Tui dị ứng với mấy cái thứ tiếng... Tàu này lắm, có khi lại phải tra Từ điển... Tàu, híc.. híc... (trích Hồi ký chiều ngày 15/8/2021)
---
Chúng ta rất rất thường có một cái tật, đó là nếu thấy một từ nào đó hay cái gì đó mà mới, lạ, hay bậy bạ... mà nhiều người đéo hiểu thì liền tìm mọi cách dẫn tư liệu Tây, Tàu, sách vở, luật cuốc tế, nhá xèng một đống tiếng Háng, Anh hay Pháp... để chứng minh cái ‘bậy bạ’ đó là có, là... đúng, để chứng tỏ là ta đây rất... hiểu biết!, có thể!, xin lỗi!
Tương tự, tôi có nghe một số cư sĩ kể rằng Phật có nói là ‘giọt nước trên ngón tay ta có hàng muôn triệu sinh linh’, rồi ‘moi hết các học thuyết về vi khuẩn hay virus hiện đại ra’ để chứng minh rằng cách đây 2600 năm thì Phật đã có nói về virus rồi và nói... đúng, vì Ngài đã thừa biết chuyện con... virus Vũ Hán gồi!, hahaha...
Người ta còn lấy một câu nào đó hơi có vẻ tôn giáo của Einstein rồi bảo rằng Einstein nói hợp với tư tưởng của đạo Chúa nè, của đạo Phật nè, của đạo Hồi nè, của Phật giáo Hòa Hảo nè, đúng y chốc với phép biện chứng của.... chủ nghĩa cộng sản nè, đúng với tất tần tật mọi thứ!, thậm chí là rất đúng với tư tưởng của bọn... ‘Taliban-đầy tớ của nhân dân’ mới vừa tiến vào Kabul nè!, hahaha...
Rộng hơn, ngoài các vụ như ‘ông Mác nói đúng quá nè!’, ‘cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sấm đúng chốc nè!’, ‘Tể tướng Lưu Bá Ôn sấm Tập Cận Bình và Dacosa TQ ‘die’ vào năm... 2020 là đúng nè!’, ‘dân tộc Maya tiên tri ngày tận thế vào cuối năm... 2012 là đúng nè!’, ‘Con mụ lol Vanga tiên tri ông Trump là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ là... đúng nè!’, v..v...
Đối với Khổng Tử hay Lão Tử... cũng vậy, người Vịt hay dẫn một câu hay vài câu của Khổng, Lão, rồi dẫn đủ thứ tư liệu cụk cặk vòng quanh thế giới, rồi tán lên tán xuống tán ra tán vào trông rất cao siêu, tán đến nỗi mà đéo ai hiểu mấy ổng/bả tán cái cmn gì, rồi kết luận là Khổng Tử nói quá đúng hay Lão Tử nói quá đúng như ý của... 'tôi'!, xin lỗi, thời này là thời ‘flat world’ (thế giới phẳng), xin vui lòng đừng giở cái trò mèo đó ra nữa!
*
Dưới đây, hãy nghe chính chuyên gia ở bên Tàu nói:
‘KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM “DI BIẾN ĐỘNG DÂN CƯ” Ở TRUNG QUỐC’ (Châu Thái Bình)
TP.HCM vừa áp dụng khai báo "di biến động dân cư" tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 nội thành. Nhiều người thắc mắc, không hiểu nghĩa của cụm từ "di biến động dân cư" là gì và việc sử dụng cụm từ này dựa vào nguồn nào, có trong quy ước ngữ pháp tiếng Việt hay không?
Cách dùng cụm từ "di biến động dân cư" gần đây đã khiến cư dân mạng bàn luận xôn xao. Trong bài Di biến động dân cư - tối nghĩa và phi ngữ pháp, tác giả Thụy Bất Nhi viết: “Cấu trúc ghép từ Hán Việt “di + biến động + dâncư” không thuộc trường phái quy tắc nào trong quy ước ngữ pháp tiếng Việt lâu nay. Việc ghép hai từ “di động” và “biến động” để tạo ra từ mới “di biến động” là phi ngữ pháp”! "Khi thử tra theo các công cụ trực tuyến, cụm từ Di biến động dân cư (移變動民居) dùng trong tiếng Trung Quốc hiện đại, sẽ cho kết quả có phần gượng ép là… TÁI ĐỊNH CƯ, tương đương với từ an trí (安置) của Trung văn, có nghĩa là bố trí (chỗ ở) an toàn" (đăng trên Laodong-vn, ngày 15/8/2021).
Chúng tôi cũng đã liên hệ với ông Châu Thái Bình, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam thường trú tại Trung Quốc, để hỏi thêm về cụm từ này. Theo thông tin từ ông Châu Thái Bình thì không có khái niệm "di biến động dân cư" ở Trung Quốc, tuy nhiên toàn bộ người dân nước này cũng phải quét mã QR gọi là Kiện khang mã (健康码, Jiànkāngmǎ), tức Mã sức khỏe, sử dụng cho toàn dân. Ngoài ra, vài địa phương còn đòi thêm Hành trình ca (行程卡, xíngchéngkǎ), tức Thẻ hành trình, lịch sử đi lại.
Nhìn chung, tất cả người dân Trung Quốc đều tải mã quét QR sức khỏe trên điện thoại. Tại các cửa ngõ thành phố, sân bay, nhà ga, trung tâm thương mại… đều có dán mã QR đó, người dân cần dùng điện thoại quét mã QR đó rồi vào khai báo là xong. Chỉ có những cửa ngõ đường bộ liên kết giữa tỉnh này với tỉnh kia mới có chốt chặn kiểm tra; còn trong địa phận tỉnh thì không cần chốt chặn tuyến đường nào cả, ngoại trừ vùng dịch mới có chốt kiểm soát…
"Tiếng Việt chúng ta rất giàu và đẹp", nên thiết nghĩ không nên sử dụng một cụm từ rườm rà, khó hiểu như "di biến động dân cư". Nên chăng chỉ cần đổi lại là “khai báo di chuyển nội địa” như đã ghi trên trang thông tin của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) là đủ và dễ hiểu.
*Nguồn: 'Di biến động dân cư' có trong quy ước ngữ pháp tiếng Việt?:
*
Để dễ nhớ, thế giới này có ‘222 quốc gia và vùng lãnh thổ’ trong đó có đến... ‘221’ quốc gia và vùng lãnh thổ không có cụm từ ‘di biến động dân cư’ kể cả nước Tàu, ngoại trừ một nước duy nhất, đó là nước của mấy anh Vịt mê sảng, à quên, sorry, mê... Háng!!!
Sống trong cuộc đời này hãy có lòng tin là ‘ta đúng’ mặc dầu ta cũng có thể sai rồi từ từ sửa sai, chứ thấy thằng cá Tràu nói cái gì cũng đúng thì làm gì mà có cái nước Việt Nam này!
Và nếu tôi bình kiểu như ‘Mấy ổng học bên Tàu, mang tiếng Tàu về mần... Google dịch, đéo cần biết là dân có hiểu hay không, mà có khi mấy ổng cũng... đéo hiểu!’ hay ‘Cụm từ di biến động dân cư làm mình nghĩ đến cái... mái hiên di động’... thì lại phải xây thêm nhà kho để đựng... ‘đá’, híc.., nên xin lấy một lời bình của bạn Phanxico Đào:
-‘Di biến động dân cư’ là thứ tiếng của ‘mấy thằng học tiếng Cụk Cặk mà sao biết được tiếng Việt. Chắc là tác phẩm của Pha Kê Bốc đây mà!’.
Vâng, việc tối tạo ra cụm từ ‘di biến động dân cư’ của mấy anh Vịt quả là rất... cục kẹt!
‘Kẹt’ gì?, kẹt cứng. (H.1)
‘Kẹt cứng hay... cứng kẹt?’ (H.2, vui tí thôi!), bà chủ quán cà phê hỏi.
H...ết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét