn một vấn đề nữa là quy luật đào thải , nếu anh không chịu cập nhật bổ sung thêm kiến thức hàng ngày thì sẽ bị đào thải ngay Đó là sự khác biệt về tư duy làm việc cửa xã hội nước ngoài và xã hội Việt Nam . Tôi biết rất rõ điều này vì con tôi một đứa làm ở công ty kiểm toán của Anh , một đứa làm ở công ty tài chính của Mỹ , đứa thứ ba dù đang học đại học vẫn đi làm thêm ở một cong ty nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm . Chúng hay kể chuyện với tôi về sự cạnh tranh khốc liệt và sự đào thải ở nơi chúng làm việc bù lại chúng được hưởng đồng lương xứng đáng với công sức chúng bỏ ra , mà làm ở các công ty Việt nằm mơ cũng chẳng được ( Nhỏ đầu làm mấy năm đã mua được nhà ở SG )
    Bài thơ hay , hay nhất là bốn câu nhắc đến từ " Biển " nhưng tôi thích nhất hai câu cuối , hai câu này chuyên chở một triết lý sống . Dù cho anh là ai , Vua Chúa , vĩ nhân, thiên tài thậm chí là dân đen đi nữa một khi đã nằm xuống đều như nhau . Con người sinh ra từ cát bụi sống tạm ở cõi trần này ( Quá giang cuộc đời ) đến khi chết cũng trở về với cát bụi mà thôi
    Câu nói của LB ( Mỗi con người có một số phận và Ba rất tự chủ khi quyết định sự sống của mình ) đáng để mọi người suy nghiệm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Bạn đã đặt ra một câu hỏi nghịch rất hay là 'Tại sao người Việt khi làm với những công ty của Việt Nam thì làm làng nhàng, mà khi làm việc với những tập đoàn nước ngoài thì làm tuyệt vời?': cái này để dành cho những nhà nghiên cứu có 'tâm'.
      -'Chúng hay kể chuyện với tôi về sự cạnh tranh khốc liệt và sự đào thải ở nơi chúng làm việc bù lại chúng được hưởng đồng lương xứng đáng với công sức chúng bỏ ra, mà làm ở các công ty Việt nằm mơ cũng chẳng được': Uh, ở ta, con của ông lớn - dù dở, thì sẽ được làm lớn, còn con của hai lúa - dù giỏi, thì chắc chắn 100% là... kiếp sau sẽ được làm lớn, đó là quy luật của... thế giới tự nhiên, nên ta cứ... mơ huyền, hehe...

      Đùa tí thôi, cám ơn bạn AS, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  2. Xé tem cái rẹt ...cho entry hay Ca ui...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da, tiểu sư muội, sau lâu ngày quá zậy!, xuất hiện đi, ca ca sẽ truyền cho môn 'Độc cô cửu kiếm', chịu hôn? Hihi..., ngày mới vui nhé.

      Xóa
  3. Minh Tâm Lý (Facebook)
    Dòng sông mà đánh nhau nhỉ? Chỉ có anh Lá bàng nghĩ ra thôi.
    Chúc huynh ngủ ngon.
    12 giờ trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh,

      Hồi nhỏ, nhà LB ở gần dòng dông.
      Hôm đó, có ông Ba (làm chính trị) và ông Chín (làm kinh tế), hai ông vì ra oai với 'gái' (nói rộng hơn là muốn thể hiện đẳng cấp hay tranh giành quyền lợi) nên chửi nhau và đánh nhau tí... chết, nếu bà con không can kịp.
      Sau này, LB mới thấy là người ta liên kết với nhau là vì lợi, nói chung là để lợi dụng lẫn nhau, mà nếu ai đó không đem lại lợi, cụ thể là tiền, cho đối tác của mình, thì người đó sẽ bị dìm hàng một cách thảm thiết.
      Và do đó, chuyện đánh nhau lớn lại xuất phát từ... một dòng sông nhỏ.
      Híc..híc...

      Xóa
  4. saumietvuon [Blogger] Email 12.05.15@05:46
    Bên nhà tui nhìn cái tựa cứ ngỡ sẽ có 1 mẩu chuyện giông giống Những Người Khôn Khổ và được gặp lại Giang Vang Giang, nhưng khi đọc thì ko? Rồi tui lại để ý câu này "...mà tôi chúa ghét ‘những con bò nhai lại các tư tưởng đã nằm ở Viện bảo tàng cách đây vài trăm năm hay vài ngàn năm" thay gì anh nên viết là "...mà tôi chúa ghét ‘những con bò nhai lại các tư tưởng đã nằm ở Viện bảo tàng cách đây vài chục năm". Và tui thấy khoái bài thơ này hơn:

    Ngày ấy tôi thăm chốn quê xưa
    Ngọn núi xa xa thoáng thoáng mờ
    Có cô gánh nước bên bờ giếng
    Một giấc mơ qua hiện bóng người

    Nhớ em nhớ về con sông nhỏ
    Nhớ mấy hàng cau, mấy gốc dừa
    Bao năm xa cách, nghe nàng chết
    Để lại tình tôi, những giọt mưa

    Biển vô tình quên cưng chiều tím
    Biển xa xôi quên kiếm bến bờ
    Biển vô tư quên mơ bờ cát
    Biển lạnh lùng quên tạc dáng thơ

    Bóng ai lao khổ trên đồi cát
    Một chấm xa xa, rớt xuống đời
    Vĩ nhân ai đó, tôi nào biết
    Chỉ biết cuối đời, hột cát rơi…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ saumietvuon
      Uh, 'bài viết luôn được chỉnh sửa', có nghĩa là, thường sau khi mình viết được 1 tuần, thì ai đó mới có thể... xài tương đối ổn, hihi...
      Mình cũng thích thơ của bạn Sáu, có lẽ vì nó hợp với tâm trạng của mình, còn mình thường làm thể loại 'tứ tuyệt' cảm ứng - cho vui thôi, mà nếu được bạn đọc cho đó là 'thơ' thì mình cũng rất... vui, hi..hi...
      Cám ơn bạn, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  5. Ái Nữ [Blogger] Email 12.05.15@18:08
    Không phải chết là hết chuyện. Không phải cứ xác ruỗng là hồn thoát đâu. Không dễ như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, có một con mèo màu trắng, hai mắt xanh lơ (dĩ nhiên), nhưng có một đặc điểm là thường nằm trên đầu tủ gác-mân-rê, nó thường nói với tôi rằng:
      -Nếu anh tin là có, thì là có, nếu anh tin là không, thì là không.
      Cách đây 2-3 hôm, tôi cũng thấy nó đang làm gì đó ở trên đầu tủ gác-mân-rê, tôi bèn kêu 'meo... meo... meo...' và lấy tay vẫy nó lia lịa, nào ngờ nó chỉ đứng nhìn tôi thôi... Híc...

      Xóa
    2. Ái Nữ [Blogger] Email 12.05.15@21:00
      Ha ha ha...

      Xóa
  6. vomtroirieng [Blogger] Email 13.05.15@05:42
    "Chủ nhật này,
    tôi im hơi,
    vì đợi chờ,
    không nguôi ngoai,
    bước chân người,
    đến với tôi,
    biết thương tôi,
    thì muộn rồi..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài 'Chủ nhật buồn' (Gloomy Sunday) mà Thụy Uyên hát hình như... chưa đạt (LB đã cho đường dẫn trong bài viết), Thái Thanh cũng có hát, nhưng người ta đưa vào các hình ảnh quảng cáo lung tung, làm giá trị của bài hát không còn, VTR/Đóm... có biết ca sĩ hay nhạc công nào thể hiện bản nhạc này 'đạt' không? Tks.

      Xóa
  7. ĐomĐóm [Blogger] Email 14.05.15@22:31






    Chủ nhật buồn
    Lời việt : Phạm Duy
    Trình bày ca khúc : Khánh Ly

    Ngoài ra còn một bản do nhóm AC&M trình bày
    https://www.youtube.com/watch?v=J7-dAlr0YPg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn, hôm nay LB mới nghe bản nhạc này được, nhưng không thấy... buồn, hihi...,
      LB rất hợp với tiếng đàn Hạ Uy Cầm... Bất chợt phát hiện được một phối 'cảnh' cũng hay, Đóm xem cho zui nhé:
      https://www.youtube.com/watch?v=J7-dAlr0YPg
      Ngày mới vui nhé.

      P/s: À, đúng rồi, bài Đóm đã cho ở trên, tuyệt!

      Xóa