“Trống Trường
Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ
mịt thức mây
Chín tầng gươm báu
trao tay
Nửa đêm truyền hịch
định ngày xuất chinh”
Bản ‘Chinh phụ ngâm’ là do phụ nữ dịch!, mình chỉ tâm sự ở đây dưới
cặp mắt ‘nhà gom lá bàng’ mà thôi, vì mình không phải là nhà sử học,
không phải là nhà phê bình văn học và lại càng không phải là nhà nghiên cứu Hán
Nôm.
1. Trước tiên, mình xin nói một số quan điểm khi viết bài này.
Thứ nhất, số là khi lên 11-12 tuổi, mình đã thuộc lòng 4 câu
thơ trên khi học đánh đàn 3 bài ‘Hòn Vọng Phu’ của Lê Thương (đến nỗi mình
thuộc lòng từng nốt nhạc), điều này có nghĩa là 4 câu thơ trên đã ăn sâu vào
tâm khảm của mình đến nay đã được khoảng 40 năm rồi. Khi học cấp 3, mình có
nghe nói về bài thơ ‘Chinh phụ ngâm’ nguyên tác bằng chữ Hán của Tiến sĩ Ðặng Trần
Côn (1715?-1745), do Hồng Hà nữ sĩ Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748) dịch ra chữ Nôm,
đồng thời cũng có nỗi ‘lưỡng nghi’ về tác giả của bản dịch trên là của Đoàn Thị
Điểm hay của Phan Huy Ích? Có nhiều học giả đã tham gia vào vấn đề này như
Nguyễn Hữu Tiến, Hoàng Thúc Trâm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Lộc, Bích Khê, …, và mới gần đây trên
mạng có đăng bài của Nguyễn Thế Dũng khẳng định bản dịch ‘Chinh phụ ngâm’ là
của Phan Huy Ích!
Thứ hai là chuyện riêng nhưng có liên quan đến các lập luận
trong bài viết này, đó là cách đây 20 năm, trong khi học nhóm Anh văn, một
người bạn của mình đã dẫn mình đến gặp một ông thầy thuốc Bắc nổi tiếng ở thị
xã, ông ấy khám cho mình, nhưng ông ấy không cho thuốc gì cả mà chỉ bảo là mình
bị bệnh ‘ngoại cảm’, không phải là bệnh cảm mạo thông thường, mà nói chung,
mình bị rơi vào một thế giới thần giao cách cảm kỳ lạ, không phải là có thể đoán
trước những gì sẽ xảy ra, mà là một loại cảm xúc đến sửng sốt khi tiếp xúc thế
giới tình yêu và triết lý. Điều này có thể xem như là một khuyết tật bẩm sinh!,
nhưng nó lại đem lại cho mình một lợi thế trong sáng tác, vì khi viết, cảm xúc
của mình tuôn trào ra rất mãnh liệt, và chính vì thế mà các cảm xúc của mình là
thật, thật hơn cả thật, hì..hì…
Thứ ba, là một con người bị căn bệnh ‘thụ cảm’ thế giới bên ngoài, nên mình
nhìn thấy thế giới blog này hơi khác lạ một tí.
- Về
comment, bất kể là nam hay nữ thì trung bình trong 10 comment, có 9 commnet là
chấp nhận được (không nhất thiết là chê hay khen), chiếm tỉ lệ 90%. Đối với nam giới, tất
cả 10 comment của họ đều có ‘tính mạnh’, có 9 commnet là chấp nhận được, có 1
comment là thiếu tôn trọng/thiếu lễ phép (không chào hỏi/chúc chiếc gì cả, chả thấy cám ơn hay xin lỗi gì cả, ăn
nói xất xược hay sắc máu), thiếu lịch sự hay (khá) ngạo mạn, trong đó thiếu tôn
trọng chủ blog là lỗi nặng nhất (rất dễ bị cho vào sổ đen). Tương tự, đối với
nữ giới, 90% các comment là nhẹ nhàng, mềm mại, khiêm tốn, còn 10% là cũng bị
rơi vào trường hợp như trên là có sự thiếu tôn trọng như không chào hỏi/chúc
chiếc gì cả, chả thấy cám ơn hay xin lỗi gì cả, ăn nói có vẻ ‘sùng sùng/bực bực’, chả phân biệt lớn nhỏ, nhưng tính
ngạo mạn thì hầu như không có trong nữ giới, nên vẫn dễ phát hiện ra nét ‘nữ tính’
trong các lời comt đó.
- Có lần mình đã viết bài
‘tổng hợp các blog trong yahoo! 360plus’ khi tham khảo khoảng hơn 100 blog, mình
nhận thấy bài viết nào của nam, dù cho có ướt át đến đâu, ủy mị đến đâu, sầu thảm
đến đâu, cô đơn hay tuyệt vọng đến đâu, cũng đều hàm chứa trong đó nét ‘nam tính’,
ngoài ra, nam thường có tính ngạo, ngông hay tính tự tôn/phô trương/vĩ cuồng
trong thơ văn của họ, dễ tìm ra ít nhất một từ mô tả tính đó trong văn/thơ
của nam giới, có nghĩa là ‘chạy trời không khỏi nắng’, dù có khiêm tốn đến đâu,
đàn ông cũng không thể giấu đâu được tính cách trên, có nhiều bài thơ phản phát
nét Nguyễn Du, Nguyễn Bính hay Tú Xương..., dễ thấy trong các blog của Bình Địa Mộc, Lục
Bình, Quanghung, Nguyễn Hải, Hoa Anh Túc, dung tran, Hữu Nghiệp, ... Và tương
tự đối vớii nữ giới, đặc biệt là hầu hết các bài thơ hầu như có phản phất nét của
Bà huyện Thanh Quan, của ‘Chinh phụ ngâm’ hay Hồ Xuân Hương…, dễ thấy trong các blog của
Doanhuyen, RP, Vĩ Cầm Trắng, Violet, Sunflower, Trần Huyền, Tài nữ vn, Nuthan, Ng.T, Hoàng Lan, Mai
Khanh Trang, QuyenN, Mây tương tư, Ngu ngơ, WomanIL, Nồng nàn phố, ... Xin lưu ý là mình
không quan tâm đến ai làm thơ hay hay dở, người tốt hay người xấu, mà mình chỉ
đưa một số ví dụ về chất ‘nam tính hay nữ tính’ trong những blogger trên.
Thứ tư, trong thời gian viết bản thảo bài này (khoảng 120
phút), mình đã có trao đổi trực tiếp hay gián tiếp với 5 blogger, tạm gọi là có uy tín trong thế giới blog, kể cả mình (là một blogger bình
thường) nữa
là 6 người, thì có đến 5 người nghiêng về
phía bản dịch 'Chinh phụ ngâm' là của Đoàn Thị Điểm (83%)! Nó không nói lên được vấn đề,
nhưng sự thật là như vậy! Ngoài ra, trong số đó, mình mới vừa hỏi
một ‘cao nhân’ về sử học (ẩn danh) và được trả lời là ‘Mình nghiêng về Đoàn Thị Điểm, vì: a) Cho đến
nay, chưa ai chứng minh ngược lại một cách thuyết phục (rằng không phải Đoàn
Thị Điểm dịch), b)
Giọng văn ‘dịch’ tài hoa và… đậm nét nữ tính (không khô khan như bản dịch của
Phan Huy Ích như Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân
đã đưa ra!)’.
2. Sau đây là một số cảm nghĩ sâu hơn của mình.
Đại thể, người ta nói ‘văn là người’, tức là người
viết văn hay
viết thơ là để nói lên hay bày tỏ chính kiến, cảm xúc của mình, hơn nữa,
nếu dùng
‘kính hiển vi’ soi thơ văn của một người nào đó, ta có thể phát hiện ta
ưu nhược điểm,
tính tốt hay tính xấu, khiêm tốn hay tự cao, vĩ cuồng hay bình thường
của người
đó, …, đặc biệt là qua cách hành văn, dùng chữ hay việc diễn tả ý/tâm
trạng của người đó, ta có thể nhận biết được y là… nam hay là nữ. Tất
nhiên phụ nữ
có thể dùng lời lẽ ‘mạnh’, nhưng chỉ cần phát hiện ra trong đó có một
câu ‘nữ
tính’ thì ta có thể kết luận toàn là bài thơ đó là của ‘nữ’, ngược lại
nam giới
có thể dùng lời lẽ bạc nhược, khóc than ủy mị hay trung tính, nhưng chỉ
cần tìm
ra một câu/từ ‘dương tính’ là ta có thể phát hiện ra bài thơ đó là của
đàn ông, xin lưu ý rằng cần phải tham khảo trong
nhiều bài hay một bài văn/thơ thật dài, chứ không phải căn cứ vào một
bài thơ hay đoạn văn chỉ có vài câu. Nam hay nữ viết khác nhau,
đúng một phần, tâm trạng nam hay nữ khi viết lại càng khác nhau, đặc
biệt là cảm
tính nam hay nữ khi viết rất khác nhau, ví dụ khi xem phim, phụ nữ nói
'anh ấy đẹp trai quá' trong khi đàn ông lại nói 'thằng cha đó ẹo ẹo, gớm
thấy mồ', v..v... Ví dụ ngay trước mắt, bài viết này dùng đại từ nhân
xưng là ‘mình’, là trung
tính, có thể là nữ, có thể là nam, giả sử có một bạn đọc nào mới vào đọc
bài
này của mình, bạn đó có thể dễ dàng phát hiện ra 'mình' là nam hay nữ.
‘Chinh phụ ngâm’ là tác phẩm văn
vần bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn, ra đời năm 1741, dưới thời vua Lê
Hiển Tông
(1717-1786). Có nhiều bản dịch sang chữ Nôm của Phan Huy Ích, Đoàn Thị
Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn và 2 tác giả khuyết danh khác,
trong đó bản dịch của Đoàn Thị Điểm (!) là thành công nhất và
phổ biến nhất xưa nay, theo thể song thất lục bát, có độ dài 412 câu.
Dưới đây là một số đối chiếu giữa phiên âm Hán Việt và dịch thơ Nôm (nguồn wikipedia):
-Thiên địa phong trần = Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
-Hồng nhan đa truân = Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
-Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân? = Xanh kia thăm thẳm tầng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
-Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân, Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch, Bán dạ phi hịch truyền tướng quân = Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây, Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
-Thanh bình tam bách niên thiên hạ, Tùng thử nhung y thuộc vũ thần = Nước thanh bình ba trăm năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây
-Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát, Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt = Sứ trời sớm giục đường mây, Phép công là trọng, niềm tây sá nào
-Cung tiễn hề tại yêu = Ðường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
-Thê noa hề biệt khuyết = Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
-Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu, Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán, Hữu oán hề phân huề, Hữu sầu hề khế khoát... = Bóng cờ tiếng trống xa xa, Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng...
-Thiên địa phong trần = Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
-Hồng nhan đa truân = Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
-Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân? = Xanh kia thăm thẳm tầng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
-Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt, Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân, Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch, Bán dạ phi hịch truyền tướng quân = Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây, Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
-Thanh bình tam bách niên thiên hạ, Tùng thử nhung y thuộc vũ thần = Nước thanh bình ba trăm năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây
-Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát, Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt = Sứ trời sớm giục đường mây, Phép công là trọng, niềm tây sá nào
-Cung tiễn hề tại yêu = Ðường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
-Thê noa hề biệt khuyết = Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
-Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu, Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán, Hữu oán hề phân huề, Hữu sầu hề khế khoát... = Bóng cờ tiếng trống xa xa, Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng...
Cụ thể, khi ‘dạo đi dạo lại’ bài
‘Chinh phụ ngâm’, mình có vài cảm nhận như sau:
- ‘Trống Trường
Thành lung lay bóng nguyệt, khói Cam
tuyền mờ mịt thức mây': Đang lo lắng, hồi hộp, chờ đợi thì nghe tiếng
‘trống’ từ xa xa, làm tim ‘lung lay’, liền nghĩ tới ‘bóng nguyệt’, rồi
nghĩ về những cái mỏng manh, dễ tan vỡ, nho nhỏ xinh xinh, mây khói mịt
mờ, mông lung xa vời, đa phần là thể
hiện tâm trạng của phụ nữ. Với tâm trạng tương tự, cái ‘lung lay’ đó,
‘là một thiếu phụ, nhưng chưa bao giờ xuất
đầu lộ diện’ (nguồn: Mã Giang Lân, Văn nghệ số 13 tháng 3-90), T.T.Kh.
đã mô tả
là ‘đưa người ta không đưa qua sông, sao có tiếng sóng ở trong lòng’
(mình nghiêng về xu thế T.T.Kh. là nữ). Theo thống kê, trong bài 'Chinh
phụ ngâm' có 14 lần nhắc đến buổi chiều và ban đêm, trường hợp này
thường rơi vào những người có tâm trạng cô đơn, nhớ thương thường trực
và đang cực kỳ tha thiết 'muốn yêu và được yêu'.
- ‘Ngồi đầu cầu nước trong như lọc, đường bên cầu cỏ mọc còn non’, hay ‘tuôn
màu mây biếc, trải ngần núi xanh’:
Phụ nữ (chung thủy, đoan trang hay hiền thục) thường thích gam màu trung tính hay nhẹ,
thể hiện tính e lẹ, mắc cở hay ‘hương thầm’ mà ẩn giấu bên trong sự trong suốt
trong thái độ/cử chỉ, đặc biệt, nếu không nhầm thì trong toàn bộ ‘Chinh phụ
ngâm’, mình thấy là sử dụng gam ‘màu nhẹ' như: màu hồng (‘gieo Thái Sơn nhẹ tựa
hồng mao' hay ‘thức mây đòi lúc nhạt
hồng'), xanh lá cây (‘cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên’ hay ‘gốc tro tàn đã trải rêu
xanh’ hay ‘người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh’ hay ‘ngàn dâu xanh ngắt một
màu’), ngoài ra còn có các màu như xanh da trời (‘xanh kia thăm thẳm tầng mây’
hay ‘tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh’), màu vàng (‘hoa để vàng bởi tại bóng dương,
hoa vàng hoa rụng quanh tường’), …, còn màu đỏ nổi trên nền trắng, dùng để tả đàn ông có 2 câu
('áo chàng đỏ tựa ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in’), nhưng vẫn đậm nét nữ tính.
- ‘Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn’, hay ‘ngàn dâu xanh ngắt một màu, lòng
chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?, hay ‘tiếng địch trổi nghe chừng đồng vọng, hàng
cờ bay trong bóng phất phơ, dấu chàng theo lớp mây đưa, thiếp nhìn rặng núi
ngẩn ngơ nỗi nhà’: Cái buồn trùng trùng điệp điệp tựa ‘ngàn dâu’
hay ‘cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu’ là kiểu buồn của đàn bà, hơn nữa phụ nữ thường ‘tị’ với chồng/tình nhân/bạn trai là ai khổ hơn ai, đàn ông không có kiểu so sánh như vậy, cái buồn của nam giới, nếu có, là cái
buồn có ‘quyết’ tính cao, và nếu cần, trong khoảnh khắc, người đàn ông có thể
quay lưng quất ngựa truy phong để làm sự nghiệp (lớn), nam giới hiếm có cái
kiểu buồn dặc dặc níu kéo, yếu đuối, phất phơ trước gió hay ‘sáng nắng, chiều mưa’
như nữ giới.
- ‘Chàng thì đi cõi
xa mưa gió, thiếp lại
về buồng cũ gối chăn’: Hai
câu này thì đích thực là của
phụ nữ, ‘lá bàng’ không có ý kiến.
- ‘Ðoái trông theo đã cách ngăn, tuôn màu mây biếc, trải
ngần núi xanh, vì chàng
lệ thiếp nhỏ đôi, vì
chàng thân thiếp lẻ loi một bề’,
hay ‘khói mù
nghi ngút ngàn khơi, con
chim bạt gió lạc loài kêu thương’ hay ‘lên cao trông thức mây lồng, lòng nào là
chẳng động lòng bi thương!’ hay ‘xanh kia thăm thẳm tầng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này’: Đây
cũng là thể hiện của nữ
tính, của phái yếu, phụ nữ thường dễ động lòng, hay tủi thân/mau nước mắt, hay bắt bẻ, đỗ lỗi/trách móc, than thở, và
thường có ít nhiều tính phụ thuộc vào đàn ông, ít khi đi một mình
(thường tự hào khi được chồng chở đi chợ hay đi đám cưới), thường sợ bị cô lập,
sợ ma, sợ chó, sợ chuột, sợ
côn trùng (con gián, con sâu, con giun), …
- ‘Thiếp xin về
kiếp sau này, như chim liền cánh, như cây liền cành’: Khi chia tay như li dị/li
hôn hay xa chồng, người phụ nữ thường có xu hướng muốn tái hợp hay 'gương vỡ lại lành' hơn là nam
giới, hơn nữa, ở VN, để người phụ nữ có thể chờ đợi và tìm hay một mối tình thay
thế là rất khó khăn, vô cùng khó khăn hay có thể nói là vô vọng, trong lúc
người đàn ông, do ảnh hưởng ít nhiều tính cạnh tranh để làm chủ bầy đàn của thế
giới động vật, mà sau một hay vài chuyến nhậu/phiêu bạt giang hồ là y dễ dàng cặp
kè với một ‘con cái’ mới.
- Và, từ việc đấu tranh sinh tồn (săn
bắn) thời tiền sử, đàn ông có xu thế nghiêng về cảm giác không gian hay
lý tính, còn người phụ nữ lại nghiêng về cảm giác thời gian hay cảm
tính, ta có thể thấy trong 'Chinh phụ ngâm' đặc sệt những cảm giác thời gian đến mức tế vi và đầy cảm tính.
3. Cần nói thêm rằng, có thể nhận ra nữ
tính trong:
- Hội họa: Sự chọn lựa gam màu của nam
giới và nữ giới thường rất khác nhau.
Nam thường chọn màu đỏ tươi, vàng rực, đen đậm và sự đối lập/mâu thuẫn
giữa các màu rất rõ nét, ví dụ lá cờ VN (có màu đỏ tươi, vàng rực), hay các lá
cờ ‘nheo’ từ thời Đinh Bộ Lĩnh đến nay, và nhiều lá cờ của các nước khác trên
thế giới (do đàn ông chọn), tranh của Van Gogh thường có màu đỏ như máu,
tranh của Picasso thường có màu đậm và đối lập rất rõ nét, tranh của Bùi Xuân
Phái ‘có mầu đỏ, xanh lơ, tía nhưng sắc điệu bao trùm vẫn là nâu, xám, trắng -
xám’ (Bùi Thanh Phương) hay ‘các mảng mầu trong tranh của Phái thường có đường viền đậm nét’
(Wikipedia).
Phụ nữ thường
thích gam màu nhẹ, nếu có thích
các màu mạnh hay sặc sỡ thì thường thích màu ‘pha’ (màu mận tím, màu gỗ/màu đà, màu
xanh lá cây/xanh nước biển đậm, màu đen pha trắng, có sự hòa hợp giữa các gam
màu, và ‘độ tế vi’ của màu rất cao (so với nam
giới), ta có thể xem
lại các họa phẩm bằng cát của Ý Lan để thấy hiện tượng này, ‘sau 2 năm “làm bạn” với cát, Ý Lan
phát hiện cát có đến 15 màu, sau 4 năm thì chị “sưu tầm” được 33 màu cát tự
nhiên, và bây giờ thì bộ sưu tập cát của chị đã đến… 80 màu!' (Nguyễn Linh Giang).
- Phông blog: Phụ nữ cũng thường trang
trí bằng cách chọn màu cho phông blog của mình hay chọn màu trong các avatar, ngoài
một số ít có vẻ sặc sỡ, đa số các blogger nữ thích gam màu nhẹ, đặc biệt là màu tím, ví dụ, màu tím nhạt
(bạn Violet, Chân Tình, binhnguyen), chữ trắng trên nền màu xanh lá cây đậm (bạn RP), màu xanh
tím và xanh xám (bạn Mùa thu buồn), màu cà phê/nâu (bạn TrinhN), màu đen xen trắng
và tím (bạn Jesse Tong), xanh da trời và tím (bạn Kim Phụng), xanh lá cây và
đen nhạt (bạn Giọt buồn), chữ tím trên nền đen (bạn Chi Lan), chữ xanh mực nhạt trên nền trắng (bạn Woman-in-love, phuonganh), …
- Trong hát Karaoke, có thể nam và nữ có
cùng ‘gu’ một số bài hát nào đó trong nhạc tiền chiến, trong 10 ‘bài ca
không
tên’ của Vũ Thành An, một số bài thuộc loại buồn trong nhạc Trịnh/Ngô
Thụy Miên/Phạm Duy, nhạc thời trang/'bài hát Việt', …, nhưng có
thể thấy nữ thường vô tình chọn những
bài hát biểu lộ sự êm dịu, đau khổ tuyệt vọng, sự chia tay, ân hận, như
‘tình
thôi xót xa’, ‘lỗi lầm’, ‘dằm trong tim’, ‘trống vắng’, ‘vì sao mình mất
nhau’,
'đã không yêu thì thôi', ‘Hà Nội đêm trở gió’, ‘chiều tà’, ‘biển tình’,
'dấu chân địa đàng', thường thích điệu slow hay boston, và đặc biệt
nhiều phụ nữ lớn tuổi thích nhạc Lam Phương..., trong lúc nam thường
chọn các bài ‘nhộn’ như ‘lá đỏ’, ‘trên
đỉnh Trường Sơn ta hát’, ‘anh Ba Hưng’, ‘tiểu đoàn 307’, 'còn yêu nhau
thì về Ban Mê Thuột', thường thích nhiều bài hát có nhịp 'chách chách
chách chách chách, chách chin, chách chìn, chách chin' hay các bài
trầm/buồn như ‘chiếc
khăn gió ấm’, ‘giọt nắng bên thềm’, ‘ai về sông Tương’, ‘bến Thượng
Hải’, ‘niệm
khúc cuối’, 'kỷ niệm mùa hè', 'khoảnh khắc', …
- Ngoài ra, ông Lê Thương khi sáng
tác 3 bài ‘Hòn Vọng Phu’ cũng đã khởi đầu bằng những lời nhạc trầm hùng
‘lệnh
vua hành quân trống kêu dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe
cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông, phía cách quan xa trường, quan với
quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn, ngoài sườn non cuối thôn, phất
phơ ngậm ngùi baỵ’, rồi ‘xang xang xang liêu hò xừ xang, liêu ú hò liêu ú
liêu ú xứ xang’ mà một người đệm đàn (không cần siêu lắm) có thể dùng
ngay điệu Fox,
nam tính là thế...
Con người
cũng là một sản phẩm của tự nhiên, nên cảm tính của con người rất là quan trọng
trong việc nhận thức và đánh giá thế giới tự nhiên. Một người có thể xác định
người yêu của mình tốt hay xấu bắng cách chỉ ra các điều là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10…, nhưng nhiều người khác cũng có thể dùng con tim để xác định được
người yêu của mình là tốt hay xấu. Để xác định người dịch ‘Chinh phụ ngâm’ là
nam hay nữ, người ta đã tranh luận gần 100 năm nay rồi, nhưng việc xác định
chân lý bằng lý tính không phải là một cách tiếp cận duy nhất, tại sao ta không
thể xác định nó bằng con tim! Và một người đàn bà có thể cầm súng bắn ‘đùng
đùng đùng’, thậm chí có thể bấm nút khai hỏa một trái… bom nguyên tử, nhưng dù
sao, phụ nữ vẫn là phụ nữ.
Và, bản ‘Chinh phụ ngâm’ là do phụ nữ dịch.
Chinh phụ ngâm do ai dịch thì em không để ý, nhưng cái em để ý lúc này mới biết vì sao anh chọn tên Nhà Gom Lá Bàng. Anh đọc và nghiên cứu các blog kỹ ghê đó. Còn về việc anh cho là thiếu tôn trọng, thiếu lễ phép do không chào chủ nhà, không chúc chủ nhà thì em mới giật mình nhận ra : à, chết, vào nhà người ta mà quen gõ cửa xin phép cũng là cái tội đó. Thất lễ quá.
Trả lờiXóaTuy nhiên, chỉ vì chút sơ suất nhỏ mà anh phán thế thì...có nặng quá không anh ?
Không kịp chào anh đến, nhưng ít ra cho em chào anh về nhé . Hy vọng không bị xếp vào 10 % có trong sổ đen của anh.
Hì..hì...cám ơn bạn VDT đã đọc kỹ. Trên chỉ là một số ví dụ để minh họa cho bài viết, nếu gặp một bài viết khác thì minh họa (mà bạn nói) sẽ trở thành thứ yếu. Tối vui nhé, hẹn gặp.
Xóa