Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

686. Hồn ma của Kinh Kha làm rúng động Đông phương (Phần 3)

LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa. 
---------
Ngàn năm bắt chước, ngàn năm mộng
Hết Lão Trang rồi, Khổng Mạnh sang
Kinh Kha xấu hổ, lòng tê tái
Ôi, có hay gì, Thái tử Đan!

Sau khi chết, theo Luật… thời @, thì cái hồn ma của Kinh Kha sẽ phải lên… thiên đường để chịu sự thưởng phạt của Ngọc Đế.
Ở đời này rất đa đoan, đã có cái vũ trụ này rồi, lại sinh ra ‘đa vũ trụ’ hay ‘vũ trụ song song’, mà trong đó, cái ‘phản vũ trụ’ đang nằm đâu đó bên nách ta mà ta không biết! Cho nên, khi bay lên thiên đường theo một chiều xoáy nào đó của không gian n chiều, y có bay ngang qua địa ngục, mà có nhìn thấy các ‘tiền bối đồng nghiệp’ là Chuyên Chư, Dự Nhượng (xem dưới)… đang lang thang buồn bã, chả biết là đang làm cái gì ở đó…
*
Khi đến cổng thiên đường, y có gặp Cự Linh Thần. Ông dẫn y vào gặp ngài. Sau khi xem ‘Bản kiểm điểm thành tích cá nhân’ của y, Ngài phán:
-Là một sát thủ ở trần thế, ngươi đã làm nhiều điều ác, ta biết, nên ta sẽ đày người xuống địa ngục vạn kiếp không được siêu sinh.
Nghe ngài phán một câu xanh rờn như vậy, Kinh Kha liền giật mình xuất dạng mồ hôi… Nhưng nghĩ kỹ một hồi, y liền lấy lại bình tĩnh và nghĩ thầm:
-Ta sống ở địa ngục trần gian là khổ nhất rồi, làm gì mà có nơi nào mà khổ hơn nữa, hehe…, như vậy xuống địa ngục sẽ sướng hơn là ở trần gian nhiều.
An tâm với suy nghĩ này của mình, y bèn quỳ xuống bái tạ, và nói:
-Xin cám ơn đấng toàn năng.
Tới đây, Ngọc Đế bỗng nổi giận đùng đùng:
-Hả, ai cho ngươi gọi ta là ‘đấng toàn năng’?
-Dạ, con nghe loài người gọi như vậy ạ.
-Đó là loài người nghĩ ra như vậy, rồi ‘ịn’ vào miệng ta. Ta nói cho ngươi biết, nếu cái gì trên thế giới mà không toàn năng, thì nó mới tồn tại, vì nó có cơ biến đổi. Còn nếu cái gì mà đã toàn năng rồi, thì nó không có thuốc chữa. Nói dễ hiểu hơn, không có cái gì là tuyệt đối. Nói dễ hiểu hơn nữa, cái gì cũng phải có ngoại lệ. Ta cũng vậy, ngươi có hiểu nổi được cái nguyên-lý-vũ-trụ này của ta chăng?
-Dạ, con sống ở địa ngục trần gian, bị lừa dối nhiều rồi, nhất là sau cái vụ ‘Thái tử Đan’, nên con cũng có hiểu cơ bản ạ.
-Hảo hảo. À nè, sau này nếu có gặp ta thì người đừng có quỳ lạy và khúm núm như thế nữa nghe!
-Dạ, sao vậy ạ?
-Ta có phải là hoàng đế Trung Quốc đâu mà cái gì cũng bắt dân hô ‘muôn năm’, ngươi làm như thế là vô tình dìm hàng Bổn tòa, ngươi hiểu chứ?
-Dạ, con cũng là tráng sĩ… đầu đội trời chân đạp đất, nên cái này con lĩnh hội được ngay ạ.
Nói tới đây, Ngọc Đế bỗng lấy tay bụm miệng cười. Tưởng là mình mang lộn giép trái, y bèn nhìn xuống, nhưng không phải, bèn hỏi:
-Sao ngài lại cười một cách… mắc cỡ như vậy ạ?
-Vì ta đang… chém gió.

*
Nhưng dù sao thì ngài cũng đã chém gió, may quá mà không bị tay Lá Bàng đòi ‘lệ phí nghe chém gió là 100 USD’ (xem dưới), nên ngài cũng thấy lòng được thư giãn rất nhiều, bèn dịu giọng nói:
-Thôi, ta có một giải pháp như vậy nè. Thay vì bị đày xuống địa ngục, ta sẽ cho ngươi tham gia một cái trò chơi, đó là ta sẽ cho cái hồn ma của ngươi xuống trần gian và nhập vào cuốn ‘Tứ thư ngũ kinh’, vui lắm.
-Vui lắm ạ?
-Lẽ nào ta lại nói dối với ngươi. Ngươi cứ yên tâm đi, ta đã bảo là vui, thì là vui.
Thế là hồn ma Kinh Kha bay ngược lại trần thế và nhập vào bộ sách được gọi là ‘Tứ thư ngũ kinh’.
*
Ôi, Ngọc Đế nói không sai, quả thật là kỳ thú, vô cùng kỳ thú.
Dân Tàu đem nó bỏ lên bàn thờ và lạy như tế sao, và họ đã lạy chai đầu gối cả… tấc, đến gần 2000 năm, ‘rồi có một ngày, có một ngày, Tây đến rồi, Tàu chả còn chi, chả còn chi, ngoài con tim héo, em ơi’:
...Từ Hi Thái hậu đáp:
-Trời, thời ta, Trung Quốc bị bại trong 2 cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1843 và 1856-1860), rồi lủng củng nội bộ 20 năm trong 'cuộc vận động tự cường', lại tiếp tục bị bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894), sau đó Bát quốc liên quân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và đế quốc Áo-Hung xúm nhau đánh Trung Quốc (1901), bọn Anh lại đốt phá Di Hòa Viên của ta, ta chạy đến Tây An (đi đ…) còn chưa kịp, ở đó mà nói chuyện Hoàng Sa, Trường Sa!
Lúc đó Phổ Nghi hoàng đế đứng bên cạnh, vì còn trẻ, tính tình thành thật, cậu bé nói:
-Lúc tiểu điệt mới có 6 tuổi đã bị buộc phải thoái vị, rồi làm vua bù nhìn cho Nhật (1933-1945), Nhật gọi dân ta là 'Đông Á bệnh phu', chiếm một nửa Trung Quốc…
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/07/228-tieu-phong-va-chau-inh-i-tham.html
*
Nhưng buồn cười nhất là ở xứ… rùa X, hễ Tàu lạy một thì họ lạy… mười, cái gì của Tàu tải qua là họ tin ngay, không cần suy xét, ví dụ họ xem ‘cái hồn ma bóng quế Kinh Kha là anh hùng, là dũng sĩ, mà nếu không nhầm, ta đã được đưa vào trường để giáo dục cho học sinh, các nhà thơ thì… thăng hoa mà làm thơ về ta lia lịa, các rạp cải lương thì diễn vai Kinh Kha cũng lia lịa luôn…’, (ta mắc cỡ quá à), nói chung là họ xem ta là anh hùng hay dũng sĩ thì ta cũng có ‘phai phái’ một tí, hehe…, chứ họ đề cao những Khổng Tử, Vương Duy, Mã Viện, Tôn Sĩ Nghị, Mao Ngã Hành… gì gì đó là ta cười đến pể pụng nuôn, ở xứ của họ thiếu gì ‘hào kiệt’ mà họ phải tự ti mặc cảm bằng cách nâng bi ‘bên của ta’ như thế!, ở bên ta mà nghe nhắc đến Dương Vân Nga, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Huệ, hay chuyện đối đáp giữa Trạng Quỳnh, Đoàn Thị Điểm và sứ Tàu (xem dưới)… thì vẫn còn tê tái đấy!
À, ta nói vậy chắc là sẽ có ai đó không phục, hay không đồng ý, nói thật, ở bên ta có nhiều người đánh giá là trình độ của lão Khổng chưa bằng đứa học lớp 3 ngày nay đó, thiệt, hãy nghe chuyện người Tàu của ta kể đây:
Ngày xưa, có ông Khổng Tử mà ổng nghĩ là cái gì ổng cũng biết cả. Một hôm, ổng cùng đi với chúng đệ tử thì gặp một cậu bé khoảng 7 tuổi. Cậu bé, tên là Hạng Thác, vốn thông minh và nghịch ngợm, biết là Khổng Tử tưởng mình là số một, nên cậu chặn đường, chào hỏi rất lễ phép và khiêm tốn hỏi:
-Thưa ông, tại sao buổi sáng mặt trời lại to, còn buổi trưa mặt trời lại nhỏ?
'Trúng mánh rồi, dễ ồm à’, Khổng Tử thầm nghĩ. Vì mình là ‘Thánh nhân’ và vì đứng trước chúng đệ tử, ông ta liền trả lời:
-Buổi sáng mặt trời to hơn vì gần ta hơn.
-‘Thế tại sao buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng hơn?’, cậu bé hỏi. 
Khổng Tử… bí và than rằng ‘hậu sinh khả úy’ (mà sở dĩ ngày nay ta có câu ‘Trường Giang sóng sau xô sóng trước’ với ý nói rằng thế hệ sau sẽ giỏi hơn thế hệ trước). Dĩ nhiên, thời đó, ông ta không thể nào mà biết bản chất của vấn đề (do sự khúc xạ ánh sáng). Trận đại bại của ông ta làm cậu bé Hạng Thác nổi tiếng cho đến nay. 
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/357-357-ong-bill-clinton-cung-binh.html
À, ở xứ này, ta có nghe được một chuyện hay lắm.
Đó là vụ Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) đi Pháp về, kể cho vua Tự Đức nghe, có đoạn:
-Tâu bệ hạ, ở bên Tây có cây đèn lật ngược lên, đít phía trên, đầu phía dưới, mà vẫn sáng đó.
-Bậy nào, ngươi nói chả có… biện chứng tí nào hết, ngươi hãy xem cái đèn dầu trước mặt ta đây, đít dưới, đầu trên, thì mới sáng chứ, chứ lật ngược lại thì nó đổ hết dầu cháy long bào của ta thì sao?
Chính vì cái đầu biện chứng đó của hoàng đế nhà Nguyễn, mà cái gì đến cũng phải đến: ‘rồi có một ngày, có một ngày, Tây đến rồi, ta chả còn chi, chả còn chi, ngoài con tim héo, em ơi’: Năm 1858, Pháp đem tàu chiến, đại bác và súng ống tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ ‘một trăm năm đô hộ giặc Tây’.
Tóm lại, người ở xứ này bị ‘Khổng Tử hóa’ như vậy gần 1000 năm (xem dưới), nhưng các vị ‘hoàng đế’ của họ vẫn xem việc cái đèn dầu ‘đầu trên, đít dưới’ là chân lý, mà không thấy có dấu hiệu dùng môn võ công ‘đẩu chuyển, tinh dời’ gì hết, nên ta nghĩ rằng họ vẫn còn bị… đô hộ dài dài, hihi…
Nghĩ đến đây thì hồn ma Kinh Kha bỗng giật mình một cái đụi, tái mặt luôn, vì dân Tàu là thế, dân xứ rùa là thế, nhưng dân xứ ‘Mặt trời mọc’, xứ ‘Kim chi’, xứ ‘Đảo quốc sư tử’… là hoàn toàn khác (xem dưới)…
Ôi, ta lại… chém gió nữa rồi.
*
Cuối cùng…
Tại sao Kinh Kha ta lại nói rằng ‘cái hồn ma của ta làm rúng động Đông phương’ nhỉ? Ta xin ‘cởi mở lòng ra với cõi đời’ nhé:
Trước tiên, là kẻ được Ngọc Đế cho nhập hồn ma vào bộ ‘Tứ thư ngũ kinh’, ta rất kết mấy câu dưới đây:
Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương thấp thỏm ngồi (Trần Tế Xương)
Nói một cách tổng quát, ta biết rằng người ta chưa thực sự dám nói hết cốt là Khổng Tử sai ở chỗ nào, người ta chưa thật sự nghiên cứu là Napoleon sai ở chỗ nào, Mao Ngã Hành sai ở chỗ nào, đặc biệt là người ta chưa hề và chưa hề dám nói là… Phật hay Ngọc Đế sai ở chỗ nào, thiệt đó, đừng có… ném đá ta nhé, híc..híc…
Ta thiết nghĩ là bởi vì họ có tư tưởng, à quên, có suy nghĩ giống ta: đó là chỉ biết ‘tuân phục’, hơn nữa, mà nếu họ có muốn ‘nói không’ cũng không được: ‘tui định ghi thêm cho anh... sau Nã Phá Luân vài tên nữa mà hỏng dám’ (saumietvuon):
-Ta cũng hỏng… dám, híc..híc...
Ôi, kẻ nô tài như Kinh Kha ta mà lại được… vô số người phong là anh hùng à, là dũng sĩ à, là kẻ mà ‘Ngàn năm sử sách vẫn còn ghi’ à, còn tên đại ác ma vô nhân tính ‘giết chết cái-đẹp-cứu-thế-giới’ lại được các ngươi phong là ‘Mộng lớn không thành Thái Tử Đan' à, cứ với cái đà này chắc là ta sẽ thành… triết gia số một châu Á, và sẽ lên làm… bá chủ của cái Biển Đông này quá!
Tóm lại, ta rất ngưỡng mộ cái tư tưởng ‘sắc sắc không không’ hay ‘không tức thị sắc, sắc tức thị không’ của người đời, (à, nói nhỏ nè, nó là ‘chiếng Chàu’ đó).
Và với cái tinh-thần-ngàn-năm-bắt-chước của ai đó, ta tiên đoán rằng, 1000 năm nữa, câu nói trên sẽ là (cười):
-‘YES YES NO NO’, ‘NO IS YES, YES IS NO’

Thế là cái hồn ma của ta vẫn có ‘job’ ở Đông phương. Ha.. ha... ha…

(HẾT)
---------
Chú giải:

  1. Chuyên Chư: là người nước Ngô, được Ngũ Tử Tư tiến cử, y trở thành môn khách của Công tử Quang để giết vua Ngô là Vương Liêu: ‘Sau khi uống rượu say, công tử Quang giả đau chân vào trong nhà hầm, sai Chuyên Chư nhét chủy thủ vào trong bụng con cá rán rồi đem lên dâng. Khi đến trước mặt vua, Chuyên Chư mổ bụng cá, nhân đó lấy chủy thủ đâm Vương Liêu. Vương Liêu chết ngay. Tả hữu cũng giết Chuyên Chư, người của nhà vua rối loạn... Công tử Quang cho quân sĩ đã phục sẵn xông ra đánh bộ hạ của Vương Liêu, giết chết tất cả, rồi tự lập làm vua, tức là Hạp Lư’. (Thích khách liệt truyện, maxreading.com)
  2. Dự Nhượng: là người nước Tần, thờ Trí Bá, được Trí Bá rất yêu quý và tôn trọng, đến khi Trí Bá đánh Triệu Tương Tử, Triệu Tương Tử cùng mưu với các nước Hàn, Ngụy, giết Trí Bá… ‘Dự Nhượng nấp ở chỗ cầu Tương Tử phải đi qua. Tương Tử đến cầu con ngựa sợ hãi, Tương Tử nói: ‘Đây chắc là Dự Nhượng rồi?’. Sai người hỏi thì quả là Dự Nhượng. Tương Tử bèn trách Dự Nhượng, Dự Nhượng đáp: ‘Trí Bá đối đãi với tôi xem như người quốc sĩ, cho nên tôi phải báo thù theo lối người quốc sĩ’… Tương Tử bèn khen là người có nghĩa và sai người cầm áo đưa cho Dự Nhượng. Dự Nhượng tuốt kiếm nhảy lên đâm ba lần và nói: ‘Ta có thể chết để báo ơn Trí Bá được rồi?’. Rồi phục gươm mà tự sát’. (Thích khách liệt truyện, maxreading.com)
  3. Hàn thoát Trung: Thập niên 60, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học… Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội. Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo... bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3… Từ một dân tộc ‘xin việc’, Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi ‘cho việc’ người khác… Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người… Xem: https://www.facebook.com/profile.php?id=100001643878327&fref=ts
  4. Khổng Tử ‘đến’ VN: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó. Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội... (wikipedia)
  5. ‘Lệ phí nghe chém gió là 100 USD’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/668-tuyen-bo-thanh-lap-cong-ty-dich-vu.html
  6. Nhật thoát Trung: Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ không thua gì VN. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của TQ. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?... Xuất bản lần đầu tại Nhật năm 1952 và gây tranh luận sôi nổi sau đó, quyển sách của Masao Maruyama, rất bác học và khó đọc, được dịch ra tiếng Anh năm 1974, rồi tiếng Pháp năm 1996, khi ông mất (‘Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật’). Giới học thuật Pháp đặc biệt chú ý đến lập luận của Maruyama, một lập luận độc đáo làm họ ngạc nhiên: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với TQ trước khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài. Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với ‘ánh sáng mới’ đến từ Tây phương (Cao Huy Thuần). Xem: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai19/201019_CaoHuyThuan.htm
  7. Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đối đáp với sứ Tàu: Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông. Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lớ đọc bâng quơ:Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh’ (Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ). Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không: ‘Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất. (Bọn quan to, ông lớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả). Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán nước mà tài học cũng siêu việt đến thế! Tiếp đến lúc xuống đò, Quỳnh đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn… Đò ra giữa dòng sông, một tên trong đoàn sứ bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng ‘bủm’. Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo: ‘Lôi động Nam bang’ (Sấm động nước Nam). Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng thẳng, vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói: ‘Vũ qua Bắc hải’ (Mưa qua bể Bắc)… Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Từ đó, cả bọn sứ Tàu bấm nhau ngồi im thin thít. (123doc.org)
  8. Tứ Thư, Ngũ Kinh: Ngũ Kinh được biên tập bởi nhiều danh nho dưới thời Hán Vũ Đế (156-87TCN), gồm có: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu. Còn Tứ Thư do Chu Hy và các danh nho khác biên soạn từ thời Nam Tống (1174-1189SCN), gồm có: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.
  9. Tranh giành quyền lực trong lịch sử Tàu: ‘Việc này đã diễn ra trong suốt chiều dài của lịch sử Tàu. Bọn cầm quyền dùng gái đẹp, tiền bạc, phong vương tước, hợp tác, kết nghĩa anh em... để làm hại các nước thù địch, đối tác hay chư hầu như: dùng Tây Thi để hại Ngô Phù Sai (diệt nước Ngô); nhập lúa giống (đã luộc) vào nước Ngô (diệt nước Ngô); dùng vàng bạc châu báu để lung lạc tể tướng Bá Hi và gián tiếp hại đại tướng Ngũ Viên bị xử chết (diệt nước Ngô); dùng Điêu Thuyền để 'nhất tiễn hạ song điêu' là Đổng Trác và Lã Bố; bắt mẹ của Từ Thứ để ông 'quy Tào'; cài Bàng Thống vào quân Tào để làm kế 'nội công ngoại kích'... Vào cuối thời nhà Tần, có cuộc tranh giành quyền lực giữa Lưu Bang và Hạng Vũ (‘Hán-Sở tranh hùng’, 206-202 TCN), cuối thời Đông Hán có Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền (tạm gọi là ‘Tam Quốc tranh hùng’, 220-280), thời Tống có các cuộc tranh hùng giữa Tống-Kim rồi Tống-Mông (1127-1279)…, ngoài ra, ai cũng biết có các cuộc tranh giành quyền lực mà chỉ còn một 'kẻ' sống: đó là Mao-Lâm, Mao-Lưu… (NGLB, blogspot)
  10. Việt Nam bị ‘Khổng hóa’ gần 1000 năm: ‘VN có cuộc thi Trạng Nguyên đầu tiên vào năm 1075 (thời Lý Nhân Tông) và các cuộc thi theo ‘Tứ thư ngũ kinh’ đó kéo dài gần 900 năm cho đến khi có cuộc thi Tú tài Pháp đầu tiên vào năm 1928, nhưng cái nội dung ‘Tàu’ đó vẫn còn kéo dài đến những năm 1960, chưa tính đến nay’ (NGLB, blogspot)
  11. Vũ trụ song song: là giả thiết về sự tồn tại song song các vũ trụ (có cả vũ trụ chúng ta đang sống), trong đó bao gồm tất cả mọi thứ tồn tại và có thể tồn tại: không thời gian, vật chất, năng lượng và các định luật vật lý…. Có giả thuyết là có nhiều vũ trụ cùng tồn tại, trong một cấu trúc ở mức độ cao hơn gọi là đa vũ trụ (multiverse). Vũ Trụ của chúng ta chỉ là một trong số các vũ trụ trong đa vũ trụ. Ví dụ, vật chất rơi vào hố đen trong Vũ Trụ của chúng ta sẽ có thể hiện ra thành "Vụ Nổ Lớn" bắt đầu một vũ trụ khác. Tuy vậy các giả thuyết kiểu này hiện không thể có gì kiểm chứng được. Ngoài ra vì vũ trụ rộng lớn hơn mấy tỷ năm ánh sáng nên chúng ta không có đủ nguyên liệu để tìm hiểu xem sức lớn của vũ trụ… Tuy nhiên, theo tính toán thì có giả thiết cho rằng có tất cả 4 mức đa vũ trụ. Tự nhiên luôn tuân theo một quy luật nhất định từ vi mô đến vĩ mô, vũ trụ cũng không nằm ngoài quy luật này. Ta tưởng vũ trụ của chúng ta là một nguyên tử thì các hành tinh của vũ trụ chúng ta là các electron chuyển động theo các quỹ đạo xác định và trung tâm của vũ trụ chúng ta cũng như nhân của phân tử theo thuyết này thì vũ trụ mà ta đang sống là một không gian vô hạn không xác định được trong đó luôn tồn tại các hệ vũ trụ khác nhau’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/497-vu-tru-song-song-va-su-nhan-biet.html

18 nhận xét:

  1. Ui da ! Kinh Kha tráng sĩ đẹp giai như zậy mà cho đầu thai nhập vào " Tứ thư ngũ kinh " thiệt là uổng. Sao không cho Ổng nhập vào bang phái của LB ? Để cho mấy mệ trong nhà này oánh lộn , giành nhau cho zui ! Chán chi lạ
    P/s Nghề kiểm toán của tụi nhỏ ở Việt Nam chỉ bận rộn quý 1 và quý 4 còn quý 2-3 thì rảnh . Chúng làm ở công ty đa quốc gia , nên bị điều đi làm ở nhiều nước , nước này xong thì đi nước khác . Làm việc với nước ngoài là như vậy đó , cũng quen rồi . Nhiều lúc không đi thì phải học thêm kiến thức do giáo viên bên Anh bay qua dạy
    À con trai LB có bạn gái chưa ? Nếu chưa thì LB ôm giùm Salam hai quả " Bom nổ chậm " với . Một quả " 1991 tuổi Mùi " một quả " 1993 tuổi Gà " nếu được tôi đem cau trầu tới he he he

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, nếu Kinh Kha nhập vào bổn giáo, thì Bản tòa sẽ dẫn hắn đi... uống cà phê, hay bắt hắn làm... thơ thì hắn sẽ đau đớn mà chết queo trong vòng... 1 ngày à, hihi...
      nên hắn không thể phát huy vai trò làm 'rúng động Phương đông' được, nên việc này để Ngài lo, hihi...

      Oh, không ngờ bạn có tới 2... vịt giời, nếu có dịp gặp, 'chú' LB sẽ mời hát karaoke một bữa no nê nhé, hihi...
      Thank bạn, chúc tối vui!

      Xóa
  2. Xin cám ơn đấng toàn năng.
    Tới đây, Ngọc Đế bỗng nổi giận đùng đùng:
    -Hả, ai cho ngươi gọi ta là ‘đấng toàn năng’?
    -Dạ, con nghe loài người gọi như vậy ạ.
    -Đó là loài người nghĩ ra như vậy, rồi ‘ịn’ vào miệng ta. Ta nói cho ngươi biết, nếu cái gì trên thế giới mà không toàn năng, thì nó mới tồn tại,
    CÂU VĂN HAY NHẤT...... hiiiiiiiiii........

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cái ông MRC này chỉ được cái là... 'chiết gia',
      phát hiện của bạn hay lắm,
      LB chỉ ngẫu hứng viết ra mà thôi, thế mà!
      cám ơn bạn nhiều nhé, chúc tối vui!

      Xóa
  3. saumietvuon [Blogger] Email 15.05.15@11:52
    Kiến thức của anh thật đáng nể! Bái phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, chiều nay LB có khách và đi ra sân bay, nên giờ mới mở máy được,
      rồi bổ sung phần 'Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm đối đáp với sứ Tàu' nữa (chú giải 7),
      cám ơn bạn Sáu nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  4. kieuthien [Blogger] Email 15.05.15@12:45
    Chà chà !!!
    Cái mạch của bác nó phát đế vương hay sao mà chảy khỏe thế nhỉ !
    Lúc nào không dùng, nhượng bí quyết lại cho chú, Bác nhé !
    Đặt hàng trước kèm với lời cảm ơn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, cả ngày hôm qua tự nhiên chán viết, lại chán mở máy ra nữa!,
      may mà tối qua không ngủ được, nên mới viết bài này,
      riêng cái phần cuối thì hơi bị... kẹt, không ngờ sáng nay, trên đường đi ra bến xe, lại nghĩ ra được, hihi...
      Cám ơn bạn KT nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  5. hairachgia [Blogger] Email 15.05.15@15:48
    Một cú chém gió thuộc hàng siêu đẳng

    Tỷ rưỡi Tàu Phù đè xuống dưới
    Lá Bàng một chiếc ở bên tr...
    Hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB cũng thuộc loại chém gió à, kiểu này là phải tốn tiền đô đó anh Hai à,
      nhưng làm nghề 'nghe chém gió' phát tài hơn, vì được lệ phí 100 USD/lần đó, hihi...
      Cám ơn anh Hai nhé, chúc ngủ ngon!

      Xóa
  6. Ái Nữ [Blogger] Email 15.05.15@16:00
    Chả hiểu sao mấy hôm nay người ta nhắc đến Tần Thủy Hoàng nhiều ghê cơ! Bác Kiều Thiên lại nhắc đến đế vương nữa. Xin trân trọng giới thiệu bài viết "Thuật đế vương", tin rằng nó thích hợp với cái nóng của tháng Năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB viết cái gì cũng có 'thực', số là có nghe người ta nói chuyện 'Kinh Kha' (phần 1) ở bờ sông (Kinh Kha lại có liên quan đến Tần Vương),
      nhưng cái sự kiện 'Thái tử Đan' nghe ghê... răng quá, nên LB nghĩ đây là một cái 'mới' có liên quan đến sự... 'tỉnh thức', hihi..., nên viết.
      Tối vui nhé mèo.

      Xóa
  7. vomtroirieng [Blogger] Email 15.05.15@18:57
    Chẳng cần Hạng Thác, giờ mà ta đi hỏi Khổng Tử câu này, Ngài chưa chắc nói trơn tru:
    -Tại sao người ta cứ mãi nhớ thương "người dưng khác họ?", xa lạ ở đâu á, chẳng họ hàng máu mủ ruột thịt gì?
    -Tại sao thế giới có biết bao người, ta chỉ "nhìn thấy" có 1 người?(à, VTR đố LB, câu này nằm trong bài hát nào nè)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, LB đâu có phải là... Khổng Tử.
      Có bài 'Thương nhớ người dưng' của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, do Cẩm Ly thể hiện:
      www.youtube.com/watch?v=QEdmEY0itd8
      Còn VTR biết là bài nào thì giới thiệu cho các blogger tham khảo nhé.
      TM, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  8. Nhớ cha lầm lũi xe xưa
    Con lo nghiệp lớn, xe qua mất rồi
    Chiều về chim két kêu trời
    Trời rơi xuống đất, bóng người có đâu...
    (Lưu comt cho Kiều Thiện)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai tay cào lấy hư vô
      Có đâu chẳng thấy, hư hao nhọc nhằn
      Đèn cù - số phận phải chăng!
      Quay đau, quay đớn, cũng thân đèn cù.
      (Lưu còm cho SMV)

      Xóa
    2. Sầu đâu trước ngõ, mơ hồ nhớ
      Năm tháng qua rồi, em ở đâu!
      Dừng chân, tỉnh mộng, sầu còn vướng
      Trong cõi vô thường, ta vẫn... đau
      (Lưu comt cho Hoàng Anh)

      Xóa
  9. Bài viết và lời bình có (nhiều) giá trị tham khảo, tôi xin đường dẫn về nhà (có lúc sẽ... sử dụng):

    Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”
    http://blogtiengviet.net/trelang/2015/04/09/d_i_con_m_t_ng_i_nh_t_ltrung_qu_c_chi_m__1

    Cám ơn (anh) Gia Minh.

    Trả lờiXóa