Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

687. Chả lẽ ta… điên hết rồi sao! (Thư giãn cuối tuần)

 LTS: Bài viết đang được chỉnh sửa.


Anh điên hay tỉnh đấy?

Sầu đâu trước ngõ, mơ hồ nhớ
Năm tháng qua rồi, em ở đâu!
Dừng chân, tỉnh mộng, sầu còn vướng
Trong cõi vô thường, ta vẫn... đau

Có một con mèo màu trắng, hai mắt xanh lơ (dĩ nhiên), nhưng có một đặc điểm là thường nằm trên đầu tủ gác-mân-rê, nó có nói với tôi rằng:
-Người VN có đặc điểm chung là lười, dốt, thích khoe khoang (?) (Ainu)
Cách đây 2-3 hôm, tôi cũng thấy nó đang làm gì đó ở trên đầu tủ gác-mân-rê, tôi bèn kêu 'meo... meo... meo...' và lấy tay vẫy nó lia lịa, nào ngờ nó chỉ đứng nhìn tôi thôi... Híc…
*
Vâng, chiều nay, tôi lại nói chuyện với một… con mèo, nghe nó kể chuyện về cái tính ‘thích khoe khoang’ này, tôi cũng bị… điên lên, may nhờ có mấy cô bé chạy tung tăng vô tư trước mặt tôi, mà tôi dừng… điên, và nhớ lại… bài thơ sau đây, các bạn đọc cho vui trước khi nghe tiếp câu chuyện nhé:

Em vẫn đi trên con đường vắng vẻ
Cây vươn dài thầm lặng ngóng dáng ai
Bãi cỏ xanh mong có bóng hai người
Trời xa xôi mây ngàn đang cảm nhẹ

Ta muốn hát khi nhìn em nho nhỏ
Giống con... mèo, anh cảm thấy bình minh
Chiều dần xuống, hoa lá rừng tung gió
Nắng lại về, anh muốn nói... ôi xinh

Đừng đến nhé, em ơi, em đừng đến
Đến rồi đi, em để lại dáng hình
Chiều anh kiếm, em xinh không còn nữa
Giấc mộng này, anh tâm sự với ai!

Chiều trên cao sao lá vàng rụng xuống
Chốn đông người đang có bóng người mơ
Thế gian ơi, ta đang sống ơ thờ
Nàng chợt đến, lá bừng lên... lửa ngọn
*
Tiếp nhé… Con mèo mà tôi sắp kể ra dưới đây lại là một con mèo khác - đã đến tuổi ‘thất thập cổ lai hi’ rồi. Cụ mèo nói:
-Chả lẽ ta… điên hết rồi sao!
Tôi bèn nhìn vào mắt cụ, thấy cụ hơi có chút suy nghĩ (có lẽ vì nghĩ là mình có điên không!), rồi cụ im lặng một cách tự tin, tự tin rằng: ta thật sự điên rồi (!)
Rồi cụ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện, mà nếu tôi kể lại hết thì các blogger sẽ nói là anh ‘nói dài, nói dai, đâm ra nói dại’, nên tôi chỉ kể ngăn ngắn thôi.
*
Số là vào giữa một buổi chiều, trời bỗng mưa to, cụ có nói chuyện với một người ‘giỏi ngang thượng đế’.
(Cụ chém gió). Trước đó một chút, cụ đã được ‘thượng đế’ mời đi công tác với: John Kerry - trợ lý của Tổng thống Obama; Chủ tịch hội đồng quản trị của một tập đoàn X lớn nhất bên Nhật, trợ lý của Thủ tướng Abe; Thượng đế (sẽ kể dưới đây); và 3 người khác, kể cả cụ; tất cả là 6 người… Nhưng sau khi nghe thượng đế ‘nổ’, cụ bèn từ chối tham gia chuyến đi ngay lập tức. Tại sao? Câu chuyện như sau.
Cụ kể dài lắm, nhưng tôi chỉ tóm tắt.
Người này nói rằng:
-Thiên hạ nói thiền, phật, chúa, thượng đế…, thực ra là chỉ chém gió (ý nói là họ biết thế quái nào mà nói!)
Rồi anh ta nói tiếp:
-Các nhà khoa học nói nguyên tử này, phân tử nọ, vũ trụ này, vũ trụ nọ, toán học này, toán học nọ…cũng chỉ là chém gió (ý nói là họ không biết gì!).
Rồi:
-Các blogger viết cái này, viết cái nọ, thực chất cũng chỉ là chém gió (ý nói là họ viết tầm bậy tầm bạ, ngu!)
Nghe vậy, tôi mới hỏi cụ:
-Ý nó nói cái gì mà ngồi nghe cụ kể cả tiếng, tôi không hiểu gì hết?
Lúc đó, ngồi bên cạnh dòng sông, cụ trả lời:
-Thì ý nó nói là 7 tỉ người trên thế giới này đều là đồ ngu, mà chỉ có một mình nó là khôn.
-‘Anh ta là dân mình?’, tôi bổ sung. Cụ gật đầu.
*
Tất nhiên là cụ cũng có ‘hồi quang phản chiếu’ (xem dưới), tức là nghĩ rằng mình không điên, tuy nhiên, tôi vẫn hỏi cụ:
-Tại sao mà nhiều người cho rằng ‘Phạm Công Thiện là thằng điên’, ‘Thơ của Phạm Thiên Thư chả có gì hay’, ‘Lời nhạc của Trịnh Công Sơn chả có ý nghĩa gì’, ‘Mấy thằng giàu đó có gì hay, chắc gì đã hạnh phúc bằng tau’, ‘Mấy thằng tiến sĩ đó thì biết gì?, ‘Socrat là thằng ngu nhất nhân loại từ xưa đến nay', ‘phương Đông không có triết học’…? Tại sao có người cho ‘chay, cháy, chày, chảy, chạy’ (xem dưới), có người cho ‘cục cứt có hai đầu’, có người cho ‘ăn, ngủ, đ… , ỉa lui cui làm hoài’… là triết học? Tại sao có (không ít) người cho rằng trong 500 năm nay thì ở VN mới có một thiên tài như hắn ta, hay có người xưng ‘ta là triết gia vô đối’, hay ‘triết gia số một châu Á’, ‘triết gia thứ ba hoàn vũ’…?
Cụ trả lời rất logic, với nhiều minh họa rất sống động, nhưng tôi đâu thể viết dài, mà chỉ tóm lại như sau:
-Tại vì, khác với Tây, ta muốn nâng cao mình lên thì 'thường' dùng cách hạ người khác xuống, và nếu không nhầm, thì đó là cách… duy nhất và rất phổ biến. À…, tại vì họ không có ‘hệ đo’, nói nôm na cho ngươi dễ hiểu, tức là, ví dụ, muốn đo cái vườn, thì phải có cái thước, với đơn vị đo là ‘mét’ hay ‘tấc’.
Ta đã từng chứng kiến là rất nhiều người đo nhà, bán đất, thì họ đo bằng bước chân hay bằng gang tay, tức là cứ ‘mỗi bước chân là một mét!’, ‘mỗi gang tay là một tấc!’.
Thậm chí hiện nay, vẫn có người (đồng bằng) nói là ‘mặt trời còn cách 2 cây sào’, còn người (rừng núi) thì nói ‘chỗ này cách nhà tôi 3 con dao quăng’ (xem dưới)… Nói chung là cái ‘tư duy cụ thể’ đó đã, một cách vô tình, hằn sâu vào óc của nhiều người, thiệt, nên cái ‘tư duy trừu tượng’ của họ cũng quanh đó thôi - chỉ là tự đoán mò.
Ai đó nói ‘cục cứt có hai đầu’ là triết học vì người ấy chưa ‘học triết’, hoặc nói một cách tôn trọng, là kẻ ‘triệt hóc’… Nhưng, quan trọng hơn, ta muốn giải thích thêm rằng: Triết gia ‘vô đối’ là không có ai là đối thủ của người đó hết, mà làm sao y biết là không có đối thủ?, đó là vì y tư duy bằng ‘cây sào’. Triết gia ‘số một’ châu Á, đã gọi là ‘số một’ thì phải so sánh với các triết gia khác, y so sánh với ai?, vả lại, triết gia số 2,3,4,5 của châu Á là ai?, hay triết gia ‘thứ ba’ hoàn vũ, vậy thì thứ 1 và 2 của thế giới là ai?, đó là vì y tư duy bằng ‘con dao quăng’
*
Tới đây, cụ nói ‘ta có một cái vô cùng nghịch lý’, đó là:
1) Cái gì (đa số) họ cũng nói theo, tung hê lên, thần thánh hóa lên, ví dụ cho Kinh Kha, Thái tử Đan, hay Tần Thủy Hoàng... là vĩ đại, như ‘Ngàn năm sử sách vẫn còn ghi’ - là bắt chước Tàu (xem dưới), hoặc Socrat là vĩ đại, L là vĩ đại, M là vĩ đại, N là vĩ đại…
(nhưng nếu cần lợi dụng cho ‘cái tôi’ của mình, thì họ sẵn sàng cho mấy ông đó là ‘thằng ngu’!, và đặc biệt là họ thấy ai ‘thất bại’ là hè nhau xâu xé, ví dụ như trường hợp của M, vì Nguyễn Thái Học có nói rằng ‘không thể lấy thành bại mà luận anh hùng’)
2) Nhưng đa số người đều ‘thường’ xưng là họ là ‘số một’, là giỏi nhất thế giới, thậm chí, giỏi nhất vũ trụ, tức là ‘ngang cơ với thượng đế’!
Cái ‘nghịch lý’ này thì ta không hiểu nổi à nha, có lẽ là do... khôn cực tiểu (!)
*
À, nếu ta cứ ‘ný nuận’ mãi thì ngươi sẽ buồn ngủ, ta kể lại một chuyện này, rồi cuối cùng sẽ nêu cho ngươi một câu hỏi, rồi ta phải về nhà chứ, chiều buông xuống rồi, ánh mặt trời cũng đã muốn từ biệt dương gian, hơn nữa, ‘sư tử’ đang chờ cơm ta ở nhà. (Dạ).

Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Trạng Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái, xin vua triệu bà Đoàn Thị Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.
Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lớ đọc bâng quơ:
-‘Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh’ (Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ).
Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:
-‘Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất. (Bọn quan to, ông lớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán nước mà tài học cũng siêu việt đến thế!
Tiếp đến lúc xuống đò, Quỳnh đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn… Đò ra giữa dòng sông, một tên trong đoàn sứ bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng ‘bủm’. Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo:
-‘Lôi động Nam bang’ (Sấm động nước Nam).
Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng thẳng, vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói:
-‘Vũ qua Bắc hải’ (Mưa qua bể Bắc)…
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Từ đó, cả bọn sứ Tàu bấm nhau ngồi im thin thít. (123doc.org)
*
Qua câu chuyện này, mặc dù đó chỉ là một câu chuyện ‘trạng’, ta thấy rằng ông cha ta ngày xưa có chí khí đấy chứ, nó nói lên cái dân khí, tức là cái ‘chủng tử’ của ta không thua Tàu, mà có khả năng hơn hẳn Tàu. Nhưng ngày nay, con nít từ lúc mới đẻ ra ‘oe.. oe.. oe…’ cho đến khi thành người lớn, là đã bị mấy thứ ‘vĩ đại’ nhét vào mồm rồi, như vậy có làm cho nó tự tin vươn lên được không:
Hai tay cào lấy hư vô
Có đâu chẳng thấy, hư hao nhọc nhằn
Đèn cù - số phận phải chăng!
Quay đau, quay đớn, cũng thân đèn cù

Cụ thể hơn là, khi lớn lên, nó chỉ có thể làm… ‘con rối cho cuộc đời giật dây’ hay làm ‘chiếc đèn cù’, tức là nó không có một cái hệ chuẩn (= standard), bởi vậy mà nó không biết trời cao đất rộng là gì, nên cái gì nó cũng có thể ca tụng, cái gì nó cũng có thể đả phá… Biểu hiện phổ biến là nó thường (xem dưới):
-Trăng sáng vằng vặc, vác c… đi chơi,
tức là đi… chém gió, và uống gần hết bia rượu của thế giới mà chả làm nên được cái giá trị nào lớn cho thế giới cả, nên nó mới ra đứng giữa trời mà tự… vỗ ngực hét toáng lên một mình:
-Ta là giỏi nhất thế giới.

Như vậy là điên hay là tỉnh nhỉ? Cái lày thì ngộ hỏng có piết à nha.

(HẾT)
--------
Chú thích:
  1. Bắt chước Tàu: Nếu không muốn nói là thuộc ‘hệ Tàu’, nhưng không hiểu Tàu, vì trong ‘Sử ký’ của Tư Mã Thiên viết với hàm ý khác (NGLB)
  2. Chay, cháy, chày, chảy, chạy: ‘Chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY…’ (Phạm Công Thiện)
  3. ‘Còn khoảng 1 quăng dao nữa’ (quăng chứ không phải con). Đàn ông miền núi đi rừng thường mang theo con dao, bỏ trong bao và đeo bên hông. Đi mấy cây số thì mỏi hông và quăng (hất) dao sang hông khác. Như vậy, một quăng dao của họ là mấy cây số đấy (Nhật Thành Hồ)
  4. 'Hồi quang phản chiếu': Đúng ra là trạng thái của người đang bị bệnh rất nặng, mà đến lúc, họ bỗng nhiên rất tỉnh táo, đó là dấu hiệu chỉ ra rằng họ sắp ra đi, rất nhanh chóng. Còn ở đây ý nói là tự ‘thức tỉnh’.
  5. Mặt trời còn cách 2 cây sào: cây sào để phơi quần áo, họ nhìn xiên, thấy mặt trời còn cách đầu cây sào bằng một cây sào nữa, nên nói là cách ‘2 cây sào’.
  6. ‘Ngàn năm sử sách vẫn còn ghi’: Bến đò Dịch Thủy khóc biệt ly/Một người ở lại một người đi/Ngàn năm sông Dịch thao thức nhớ/Kinh Kha... Hề...! nhỏ lệ Cao Tiệm Li/Bến ngóng theo đò mỗi bước đi/Ngàn năm sử sách vẫn còn ghi/Kinh Kha một chuyến qua sông Dịch/Đầu bêu giữa chợ tuổi xuân thì (Bùi Nguyên Phong)
  7. 'Trăng sáng vằng vặc, vác c… đi chơi': là một câu trong cuốn ‘Thi nhân tiền chiến’ của Hoài Thanh - Hoài Chân.

14 nhận xét:

  1. LB nói sai rồi ! Người Việt làm sao mà điên được , mà là Lên Đồng tập thể ( Hysteria ). Hễ cứ có bất cứ chuyện gì , bất kể đúng , sai cả xã hội lên đồng một lượt . Thấy người ta ném đá một ai đó , chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cũng nảy vào ném ( Cho vui )
    Trong một cuộc tranh luận cũng vậy , thay vì đi vào nội dung vấn đề ( vì không đủ trình ) lại bỏ bóng đá người . Những lúc như vậy họ phang vào mặt nhau những gì có thể , thậm chí lôi tổ tiên cha mẹ người ta vào ( Dù họ chẳng liên quan ) . Có cái gì " Ngon" nhats họ sẵn sàng nhét vào mồm nhau . Không cứ là dân đen không đâu, mà bao gồm cả những người hành nghề chữ nghĩa cũng không ngoại lệ , nghĩ mà buồn
    LB nhắc đến Trạng Quỳnh , những câu chuyên , hay giai thoại theo tôi đó chỉ là những khôn vặt , ranh ma vặt . Đọc Trạng Quỳnh chơi thì được chứ đem áp dụng vào cuộc sống , thì đó là một thảm hoạ cho xã hội

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy câu chuyện này là có thật đó, đã nằm rải rác trong blog nay rồi, mình chỉ 'tổ hợp' lại thôi, vì mình có biết 'nấu ăn' chút chút đó, hihi..., bạn AS à.
      Còn 'thư giãn' thì Trạng Quỳnh có sao đâu, mình thấy chuyện Trạng chắc có cái ý nghĩa của nó, vì không phải ngẫu nhiên mà nó được in thành sách và ai... cũng biết.
      Mình có trả lời như sau (dưới):
      @ ngonguyen
      Thì người ta đã nói là 'chơi' blog mà, tức là 'chơi cho vui', chứ có được cái gì đâu, phải không anh?

      Cám ơn bạn, chúc cuối tuần vui nhé, TM.

      Xóa
  2. Ái Nữ [Blogger] Email 17.05.15@06:14
    Sao lại cứ tự tiện biên tập tên của Mèo Ainu như thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ AINU
      Tối ngủ không được cô nương à, vì nóng quá, còn LB thích gọi là 'ANU' vì có tính... lịch sử của nó, hihi... Tuần mới vui nhé.

      Xóa
    2. Ái Nữ [Blogger] Email 17.05.15@14:18
      Mèo nằm trên nóc chạn chưa chắc đã là mèo sang, nhưng háu ăn thì rất chắc.

      Xóa
    3. Uh, con mèo này 'nười' ăn lắm, nhưng lúc nó háu ăn thì nhìn hãi 'nuôn' đóa, hihi..., ngủ ngon nhé.

      Xóa
  3. ngonguyen2012 [Blogger] Email 16.05.15@21:49
    Chém gió như vầy cũng vui vui...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ ngonguyen
      Thì người ta đã nói là 'chơi' blog mà, tức là 'chơi cho vui', chứ có được cái gì đâu, phải không anh?
      Cám ơn anh đã ghé nhà, lâu ngày quá, chúc anh vui, khỏe.

      Xóa
  4. NT vẫn thường sang đọc bài của NGLB, đọc rồi về, không ý kiến vì thấy chủ nhà giỏi quá. Nhưng hôm nay mạnh dạn góp ý thế này: NT là dân miền núi chính cống nên hiểu rất rõ cách nói: Còn khoảng 1 quăng dao nữa" (quăng chứ không phải con). Đàn ông miền núi đi rừng thường mang theo con dao, bỏ trong bao và đeo bên hông. Đi mấy cây số thì mỏi hông và quăng (hất)dao sang hông khác. Như vậy, một quăng dao của họ là mấy cây số đấy. Cách giải thích của NGLB là chưa đúng nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, bạn làm mình nhớ lại những tháng ngày vác balô đi bộ ở núi rừng Đông Bắc vào năm 2000, đến nay đã 15 năm rồi!, nên nhớ như vậy đã là... tốt lắm rồi. Những chuyện kể này là có thực, được hư cấu và sắp xếp một cách khá... hợp lý, nhưng mình rất ngại mấy loại bài này, nên:
      - mấy lần do dự muốn đóng lại,
      nhưng mấy lời bình của các bạn làm mình yên tâm hơn, vì nó được hiểu theo chiều hướng HỒI KÝ, còn việc mình nhớ lại có lúc không chính xác thì đôi khi lại là một tín hiệu... mừng.
      Mình sẽ chỉnh lại, cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  5. Đi hết 3 con dao quăng ( chứ không phải dao quắm ) câu này là thước đo khoàng cách của người dân tộc miền núi... con dao chặt củi họ buộc vào 1 sợi dây đeo lên vai và đi bộ khi nào mỏi vai thì đổi sang vai kia là quãng đường tính bằng 1 con dao quăng đó anh Lá Bàng ạ... quãng đường mà dài bằng 3 con dao quăng là anh đi bộ gần hết buổi sáng đó...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. là 'dao quăng', nhớ lại rồi (đã 15 năm rồi còn gì, hihi...), mình có nhiều lần vác ba-lô đi bộ ở núi rừng Đông Bắc, với người Tày/Mường, nhiều kỷ niệm vẫn còn trong tâm trí. có dịp mình sẽ kể tiếp.
      Bạn Nhật Thành Hồ đã còm, mình đã trả lời tương tự, cám ơn bạn MRC, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  6. kieuthien [Blogger] Email 17.05.15@14:25
    He ... Hè...
    Điện?
    Điên thế này thì phát kinh đấy Cụ Triết ạ.
    Em k có hình nhưng em phục mũi cày sát đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, gọi là 'Cụ Triết' có khi thành 'Lão Quy' đó,
      còn 'Em k có hình nhưng em phục mũi cày sát đấy', nghĩa là sao ạ? (mình chưa rõ lắm).
      Ngủ ngon nhé.

      Xóa