Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

749. Ôi, con người!

Người thăm thì có rượu nhà
Cà phê tự chế, vườn ra trái nhiều
Buổi chiều dạo gót phiêu diêu
Chim bay xoải cánh, gió hiu hiu... sầu!

(LTS: Hôm nay tôi đổi tiêu đề bài viết này từ ‘Chuyện xoay quanh ba chú chó đáng yêu’ (đăng lúc 3h28) thành tiêu đề ‘Ôi, con người!’. Trân trọng.)
---------

Tôi đã về… phố núi.
1
Hôm nọ, tôi đến nhà một người bạn chơi, không báo trước. Nhà anh ta ở trong một cái rẫy rộng. Bước vào nhà, thấy không có chiếc xe máy với màu chiếc mũ bảo hiểm quen thuộc, luôn đậu ở một chỗ cố định, tôi biết rằng anh ta đã đi chém gió ở đâu đó, chắc vậy!
*
Trước khi đến đây, có một chuyện nhỏ là tôi đang bị ‘ném đá’ bởi ai đó trên mạng, mà tôi không hiểu ‘để làm gì?’, nhưng tôi không quan tâm, vì có rất nhiều chuyện ‘chết người’ để quan tâm trong cái cõi ta bà này.
Cách đây ba năm, tôi đã gặp một trường hợp tương tự với một người em họ mà đã chơi thân với tôi đến mấy chục năm, nên trước khi đi, tôi có chuẩn bị tâm lý để đối phó với cuộc ‘tấn công’ của anh bạn nói trên (anh có biết), và tôi thừa biết rằng khi tôi bị ném đá, thì anh không những không có thái độ am hiểu và chia sẻ, mà còn có thái độ ngược lại:
-Tôi có thể đọc được một cách rõ ràng trong bộ óc của anh, trong thái độ của anh, trên khuôn mặt dương dương tự đắc của anh - với tư cách là một con người (!), là bạn thân của tôi - sẽ toát ra một vẻ thỏa mãn âm thầm một cách thú tính khi biết rằng tôi bị người khác ném đá!

Tôi sẽ nói gì, ngắn thôi, ví dụ như:
-‘tôi không quan tâm’,
-‘tôi không đặt chút trọng tâm nào vào kẻ đó’,
-‘tôi có vô số chuyện quan trọng hơn rất nhiều để làm’, v..v…,
nhưng tôi biết rằng nếu tôi nói như vậy thì anh ta, vì một quán tính tự nhiên, và vì cái ‘con’ lấn át cái ‘người’, chắc chắn là anh ta sẽ lái câu chuyện vào trọng tâm ‘đề cao cái tôi’ của anh ta, như sẽ kể ra nhiều người tài giỏi trên đời, để: 1) chứng tỏ rằng anh ta biết, hay anh ta còn ‘tài giỏi' hơn những người này!, 2) ngụ ý ‘hạ bệ’ tôi. Để làm gì?, xin hỏi ông trời!
Tôi suy nghĩ hoài không biết rằng sẽ chọn cái nào trong ba phương án trên, nhưng tôi tự biết rằng dù ai nói gì thì nói, thì tôi cũng sẽ dẫn đến việc kể chuyện đời (mà tôi tin là nó ‘triết’ hơn cả triết!), và như thế thì thường đối tác của tôi, do tính ‘con’, sẽ tham gia ‘cà khịa’ mà quên đi chuyện định ‘làm thỏa mãn cái thú tính’ ban đầu của kẻ nghe chuyện.
…May quá, ‘thượng đế’ đã sắp xếp: anh ta đi vắng!, và như thế thì tôi không bị anh ta hành hạ. Và dưới đây là câu chuyện mà tôi định kể cho anh ta nghe.
*
Vâng, đúng nguyên tắc, tôi sẽ hút một điếu thuốc: ra ngắm dòng sông một tí, chào mấy cây hoa một tí, và xem thử mấy con thú rừng hay vật nuôi đang làm gì, rồi sẽ lạnh lùng quay gót ra đi.
Không ngờ, tôi chưa kịp châm điếu thuốc, thì có một phụ nữ bước ra tiếp tôi (chị ta là người làm vườn). Chị bưng ra một đĩa chuối luộc, rồi trò chuyện với tôi. Ngày này, tôi hơi lạnh nhạt, và có dấu hiệu lãnh cảm, vì trong thâm tâm, tôi không quan tâm đến sự đời, và quan trọng là vì:
-Tâm hồn vốn rất dễ tổn thương của tôi đã có thay đổi rất lớn.
Và không ngờ, chị ta tiếp tôi rất tự nhiên, và tỏ ra càng lúc càng cởi mở. Tôi bắt đầu tức cười với từ ‘đồ… quỷ’ (và nhiều từ khác) với âm đầu (đồ) thì chị phát âm với cường độ bình thường, nhưng âm sau (quỷ) thì chị nói to lên và kéo dài ra - theo một kiểu rất đặc trưng của người Tiền Giang (hay người miền Tây!); ngoài ra, tôi còn… học được mấy cụm từ như ‘cái mặt gổ gổ’, ‘mụn không là mụn’ (*), ‘đen thùi lùi’, ‘xấu hoắc’… Và qua chị, bỗng tôi trở nên vui hơn và càng lúc càng nói đùa và cười nhiều hơn.
Bỗng có một anh chàng đi ngang qua, đại khái là anh ta dừng lại nói lăng nhăng gì đó dăm ba phút, nhưng với cảm quan nhạy bén của tôi, và vì anh là người… Việt (cười, tôi đã bắt gặp anh ta làm tương tự một lần rồi), nên tôi biết là anh ta ‘nghi’ là tôi đến để tán gái, vì thế mà anh ta cố tình dừng lại để dòm ngó, soi mói, xem thử có phát hiện ra điều gì không, để rồi có thể sẽ phình đại câu chuyện lên, hay sẽ gièm pha điều này với những người khác! Để làm gì?, xin hỏi ông trời!
Tôi cũng xin mở ngoặc đơn ở đây là đối với những người làm vườn, ô-xin, công nhân, thợ hồ, người bán hàng tạp hóa…, tôi thường có một mối cảm tình thầm kín nào đó không biết, và thường tỏ ra quan tâm giúp đỡ (vì khá dễ làm!), nên họ cũng khá thoải mái khi tiếp xúc với tôi.
*
Rồi hút xong điếu thuốc, và như một cái máy đã được rèn luyện… lâu năm, tôi liền đứng lên, vừa nói nói cười cười, vừa từ biệt ngắn gọn, vừa dắt xe ra cổng.
À, trước đây, trong nhà bạn tôi có một con chó cái già lắm rồi, già sắp chết rồi, và một con chó đực thanh niên, rồi không biết làm sao lại sản sinh ra một con chó con nhỏ xíu xìu xiu (híc..híc…). Vì mới đẻ ra thì bị mấy đứa nhỏ bồng và đùa nghịch, nên nó rất nhát, mà mỗi lần thấy tôi, nó liền chui xuống gầm giường để trốn. Nhưng, tính tôi vốn thích cái gì nho nhỏ, mềm mại, vì thế mà tôi rất thích chơi đùa với con nít, và hay đùa giỡn vuốt ve mấy chú chó bất cứ ở nhà nào (kể cả mèo, cá cảnh hay con nhím cảnh…), và cũng vì thế mà chú chó con này - ngày càng lớn - cứ tìm đến tôi để đòi tôi… giỡn với nó!
…Không ngờ khi mở cổng ra, tôi thấy ba con chó - một con chó già, một con chó thanh niên và một con chó con - đứng sắp hàng ở đầu cổng, với những đôi mắt đầy quyến luyến tiễn đưa tôi, vâng, tôi sắp ra đi, và cũng do số phận, tôi biết rằng mỗi lần tôi cất bước ra đi, là không còn nhiều cơ hội để quay lại chốn xưa! Tôi rất cảm động trước thái độ rất ‘nhân bản’ của những con chó này, và ngầm than:
-Ôi, con người!
2
Rồi ở… phố núi.
Nhìn qua cửa kính trước của chiếc xe ô-tô, tôi bỗng thấy rất nhiều những con kiến, chúng chạy tới chạy lui, chạy ngược chạy xuôi, vì vô số việc khác nhau, nhưng chắc chắc có một việc rất lớn, vô cùng lớn là: hầu như tất cả đều đổ xô vô chốn chợ đời vì đồng tiền.
Trước cổng chợ, chiếc xe của tôi phải chạy rất chậm, rất chậm, vì những con kiến này - với những chiếc xe máy của chúng - chạy ‘lưỡng nghi’, chạy ‘tam nhân đồng hành’, chạy tứ lung tung, chạy ‘võ lâm ngũ bá’, chạy ‘lục súc tranh công’, chạy ‘thất tinh bắc đẩu trận’, chạy bát phương tám hướng, chạy ‘cửu thiên huyền nữ’, chạy ‘thập diện mai phục’… mà choán hết cả đường đi.
Tôi mới thầm nghĩ là:
-Ôi, 40 năm sau giải phóng mà tình trạng vẫn như vầy!
*
Tôi than thầm tiếp:
-Ôi, 59 năm nữa thì năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan, nhưng nếu 59 năm nữa thì năng suất lao động của Thái Lan lại vượt VN trên 59 năm, thì và thì…!
Tại làm sao?
Tôi có kể lại chuyện nói về năng suất lao động ‘đáng hổ thẹn’ này của VN (báo Thanh Niên ngày 15/10/2015), thì một anh bạn của tôi liền giải thích:
-Năng suất lao động của họ cao hơn, vì họ có máy móc/công nghệ cao hơn, vì họ lao động trí óc….
Nhưng tôi không nghĩ là đúng lắm, mà cho là vì những tính cách mà tôi đã kể ở trên: ‘ném đá’, ‘hạ bệ người khác’, ‘thỏa mãn một cách thú tính’, ‘ghen tị’, ‘nghi ngờ’, ‘dòm ngó’, ‘soi mói’, ‘gièm pha’, ‘tham gia giao thông theo kiểu thập diện mai phục’, ‘lấn chiếm cả đường đi’…, tôi lại than thầm:
-Ôi, nếu tình hình cứ như vậy (cả mấy chục năm qua rồi, và nữa, và nữa) thì dù cả trăm năm nữa, ta cũng… không thể!
*
Để biện minh cho những suy nghĩ của mình, tôi mới kiểm chứng lại ‘chuyện hôi bia ở Biên Hòa’, ‘chuyện chen lấn, xô đẩy ở công viên nước Hồ Tây’, ‘chuyện chặt cây Hà Nội’, ‘chuyện đòi xây dựng Văn Miếu ở Vĩnh Phúc’ (để thờ Khổng Tử!)…, nhưng chưa yên tâm.
May quá, trong một cuộc nhậu ở ngoài rẫy, tôi lại được tiếp một số ‘bô lão’ đến từ miền Bắc.
Họ kể là ở các làng quê ở miền Bắc, ‘vai vế’ rất là quan trọng, ví dụ trong đám giỗ, đám cưới, tiệc tùng… thì phải cùng ‘đẳng cấp’ mới được ngồi cùng bàn với nhau, nên có cậu bé mới trên mười tuổi, lại được ngồi cùng bàn với các cụ có râu dài đến cả… thước, vì có cùng đẳng cấp ‘chú’ (trong họ), nếu ngồi nhầm bàn là… chết. Thực vậy, mới đây có một cái đám cưới của người miền Bắc, tổ chức ở miền Nam, mà trong một cuộc họp hai họ, đại diện nhà trai nói:
-Nay vì chúng ta tổ chức đám cưới ở miền Nam, nên chỉ trừ hai bàn dành cho ‘chiếu trên’ của hai họ, còn thì ai muốn ngồi bàn nào ‘vui’ thì ngồi.
Nghe vậy, một anh hơi có đẳng cấp (vai ‘anh’ hay ‘chú’ trong họ), liền lập tức, vào 12g khuya, ra bến xe, và bỏ về Bắc, vì anh ta không chấp nhận việc khách có ‘vai vế cao hơn’ mà lại ngồi cùng bàn với khách có ‘vai vế thấp hơn’.
Kể đến đây, một anh bộ đội ‘lão thành’ vừa cười, vừa nói đùa:
-Vì vậy mà ta mới ‘thuộc Trung’ hơn ngàn năm nay (!)
*
Cũng trong bàn trà này, có một phụ nữ, mà nếu không muốn nói là xinh đẹp, thì cũng rất hấp dẫn! Chị kể chuyện qua Mỹ. Chị kể là:
-Tôi đi trên máy bay từ Mỹ sang Đài Loan, ngồi bên cạnh một người Mỹ, bay hết 13 tiếng, trong phòng tối đen như... mực, nhưng... anh chàng này chỉ đọc sách báo tiếng Anh (bằng đèn dành riêng cho cá nhân) và nói tiếng Anh (với tiếp viên…), mà chả liếc cái nào hay nói chuyện gì với tôi cả!… Xuống sân bay, anh ta mới hỏi tôi ‘đi về đâu’, khi đó tôi mới biết anh ta là Việt kiều, tức thật, tôi xinh thế này mà lại… (ai nấy đều cười ồ).
Và chị có kể:
-Ở bên Mỹ, khi làm việc là làm việc, người này không nói chuyện ‘cà khịa’ với đồng nghiệp, không ‘liếc’ mắt vào công việc của đồng nghiệp: việc ai nấy làm, nên hiệu quả công việc của họ rất cao…
*
Anh bộ đội lão thành (nói trên) mới nói thêm là:
-Ở bên Mỹ thì phải tuân thủ hai nguyên tắc: ‘vừa câm’ và ‘vừa điếc’.
-‘Vừa câm’ và ‘vừa điếc’ là gi? (Tôi hỏi)
-Thì ‘vừa câm’ là không thò mồm vào chuyện của người khác, còn ‘vừa điếc’ là không dỏng tai ra nghe chuyện riêng của người khác… Và bên đấy chỉ có toàn là ‘hai, hai’ không à!
-‘Hai, hai’ là gì?
-Là gặp nhau, anh chào ‘Hi’, người ta chào lại là ‘Hi’, rồi việc ai nấy làm...
***
Trên đường từ rẫy về nhà, miên man suy nghĩ về các câu chuyện của người phụ nữ này, rồi chuyện ‘ném đá’, rồi hồi tưởng về chuyện rất ‘người’ về ba chú chó đáng yêu, tôi lại than thầm:
-Ôi, con người!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
-‘cái mặt gổ gổ’: mặt rổ.
-‘lưỡng nghi’, ‘tam nhân đồng hành’, ‘võ lâm ngũ bá’, ‘thất tinh bắc đẩu trận’, ‘cửu thiên huyền nữ’, ‘thập diện mai phục’: là các thành ngữ, các cụm từ trong Kinh Dịch, trong các truyện dã sử, kiếm kiệp, kiếm tiên, hay trinh sát… của Tàu.
-‘mụn không là mụn’, hay ‘mụn ơi là mụn’: nhiều mụn

20 nhận xét:

  1. Người thăm thì có rượu nhà
    Cà phê tự chế, vườn ra trái nhiều
    Buổi chiều dạo gót phiêu diêu
    Chim bay xoải cánh, gió hiu hiu... sầu!
    Cuộc sống của bác cũng lãng mạnh đấy chứ. và rất sung túc hơn nhiều Ông Nguyễn Khuyến
    Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
    Vợ thì đi vắng, chợ thì xa.
    Ao sâu, sóng cả, không chài lưới
    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
    mướp chửa ra hoa, cà chưa nụ .....
    Một mối tình riêng ta với ta!......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ở nhà có bè bè (tôm tích), mực một nắng, cá thu một nắng, gà thả vườn...,
      nhưng mình không... thích mấy thứ đó, mà thích canh rau đay nấu với tôm khô hay tép khô,
      tối thì thường thèm khoai lang luộc hay sắn luộc, và có tí trái cây để lai rai gì đó...
      Hehe..., cám ơn bạn MRC, chiều CN vui nhé.

      Xóa
  2. Một tản văn tưởng là rời rạc không dính gì vào nhau nhưng lại nói được cái lớn lao của đất nước Tính cách khác người và năng suất lao động đứng vào hàng đội sổ thế giới, đại học thua cả Băng La Đét nghèo rớt mùng tơi.
    Thống kê ác kiểu chạy rất thú vị "chạy ‘lưỡng nghi’, chạy ‘tam sư đồng hành’, chạy tứ lung tung, chạy ‘võ lâm ngũ bá’, chạy ‘lục súc tranh công’, chạy ‘thất tinh bắc đẩu trận pháp’, chạy bát phương tám hướng, chạy ‘cửu thiên huyền nữ’, chạy ‘thập diện mai phục" ... Nhưng người ta năng suất cao hơn tức là chạy nhanh hơn cho nên mãi mãi ta vẫn thua. Ôi con người và... ôi con người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note: Thống kê các kiểu chạy... (NGLB)

      Xóa
    2. Uh, chuyện này tôi đã suy nghĩ... 2 ngày, nó còn liên quan đến vấn đề... thượng đế nữa,
      sau đó tôi bỏ bớt và chỉ chọn những thông tin, mặc dù khá gập ghềnh, nhưng sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng và cũng là ý chính của bài viết này: 'Ôi, con người!'.
      Cám ơn bạn Bu đã dùng từ 'tản văn', mà có lẽ nó hợp với cách viết của mình. TM.

      Xóa
  3. Trong dân gian vẫn hay lưu truyền câu nói " Anh hùng thì mới luận Anh hùng " nhưng thực tế những người anh hùng thật sự họ chẳng bao giờ nghĩ tới điều đó . Chỉ có kẻ tiểu nhân yếm thế mới đi nói xấu và dìm hàng người khác .
    Hành vi và lời nói của một người biểu hiện cho phông văn hoá của kẻ đó . Những người ỷ có chút ít chữ nghĩa cho mình cái quyền mạt sát người khác thì kẻ đó cũng chẳng ra gì , không muốn nói là văn hoá quá kém . Những người như vậy thật là đáng thương hại hơn là khinh bỉ . LB dễ bị tổn thương chứ Salam gặp những dạng người như thế thì chẳng thèm đôi co làm gì , quên đi chẳng thèm nhớ .
    Chuyện hôm qua cứ để lại cho quá khứ , một ngày mới bắt đầu sẽ cho ta một cảm nhận mới . Hãy cứ ngẩng đầu mà bước , mọi người vẫn luôn yêu mến LB mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Trong dân gian vẫn hay lưu truyền câu nói " Anh hùng thì mới luận Anh hùng " nhưng thực tế những người anh hùng thật sự họ chẳng bao giờ nghĩ tới điều đó. Chỉ có kẻ tiểu nhân yếm thế mới đi nói xấu và dìm hàng người khác...':
      Theo mình thì đây là phát biểu tiến bộ nhất của Salam trong số các lời bình trước đây đến nay (trong blog này, cười).
      Mặc dù tự mình khuyên mình là không nên phân biệt đúng, sai, vì nếu ta cho cái gì đó là đúng thì thường tự nó sẽ lập tức khẳng định là sai, vì đó là 'tôi nói', hơn nữa, vì các phép tính của cuộc đời không phải là của toán học.
      Nhưng, trong một trường hợp cụ thể, nhất là:
      -'Khi gặp nguy hiểm mới biết ai là bạn hiền hay anh hùng',
      mà ngược lại với thái độ... minh triết (trong đó, có thể biểu lộ bằng sự im lặng) là có ai đó không biết đúng, sai thì sẽ lập tức mất uy tín với mình ngay, thế thì y còn gì để mình quan tâm!
      Lời bình ngắn diễn đạt không hết ý, bạn Salam à. TM.

      Xóa
    2. Salam biết chứ ! Hồi mới chập chững vào đọc các Blog , bản thân mình muốn giao lưu với tất cả mọi người , vì thế cứ vô tư rong chơi . Salam cứ nghĩ một điều đơn giản chủ Blog là những người biết ít nhiều về chữ nghĩa , có nhận thức , không phải láo nháo như bên FB
      LB biết hôn ? Ở miền Nam có câu nói rất hay " Dzậy mà không phải dzậy " Salam đã lang thang đọc cả hàng ngàn trang Blog , nhận xét bây giờ là hơi vội vàng , nhưng chung quy lại là ai cũng muốn nổi tiếng hết .... thiệt là buồn
      Hồi còn nhỏ Má Salam lúc nào cũng răn dạy các con là " Ở chọn nơi Chơi chọn bạn " vì thế mà Salam bây giờ chỉ vào trang mấy người bạn Blog thân thiết thôi , HS , NTH , CKN , NHP, BLK , NĐB..và LB .. đủ 7 vía cho một người đàn ông chưa LB ? Cười lên cái coi ... he he he

      Xóa
    3. Chu choa, viết tắt tên người như vậy là... tốt (cười), vì mình đã nói với 'cụ già' (một nhân vật hư cấu mà mình hay nhắc đến trong blog này) là CHƠI BLOG, tức là 'CHƠI',
      mà đã CHƠI thì không thể, ví dụ cùng đi hát karaoke, thì tôi không thể cố tình hát để đả kích ai đó, hay ngược lại, theo LB.
      Và lời bình của bạn có thể là một phần của một thái độ... minh triết!, thưởng Salam một... cử cà phê nhé, hehe...

      Xóa
    4. - Lời bình ngắn diễn đạt không hết ý.
      - Ồ. Lời bình ngắn diễn đạt hết ý.


      :-)

      Xóa
    5. Ông Người Hà Nội này quả thật... thông minh!,
      ban đầu mình viết là 'hiểu nhau qua ý niệm' (bên Phật gọi là 'tâm nhãn', cười), ví dụ, chỉ nhìn thái độ hay một lần đi ngang qua của ai đó thì tôi hiểu ý của người đó, không cần phải dài dòng..., nhưng tôi xóa cụm từ đó đi, vì nói chuyện 'phức tạp' làm chi cho... thêm khó hiểu nhau, hi...
      Cám ơn bạn nhé, lâu ngày quá!, chúc mọi điều bên ấy tốt lành.

      Xóa
  4. Trả lời
    1. Uh, khi nào rảnh viết lai rai một tí...
      Mộc vẫn còn ở Tam Kỳ chứ, nếu vậy thì ra Đà Nẵng chơi mấy hồi, chúc vui nhé.

      Xóa
  5. hjhjhj,muội thích Ca Ca nhiều lắm rồi đó nha,Ca Ca viết bài đọc thích lắm lắm,Chúc Ca Ca luôn vui khỏe nè
    Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, huynh cố gắng viết thật đơn giản, dưới dạng chuyện kể cjo dễ hiểu, thế mà cũng mệt đó: có vài bạn lại hiểu rất... khác! Cám ơn tiểu sư muội nhé, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  6. Lưu comt SMV

    Mãn thu, nước sầu lên mí mắt
    Màn tối chung quanh phủ đất trời
    Lửa kia những tưởng làm nguôi lệ
    Ai ngờ, cây héo, khóc đơn côi

    Trả lờiXóa
  7. Thăm khuya anh, chúc đêm an lành ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, đi ra rẫy hoài nên quên cái bình này, sr nhé, cám ơn bạn PH, chúc chiều vui.

      Xóa
  8. lhngan [Blogger] Email 18.10.15@22:27
    "Ôi, con người!"
    Anh viết hay lăm ! Chúc anh đêm Chúa Nhật ngọt lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB nhận được lời bình thì phải đi tiếp khách,
      cám ơn động viên của... muội, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa