Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

1373. Tiếng Việt là tiếng gì? (Sưu tầm và lời bình)

Ngày ấy tôi thăm chốn quê xưa
Ngọn núi xa xa thoáng thoáng mờ
Có cô gánh nước bên bờ giếng
Một giấc mơ qua hiện bóng người
Nhớ em nhớ về con sông nhỏ
Nhớ mấy hàng cau, mấy gốc dừa
Bao năm xa cách, nghe nàng chết
Để lại tình tôi, những giọt mưa…
---
Hồi nhỏ, tôi vừa mở miệng ‘tiếng Hán Việt’ thì bị chú tôi quát cho một trận ‘Chỉ có tiếng Việt chứ không có tiếng Hán Việt!’, lúc đó tôi không hiểu và cho đến giờ cũng không hiểu! Nhưng bây giờ tôi biết là chú tôi đã nói đúng:
-Chỉ có tiếng Việt chứ không có tiếng Hán Việt.
...Người ta gọi ‘tiếng Hán Việt’ là sai!
Khi tôi đi công tác với một người Tàu, anh ta có nhận ra mấy từ như ‘thủ đô’, ‘quân sư’ hay ‘sư phụ’... (đã kể trong bài trước), cái mà người ta gọi là tiếng Hán Việt! Nay người ta còn dùng từ ‘xi líp’ hay cái quần ‘xịp’, ‘xú chiên’ (miền Nam), ‘xăng tuya’ tức cái nịt hay ‘ca ve’ tức con đĩ (miền Bắc)..., với cách như trên, người ta sẽ gọi là... tiếng Pháp Việt!, hahaha... Có khi người ta gọi nữ tổng thống Hàn Quốc là bà Pác Canh Hê hay ‘Bát Canh Hẹ’, và trong bản nhạc ‘Hello Vietnam’ do ca sĩ Hyorin hát có lời mở bằng tiếng Hàn là 'Hê lô ha lôi’ và kết là ‘Xin chao Viet Nam’ (Hello Hanoi, Xin chào Việt Nam)..., với cách như trên, người ta sẽ gọi là... tiếng Hàn Việt!, hahaha... Thời Phây, ta hay nghe vụ ‘ai lớp du bặt bặt’, ‘lai chim’, ‘xeo phi’, xê (save), đên (delete)..., và theo thủ tục trên, ta sẽ gọi là... tiếng Mỹ Việt!, hahaha..., v..v... Tóm lại, không có vụ tiếng Hán Việt, Hàn Việt, Pháp Việt, Anh Việt, Mỹ Việt, Campuchia Việt, Lào Việt hay Thái Việt... cái con mẹ gì cả, mà chỉ có tiếng Việt!
...Người ta thường truy tìm nguồn gốc của tiếng Việt (từ nguyên) bằng cách cố tìm âm tương đương trong tiếng Tàu là một phương pháp tiếp cận về ngôn ngữ (kể cả lịch sử Việt, triết học/triết lý Việt...) rất là phản khoa học!
Vâng, xưa nay, giới hủ nho hay ‘tinh hoa’ Việt đã cố rặn ra những ‘Vạn thế sư biểu’ (Chu Văn An), ‘Tử Cấm Thành’ (Huế), ‘Ngũ Hành Sơn’* (núi Non Nước), ‘Ải Nam Quan’, ‘Yên Tử’ (thầy Yên), hay Tràng An, Hà Nội, Thăng Long, Hạ Long, Hoàng Sa hay Trường Sa cái con mẹ gì gì đó..., tại sao không dũng cảm gọi là thầy Chu Văn An, thầy Yên, kinh thành Huế, ải Bắc (ải Pha Lũy hay Pha Dữ), (vùng) Sông Vọc/Sông Đang/Sông Vối (Tràng An), (thành) Rốn Rồng, Rồng Bay, (vịnh) Rồng Đáp, bãi Cát Vàng, bãi Cát Dài..., hay núi Non Nước - làm cho bọn ‘hưởi đít Tàu’ ngày nay hiểu lầm Đà Nẵng là vùng đất xưa của Tàu, nơi Phật tổ Như Lai đại chiến với con khỉ già Tôn Ngộ Không!!!...
...Tôi đi về các vùng quê Việt Nam và được nghe ‘cầu Chìm’, ‘núi Lở’, ‘cái chồ’ (miền Trung), ‘mặt tăng’, ‘con thò’, ‘con rươi’, ‘Các Bà’ (đảo Cát Bà), món ‘thầu lầu’* (miền Bắc), chưa kể ‘mánh mung, chôm, chỉa, chọt, lươn, cọ’ (mấy ngón nghề của thằng móc túi, Sài Gòn), rồi ‘tẩy’ (ly có đá), ‘mình ên’, ‘miệt dườn’ hay ‘miệt bển’ (miền Tây)..., hay mới đây tôi có ghi nhận một số câu khi đi phượt Nam-Bắc như: ‘Mi núa chi moà loạ rứa mi?’, ‘Không tém không tém nem séo bữa không tém’, ‘Trên dĩa rau sống còn có thêm vài nhúm bắp chuối thì, úi chu choa, măm măm, xụp xụp’, ‘Đọk xoong cừa đay bụng mún chếc lun, lại choa! đừng núa nữa!’, ‘En thì en không en tét đèn đi ngủ chó nhỏ kén chó lớn nhen reng’, 'Nát moắm mẹn mà en cho coả chén, en trợn tréng hưa con mét’...
Tôi chỉ dịch sang tiếng Việt một câu thôi, đó là 'Nát moắm mẹn mà en cho coả chén, en trợn tréng hưa con mét’ = ‘Nước mắm mặn mà ăn cho cả chén, ăn trợn trắng hai con mắt’, hehe...
Làm đéo gì mà có tiếng Tàu!
*
Dưới đây là 2 bài chọn.
TIẾNG VIỆT THỜI @ (của một người đã nhiều lần đi Tây, đi Tàu)
Nói thiệt nha, bọn nhóm cũ của hai thằng Santa với Riki không nổi được ở Nhật là có nguyên nhân cả đấy không phải không đâu. Kinh nghiệm của một con đu trai Johnny ko dưới 20 năm như tao cho thấy vibe của nhóm đấy nó không phải vibe Nhật =)). Nó kiểu có hơi hướm Hàn hơn (nên hai thằng kia hay hợp tác với bọn Hàn) nhưng lại cũng không hẳn là kiểu công nghiệp hóa bên Hàn. Nó bị kiểu nửa nạc nửa mỡ, xong lại còn làm khán giả tổn thương phần nhìn vd. Không có visual thì thôi đi nhưng ăn mặc hóa trang quay MV kiểu này là sao các bạn???
Hàn nó chuộng idol kiểu công nghiệp, full package đủ combo từ visual, biểu diễn, hát nhảy, hình tượng. Nhật nó lại chuộng idol hệ dưỡng thành, kiểu phấn đấu từ bé và có hình tượng cá nhân với cá tính đặc biệt nổi bật. Trung thì hiện giờ về cơ bản nó vẫn chuộng kiểu Hàn hơn nhưng dạo gần đây với sự thành công của nhà Phong Tuấn thì thấy hệ dưỡng thành cũng bắt đầu gặt hái được thành quả kha khá. Hai thằng năng lực nghiệp vụ tốt sang debut bên Trung là đúng bài rồi, sẽ được hợp tác cùng bọn visual và có hình tượng sẵn nó sẽ kéo hình ảnh lên cho. Nói chung ấy làm group nó không như làm solo đâu, nổi hay không nó thật sự là một môn huyền học, không phải cứ hát hay nhảy đẹp là ngon đâu. Nhưng chí ít group nó có lợi ở một cái là trăm hoa đua nở, ý là nó sẽ đạt được hiệu quả một cộng với một lớn hơn hai. Cá tính và năng lực cá nhân nó bổ sung cho nhau. Thật sự xem clip của bọn waps up cũ tao chỉ biết thốt lên đm tao cần lắm một thằng visual ngon đứng center cho cái nhóm này. Đm làm ăn kiểu gì tổn thương phần nhìn vãi đái con Avex nhiều khi cũng lôm côm bỏ mẹ. Ngày xưa W-inds nổi được như thế cũng là do trai đẹp 1m83 Keita đứng C chắn mẹ giữa màn hình mà các bạn ơi. Keita vừa là visual lại còn vừa hát chính mẹ luôn đấy đã đẹp còn giỏi không nổi sao được. (fbker Katharine Bui)
TIẾNG VIỆT XỊN
"Xe teng, thiết giốp hay xe bạc thếp"
Hồi nớ chiến tranh, có ông nớ Quoảng Nôm đi bộ đội. Cái Mỹ hén đi coàn, hắn quánh xe teng xuống, boa ông đứng núp dưới giô thông hồ. Ông thứ nhứt trồi lên núa: Chu choa, xe teng tới bay. Ông thứ hưa nhổm lên, ngó cái, núa: Núa ngu ngu rứa ông, cái ni là thiết giốp chứ xe teng chi! Ông thứ ba chồm lên cua, núa: Bậy mi, hai thèng bây ngu lâu dốt bền khó đồ tộ. Cứa ni núa 1 cách khoa hạc hén là xe bạc thếp, nghe chưa, teng giốp chi đây! Xong cứa boa ông cữa nhay, càng cữa càng heng, cứa không ông mô chịu ngồi xún núp, cữa miết 1 hồi thấy xuống Diêm vương mất rồi, còn đứng cữa. Diêm Vương hủa reng chết? Boa ông núa: Chiện nứ oan chi, chiện ni mới quan trạng, con hủa ông cái chiếc hồi nãy là xe teng hay thiết giốp hay bạc thếp? Diêm vương có zợ Quoảng Nôm, đập bèng quét; Cở boa thèng núa ngu rứa, cái ni Mẽo hén gọi là thiết vặn xoa.
3 thèng Quoảng Nôm cữa lựa: Rứa thiết vận gần lòa cái chi? Có xoa phửa có gần chứ?
Cứa Diêm vương len ra chết, từ đó, không còn địa ngục nữa, ai chết thì được lên thiên đoàng xõa hội chủ nghĩa.
Típ thêm chuyện nữa, để càng hiểu sâu sắc hơn tinh bông dân tộc ta: Bữa nớ mấy anh bộ đội bị coàn kinh quóa, cái mấy ảnh chạy ra ngoài ruộng bắp trốn. Trực theng ở trên hắn quờn rềm rềm, mấy ảnh quyết tâm lắm, núa thôi chừ mình có chết cũng núp nghe bay, ló mẹt lên hén bén cái chết ngét. Núa xong, mấy ảnh núp kỹ lắm, năm nớ bắp tốt, che kín mít mấy ảnh, giẹc thua, không lồm chi được. Tự nhiên ở trên trực theng có thèng chiêu hồi nghe, hắn ngồi trên nớ bét cái loa núa xún: "Hãi anh eng binh sĩ, hãi quai zề với chánh nghĩa quất gioa!".
Ở dưới, mấy anh Quoảng Nôm bét đầu tức rồi nghe, núa chánh, chánh cứt, kệ hén, mình chết cũng lồm anh hùng, ko quai. Cái thèng ở trên núa tiếp: "Anh em ơi, anh em đừng dại dột nghe lời cộng soản, mới hạc hết lớp boa lớp bốn, bài đẹt lồm cách moạng lồm chi?". Cái anh ở dưới bỗng dưng vạch bắp ra, chỏi mỏ lên chửi: "Ê thèng Lôm, mi hạc lớp với tay, mi biết tay hạc hết lớp sáy rồi, reng mi núa mới hạc lớp boa lớp bốn?".
Say giửa phóng, tên ảnh được ghi trên bia tổ quốc ghi công. Hết chuyện.
(Sưu tầm. Đăng trên fb Quan Nguyen Thanh)
*
...Hình như cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu từ ‘Việt’ nghĩa là như thế nào! Hình như không thể lấy nghĩa ‘Việt-Câu Tiễn’ hay nghĩa trong ‘Bách Việt’ của bọn Đại Hán mà gán ghép cho nước 'Việt’ xưa của ta!
Tôi có đọc vài tài liệu nói rằng từ ‘Bách Việt’ vốn đã có trong Kinh Thư thời Khổng Tử, có trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’ thời Tần Thủy Hoàng... Tôi có đọc một tài liệu nói rằng thời Alexandre Đại Đế, quân của ông đã đến nước Việt xưa và có vẽ địa danh Việt Trì, hay Hạc Trì, tức Ao Hạc!... Tôi có đọc một số tài liệu viết có liên quan đến ‘Nguồn gốc dân tộc Việt’ của các ông Kim Định, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát hay Hà Văn Thùy gì gì đó... nhưng thấy nó dựa lưng mạnh vào các nghiên cứu nhảm của bọn Tàu-Đại Hán nên tôi không phục!...
Hình như từ ‘Việt’ có thể từ ‘hạc’ hay ‘vịt’ (le le, vịt trời) hay ‘lạc’* là totem hay vật tổ của tộc Việt hay từ một ‘từ cổ’ nào đó!...
Cái gì của Ceasar thì hãy trả lại cho Ceasar, và cái gì của Việt Nam thì hãy trả lại cho Việt Nam!
Và... ai mà hiểu hết được loại ‘tiếng Việt xưa và nay’ nói trên thì tại hạ xin thay mặt đấng Ma-hô-mét tặng free... 72 em cẳng dài, thơm phức phừng phực!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. “CHIM LẠC" TRÊN ĐẢO BORNEO: Tổ tiên người Dayak đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo còn xa xưa hơn nữa, cách đây khoảng 3.000 năm. Bạn có nhớ, hình người đội mũ lông chim trên hoa văn trống đồng Đông Sơn? Trên thực địa chẳng tìm thấy dấu vết tộc người nào ở VN còn đội mũ lông chim cả! Khám phá bất ngờ đầy thú vị khi đặt chân lên Borneo: người Dayak tại đây sử dụng mũ được kết bằng những chiếc lông chim dài. Và, còn độc đáo hơn nữa là hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của tộc người Dayak: RỒNG và CHIM THẦN! Đặc điểm này đâu khác gì so với cư dân Việt cổ luôn coi mình là “con Rồng cháu Tiên”, tôn vinh chim Lạc... (từ fb Nguyễn Chương Mt)
2. Ngũ Hành Sơn hay Nữ Oa Sơn (cũng như Thái Sơn) là một ngọn núi vô danh tiểu tốt ở bên Tàu, hiểu nôm na theo truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’ của Kim Dung thì nó nằm đâu đó gần khu vực Tọa Vong Phong ở núi Côn Lôn, nơi mà Trương Vô Kỵ bàn giao Dương Bất Hối cho Dương Tiêu, và cũng là nơi mà Dương Tiêu đụng độ với cặp Chưởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Sung và Thục Nhân...
3. Thầu lầu (tiết canh heo đặc): Ở Nam Định, thường nhà nào cũng có ao cá, ruộng nước, giếng khoan bơm tay, ụ rơm và trồng cây bòng (có trái giống trái bưởi nhưng to hơn, vị nhạt và dễ bị sâu phá hoại)... 'Việc giao lưu’ ở nông thôn được đặc trưng bởi thói quen ‘chào buổi sáng’ (khoảng 1 xị rượu/người, mỗi ngày người ta có thể uống rượu đến 3 bữa!), bởi món ‘tiết canh lòng lợn’ (thầu lầu) và rượu cuốc lũi/bia Nam Định, có điểm xuyết các món như ghẹ, sò, con ‘móng tay’ hay con ‘rươi’, rượu bào ngư, nhưng món ngon nhất vẫn là canh rau đay nấu với tép khô (thường treo trên bếp), hì.. hì… Vào dịp Tết, người ta chơi hoa đào hay cây quất…, cũng có mâm ‘ngũ quả’ như ở miền Nam nhưng trong đó có 1 trái bòng, nếu thích có thể làm vài bài Karaoke gia đình hay uống cà phê sáng ở bãi tắm Quất Lâm mà nghe đồn là các khách sạn ở đó có ‘ô-xin’ phục vụ, hì.. hì... Có cái khác với Tết miền Nam là ở đây, nhất là đêm giao thừa, có ‘đốt pháo lén’ (kể cả tiếng súng) ầm ầm cả xã, ánh sáng pháo bông Tàu bay đầy trời, vài nơi ăn thịt chó, và các cuộc nhậu ở đây phải rất rõ ràng ‘chiếu trên, chiếu dưới’ có nghĩa là cùng đẳng cấp (ví dụ bác, chú, cậu) mới được ngồi cùng một bàn, hay nam ngồi riêng, nữ ngồi riêng... Trích Hồi ký ‘Ăn Tết ở Việt Nam’: https://nhagomlabang.blogspot.com/.../509-tet-o-viet-nam...
4. ‘Tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái?’, một người Mỹ hỏi tôi. Câu hỏi đó làm tôi lúng túng. Tôi hỏi ngược lại, Anh ngữ có bao nhiêu mẫu tự? Sau khi biết số mẫu tự của Anh ngữ, tôi hỏi vài người Việt Nam, Việt ngữ có bao nhiêu mẫu tự, họ trả lời trật lất, làm cho tôi phì cười. Điều này có vẻ vô lý mà có thật... Để có câu trả lời chính xác, tôi chia sẻ với bạn cách này. Tôi lấy số mẫu tự Anh ngữ là 26 mà người bạn Mỹ cho biết. 26 – 4 = 22, trừ 4 vì có 4 mẫu tự Việt ngữ không dùng là F, J, W, Z. Việt ngữ có thêm 7 mẫu tự là: Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư và Đ. Vậy số mẫu tự của Việt ngữ là : 22 + 7 = 29. Tiếng Việt có 29 chữ cái... Với 29 mẫu tự và 5 dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, tạo cho Việt ngữ có 6 âm giọng, làm cho tiếng nói uyển chuyển mà nhiều người nước ngoài họ nói, khi nghe hai cô gái Việt Nam nói chuyện với nhau, họ tưởng hai cô đang ca hát. Về ráp vần, không có chữ nước nào ráp vần hợp lý như Việt ngữ. Nhờ sự ráp vần hợp lý, giúp cho người Việt Nam, sau ít năm học có thể đọc báo, viết thư. Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam chữ viết dễ sử dụng mà nhiều dân tộc, như: Tàu, Nhật, Hàn, Cam Bốt, Thái Lan, Ấn Độ... ao ước mà không được! (Nguồn Người Giồng Trôm, fb Dân Saigon Xưa)
5. ‘Tràng An’ (Việt Nam) không có thực: Trong câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" nhiều người cho rằng, người Tràng An là người Hà Nội, nhưng trong lịch sử nước ta, có bao giờ thấy Hà Nội có tên Tràng An đâu? (Phạm Thị Xoan - Đông Anh, Hà Nội)... Đúng Hà Nội chưa bao giờ có tên là Tràng An. Tràng An là kinh đô từ đời nhà Hán ở TQ. Trong câu này người ta hiểu Tràng An là kinh đô. Tuy nhiên câu này cũng chẳng hay gì. Người kinh đô mà không thanh lịch thì có gì đáng tự hào (GS Nguyễn Lân Dũng)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét