Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

955. Mr. Ai Biến và văn hóa Bự Thiệt (Kể chuyện, thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho biệt phủ yên bái


Gió biển từ đâu, mát cả người
Mơn trớn làn da, cảm hứng khơi
Ngây tình, quyên hót trong vườn hạnh
Ngất lòng, huệ nở trên đôi môi
*
Hát hò, thỏa chí vơi sầu khổ
Nô đùa, quên mất cả hư vô
Tung mình, say đắm cười nhân thế
Ngã người, rạo rực bế tiên cô...


- Văn hóa khác với văn minh, văn hóa là truyền thống lâu đời - có thể vĩnh hằng!, còn văn minh là cái mà con người 'sáng tạo' ra trong một thời kỳ lịch sử nào đó; nó có tính ‘bứng chuyện’: văn hóa đẻ ra văn minh, ngược lại văn minh cũng có thể biến thành văn hóa! Chẳng hạn, người ta có thể nói 'nền văn hóa tre làng' đẻ ra 'nền văn minh lúa nước (hay lúa rẫy)', đến lượt nó, 'văn minh lúa rẫy' lại đẻ ra 'văn hóa cồng chiêng'!... Người ta gọi là người Việt Nam tức là người Việt ở nước Nam ('Nam quốc sơn hà Nam đế cư'), phía bên này (Nam) của biên giới Tàu, nên 'hoàn toàn khác với Tàu'!, mà 'có thể nói' Việt Nam có 3 nền văn minh đặc dị nhất trên thế giới, đó là 'nền văn minh Trống Đồng*' (vh Đông Sơn) ở miền Bắc, 'nền văn minh Tháp Chàm*' (vh Sa Huỳnh) ở miền Trung, và 'nền văn minh sông nước* hay miệt vườn' (vh Óc Eo - Phù Nam) ở miền Nam... Nói chung, văn hóa Việt xuất xứ từ 'nền văn hóa tre làng', tức 'tre + làng', hổng thấy cái gì cũng dùng dây lạt (bằng tre) để gói bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh giò, nem... từ nam chí bắc đó sao!, rộng hơn, hổng thấy quân xâm lược 'lạ' ở phương Bắc tiến vào nước Nam 18 lần (kể cả vụ '17/2/1979') thì bị xóc bởi... 'tre' mà đại bại đến 14 lần đó sao! (theo GS Joel Brinkey*)...

Nghe Thượng Đế chém gió méc mệt!, Tôn Ngộ Không bèn dùng phép Cân đẩu vân bay xuống xứ rùa X. Ngài liền gọi với theo:
- Ngươi nhớ điều tra xem mấy đại gia Ai Biến ở dưới ấy trong đầu có chất gì không!..., và nhớ mang theo cây 'Như ý kim cô bổng' để gặp đứa nào ‘thung nhảm’ thì bụp liền cho ta, bụp không cần báo cáo!
- Yes, sir!

*
Hạ cánh xuống xứ này, Ngộ Không thấy rất ngạc nhiên là mấy ông lớn, bà lớn ở đây rất thích của 'bự'!
Về từ 'đại gia' thì dù sao cũng là Đại Thánh, nên liên hệ đến từ 'vĩ đại', rồi 'vĩ nhân', lão Tôn cũng thừa biết ‘vĩ nhân’ là mấy tay có… ‘đuôi’, thậm chí là mấy tay có ‘đầu óc ngu si nên ngũ chi phát triển’, dĩ nhiên là ‘ngũ chi’ bao gồm luôn... cái xxx! Về vụ 'hot girl xứ Thanh' thì người ta nói rằng: 'Đàng sau cái mờ-ông của một người đẹp trở nên giàu thần tốc thì ắt hẳn phải có bóng của một người đàn ông rất bự', thậm chí người ta còn hỏi 'bự cái gì?'. Về cái 'biệt thự khủng' thì lão chỉ hiểu ‘từ đầu’, chứ từ 'khủng' thì lão đâu có phải là dân miền Bắc đâu mà hiểu nổi!, nhưng dù sao lão cũng công nhận là cái xxx của Mr. Ai Biến bự thiệt!... Nhưng về cái 'cục đại' thì lão không hiểu trên đời có cái cục gì bự!, 'hay là cái nàng Gao Qian bên Tê Cu mới giành giải vô địch về mông… bự*, nên suy ra cục xxx của cô ấy cũng… bự', lão nghĩ thầm. 

Mấy tay 'Biệt Phủ' thấy Đại Thánh cũng cùng đẳng cấp... 'bự' như bọn họ ở dưới cõi 'thiên đường AQ', nên rất mừng, bèn đem mấy chai rượu Chivas 25 (giá 5 triệu/chai) ra mời..., nói chuyện như thể cái gì mình cũng 'xxx đến thế là cùng' - hết Trump đến Merkel, đến Moon, đến Tập, đến Ủn... Rượu ngà ngà say, bọn này đua nhau chém gió, tay thì nói 'Einstein vĩ đại là nhờ ổng có cái 'lỗ đen' và cái 'lỗ giun', tay khác nói 'Heisenberg nhờ cái 'bịnh đất', tay khác nữa nói Schrodinger nhờ cái 'tượng lữ'*..., chưa kể đến vụ 'Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Đà Nẵng' (bởi Võ Văn Thương, ha..ha..ha...)...
- 'Cụ thể là Einstein bự ra sao?', Đại Thánh hỏi.
- Thì lỗ xxx của ông ấy bị đen là do bị bệnh giun!
- Chời, đúng là 'đỉnh cao trí tệ đến thế là cùng'!
‘Bọn bự này không lo cho dân nghèo, mà suốt ngày, suốt đời cứ lo theo đuổi cái văn hóa 'biệt phủ', không sáng tạo ra được cái gì cho xã hội'!, phát hiện ra vậy, Ngộ Không định cho chúng ngay một thiết bảng; nhưng tạm dừng tay để tìm hiểu thêm..., nên lão Tôn bèn đi ra phố ăn bún chả Hà Nội, thấy 'Mr. Ai Biến' đang đi một chiếc 'xe Camry-không-chấm' màu đen (một loại xe đắt tiền, nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản), chở theo vợ và hai đứa con, chạy đến cái 'Biệt Phủ' của hắn..., lão hỏi:
- Sao ngươi làm 'đầy tớ' mà giàu thần tốc vậy, nhiều hơn số tiền mà ‘ông chủ’ của ngươi không chi tiêu - phải nằm im tại chỗ, nhịn ăn và cởi… truồng - để để dành từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến nay vậy?
Biết gặp phải đại cao thủ, tay ‘hot quan’ này liền chối bây bẩy, không nói 'bự' mà chuyển qua nói 'nhỏ':
- Đó là nhờ bọn chúng tôi, người thì 'làm giá đỗ', người thì 'đêm chạy xe ôm', người thì 'buôn chổi đót', 'lá chít', người thì 'nuôi heo', người thì 'nuôi gà'...
Nghe nói nay đang ‘cứu heo’, thịt heo giá có 23.000đ/kg, nông dân chết ngất…, nhất là nghe nói đi 'buôn lá chít' mà giàu nhanh hơn 'ông chủ' Bill Gates bên tư bản giãy chết, quá nghịch lý!, Ngộ Không bèn giơ thiết bảng lên, Mr. Ai Biến vội nói:
- Tôi đâu có tội tình gì, 'biệt phủ' này là của vợ tôi, 'biệt phủ' kia là của con tôi, 'biệt phủ' kìa là của cháu tôi, 'biệt phủ' kía, kỉa, kĩa, kịa là của... ông cố nội tôi, chứ tôi… vô sản - không có tiền bạc, tài sản gì hết!

*
Lại… bó tay chấm com, bèn bay trở về Thiên đình, bị Thượng Đế hỏi ‘sao không trị được tay nào?’, Đại Thánh trả lời:
- Dạ bẩm, đây là cái quy luật 'nghịch hóa' - do cái tiểu văn minh ‘tiên huyền’ đẻ ra cái đại... văn hóa ‘biệt phủ’, nên không trị được ạ!
‘Chời ơi nà chời’, Thượng đế bèn kêu… trời!, và hỏi tiếp:
- Còn ‘bự thiệt’ là gì?.
- ‘Bự thiệt’ là biệt thự... khủng, biệt thự trà bá lửa, hay còn gọi tắt là 'biệt phủ', do Háng không rộng nên tại hạ chỉ biết có ngần ấy thôi ạ.
Còn 'Ai Biến' là gì thì tại hạ xin... bó toàn thân chấm com!

(HẾT)
--------- 
Chú dẫn:
1.       GS Mỹ Joel Brinkley đăng trên tờ Chicago Tribune vào đầu năm 2013 về việc người Việt hung hãn do ăn nhiều thịt. Theo đó, vị GS này cho rằng du khách đến VN sẽ không thể nhìn ‘các loại động vật hoang dã’ do người Việt đã ăn hết… Nhận định của vị giáo sư này ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi, ném đá của người Việt, họ cho rằng ông ta nói hàm hồ, sỉ nhục nước Việt ta. Tuy nhiên trước một thực trạng đang diễn ra trước mắt này, lời nhận định của vị giáo sư ngày nào đang ngày càng có cơ sở... (Minh Dương), xem thêm: http://phunuonline.com.vn/doi-song/tin-nhanh/nguoi-viet-hung-han-nen-au-da-nhieu-minh-oan-gs-my-69395/
2.       ‘Lỗ đen’, ‘lỗ giun’ (hay ‘cổng du hành’)… là hệ quả của ‘Thuyết tương đối’ của Einstein; ‘bịnh đất’ là ‘Nguyên lý bất định Heisenberg’ trong Cơ học lượng tử (tượng lữ).
3.        Nàng Gao Qian bên Tê Cu mới giành giải vô địch về mông… bự: Người đẹp Gao Qian (19 tuổi) đã giành chiến thắng chung cuộc với sắc vóc có thể miêu tả bằng cụm từ ‘phong nhũ, phì đồn’ mới đây. ..., xem thêm: http://dantri.com.vn/van-hoa/noi-kho-cua-nu-hoang-vong-3-moi-khi-xuong-pho-20170706144647247.htm
4.       Nền văn minh sông nước: Lịch sử nền văn minh sông nước ở đây bắt đầu từ rất sớm, từ thiên niên kỷ thứ I TCN. Dưới ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, trong 6 thế kỷ SCN, cư dân vùng đất này đã tạo dựng nền văn minh Phù Nam rực rỡ - một điển hình văn minh sông nước hạ lưu Mekong trong quá khứ. Văn minh này được mênh danh là văn minh sông nước với ‎nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh lúa nước - lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn... Trong giai đoạn Óc Eo - Phù Nam (thế kỷ I-VII) hình thành một dãy chợ nổi như chúng ta còn thấy hiện nay: Phụng Hiệp, Cái Răng, Châu Đốc, Cái Bè…, xem thêm: http://mekongsp.com/van-hoa-nam-bo/van-minh-song-nuoc-nam-bo.html
5.       Văn hóa Đông Sơn: Niềm hãnh diện lớn nhứt của dân tộc Việt ở Châu Á là sự xuất hiện nền văn hóa trống đồng Đông Sơn rực rỡ thời Cổ Đại trên đất Lạc Việt, trải dài cách nay từ 2.700 đến 1.800 năm. Đó là nhờ sự ra đời của kim loại đồng và thành quả phát triển kỹ nghệ luyện kim trong nhiều thế kỷ trước đó, qua các nền văn hóa từ Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun trên lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả... (Trần Văn Đạt), xem thêm: https://khoahocnet.com/2013/08/10/ts-tran-van-dat-trong-dong-dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/

6.       Văn hoá Sa Huỳnh: Cách đây khoảng 3.500 - 2.200 năm…, được xem là tiền đề của văn hóa Champa... Dân tộc Chăm cơ bản được hình thành từ hai thị tộc: Cau (Caramukar) ở phương Nam và Dừa (Narikelanamsa) ở phương Bắc. Về không gian sinh tồn, vương quốc Champa trải dài từ Quảng Bình - Đồng Nai... Qua hàng ngàn năm lịch sử, dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo … Từ khoảng thế kỷ XI, đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa..., xem thêm: http://baotanglichsuvn.com/va-n-hoa-co-cha-mpa-tu-thoi-kim-khi-tk-xvii-90.html

20 nhận xét:

  1. THIÊN TÀI... 'BIỆT PHỦ', HA..HA..HA...

    TÔN NGỘ KHÔNG BỊ NHỐT Ở ĐÀ NẴNG!!!
    "Tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn", đó là phát biểu của Bí thư Quận ủy Hải Châu - Đà Nẵng.

    Không sốc mới là lạ, một ông Bí thư Quận ủy mà đưa ra ý tưởng xây dựng khu văn hóa tâm linh như thế này: "Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư Dự án khu công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn. Mà tôi nhớ không nhầm là trước đây, hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết "Tề Thiên Đại Thánh".
    Ông Thương còn khẳng định thêm: "Bây giờ xem phim "Tôn Ngộ Không" thì tôi hình dung cũng có thể trước đây - cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè ở trong ngọn núi Ngũ Hành ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)". Trời ạ ! Nói như thế thì trước đây Đà Nẵng thuộc Trung Quốc à ông Bí thư Quận ủy? Thật không thể hiểu nổi!
    Đã thế ông còn đề nghị ông Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL): "Khách du lịch Trung Quốc đến đây rất là nhiều, nếu bây giờ đề nghị Giám đốc Sở tìm lại cuốn sách "Tề Thiên Đại Thánh" thì tôi tin chắc rằng hình vẽ đó giống y năm ngọn núi Ngũ Hành".
    Phát biểu của ông Bí thư Quận ủy đã gây "sốc" cho các đại biểu HĐND thành phố. Có đại biểu còn bịt mồm cười (giấu tên, chắc cùng quận) nói rằng: "Tôi không hiểu sao ông ấy lại có cái suy nghĩ liên tưởng như vậy".
    Thưa ông Bí thư Quận ủy, theo sách “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân thì con khỉ Tôn Ngộ Không là nhân vật không có thật, núi Ngũ Hành Sơn trong “Tây Du Ký” cũng là do Ngô Thừa Ân nghĩ ra, vì Phật tổ muốn nhốt con khỉ ấy theo yêu cầu của thiên đình nên Phật xòe bàn tay của mình bảo Tôn Ngộ Không nhảy lên rồi úp bàn tay xuống, thế là thành năm ngọn núi nhốt con khỉ Tôn Ngộ Không trong đó.
    Còn danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng thì còn có tên gọi là núi Non Nước với 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2km2 gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Núi Non Nước gắn liền với truyền thuyết rùa nhờ ấp trứng từ thời văn hóa Champa ông nhá, ông về đọc lại đi.
    Bởi nghe câu chuyện nực cười, tưởng đùa nhưng có thật này, muốn chia sẻ với ông một điều, Việt Nam ta nếu nói về văn hóa tâm linh thì ngoài tứ bất tử ra không thiếu gì thần thánh linh thiêng, nếu nói về lịch sử thì chúng ta không thiếu những danh nhân, những anh hùng. Và nếu nói về văn hóa ngàn năm chúng ta có biết bao nhiêu điển tích văn hóa, trong đó có cả văn hóa tâm linh. Ngay như núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) đó, thì truyền thuyết rùa nhờ ấp trứng và nhiều truyền thuyết khác nữa, nhưng chắc chắn không có câu chuyện Tôn Ngộ Không bị đè ở đây. Ông cần đọc lại, nghiên cứu lại văn hóa tổ tiên mình cho kỹ, đừng đi "rước bát hương" nhà hàng xóm về thờ theo kiểu mượn thánh thần như sở thích sính hàng ngoại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      Văn hóa là mục tiêu, là động lực của phát triển. Những năm gần đây, đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng đã rất được coi trọng, quan tâm và thông thoáng. Văn hóa cũng là cốt lõi, là linh hồn, là cốt cách, tư thế và niềm tự hào của một dân tộc. Hiện nay có không ít những cá nhân, doanh nghiệp tư nhân xây chùa để kinh doanh, xây dựng các khu du lịch tâm linh để làm thương mại một cách tùy tiện, bá đạo, lai tạp, vay mượn đã và đang làm méo mó dị dạng và mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
      Giữ gìn, xây dựng và phát triển văn hoá phải dựa trên nền tảng truyền thống tốt đẹp và phải bằng những con người hiểu biết về văn hoá. Văn hóa không thể tính toán qui ra và đánh đổi bằng tiền, càng không thể vì lý do kinh tế mà bất chấp hậu quả. Khủng hoảng kinh tế có thể khắc phục trong một thời gian ngắn nhưng khủng hoảng văn hoá thì phải mất một thời gian dài, có khi hàng thế hệ mới khắc phục được. Vì vậy nó cần được ngành chức năng có chỉ đạo sát sao, sự thẩm định kỹ càng và quản lý chặt chẽ tránh tình trạng lệch lạc khi sự việc đã rồi.
      Câu chuyện và ý tưởng của ông Bí thư Quận ủy Hải Châu - Đà Nẵng có thể chỉ như một "sự cố" phát ngôn, nhưng qua đó thấy rằng: Nhận thức và hiểu biết về lịch sử và văn hóa là vô cùng quan trọng, nhất là đối với những người làm công tác lãnh đạo quản lý văn hóa. Một ý tưởng ngây ngô nực cười như vậy, chắc chắn không bao giờ nhận được sự đồng tình của nhân dân, những người yêu và thấm nhuần văn hóa Việt, nhưng nó là “bia miệng” để đời nhắc nhở rằng, một khi nhân dân đã bầu anh vào vị trí nào đó, hãy cố gắng mà thể hiện sự hiểu biết của mình bằng những phát ngôn chuẩn mực.
      http://giadinhphapluat.vn/ton-ngo-khong-tung-bi-nhot-o-da...

      Xóa
    2. SỰ TÍCH NÚI NGŨ HÀNH (Truyện cổ tích Chăm)
      (Tên La-tinh: Les montagnes de marbre - Những ngọn núi đá cẩm thạch)

      Ngày xửa ngày xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc xa xôi bơi thuyền đến cập vào bãi biển phía Đông (Đà Nẵng ngày nay), cụ lên bờ và dựng một túp lều tranh sống hiu quạnh một mình với công việc chài lưới. Một buổi sáng, như thường lệ, cụ sửa soạn thuyền để ra khơi đánh cá, thình lình trời bổng nổi sấm, gió thổi vùn vụt, mặt biển sôi động, từng đợt sóng cao xô vào bờ cuồn cuộn. Trong tiếng gầm rít của gió, tiếng gào thét của sóng cụ già thấy hiện ra một con rồng khổng lồ làm mặt đất rung chuyển, cát bụi bay mù mịt, cụ già tưởng như căn lều của mình đã tan tành ra từng mảnh khi con rồng tiến gần về phía đó. Cụ bổng nghe một tiếng sấm vang lên và từ dưới bụng con rồng lăn ra một quả trứng lớn, sau đó con rồng từ từ quay ra biển và biến mất sau những đợt sóng khổng lồ.

      Xóa
    3. (tt)
      Một lát sau, trời yên biển lặng, cụ già chưa kịp hoàn hồn thì bổng thấy một con rùa vàng lớn cũng từ ngoài khơi đi vào và đến bên túp lều, Rùa Vàng đào một lỗ trên cát rồi vùi quả trứng xuống. Sau đó Rùa Vàng quay lại bảo cụ già: “Ta là thần Kim Quy, ta muốn ngươi phải gắng sức bảo vệ giọt máu này của Long Quân”, chưa hết bàng hoàng, cụ già lúng túng trả lời: “Nhưng tôi tuổi già, sức yếu làm sao đủ sức đảm đương công việc hệ trọng này”. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc móng và nói: “Ngươi đừng lo, hãy cấm lấy chiếc móng này và hễ có chuyện chẳng lành thì cứ đặt móng bên ta, ta sẽ chỉ cách cho”, cụ già nhận chiếc móng và nói “Được, tôi xin cố hết sức”. Xong việc, Thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất sau làn nước xanh.
      Từ đó, cụ già giữ gìn và chăm nom quả trứng rất cẩn thận. Một hôm đang làm việc trong vườn, cụ già kinh hãi khi thấy một chiếc xe trâu từ đằng xa cứ nhắm thẳng vào vị trí chôn quả trứng mà tiến đến, trên xe lố nhố những khuôn mặt dữ dằn với binh khí hùng hổ trên tay. Với ý nghĩ chỉ cần chiếc xe trâu lăn qua cũng đủ làm cho quả trứng vỡ tan tành, cụ già vội lấy chiếc móng rùa ra đặt sát bên tai mình và cụ nghe một giọng nói dịu dàng vang lên: “Hãy nằm xuống, nằm xuống đi!”, cụ già liền làm theo, mời vừa nằm xuống, cụ liền hóa thành một con hổ to lớn, bọn người kia hoảng hồn quay xe tháo lui chạy mất. Sau đó, cụ già dỡ cả túp lều của mình ở đến dựng ngay bên trên chỗ chôn quả trứng Rồng. Cụ không ngờ trứng mỗi ngày một lớn và trồi dần lên khỏi mặt đất. Trứng cứ lớn mãi, lớn mãi choáng gần hết căn nhà tranh bé nhỏ của cụ. Vỏ trứng lấp lánh như một hòn ngọc khổng lồ. Một đêm cụ già vừa nằm chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy lách tách, thì ra bọn người hôm nọ đang quay lại phóng lửa đốt túp lều của cụ, thấy thế cụ liền khấn xin thần Kim Quy cứu giúp. Vừa khấn xong, cụ già liền thấy mình đang ở trong một hang đá rộng rãi và mát mẻ, trong góc hang lại có giường chiếu sẳn sàng. Cụ không hề hay biết rằng có một phép màu đã xảy ra, chính cụ đang ở trong hang đá của một trong năm ngọn núi Cẩm thạch vừa được biến thành từ năm mảnh vỡ của chiếc vỏ trứng Thần. Từ trong chiếc trứng ấy đã bước ra một bé gái xinh xắn chính là giọt máu – con gái của của Long Quân.
      Cụ già càng bàng hoàng hơn khi bước ra cửa hang và nhìn thấy quanh mình có năm hòn núi đá với đủ loại cây cỏ, chim muôn… Từ đó cụ già với cô gái nhỏ sống bên nhau như 02 cha con, chim chóc và thú rừng là những người bạn của họ. Hằng ngày, từng đàn chim thay nhau đi lấy sữa từ trong các mạch đá và hái trái cây quanh núi về nuôi cô bé, chúng còn tha bông vải từ các nơi về dệt nên những bộ quần áo xinh đẹp cho cô bé và ông cụ. Cô bé và cụ già được người dân trong vùng yêu mến bởi 02 cha con đã dạy cho họ biết trồng cây, dệt vải để sinh sống và còn vào rừng hái lá để chữa bệnh cho mọi người.
      Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô bé giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời. Một hôm, có chàng Hoàng tử con vua đi săn với đoàn tùy tùng đi lạc đến cửa hang dưới chân núi đã nhìn thấy cô gái, quá si mê với vẻ đẹp kiều diễm, chàng đã trở về xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Ngày đoàn tùy tùng đem kiệu rước cô gái về cung cũng là ngày thần Kim Quy lên bờ đón cụ già xuống biển.
      Từ đó, ngọn núi thiếu vắng bóng 02 cha con cụ già nhưng những người dân làng chài vì yêu mến 02 cha con ông lão đã kéo đến sinh sống lập nghiệp quanh chân năm cụm núi. Đến nay, những hòn núi đá cẩm thạch ấy vẫn còn trơ gan theo cùng năm tháng bên cạnh biển Đông mà dân gian vẫn quen gọi là hòn Non Nước. (damynghedanang . vn)

      Xóa
    4. Vo San Nguoi
      Chuyện này bây giờ in thành từng quyển nhỏ, mỏng bán tràn lan ngoài hiệu sách cho học sinh mẫu giáo. Các bà mẹ mua về cho con nít đọc thì chỉ có con nít bít chứ ông Bí kia đâu có bít. Huynh nờ .
      Cảm ơn huynh nha .

      Xóa
    5. Uh, lẽ ra nên có trong sách giáo khoa và có giải thích rõ (có tạm viết trong bài sau), để không còn cái dzụ 'đầu óc ngu si, ngũ chi phát triển' nữa, hihi... Tks!

      Xóa
    6. Vo San Nguoi
      Nhất trí với huynh.
      Phim ảnh, gameshow... toàn chuyện ngoại lai. Sách giáo khoa thì in sai be bét, chú thích cũng bé cái (nhầm!). Lịch sử và địa lý không được coi trọng nên không có thần tượng Tổ Quốc. Họ chỉ thần tượng cái gỉ gỉ gì gì đâu đâu. Nhiều người khi (được) hỏi Chủ tịch nước hiện tại là ai, họ còn không bít, và... muội cũng không bít lun đó huynh... hi...
      CHÚC HUYNH VUI NHÉ. Viết tếu tếu cho mọi người vui nha.
      Vừa học vừa chơi mà huynh, chính trị mới đấy.

      Xóa
  2. Vo San Nguoi (FB)
    Rất hay, tuyệt vời, đọc bài này rất thú vị, không còn lờ mờ khó hiểu nữa, vì huynh giải thích từ lái rõ ràng hơn. Cảm ơn tác giả .
    Trong hình ảnh có thể có: chim
    4 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, viết dưới dạng văn dễ hơn, viết ní nuận vừa mệt óc, lại vừa bị khó hiểu!, hi... Tks!

      Xóa
  3. LR sang thăm anh Bàng đây !
    Ở đời này ai mà lại không thích "bự" anh ? Nhà bự, xe bự, nơi mần việc bự, có như vậy mấy người nhỏ xíu chung quanh mới thấy đó là bậc'dĩ nhiên" ủa quên "vĩ nhân" hay "vĩ đại" gì đó .....người ta khi bự thì người ta có quyền mờ ....
    Thăm anh chút rồi dìa chứ ngồi đây lâu anh lấy thước biểu trò xòe tay ra cho thầy khẻ như thuở học trò thì "chí nuôn"..Bye Thầy ! he he..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy này... hiền lắm, chỉ toàn rủ ucf Bình Quới kg à!, hi... Mà muội ở xa quá, chưa chắc kiếp này đã gặp!, hi...
      Tks, chiều CN vui!

      Xóa
    2. (Lưu)
      Thói đời thấy đẹp thì... thương
      Thấy lan rừng đó lại vương vương... sầu!

      Xóa
  4. Ba Lăng Nhăng (FB)
    Đúng là Bự Thiệt. Chả thế mà còn quá bự.
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Tàu, rồi ta!, do một lý do tế nhị nào đó, rất thích 'chảnh' (nói 'bự') như:
      -đại tệ (tiền), đại cán (áo), đại bác/đại liên (súng), đại đế, đại vương, đại quan, đại gia, đại thi hào/đại văn hào, đại thần, đại thánh, đại địa chủ, đại nhân (quân tử!), Đại Hán/Đại Tống/Đại Thanh, rồi siêu sao, vĩ nhân (great man), cầu thủ vĩ đại (great player), đại anh hùng, đại kiếm khách, đại giáo sư - đa tiến sĩ, rồi đại sự, đại môn phái, đại điền trang, đại thự, đại tiệc, rồi đại bàng, gà cồ (đại kê!), ly cối (đại ly!), phì đồn (đại mông), rồi Càn khôn đại na di, Hấp tinh đại pháp, Đại giáo chủ, Đại Hãn, Tập đại đại, đại ác nhân, đại đạo/đạo soái, rồi đại mỹ nhân, đại phú, đại cát, đại lợi, đại tùm lum, ngoài ra, còn có đại tràng, nói tràng giang đại hải, đại ngôn (nói đại, chém gió) và… đại tiện (đi ị)...
      ha..ha..ha...
      http://nhagomlabang.blogspot.com/.../633-nhan-loai-ai-ngu...

      Xóa
  5. Phạm Thế Thuý (TCKBG)
    Bao giờ "cho đến ngày xưa"
    Tịch thu "điền thửa" mang chia dân nghèo?
    Úi trời ưi là trời!
    Chỉ còn... chờ giờ người đến... bó toàn thân... "là .com" !
    19 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách đây 2 năm, huynh đã kết luận là 'tuyệt vọng'! Vd như đã có viết (trong bài trước): Suy cho cùng, bản chất của nhân loại vốn là ‘mạnh được, yếu thua’, trong đó, ‘mạnh’ có thể bao gồm cả sức mạnh, tài trí, lanh mưu, lưu manh, và thời cơ; và theo quy luật lịch sử-tự nhiên, sự tồn tại của kẻ ‘mạnh’ hay một ‘triều đại’ chỉ có tính chất 'giai đoạn'...
      Thật vậy, sự kiện 30/4/75 kg ai tiên đoán được!, vậy:
      - Việc khi nào ông bự biết quan tâm đến dân vốn là một khát vọng hư ảo, và cũng phải chờ... lịch sử giải quyết!
      Vì vậy, chỉ có thể:
      Em!, nắng chiều lên, nắng tới sân
      Lòng đã thấm ‘không’, mỏi mắt trần
      Bóng em hư ảo, tràn qua gió
      Nắng bỗng đi rồi…, nắng lại lên!
      TM.

      Xóa
  6. Dương Thảo (TCKBG)
    Chú viết dài thiệt...
    5 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuốn 'Tây du ký' trên đầu tủ của 'chú đến 400 trang, còn bài 'Biệt phủ ký' của chú có... 2 trang, thế mà bị sư phụ chê... dài, Tôn Ngộ Không ta sầu quá, hiii... Thank bạn mới!

      Xóa
  7. Lão SA (FB)
    :D :D :D xem đến 3/4 bài lão mới hiểu ra cái YB của lão Nhà Gom Lá Bàng mứi đầu cứ tưởng BIÊN ẢI! Đến cái ảnh mới LỖ NGHỊA hẳn :D :D :D Ôn lại cái tuổi học trò LÓI NÁI cũng thấy trẻ ra dăm tuổi! Thật là cảm ơn lão Bàng :D :D :D
    11 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều lắm, bằng cuốn Từ điển Háng-Vịt, vd:
      ‘giả học' (học giả), ‘lờ tham’ (làm thơ), ‘nghĩ xệ’ (nghệ sĩ), ‘tra-giết’ (triết gia), ‘văng nhà’ (nhà văn); rồi ‘ăn kem trước cổng’ (ăn cơm trước kẻng), ‘ôm nhiều thì yếu' (yêu nhiều thì ốm), ‘tình ai nấy tiến’ (tiền ai nấy tính), ‘tàn theo giấc mộng tinh’ (tình theo giấc mộng tan); rồi ‘chim săn cá lạ’ (chim sa cá lặn), mua/móc/mò c… (mặt cua, mặt cóc, mặt cò), rồi 'lấy chồng' (chống lầy) -> 'lên giường' (lươn dền) -> chực mó (chó mực) -> ‘thọc d...' (thái dọc) -> ‘mò nhau’ (màu nho) -> ‘làm mau’ (màu lam) -> ‘chọt là đuối’ (màu đọt chuối); rồi buồn cười nhất là:
      -‘cú có gai’ = gái có… cu!
      He..he..he…

      Xóa