Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

811. Sự thật vẫn là sự thật (Thư giãn)

Hằng Bingboong ở Đài Loan (2013)


Tối về vắng bóng người thân
Thế nhân, nhân thế, luần quần nghĩ suy
Ước trong cơn ngủ li bì
Thịnh suy, suy thịnh mặc... đời, lẽ sao!

Xem trên ti-vi, chiều ngày 29/3/2016, tôi có ghi nhật ký như sau: ‘Mới đây có một nước mới vào Liên Hiệp Quốc ở trên... Sao Hỏa, đó là nước có cái tên dài thòng lòng là: Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc, ai trông thấy cũng cười ngất, ha..ha..ha...’. Vì thế mà tôi nghĩ thêm và viết ra bài này, định với tiêu đề là ‘Sự phản tác dụng trong truyền thông’, nhưng nay tôi không muốn nhúng tay vào chuyện đời nữa, nên viết dưới cặp mắt không phải của một nhà… trọc hiết gì đó, mà của một nhà-xem-ti-vi-học.
Bài này gồm có: 1) Chữ người ‘Tàu’ từ đâu mà có?, 2) Tại sao Trung Quốc?, và nên gọi là TQ hay Tàu?, 3) ‘Trên đời này chỉ có tiếng Việt’, 4) Phim hay nhất: ‘Trường McFarland Hoa Kỳ’, 5) Bóng đá Việt Nam và vụ ‘Minh Béo’, và 6) Đâu là sự thật!
Mỗi phần tôi chỉ viết ngăn ngắn cỡ nửa trang, và lưu ý rằng tôi chỉ xem ti-vi và cảm nhận thôi, chứ không rành Hán-Nôm hay Hán-Việt, ai ‘háng rộng’ thì cứ xài, nên trong phần bình luận dưới đây thì xin miễn cãi nhau.

1. Chữ người ‘Tàu’ từ đâu mà có?
Hồi trước, đọc trên wikipedia, tôi thấy người ta nói là chữ ‘Tàu’ (trong chữ ‘nước Tàu’) xuất phát từ hai giả thuyết: thứ nhất là vì hồi xưa, người Việt hay qua buôn bán bên nước Tào, ‘Tào’ ở đây tức là Tào Tháo, hay nước Tào Ngụy! (một trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô, thời Tam quốc); thứ hai là vì người Trung Hoa xưa, khi đi bị đuổi cùng giết tận (thua trận/mất nước) thì phải chạy trốn sang VN bằng tàu (đường biển), nên dân ta thấy thế mà gọi họ là ‘người Tàu’!
Nhưng… Khi xem bản đồ, tôi thấy lãnh thổ của Tào Ngụy nằm ở tận phía bắc Trung Hoa, nước Thục nằm ở phía Tây (còn gọi là Tây Thục), chỉ có Đông Ngô (năm 222-280 SCN) là có 'giao' với VN - gọi là Giao Châu, bao gồm một phần của Quảng Tây, Quảng Đông và miền bắc VN (xem dưới), nên giả thiết là người Giao Chỉ sang buôn bán với người ‘Tào’ ở trên là không hợp lý lắm! Và ‘nói chung’ là trước năm 938 - khi Ngô Quyền giành được độc lập - thì có thể nói VN vẫn ở trong thời kỳ Bắc thuộc (*), nếu: 1) các ‘thế lực thù địch’ của nhà nước phong kiến Trung Hoa sinh sống kéo dài đến tận Giao Chỉ (đến dãy Hoành Sơn giáp giới với Vương quốc Champa!), ngay cả Triệu Đà (235!-136TCN) khi chống lại nhà Hán (Lã Hậu) thì cũng chống ở ngay tại đất ‘Nam Việt’…, có thể tham khảo thêm vụ Phạm Lãi (Đông Chu liệt quốc), Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm)… lánh nạn ra các hòn đảo gần bờ biển bắc hoặc đông Trung Hoa..., 2) thời đó, nhiều thương gia nước ngoài (như Ấn, Trung Hoa, Đài Loan, Philippines, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật…) cũng đến VN bằng tàu, mà chỉ đến phía Nam (thương cảng Hội An nổi tiếng của Vương Quốc Champa!, chẳng hạn), thì lý gì mà người Giao Chỉ chỉ gọi riêng người Trung Hoa là người ‘Tàu’!, nên không giả thiết là người Tàu sang VN bằng ‘tàu’ là không có lý lắm.
Và tôi thấy cái ‘thực tế’ này là hơi bị… có lý. Đó là vào năm 2001, khi làm ở Hà Nội, tôi có đi ăn ‘Chả cá Lã Vọng’ (số 14, phố Chả Cá), mà thực ra ở trên đời này chả có thứ cá nào là tên là Lã Vọng hết! Té ra câu chuyện là thế này, người HN kể với tôi là: thời Pháp thuộc, quán chả cá này ở gần một cái chỗ bán tượng ông Lã Vọng (*) ngồi câu cá, vì thế mà khi rủ nhau đi ăn, người ta thường nói ‘ra quán chả cá gần chỗ bán tượng Lã Vọng đấy’, rồi từ đó thành ra ‘chả cá Lã Vọng’… Cũng may, cùng năm, ở Hạ Long, tôi ‘có duyên’ nên được ngồi nhậu với hai người, một người Bỉ và một người Hà Lan, mà khi đang ăn món đậu khuôn thì họ hỏi ‘tiếng Anh là gì?’, tôi chưa kịp nhớ ra thì anh chàng người Hà Lan bỗng vỗ trán một cái 'bốp' và nói rằng: ‘Ah, tofu’, mà tiếng Tàu gọi là ‘tào phớ’ (đậu hũ*). Căn cứ vào cách gọi của người Việt thường là vậy, rất tự nhiên (xem thêm bên dưới), nên tôi lập tức đoán ra rằng:
-Té ra dân ta gọi người Trung Hoa xưa là người ‘Tàu’ vì họ chuyên sản xuất ra món đặc sản là ‘tào phớ’ (!),
chứ không phải do họ là con cháu của ông ‘Tào Tháo’, hay do họ thường đi đến VN bằng ‘tàu’.

2. Tại sao Trung Quốc?, và nên gọi là TQ hay Tàu?
Thời cổ đại, tên nước Tàu là Trung Hoa… Trên mạng, đã và đang có nhiều tranh cãi về việc gọi nước Tàu là Trung Hoa hay Trung Quốc, xin trích ra đây một đoạn: ‘Trung Hoa (bính âm: Zhōnghuá; hay Jhonghuá; nghĩa là ‘màu mỡ, tinh hoa trung tâm’) ban đầu để chỉ mảnh đất giàu văn hóa Hà Nam..., tiếng Nhật: Chūka, tiếng Triều Tiên: Junghwa, Chunghwa, tiếng Indonesia: Tionghua… (wikipedia).
Trước 1975, các học giả miền Nam (VNCH) như Bùi Giáng, Hồ Hữu Tường, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Tuệ Sỹ… đều gọi nước Tàu là Trung Hoa, ví dụ: ‘Những kiệt tác của Ngọa Long Sinh đi song song với Kim Dung và Gia Cát Thanh Vân - thực hiện cuộc chuyển biến dị thường trong lịch sử văn học tư tưởng Trung Hoa’ (Bùi Giáng), ‘Lịch sử văn minh Trung Hoa’ (Nguyễn Hiến Lê, dịch của Will Durant), hay ‘Lão Tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời đại của ông mà thôi…’ (Nguyễn Duy Cần), ‘Kinh Thi và Kinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn chuyên chở định mệnh của lịch sử Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông’ (Tuệ Sỹ), ‘Các triều đại Trung Hoa đã huỷ gần như hết tư liệu và chứng tích cổ sử...’ (Lê Mạnh Thát), ‘Tại sao các triết-gia Trung-Hoa hay cóp?’ (Hồ Hữu Tường), v..v, không rõ vì đâu mà nay người ta hay dùng từ Trung Quốc!
Lưu ý rằng ở đây tôi không phân tích đúng sai. Và thực ra, dùng từ Trung Quốc cũng không sao, nhưng nó có nghĩa xưa ‘nôm na là vùng đất ở giữa; nghĩa bóng là quốc gia ở dưới gầm trời (thiên hạ), ý nói Trung Quốc là trung tâm thế giới và có sức mạnh văn hóa và quân sự hơn hẳn các nước chung quanh!!! (theo wikipedia), và các bạn hãy nhìn lên quả địa cầu (học cụ) hay trên cái bản đồ thế giới ở ngay trước mặt, nó có phải là ‘vùng đất ở giữa gầm trời’ không???, nó ở giữa là giữa cái gì???, bótoànthân.com luôn!
Nên, ngày nay nếu còn gọi là Trung Quốc thì… xưa rồi!, các bạn hãy nghe dân ta gọi là ‘Tàu’ nhé: anh hùng Tàu ('anh hùng Trung Hoa'), áo đại cán Tàu, ba Tàu, bên Tàu, bọn xâm lược Tàu, bún Tàu, cái bang Tàu (ăn mày), chè Tàu, chống Tàu, chửi Tàu, 
chữ Tàu, cộng đồng người Tàu (Hoa), cơm Tàu (‘ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật’), cướp biển Tàu, dân Tàu, đại ác ma Tàu (Nhậm Ngã Hành), đánh Tàu, đạo sĩ Tàu, đi Tàu, điện thoại đểu của Tàu, đồ sứ Tàu, gián điệp Tàu/tình báo/mật thám Tàu, gạch men Tàu, gái Tàu/đại mỹ nhân Tàu, gian hùng Tàu (Tào Tháo), giặc Tàu (‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’), giặc Tàu Ô, hàng Tàu (‘made in China’), hảo hán/đại hán Tàu, hóa chất độc hại Tàu, kiếm khách Tàu, kiểu Tàu (bắt chước Tàu), lai Tàu, lão bá tánh Tàu, lịch Tàu, lính Tàu, lương khô Tàu, ma Tàu (An Nam quốc vương Lê Chiêu Thống…), miếu Tàu, mì Tàu, mũ cối Tàu, mực Tàu (mực xạ), nghĩa địa Tàu, nhà hàng Tàu, nhạc Tàu, nước Tàu, pháo Tàu, phim Tàu, phố Tàu, quán cơm Tàu, quân Tàu, quân tử Tàu/ngụy quân tử Tàu, sang Tàu ('Phi Lạc sang Tàu'), sứ Tàu, sử Tàu, Tàu-Cộng/Tàu-Tưởng, Tàu khựa, Tàu 'lạ', táo Tàu, Tây-Tàu, thái thú Tàu, thằng Tàu, thâm như Tàu, thần phục Tàu, thần thánh Tàu (Quan Công), thầy địa lý Tàu, theo/thờ Tàu, thịt heo chết/thịt gà chết từ Tàu, thịt heo kho Tàu, thơ Tàu, thuốc Tàu (thuốc Bắc, phân biệt với thuốc Nam), thương lái Tàu, thước Tàu, tiền Tàu (nhân dân tệ), tiếng Tàu, tóc đuôi sam kiểu Tàu, tỏi Tàu, tơ lụa Tàu, tranh Tàu, trà Tàu (trà Cung Đình), triều đình Tàu (thiên triều), triết lý Tàu, truyện Tàu, trường Tàu, tướng Tàu, văn hóa/văn học Tàu, vịt Tàu, võ Tàu, vua/hoàng đế Tàu, xã hội đen Tàu (xã hội đen Hồng Kông), xe Wave Tàu, xóm Tàu…, mà vừa rồi có một nguyên thủ quốc gia khi giã từ chính trường có nói rằng ‘quan nhất thời, dân vạn đại’, vậy thì nên nghe quan theo nhất thời hay dân vạn đại? Và chỉ và chỉ có trên (một số) phương tiện truyền thông VN mới gọi như vậy, chứ người phương Tây (hay tất cả các nước khác) đâu có gọi là Trung Quốc (= Middle Nation) cái chi mô!, mà gọi là ‘China’, các bạn kiểm tra thử có phải rõ rành rành là tất cả các hàng Tàu đều có dòng chữ là ‘Made in China’ không?
Tóm lại, tôi chọn cách nói của người dân: nước Tàu.

3. ‘Trên đời này chỉ có tiếng Việt’
Một ít về ‘Tiếng Việt vô cùng hay và đặc dị’, mà càng ngày tôi càng mê tìm hiểu…
Trên thực tế là khi tôi còn nhỏ (lớp 7 hay lớp 8), chú tôi có quát lên là:
-‘Trên đời này chỉ có tiếng Việt, chứ không có Hán-Việt gì cả!’,
trong đó có chỉ ra tiếng Hán-Nôm là tiếng Việt (cổ) và được viết ra dưới dạng chữ Hán, cũng như nay được viết ra dưới dạng chữ La-tinh; chữ Hán Việt (mà dân ta gọi là ‘chữ Nho’) là một số từ Hán đã được Việt hóa/đồng hóa, do giao lưu giữa các nền văn hóa, cũng như một số từ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái, Lào, Campuchia… vậy, mà nhiều khi nó có thể khác với nghĩa ban đầu, đặc biệt là cách phát âm, ví dụ (tóm tắt):
-‘Chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán; chữ sưa, ta đọc sắc; chữ Hán ngữ đọc hái, ta đọc Hài; âm Hán là chí, ta đọc Tậpgiú, ta đọc Nho; âm Hán là thúng, từ Hán-Việt đều là Đồng; âm Hán đều là xi, lại có hai từ Hán-Việt khác nhau là Hệ và Tế; chữ Hán có có hai âm Hán là tâu và tu, lại chỉ có một âm/từ Hán-Việt là Đô; có hai âm Hán shảo và shao, cũng có hai âm/từ Hán-Việt là Thiểu và Thiếu… (Nguyễn Hải Hoành, xem dưới), và
-‘Việc tồn tại của Việt luật (mà Mã Viện ‘điều tấu’), theo giáo sư Lê Mạnh Thát, cho phép chúng ta giả thiết rằng tiếng nước ta vào thời điểm đó (thời Hai Bà Trưng) đã phát triển đến một mức độ chính xác nhất định và có một hệ thống chữ viết đủ rõ ràng để ghi chép các quy định của luật pháp.’ (xem dưới)…
…Ngoài ra, tiếng Việt còn đặc dị ở chỗ thường mô tả trực tiếp sự vật, đặc biệt là ‘nói láy’ (láy âm, láy vần), ‘nói lái’ và ‘nói… tục’ (*), rất hay và đều có nghĩa, và dưới đây là vài ví dụ về ‘nói lái’:
-‘giả học' (học giả), ‘lờ tham’ (làm thơ), ‘nghĩ xệ’ (nghệ sĩ), ‘tra-giết’ (triết gia), ‘văng nhà’ (nhà văn); rồi ‘ăn kem trước cổng’ (ăn cơm trước kẻng), ‘ôm nhiều thì yếu' (yêu nhiều thì ốm), ‘tình ai nấy tiến’ (tiền ai nấy tính), ‘tàn theo giấc mộng tinh’ (tình theo giấc mộng tan); rồi ‘chim săn cá lạ’ (chim sa cá lặn), mua/móc/mò c… (mặt cua, mặt cóc, mặt cò), rồi 'lấy chồng' (chống lầy) -> 'lên giường' (lươn dền) -> chực mó (chó mực) -> ‘thọc d...' (thái dọc) -> ‘mò nhau’ (màu nho) -> ‘làm mau’ (màu lam) -> ‘chọt là đuối’ (màu đọt chuối); rồi buồn cười nhất là:
-‘cú có gai’ = gái có… cu!
Ha..ha..ha…

4. Phim hay nhất: ‘Trường McFarland Hoa Kỳ’
Viết thêm tí về một phim giáo dục, có tên là ‘Trường McFarland Hoa Kỳ’ (McFarland, USA), mà tôi xem rất cảm động, cho là ‘hay nhất!’, và đánh giá cao như phim ‘Thiên long bát bộ’ vậy, vì dường như nó kết hợp được Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ala giáo, Vô thần giáo… (cười), thiệt, có thể đưa ra một ví dụ, đó là có bạn Nguyễn Thành Hưng, ĐH KTế TP. HCM, đánh giá là:
-Quá hay và ý nghĩa!
Đại khái là phim nói về một vị giáo viên thể dục, nghèo. Ông ta và vợ con đến dạy tại một vùng đất xa xôi của người da đen - còn rất lạc hậu, ít học và ít ai biết đến (vì thế mà được gọi là Farland). Ban đầu, ông mở một lớp dạy ‘chạy’ cho 7 người, dưới sự vô cùng khó khăn là không những các em, mà các phụ huynh cũng như người nông dân ở đó hầu như không ủng hộ. Với tính chín chắn, thoáng, tình cảm và dễ hòa đồng, ông dần khơi dậy được cảm tình của người dân địa phương, và dần được sự ủng hộ của họ. Và ‘đội tuyển chạy’ của ông, từ chỗ là đội nông dân khộng biết gì về ‘kỹ thuật chạy’ và đứng bét trong ‘huyện’, đến chỗ thắng các đội chuyên nghiệp khác, và trở thành đội vô địch tiểu bang, rồi nổi tiếng trên thế giới, còn các đệ tử của ông đều tốt nghiệp đại học, thành đạt, và có tên tuổi ở Mỹ. Rồi từ chối việc được chuyển đến một trường ‘ngon’ hơn nhiều, ông ở lại vùng đất xa xôi đó, suốt đời... Ông nói:
-Các em đã làm lụng rất cực khổ ở trên cánh đồng, điều đó đã là một ưu thế ‘trời cho’ mà các vận động khác không thể có, hãy tự tin vào sức mạnh của chính bản thân mình!
Qua đây, tôi thấy rằng: bằng cách xây dựng lòng ‘tự tin vào sức mạnh của chính bản thân mình’, thì những thiên tài có thể nảy sinh ra từ những cánh đồng, và ‘đẳng cấp’ là do sự khổ luyện mà thành, chứ không phải tự phong trong cái xứ rùa nho nhỏ của mình, và đặc biệt là, theo tôi:
-Nguyên thủ quốc gia là một ‘huấn luyện viên chạy đường dài’ của một dân tộc, chứ không phải kiêm luôn chức… trọng tài.
Và phải chăng là vị thầy giáo nói trên có một cái lý tưởng đơn giản hơn, thực tế hơn và hiệu quả hơn! Các bạn hãy tự xem và có đánh giá riêng nhé, tại:
http://phim47.com/xem-phim-truong-mcfarland-hoa-ky.fUI.html
Tại sao tôi lại đánh giá cao phim này như phim ‘Thiên long bát bộ’? Khác với tình yêu cổ điển là phải… chết (Shakepeare, ‘Romeo và Juliet’), khác với lời ca đầy tính triết lý của người Tàu: ‘Chẳng thứ gì là trường cửu bất diệt’ (Trương Học Hữu, ‘Nothing lasts forever’ - trong bài ‘Take me to your heart’), các nội dung trong truyện Đông Chu liệt quốc và các bối cảnh trong phim ‘Thiên long bát bộ’ đã và đang chỉ ra một xã hội Tàu bị loạn lạc và bị chia năm xẻ bảy, mà một người ‘có trái tim bồ tát’ và cực tốt như Tiêu Phong thì phải… chết! Ngoài ra, không hiểu tại sao hiện nay trên ti-vi, người ta đang… tuyên truyền cái được gọi là khí phách ‘xưa’ của hoàng đế hay các anh hùng hảo hán... trong các phim như: Anh hùng phong thần bảng, Tam quốc chí, Thủy hử, Triều bái Võ Đang, Túy quyền Võ Tòng, Càn Long truyền kỳ, Khang Hi vi hành, Tam quốc chí, đặc biệt là phim ‘Sóng gió Bạch gia’ làm tôi đang xem phải vội tắt ngay lập tức, vì người trong nhà gì mà tìm cách hại nhau, ghê quá!.... Nói chung, không phản đối là nó cũng có ích, nhưng:
-Phải chăng những thứ này đang gián tiếp… tuyên truyền cho người xem cái được gọi là nền văn hóa vĩ đại của Tàu!

5. Bóng đá Việt Nam và vụ ‘Minh Béo’
Tôi muốn nói tí tí về vụ bóng đá Việt Nam. VN đang tham gia ‘Vòng loại World Cup 2018’, trận đầu thắng Đài Loan 4-1, trận tối hôm qua (29/3/2016) thua Iraq 0-1, như thế là đội tuyển bóng đá VN bị loại ngay từ vòng… gởi xe đạp; tương tự, đội tuyển bóng chuyền nữ VN đã từng có tham gia các giải ‘tương đương World Cup’ (FIVB World Championship/Grand Prix) vào các năm 2013 và 2014, cũng đều không vượt qua vòng loại; nên thiết nghĩ là ai đó không nên nói là ‘hay đến thế là cùng’; và nghe nói VN sang năm 2017 sẽ hết được viện trợ ODA, do đã thoát nghèo, hay nói cách khác là VN có phát triển, nhưng cốt lõi tinh thần của phát triển là gì?, đó là phát triển về sự khiêm tốn, khái quát hóa theo các sự kiện này!
Tôi cũng… bình luận tí tí về vụ Minh Béo có quan hệ đồng giới với trẻ em (vị thành niên) và bị bắt tại Mỹ:
-‘Trước khi bị bắt tại Mỹ vì vì ba tội danh: Dâm ô với trẻ em, sắp xếp gặp gỡ với trẻ em và dụ dỗ trẻ em, diễn viên hài Minh Béo không ít lần bị các ca sĩ, diễn viên, người mẫu trẻ trong nước lên tiếng tố cáo có hành vi tương tự. Tuy nhiên, họ đều không đưa ra được bằng chứng cụ thể nên sự việc lắng đi theo thời gian.’ (news.zing.vn)
Chưa rõ thực hư như thế nào, nhưng từ vụ việc này, tôi cũng ghi nhận sơ bộ là ở bên Mỹ, luật pháp rất nghiêm minh/mọi thứ đều căn cứ theo luật, tổng thống phạm tội thì cũng bị xử như thứ dân, người dân có thể phản đối chính sách của nhà cầm quyền…, vì họ có các hệ hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với nhau, đặc biệt là, theo một phụ nữ nói thì ‘ở bên Mỹ, người ta bảo vệ phụ nữ và trẻ em ghê gớm lắm’, nên cho dù ông Obama có muốn… giúp thì cũng im thin thít và không thể ‘gọi điện’ chỉ đạo hay can thiệp vào chuyện này được, hay có cái ‘chỉ thị 15’ nào đó - mà làm cho Minh Béo thoát tội được!, nếu có tội (guilty).

6. Đâu là sự thật!
Cuối cùng…
Khi thấy trên ti-vi dùng từ nước ‘Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’, tôi không hiểu… Và nay, trên thế giới có 4 đại nạn, đó là: biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố hạt nhân toàn cầu (IS), chạy đua vũ trang toàn cầu, và âm mưu làm bá chủ toàn cầu...
Nếu không sai thì dưới bối cảnh khốc liệt trong thời đại này, có ai đó phải tự quay về và sống với một cái ‘bóng hồng thượng đế’ nào đó:
Bụi lầm rớt phải vai em
Dẫu là cụ thép, cũng mềm mại ra
Ước gì hạt bụi là... ta
Bám luôn chỗ ấy, thơm tà tà hương!

Tối hôm qua (30/3/2016), tôi có xem phim ‘Vùng đất tự do’ (Freedomland), trong đó, viên thanh tra cảnh sát có nói đại khái là:
-Vì cuộc đời tôi trải qua quá nhiều thăng trầm, nên tôi không tin vào cái gì hết, trừ thượng đế. Bạn khổ, sướng là đều do ngài sắp đặt, nên bạn không phải lo về tương lai sẽ như thế nào, vì ngài đã lo liệu mọi thứ cho bạn rồi (!)
Nhớ lại, cách đây khoảng một tháng, tôi có vớ tay đọc được một cuốn sách (bản thảo phô-tô, không có tên, hình như tác giả là Trương Công Dũng), tình cờ thấy câu:
-Như Lai có nghĩa là ‘sự thật vẫn là sự thật’ (chính xác hơn là 'nói lại sự thật').

Và đâu là sự thật!
Tôi tự hỏi.

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn:
1-Đậu hũ: là tiếng Việt xưa, tức là đậu đựng trong cái hũ, vì họ thường dùng đòn gánh, gánh hai cái hũ đựng đậu nành - đã qua chế biến, thành chất lỏng sền sệt màu trắng.
2-Lã Vọng (tức Khương Tử Nha hay Khương Thượng) sinh khoảng năm 1115TCN! (nghe đồn là ông thọ hơn 100 tuổi), thời Tây Chu; ban đầu là quân sư, giúp thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương (rồi con Cơ Phát) diệt nhà Thương (Trụ Vương) và lập nên nhà Chu (năm 1023TCN); sau đó được phong làm vua một nước chư hầu là nước Tề, và mất năm 1015TCN.
3-Lê Mạnh Thát và người Việt đã có chữ viết từ trước thời Hai Bà Trưng, xem thêm:
http://chuaphuclam.vn/index.php?/lich-su/thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong-2.html

4-Một bài viết hay về Đài Loan, xem tại:
https://www.facebook.com/notes/tiểu-phi/phần-2-nghịch-lý-đài-loan-công-lý-quốc-tế-bè-bạn-và-hành-xử/674947862553760/
5-Nguyễn Hải Hoành và tiếng Việt, xem thêm:
http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/
6-Người Ấn đến Việt Nam trước Công Nguyên: ‘…Người ta đã kết luận rằng những bước đầu văn minh và tôn giáo từ Ấn Độ đã truyền qua Indonesia phải xảy ra trước công nguyên. Do đó hệ luận đương nhiên là nền văn minh và tôn giáo từ Ấn Độ xuôi buồm đến Giao Châu cũng cùng thời điểm và cùng đi theo đường biển lên phương Bắc.’ (thuvienhoasen.org)
7-‘Nói láy’, ‘nói lái’ và ‘nói… tục’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/02/798-viet-nam-tu-pi-la-chuyen-hai-hoai.html 
8-Thời kỳ Bắc thuộc/‘Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’: Nước ta bị Tàu đô hộ qua các thời sau: a) Nhà Triệu, nhà Hán (179/111TCN-39), b) Nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương (43-541), c) Nhà Tùy, nhà Đường (602-905), và d) Nhà Minh (1400-1427).
9-Việt Nam đánh Đông Ngô, năm 248: ‘…Bấy giờ, ở quận Cửu Chân (vùng Nông Cống, Thanh Hóa hiện nay) có vị nữ lưu tên là Triệu Thị Trinh (sinh năm 225)… với câu ‘Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta.’… Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô… Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, hình ảnh Triệu Thị Trinh ‘Đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường...’ ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận…, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được quận Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: ‘Toàn thể Châu Giao chấn động’. Quân Đông Ngô kiếp đởm, kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên: ‘Hòanh qua đương hổ dị. Đối diện Bà Vương nan’, nghĩa là: ‘Vung giáo chống hổ dễ. Giáp mặt Bà Vua khó’...
Hay tin cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân và Thứ Sử Châu Giao mất tích, vua Đông Ngô tức giận phái ngay Lục Dận, Đốc quân Đô úy Hành Dương là sang làm Thứ Sử Giao Châu… đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp, vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ mua chuộc phần tử ham danh ham lợi. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không hề nao núng. Sau 6 tháng chống chọi, vì quân ít thế cô, có kẻ phản bội thông báo tin tức cho quân Ngô, Triệu Nữ Vương đem quân về Bồ Điền (nay là mỹ Điến, Mỹ Hóa, Thanh Hóa) rồi tự sát trên núi Tùng ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Bấy giờ bà mới 23 tuổi… (mbasic.facebook.com)

21 nhận xét:

  1. saumietvuon [Blogger] Email 31.03.16@20:42
    TUI CŨNG KO BÍT ĐÂU LÀ SỰ THẬT NỮA ANH UI!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng rất khó mà trả lời…, mình đã mất 2 tiếng…, may nhờ có Hồng Nhung (Thanh Lam, Mỹ Linh và Đức Tuấn) giúp:

      Gió cuốn đi cho mây qua giòng sông
      Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông
      Ôi trái tim đang bay theo thời gian
      Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian
      *
      Trong trái tim con chim đau nằm yên
      Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu
      Một sớm mai chim bay đi triền miên
      Và tiếng hót tan trong trời gió lên
      https://www.youtube.com/watch?v=4kFcc1Vt7B4

      Điều quan trọng ở đây mình thích là Trịnh gặp đâu xử lý đến đó, không vướng HỆ.
      Còn cuộc đời như cơn gió, đến rồi đi, và đó là SỰ THẬT.
      Ôi!

      Xóa
  2. Lưu tư liệu: VÒNG LOẠI WORLD CUP 2018
    Trước đối thủ mạnh như Iraq, HLV Hữu Thắng đã đưa ra quyết định có phần mạo hiểm khi sử dụng tới 3 cầu thủ ở hàng tiền vệ trung tâm đều rất trẻ là Xuân Trường, Duy Mạnh, Tuấn Anh... trong khi những cầu thủ nhỏ con là Văn Toàn và Thành Lương ở hai biên đều không giỏi tranh chấp.
    Thực tế trên sân cho thấy, đây chính là điều đã khiến cho các cầu thủ Việt Nam hoàn toàn thất thế trong các pha tranh chấp, trong khi hàng tiền vệ cũng không thể kiểm soát được thế trận. Trong hiệp 1, bộ ba tiền vệ trung tâm Tuấn Anh, Xuân Trường, Duy Mạnh không những không làm tốt vai trò đánh chặn, mà thường xuyên để mất bóng.
    Họ cũng không thể tạo được sự liên kết trong những pha tấn công. Đó là lý do, dù lối chơi của Iraq khá đơn giản nhưng suốt hiệp 1, ĐT Việt Nam gần như chỉ biết chịu trận và phải chạy theo đối thủ. Khu trung tuyến không thể cạnh tranh với đối thủ, hai tiền vệ cánh, đặc biệt là ở vị trí của Văn Toàn thường xuyên bị khai thác trong những pha tấn công biên của Iraq.
    Hàng hậu vệ của ĐT Việt Nam đã có 45 phút hiệp 1 thi đấu đầy vất vả và vẫn có thể đứng vững trước sức ép liên tục của đội chủ nhà. Đáng tiếc là trước khi hiệp 1 khép lại ở những phút bù giờ, Iraq đã có được bàn thắng. Từ pha tấn công ở biên, Abdulraheem sau pha đánh đầu tranh chấp với Nguyên Mạnh đã kịp đá bồi mở tỷ số của trận đấu.
    Những phút đầu hiệp 2, hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam tiếp tục cho thấy sự lúng túng trong những pha xử lý ở khu vực trung tâm, khiến hàng thủ liên tục bị chao đảo bởi những pha tấn công của đội chủ nhà. Phải đến khi Quế Ngọc Hải được đôn lên đá ở vị trí tiền vệ thì các cầu thủ Việt Nam mới bắt đầu kiểm soát được thế trận và trận đấu trở nên cân bằng hơn.
    Một số cơ hội ít ỏi đã đến với Công Vinh và các đồng đội trong thời gian này, nhưng như thế là chưa đủ để thầy trò HLV Hữu Thắng có được bàn thắng dù cả đội đã chiến đấu để tìm bàn gỡ hòa đến những phút cuối cùng.
    Thất bại 0-1 trước Iraq:
    -ĐT Việt Nam đã không thể tạo ra bất ngờ và kết thúc vòng loại World Cup 2018 với vị trí thứ 3 ở bảng F.
    Nhưng trận thua tối thiểu trước đối thủ mạnh hơn như Iraq và trước đó là chiến thắng thuyết phục Đài Bắc (Trung Quốc) 4-1, HLV Hữu Thắng đã dần lấy lại niềm tin cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
    http://kenh14.vn/sport/thua-iraq-dt-viet-nam-chinh-thuc-chia-tay-vong-loai-world-cup-2016032920335332.chn

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Xin chào bạn mới, cám ơn bạn, mình sẽ cố gắng, minh sẽ ghé nhà,
      TM.

      Xóa
    2. Xuân tàn, hoa trắng nở
      Ôi, bóng người còn đâu
      Núi ngàn, say tiếng gió
      Đau, nhớ thủa ban đầu

      Xóa
  4. hairachgia [Blogger] Email 01.04.16@22:20
    HRG có nghe một lão quái nhân người Bắc di cư 1954 giải thích “ Người Tàu” như thế này:
    Thực ra là người Tào (biến thể từ Tào Lao) chớ không phải người Tàu bởi vì bất cứ dân tộc nào cũng có những món ăn riêng (để sống và để ăn). Người Tàu cũng không ngoại lệ. Chẳng những thế họ đưa việc ăn uống vào triết học nữa kia với cái quan điểm “dĩ thực vi tiên” nên đụng cái giống gì nhai được là họ nhai tuốt. Từ đó họ sáng chế ra nhiều món ăn rất quái chiêu như Từ Hi đã bát quốc có món chuột sống được nuôi tới thế hệ thứ tám. Nhưng khổ nỗi, dân thì đông nhung nhúc mà lương thực thực phẩm thì làm ra không kịp nên họ nãy ra cái món ăn mà người Việt gọi là “tào lao” đó là những món thập cẩm: Lẩu thập cẩm, chè thập cẩm, cơm thập cẩm, cháo thập cẩm… nghĩa là vớ được thứ gì thì bỏ vào nồi thứ đó với mục đích là cho thật nhiều để no bụng, việc còn lại là của anh đầu bếp là nấu nướng thế nào?
    Đúng sai như thế nào thì chưa biết. Nhưng cái văn hóa thập cẩm của Tàu là có thật như ông Hồ Hữu Tường thắc mắc ‘Tại sao các triết-gia Trung-Hoa hay cóp?', và cũng vì thế mà ông Lê Mạnh Thát mới nói ‘Các triều đại Trung Hoa đã huỷ gần như hết tư liệu và chứng tích cổ sử...’

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, quả thật là anh Hai đọc entry này rất... tốt.
      Cách đây một tiếng, tôi có nghĩ ra là:
      -Triết học TQ đã lạc hậu so với thời-@ này đến 2500 năm,
      nhưng muốn viết ra vậy thì tốn năng lượng lắm anh à, vả lại, tôi nghĩ viết để làm gì nhỉ: 1) đời là vậy, 2) mình chỉ là một cá thể vô cùng bé => tất cả đều là vô nghĩa.
      Cám ơn anh đã quan tâm đến bài viết.
      Chúc ngủ ngon.

      Xóa
  5. huongtra [Blogger] Email 02.04.16@02:11
    Trà thăm Anh... Nghe nói tổ tiên mình hồi nẳm hồi xưa là cắc chú... Hổng biết thực hư thế nào... Nhưng thấy Anh Lá Bàng thuộc sử Tầu ghê đi...
    Cái ni Trà nghi ngờ là có cơ sở nha
    Anh ở Mỹ tàn viết truyện Tầu phù hà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1) 'Tổ tiên mình hồi nẳm hồi xưa là các chú...' khỉ!:
      -Giả thuyết này là có lý, nhưng có lý hơn nữa là phải nói là khỉ-tiến-hóa, vì có nhiều loại người có 'chủng tử nguyên thủy' khác nhau - da vàng, da trắng, da đen, da đỏ - chứ cứ cm/nói lung tung thì không được.
      2) 'Anh ở Mỹ': đúng, là Mỹ... Tho.
      3) 'Truyện Tầu': thêm một bằng chứng là người Việt thường dùng chữ 'Tàu' (ít khi nói 'Trung Quốc'), hi...
      Cám ơn muội nhé, cuối tuần ngọt ngào!

      Xóa
    2. Em ngồi nơi đó… lung lay
      Lá vàng ái mộ cũng bay xuống đời
      Anh về từ phố chơi vơi
      Em ơi, sao nỡ để giờ anh… rung!

      Xóa
    3. huongtra [Blogger] Email 03.04.16@09:35
      @nhagomlabang:
      Lá bay gởi chốn ngàn trùng
      Có ai dưới bóng cây bàng gom... mơ

      * Trà cảm ơn Anh nhiều ạ .. Chúc anh luôn an lành nhé Anh.

      Xóa
  6. Hehehe cái vụ Minh Béo khó coi anh hè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mình thường nói: Ở trong nước thì... nhất, nhưng ra đấu trường quốc tế thì... thất, hi..., thank pạn, chiều vui nhé.

      Xóa
  7. Lưu comt Gia Tuệ"

    Vẫn em chút chút giận hờn
    Vẫn em lắm lúc, anh... xanh mặt rồi
    Vẫn em nói nói cười cười
    Thoạt đi, thoạt đến, anh khờ dại anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hjhjhj. Thăm Huynh xong muội dzìa, mọi giảnh nhé. Mến

      Xóa
    2. 'Mọi giảnh' là 'mảnh giọi' đó, hi..., tối vui nghen tiểu sư muội!

      Xóa
  8. Lưu comt Hồng Tâm:

    (Thơ Nguyễn Viễn)
    ...con người giả nai
    dù sừng già mọc gai
    nhưng con mắt vẫn ngây thơ, ngơ ngác
    có kẻ sát nhân khuôn mặt hiền như bụt
    tên lưu manh có dáng dấp thiên thần

    Huynh thích đoạn này đó, cô em đeo kính mát à.

    Trả lờiXóa
  9. vomtroirieng [Blogger] Email 03.04.16@12:56
    Huynh nè, người ta còn nói "quân tử Tàu", rồi "Tàu lạ" nữa đó
    Còn vụ Minh Béo, dù ra sao đi nữa, có tội hay ko cũng thấy đứt ruột luôn khi nghĩ cảnh MB mình ên bên đó huynh ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, quên, huynh sót chữ 'Tàu lạ', sẽ bổ sung, cám ơn muội nhé, chúc ngủ ngon!
      P/s: Còn vụ Minh Béo để xem sao đã.

      Xóa
  10. Lưu comt Cuồng Từ:

    Nhớ khi ánh nắng phai màu
    Trước thì đen đũi, sau thì xám xanh

    Trả lờiXóa