Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

692. Thế hệ trẻ sẽ làm nên kỳ tích

  
Tiêu đề bài viết xuất phát từ trả lời sau:
À, thế hệ trẻ thường vô tư, hồn nhiên, ít khi trách móc này nọ, và đặc biệt là dễ tiếp thu cái mới, dám nói, dám làm, nên tôi tin tưởng rằng:
-Thế hệ trẻ sẽ làm nên kỳ tích,
và tôi rất thường ủng hộ các cháu.
 (‘trả lời’ lời bình của bạn Kiều Thiện).
*
Ngày xưa, có ông Bành Tổ sống tới… 800 tuổi (chém gió quá phải hôn!, vì hồi đó tuổi thọ trung bình của loài người là… 25 tuổi)…, rồi ông Khương Tử Nha đến 70 tuổi mới ra làm cho Vũ Vương và đánh bại Trụ Vương… (xem các chú giải bên dưới). Nói chung, chuyện này là chuyện đời tám hoánh rồi, biết cho vui thôi, quan trọng là bây giờ ‘các cháu’ làm sao để có thể sống lâu hơn thế hệ trước, có nhiều tài năng hiện thực hơn để, nếu cần, có thể đánh bại quân xâm lược, cả trên mặt trận triết học…
Ngày nay, ông 30 tuổi thì bảo 'ông' 20 tuổi là ‘thằng con nít, biết gì’, tương tự cho ông 40 bảo ông 30, ông 50 bảo ông 40, ông 60 bảo ông 50, ông 70 bảo ông 60, ông 80 tuổi thì bảo ông 70 tuổi là: ‘thằng con nít, biết gì' (thiệt đó, ha..ha…). Nói chung là thế, ở ta có ngấm ngầm hình thành một thứ truyền thống ngàn năm vô hình, gọi là ‘thứ bậc’ (kiểu Khổng Tử) hay ‘Chiếu trên’ là: chỉ trừ khi người-nhỏ-tuổi-hơn giàu có hay làm lớn… thì thường được người già gọi là ‘anh’, còn theo thông lệ thì:
-Hễ cứ người lớn tuổi thì hiểu biết hơn người nhỏ tuổi hơn, còn người nhỏ tuổi hơn thì thường chỉ biết ‘vâng vâng dạ dạ’ mà thôi, hehe…
Nói chung là người già là hết ‘lực’ rồi, mà ông bà ta thường hay nói đó là dạng ‘chồn chân mỏi gối’, tức là không dám mạo hiểm, thường hồi tưởng về quá khứ… vinh quang ảo, nên chỉ có thể nói lầm bầm hay vòng vo suốt ngày, chỉ trừ vài trường hợp (đặc biệt) là có cụ dám nói, nói thẳng, nói mạnh, và những cụ này thường đóng vai là người truyền kinh nghiệm, thậm chí có thể là người ‘truyền lửa’ cho thế hệ trẻ để làm nên những kỳ tích, như sẽ kể ra dưới đây.

*
Trước khi đọc tiếp bài này, để thư giãn, bạn hãy xem clip này để xem thế hệ… trẻ Hà Lan đã làm nên kỳ tích gì nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=TNwTjVenllc
Trong Chương trình ‘The Voice’ được tổ chức tại Hà Lan (từ tháng 9/2011), ở ‘vòng giấu mặt’ (ngày 30/6/2011), chàng trai Charly Luske (34 tuổi) vừa mới hát câu đầu tiên trong bài hát ‘It’s A Man’s World’ thì cả Hội trường rúng động, và cả 4 giám khảo đều bấm nút ‘I WANT YOU’ (lọt vào vòng trong) ngay cùng một lúc, và khi anh hát xong, có 1 giám khảo cúi xuống… lạy anh! - và kỷ lục này được trên thế giới gọi là ‘cơn địa chấn Charly Luske’. Lời bài hát là:
Đây là thế giới của đàn ông, đây là thế giới của đàn ông
Những nó sẽ chỉ là vô nghĩa, vô nghĩa nếu thiếu đi người phụ nữ
Bạn thấy đấy, đàn ông tạo ra xe hơi để đưa ta đi qua những con đường dài
Đàn ông làm ra tàu hỏa để vận chuyển đồ trọng tải lớn
Đàn ông tạo ra đèn điện để thắp sáng mọi bóng tối vây quanh ta
Đàn ông tạo ra tàu thủy, cũng như Noah tạo ra rương
Đây là thế giới của đàn ông
Nhưng nó sẽ chỉ là vô nghĩa nếu thiếu đi người phụ nữ…
*
Tôi xin tiếp tục câu chuyện nhé.
Các bạn hãy xem đoạn sau: 'Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa TQ không thua gì VN. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của TQ. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?... Xuất bản lần đầu tại Nhật năm 1952 và gây tranh luận sôi nổi sau đó, quyển sách của Masao Maruyama, rất bác học và khó đọc, được dịch ra tiếng Anh năm 1974, rồi tiếng Pháp năm 1996, khi ông mất (‘Luận về lịch sử tư tưởng chính trị tại Nhật’). Giới học thuật Pháp đặc biệt chú ý đến lập luận của Maruyama, một lập luận độc đáo làm họ ngạc nhiên: người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với TQ trước khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã giải phóng tư tưởng của họ tự bên trong, chứ không phải dưới áp lực của bên ngoài. Hiện đại hóa trong tư tưởng của người Nhật đã diễn ra trong một quá trình tranh luận giữa các tín đồ Khổng giáo với nhau, chứ không phải giữa họ với ‘ánh sáng mới’ đến từ Tây phương' (Cao Huy Thuần).
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai19/201019_CaoHuyThuan.htm
Khi ‘viết’ đoạn ngày, tôi nghi rằng tác giả của cuốn sách ‘Thoát Trung’ nói trên - ông Masao Maruyama (‘cố vấn’ cho Nhật Hoàng Hirohito) là còn trẻ, quả nhiên là vậy, lúc viết cuốn sách đó, chàng mới có… dưới 38 tuổi (xem chú giải bên dưới).
*
Sau đó, tôi mới quay lại sử Việt, mà tôi chỉ xin nhắc đến vài vị thôi.
-Nguyễn Huệ sinh năm 1753 (mất năm 1792, do bệnh xuất huyết não dưới màng nhện), năm 16 tuổi đã sáng tạo ra môn ‘Yến phi quyền’, và cùng hai anh em sáng tạo ra môn ‘Độc lư thương’, năm 18 tuổi giúp anh về huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng Tây Sơn, năm 20 tuổi giúp anh hạ thành Tây Sơn, năm 23 tuổi được phong đại tướng, đưa quân vào Nam đánh thắng quân của Tống Phúc Hiệp (phe Chúa Nguyễn), năm 24 tuổi diệt vong chế độ của Chúa Nguyễn, giành được cả Nam bộ…. Năm 31 tuổi (1784), Nguyễn Huệ đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm và Kênh Xoài Mút…, năm 35 tuổi lên ngôi Hoàng đế, rồi với sự tư vấn của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, năm 36 tuổi (1789), Nguyễn Huệ đánh tan 29 vạn quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị nửa đêm phải vứt cả ấn tín để chạy trốn… (wikipedia).
-Vua Hàm Nghi sinh năm 1871 (mất năm 1943, do bệnh ung thư dạ dày), năm 14 tuổi, cậu bé cùng Tôn Thất Thuyết đánh quân Pháp tại Huế, rồi phát hịch Cần Vương chống Pháp (được 3 năm thì bị thất bại và bị bắt)… Còn vua Duy Tân sinh năm 1900 (mất năm 1945, do tai nạn máy bay), mà cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân… (Việt Nam Quang Phục Hội), năm 1916, tức là khi mới có 16 tuổi, cậu bé đã dũng cảm khởi xướng việc khởi nghĩa chống Pháp (bị thất bại và bị bắt)…, năm 39 tuổi, chàng tham gia quân Đồng Minh đánh phát-xít Đức…
-Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Fields Toán học (tương đương với giải Nobel) khi mới có 38 tuổi: 'Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie (Bổ đề Lie) hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands… Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19/8/2010 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields… Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng ‘Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải… vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng’ (wikipedia).
Đó là chưa kể đến Dương Vân Nga, Lê Quý Đôn, Ỷ Lan phu nhân, Đoàn Thị Điểm, Phùng Khắc Khoan (Lưỡng quốc trạng nguyên), Ngọc Hân công chúa, Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quát, Nguyễn Nhược Pháp, Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Đặng Thái Sơn, Võ Trọng Nghĩa…, ngoài ra, mới đây có một cậu bé 19 tuổi, ở HN!, có một bài phát biểu trên FB (xem đường dẫn bên dưới) rất là thông minh và khá trí tuệ (lưu ý rằng các bạn chỉ xem để tham khảo thôi, và nên có lập trường riêng của mình).
Tóm lại, Ngô Bảo Châu đã ‘làm toán vì bạn thích chứ không phải… vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng’ từ năm 16 tuổi, đạt giải ‘Nobel’ khi mới có 38 tuổi, Nguyễn Huệ là một trong ba người (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ) đã sáng tạo một trường phái võ thuật (Bình Định) từ năm 16 tuổi, rồi sau đó đánh tan tác bọn xâm lược Tàu khi còn trẻ - mới có 36 tuổi, trẻ hơn là vua Duy Tân lãnh đạo chống Pháp khi mới có 16 tuổi, trẻ hơn nữa là vua Hàm Nghi lãnh đạo chống Pháp khi mới có… 14 tuổi, còn nay..., híc..híc…
*
Cũng nên tham khảo chuyện nước ngoài tí. Số là ông Krishnamurti, sinh năm 1895 (mất năm 1996), được thế giới xem như là triết-gia-của-thế-kỷ-20. Năm 1911, tức là năm 16 tuổi, ông đã là Giáo chủ của tổ chức toàn cầu ‘Ngôi sao phương Đông’, mà năm 1929, ông đã tập hợp 3000 đại diện từ khắp thế giới và tuyên bố giải tán tổ chức này, với câu chuyện:
Một ông nọ đi chung với một con quỷ trên một con đường, họ nhìn thấy một người nông dân cúi xuống nhặt được một cái gì đó và bỏ vào túi, ông ta bèn hỏi:
-Anh ấy nhặt được cái gì vậy?
Con quỷ đáp:
-Đó là một mảnh của chân lý.
-Ấy chết, thế sao ngươi không cản lại, nếu loài người mà tìm được chân lý thì ngươi chỉ có con đường chết!
-Ngươi yên tâm đi, con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó, vì thế mà ta suốt đời ngự trị loài người, ha..ha..ha…
*
Chuyện tình vào hạ, nhớ xa xa
Ai hồ thu mặt, nét mượt mà
Vàng thu ai rớt, vàng thu đắm
Tây xuống hương chiều, đông thức thao
‘Thơ pùn thế Giáo Sư Caca ưi! Tuần mới Én nhỏ kính chúc GS Caca nhiều nụ vui ạ!' (Yến Phạm)

Và, chúng ta hay nói rằng ‘Khổng Tử nói rằng’, ‘Lão Tử nói rằng’, ‘Trang Tử nói rằng’, ‘P nói rằng’, ‘C nói rằng’, ‘M nói rằng’, ‘L nói rằng’, ‘Nietzsche nói rằng’, ‘Sartre nói rằng’, ‘Camus nói rằng’, ‘Krishnamurti nói rằng’, ‘Osho nói rằng’, ‘Dalai Lama nói rằng’, ‘sư Tuyên Hóa nói rằng’, ‘Lý Hồng Chí nói rằng’… và mỗi người đều tự cho cái chân lý mà mình ‘nam mô lại' đó là… đúng rồi, huhu…

Hỡi các thiên thần bé nhỏ, sau này, nếu gặp các bạn ở quán cà phê, tôi không muốn nghe các bạn nói rằng ‘đấng X nói rằng’, mất thì giờ của tôi lắm, mà tôi sẽ hỏi:
-Tự bạn sẽ nói rằng cái gì?
Chuẩn bị tâm lý đi nghen.

(HẾT)
---------
Chú giải:
  1. Bài hát ‘It’s A Man’s World’ (lời tiếng Anh): This is a man's world, this is a man's world/But it wouldn't be nothing, nothing without a woman or a girl/You see, man made the cars to take us over the road/Man made the trains to carry heavy loads/Man made electric light to take us out of the dark/Man made the boat for the water, like Noah made the ark/This is a man's, a man's, a man's world/But it wouldn't be nothing, nothing without a woman or a girl…
  2. Bành Tổ: Theo ‘Thần tiên truyện' thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, là cháu 6 đời vua Chuyên Húc... Ông thích điềm tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, nên đến 767 tuổi mà vẫn còn khoẻ!... Tương truyền ông có tới 49 lần góa vợ, có một huyền thoại khác kể về cái chết của Bành Tổ như sau: bấy giờ Ngọc Hoàng Thượng Đế nghe tâu rằng dưới trần gian có một ông già ngồi câu cá ở bờ Vị Thủy rất lâu rồi, ngồi đến nỗi tảng đá lõm thành hình cái mông đít mà sao chẳng thấy ông ấy chết. Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào và Bắc Đẩu hóa thành người phàm đi tuần du chốn nhân gian, khi đến bờ sông Vị thấy một ông già ngồi câu cá bèn hỏi: ‘thưa cụ, cụ ngồi đây có bao giờ thấy hiện tượng nước chảy xuôi hòn đá trôi ngược không ạ’. Bành Tổ cười lớn nói: ‘ta ngồi câu cá ở đây đã 800 năm chưa bao giờ thấy có chuyện như thế cả, các anh định hỏi đùa ta chắc’. Nam Tào và Bắc Đẩu bèn hỏi: ‘thưa cụ, vậy cụ tên gì ạ’. Sau khi Bành Tổ nói họ tên thì Nam Tào và Bắc Đẩu biến mất về tra lại sổ sinh tử thấy không có ai tên như vậy đoán chắc lúc người này sinh ra mình đang bận gì nên sót tên không ghi bèn viết tên Điền Khanh vào sổ sinh của Bắc Đẩu rồi lấy sổ tử của Nam Tào ra gạc đi, Bành Tổ ở dưới trần lăn đùng ra chết. (wikipedia)
  3. Cậu bé 19 tuổi, có một bài phát biểu, xem: https://www.facebook.com/khanh.hoang.58367/posts/991952044159159
  4. Chả cá Lã Vọng: Năm 1998, người Hà Nội có kể với tôi (NGLB) rằng: Trước đó, ở Hà Nội có một tiệm bán các loại tượng ‘Lã Vọng ngồi câu cá’ bằng sứ. Sau đó, ở gần tiệm này lại mở ra một quán bán món ‘chả cá’. Người ta, mỗi lần rủ đi ăn chả cá, thì nói rằng: ‘ăn chả cá ở gần chỗ bán tượng Lã Vọng đó’, vì thế mà lâu ngày, món chả cá này có tên là ‘chả cá Lã Vọng’.
  5. Khương Tử Nha hay Lã Vọng (sống vào thế kỷ thứ 12 TCN) vốn là kẻ bất tài về mọi thứ (ví dụ bưng giùm trứng cho vợ ra chợ bán, nhưng mới đến ngạch cửa thì đã vấp, làm cho trứng bể hết, vì thế mà ông bị vợ mắng suốt ngày). Nhưng ông lại có biệt tài về mưu kế quân sự, nhận thấy triều đình thời đó hủ bại, vua thì vô đạo, nên ông ẩn danh, ngồi câu cá bên sông Vị (với cái cần câu mà không có lưỡi câu), mãi đến năm 70 tuổi, ông mới gặp được ‘Minh chúa’ - tức là Cơ Xương (thủ lĩnh bộ lạc Chu), ông bèn phò Cơ Xương, rồi Cơ Phát, đánh thắng Trụ Vương (năm 1123 TCN), lập nên nhà Chu.
  6. Krishnamurti sinh năm 1895 (mất năm 1996, tại California): Với các 'tác phẩm' nổi tiếng thế giới - là ‘cẩm nang’ và là tài liệu ‘gối đầu giường’ của nhiều trí thức, như: Đại bàng cất cánh, Tự do đầu tiên và cuối cùng, Diễn văn giải tán hội Ngôi Sao, Đối diện cuộc đời…, mà ‘tại Ấn Độ, Anh Quốc và Mỹ… tiếp tục sao chép và phổ biến hàng nghìn bài nói, các cuộc thảo luận nhóm và cá nhân, và các tác phẩm khác, xuất bản chúng dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm sách, audio, video, sách điện tử, internet, với nhiều ngôn ngữ khác nhau…’ (wikipedia), ông là triết gia ‘phi-thời-gian’, triết của ông gồm có: 1) không có tham vọng ‘đạt’ cái này cái nọ trong tương lai, vì thế mà thoát khỏi sự ‘ràng buộc’ của thời gian (phi-thời-gian), mà nay ta thường nói nôm na là ‘đi thì cứ đi, còn đến đâu thì không quan trọng’, 2) không bị ảnh hưởng/kích thích/cảm hứng bởi bất cứ tư tưởng/chủ nghĩa/học thuyết ‘ảo’ nào từ bên ngoài, nó nôm na như từ ‘thiền = mantra, mà man = trí tuệ, tra = giải thoát, thiền là giải thoát khỏi sự nô lệ bởi trí tuệ), 3) chân lý không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ/lời nói hay chữ viết, hay ‘không có con đường dẫn đến chân lý’, hay có một số người nói ‘chân lý nằm ở vô môn quan’, tức là nó không có cửa vào, mà chỉ có vài người ‘ngộ’ được bằng tâm nhãn… (NGLB)
  7. Masao Maruyama (Maruyama Masao?, 1914-1996) was a leading Japanese political scientist and political theorist. His expertise lay in the history of Japanese political thought, to which he made major contributions: (tạm dịch) Masao Maruyama hay Maruyama Masao, sinh 1914-1996, là học giả kiêm chính trị gia hàng đầu Nhật Bản. Bằng năng lực chuyên môn của mình, ông đã đóng vai trò chính trong lịch sử tư tưởng chính trị của Nhật Bản. (wikipedia)

19 nhận xét:

  1. Con cái là tương lai của gia đình, tuổi trẻ là tương lai của dân tộc . Hãy tin vào lớp trẻ vì ngày nay họ có nhiều kiến thức , có nhiều hoài bão , dám làm dám chịu mà những lớp người già " Bảo thủ , Trì trệ " không thể nào có được
    Xưa rồi khi những người già " Trẻ con sống lâu " lên lớp chỉ bảo , lớp trẻ không nghe nữa vì chúng đã tự đứng được trên đôi chân của mình
    LB nhắc tới ca sĩ Charly Luske với bài hát ( It's A Man's World ) về vấn đề bình đẳng giới , thì Salam lại nhớ tới bức thư của cô bé 9 tuổi Sofia , gửi tới tổng thống nước Mỹ Obama
    Thưa ngài Tổng Thống . Cháu viết bức thư này cho Ngài để hỏi xem tại sao không có hình ảnh người phụ nữ nào trên tờ đô la Mỹ
    Cháu nghĩ nên có hình ảnh những người phụ nữ trên tờ đô la của nước ta . Bởi nếu như không có phụ nữ thì cũng không có đàn ông
    Rất nhiều phụ nữ có thể xuất hiện trên tờ đô la , vì họ đã đem tới cho đất chúng ta những thứ quan trọng
    Làm ơn hãy hồi âm cho cháu
    Sofia
    Thư trả lời của tổng thống Obama
    Những người phụ nữ mà cháu liệt kê là những người ấn tượng , và tôi phải nói rằng cháu cũng khá ấn tượng
    Tôi sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng cháu sẽ được lớn lên ở một đất nước mà phụ nữ cũng có cơ hội như nam giới , và tôi cũng hy vọngchaus sẽ tiếp tục tham gia vào các vấn đề mà cháu quan tâm
    Nếu cháu tiếp tục tập trung trong học tập và cố gắng giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể , sẽ không có giới hạn cho những gì cháu muốn thực hiện
    Obama
    Điều gì mà một cô bé 9 tuổi tự tin khi bàn luận về một vấn đề lớn lao như vậy ???
    Điều gì mà một người đứng đầu một cường quốc trên thế giới lại nâng niu , trân trọng một tâm hồn trẻ thơ như vậy ???
    Tuổi thơ Việt Nam thì sao ? Những người lớn Việt Nam thì sao ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, lời bình của bạn có tư liệu và ý hay lắm, nó khó có thể giải trong vài lời,
      tạm nói là vì ở ta, lãnh đạo lớn làm gì mà quan tâm đến thư của một cháu bé và trả lời cho cháu chứ, hơn nữa, những lời mà khi họ đến thăm các cháu lại thường được trợ lý soạn sẵn, cứ thế mà đọc lại, và nội dung và ngôn từ nào của các bài phát biểu cũng đều như như nhau, nên có gì mà được người nghe phải để ý ạ!, v..v...
      Nhưng có lẽ đây là vấn đề mà bài viết quan tâm: thế hệ trẻ nên là chủ nhân của chính mình, có lối tư duy... hoàn toàn mới/tuyệt đối không nói theo, để có thể trở thành những nhà khoa học, triết gia... lỗi lạc trên thế giới, và nhiều ý nữa trong bài viết...
      Cám ơn bạn Salam, TM.

      Xóa
  2. kieuthien [Blogger] 25.05.15@13:20
    Phát hành mới hả Bác !
    Bài này có cái tít rất gợi...
    Chắc bên trong nó còn sâu thẳm hơn !

    Chúc mừng Bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, hôm nay mình bị hết... năng lượng, vả lại trời oi bức quá, nên giờ mới hơi tỉnh một tí, mới... mở máy lại được,
      ui, cái bài viết này, truy tìm cái tiểu sử của ông Masao Maruyama bất mệt luôn, wikipedia tiếng Việt cũng kg có, bất cứ bài viết tiếng Việt nào cũng kg có, tìm mãi mới ra được một bản tiếng Anh, phù... phù...
      Cám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  3. Ái Nữ [Blogger] Email 25.05.15@14:35
    Bài hay. Không thích cái tít.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, 'con mèo ngái ngủ trên gác-mân-rê' là thuộc loại thế hệ trẻ, thế mà kg thít, chắc là thít ngược lại quá, hihi...

      Xóa
    2. Ái Nữ [Blogger] Email 26.05.15@01:53
      "Nó đã sống rất lâu, nhưng nó vẫn chưa già".
      Nó chỉ chưa già thôi chứ còn trẻ nỗi gì nữa?

      Xóa
  4. nguyentheduyen [Blogger] Email 25.05.15@15:11
    OK! Bài viết đươc quá. Xin chúc mừng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mệt quá ngủ thiếp đi cả... ngày, giờ mới mở máy trả lời bạn, cám ơn đã ghé nhà, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  5. saumietvuon [Blogger] Email 25.05.15@20:37
    Tui mới vừa đọc bài báo với cái tít "bài toán lớp 3 thách thức g/s Ngô bảo Châu, độc giả giải trong 3 phút" kìa anh ui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, hot news đây!, mai rảnh mình sẽ đọc,
      cám ơn bạn Sáu nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  6. vomtroirieng [Blogger] Email 26.05.15@05:20
    VTR sẽ nói rằng, trong tất cả những nhân vật được nêu trong bài viết, VTR ngưỡng mộ GS. Ngô Bảo Châu nhất, những vị kia ở quá xa rồi...
    VTR nói rằng, chính câu trả lời phỏng vấn của GS đã làm bao người phải suy nghĩ "theo lề trái hay lề phải là việc của con cừu", chính vì Ông ko phải là con cừu, nên "lề" nào cũng trải chiếu hoa mời ông về với bao nhiêu là điều kiện trong mơ.
    VTR còn nói rằng, hic, bình minh lên rồi, chẳng cần theo "lề" nào, theo... lề thói gia đình thôi, đến giờ thắp hương, đọc kinh sáng rùi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -"câu trả lời phỏng vấn của GS đã làm bao người phải suy nghĩ "theo lề trái hay lề phải là việc của con cừu", chính vì Ông ko phải là con cừu": like!,
      phát biểu này này của Ngô Bảo Châu, dưới một góc độ nào đó, và trừ chữ 'cừu', là... đúng.

      -"nên "lề" nào cũng trải chiếu hoa mời ông về với bao nhiêu là điều kiện trong mơ":
      phát biểu này của NBC, nếu có, là hoàn toàn... sai.

      -"VTR còn nói rằng, hic, bình minh lên rồi, chẳng cần theo "lề" nào, theo... lề thói gia đình thôi": hay!,
      nhưng sẽ hay hơn, nếu VTR nói là "theo... lề của tui thui'.

      LB vốn rất có độ nhạy cảm về... chuyện này, nếu VTR thấy bên trong câu trả lời của LB có cái gì đó hơi... hay hay chút xíu thì:
      -Chúc VTR một ngày mới có (nhiều) bất ngờ thú vị, hihi...

      Xóa
  7. Tiếng cười và bóng người xưa
    Chỉ còn thấp thoáng nắng mưa với đời
    Người xa biền biệt mù khơi
    Để Cherry rụng tơi bời chiều thu..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiều về không có tiếng người xưa
      Trời nắng đi đâu, mây úa màu
      Nước kêu rưng rức, lành lạnh gió
      Mây đã lưng trời, mây sẽ mưa, hihi...

      Xóa
  8. ngvanan [Blogger] 26.05.15@14:54
    Ngày xưa còn trẻ đã vào đời, nên sớm làm nên sự nghiêp, nhưng thời đó lại sớm chết. Bây giờ sinh sau đẻ muộn phải để gần nửa đời đi học, nên công thành muộn hơn, nhưng lại sống lâu hơn. Ngày xưa lập công lúc 16, rồi chết 32, thì như bây giờ lập công lúc 40 rồi chết 80 vậy. Thế thôi.
    Về toán, thì trên 40 tuổi, ít người còn phát minh xuất sắc, nhưng về các ngành khác, có khi già mới phát minh. Nhiều phát minh lại sau 10 hay 20 năm sau mới thấy tầm quan trọng, khi đó tác giả đã già khụ hay chết queo rồi. Tuy vậy, có sao đâu, vì tác giả đó đâu đam mê vì tiền bạc hay danh vọng !
    Qui anh vì nhiều điểm : chịu khó đọc, bàn sâu, nhiều tài liệu lại ghi chú nguồn rõ ràng (ỏ đây chảng ai làm vậy, chỉ đề Sưu Tầm, ST, tỉnh bơ tác giả). Nhưng anh viết lai rai, không thuần nhất một chủ đề…
    Mến,
    NVA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh à,
      Một buổi sáng nọ, ở ĐBSCL, tôi đi uống cà phê và giẫm chân trên những chiếc lá bàng rơi rụng - kêu xào xạc.
      Ngồi ở quán cà phê, chúng lại tiếp tục theo đuổi tôi, hình như muốn nói lên vô vàn tâm sự:

      Trời âm u muôn ngàn tâm sự
      Phút mong chờ tư lự hồn trai
      Ai trong giấc ngủ chưa phai
      Ai ngồi đợi mãi, mong hoài nắng lên

      Cà phê si dại cò vươn cổ
      Cây bàng cương vỏ hứng tinh mai
      Ai đây thở vắn than dài
      Ai kia vẫn cứ hài tâm ngắm trời

      Rượu đâu ngoắc ngoải chờ chưa thấy
      Bia đâu nước miếng chảy thành dòng
      Hát hò thoả kiếp long đong
      Liếc nàng quên hết thịnh vong đời người

      (Đây là bài... thơ đầu tay của tôi, híc... Xin cám ơn các tiền nhân là Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn)

      Vì thế mà tôi mới đặt nickname của mình là 'Nhà gom lá bàng', và vì 'Hát hò thoả kiếp long đong/Liếc nàng quên hết thịnh vong đời người', nên nếu những bài viết của tôi còn... sống, thì CÁI KHÁT VỌNG CỦA NGƯỜI VIỆT sẽ còn lưu lại trong chúng, trong đó có anh.
      TM.

      Xóa
  9. Người Hà Nội [Bạn đọc] 26.05.15@16:40
    @ Bác Ái
    @ Bác Lá Bàng
    Thế hệ trẻ sẽ làm lên kỳ tích. Đó là lẽ dĩ nhiên. Sớm hay muộn thì phụ thuộc vào tuổi thọ của các cụ, những người hết ‘lực’ rồi, mà ông bà ta thường hay nói đó là dạng ‘chồn chân mỏi gối’, tức là không dám mạo hiểm, thường hồi tưởng về quá khứ… vinh quang ảo, nên chỉ có thể nói lầm bầm hay vòng vo suốt ngày. Ngoại trừ mấy cụ ngoại lệ. Đó là những cụ dám nói, nói thẳng, nói mạnh, và những cụ này thường đóng vai là người truyền kinh nghiệm, thậm chí có thể là người ‘truyền lửa’ cho thế hệ trẻ để làm nên những kỳ tích. Chẳng hạn như cụ ông sinh con ở tuổi 80 có quá khứ "hoành tráng". Cụ này cho biết, cuộc đời có 3 điều quên; quên tuổi tác, quên bệnh tật và quên hận thù. Có vậy thì ông mới sống vui, sống khỏe, sống có ích để cống hiến cho đời. Thành tích của cụ này thật là hấp dẫn: giàu nứt đố đổ vách, 4 đời vợ, cô hiện tại kém cụ 53 tuổi, cô trước đó là một cô gái điếm xinh đẹp, uống rượu như nước lã... Cụ này có thời là bác sỹ bệnh viện K74 Phúc Yên, nơi bác Ái đã từng công tác. Không biết bác Ái có biết không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình đã đọc hết các bài 'lung linh màu sắc cầu vồng' rùi, thú vị đấy chứ, mình không quá... khó tính, làm được thì... vui chơi được, dù sao cũng xứng... đời trai, đời người, hihi...
      Tại sao mình lại không quá khó tính với ông Nguyễn Hữu Trọng nhỉ (trường hợp đặc biệt)! Tại vì mình giả sử mình là ông ấy, tiền thì dư, sức thì... thừa, thì để làm... chi! Xưa, Nguyễn Công Trứ đã làm vậy, nay, đại gia Lê Ân (Vũng Tàu) đã làm vậy, và nhiều vậy vậy, điều quan trọng là sự 'tự nguyện' của mỗi 'đối tác'.
      Lại giả sử rằng ta đạt giải Nobel thì sao nhỉ!, là đại văn hào thì sao nhỉ!, là triết da triết dủng gì đó, thì sao nhỉ!... Chỉ băn khoăn một cái là dân ta bị (nước ngoài) ăn hiếp quá đi, chịu không nổi!
      Ôi, đời vốn là 'ups and downs', nên phải chăng:

      Hát hò thoả kiếp long đong
      Liếc nàng quên hết thịnh vong đời người!

      Thôi, ta hãy liếc nàng tí rồi về với hư vô vậy!

      Xóa