Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

344. Chí Phèo thời hiện đại


Bài này được viết theo trình tự ấn tượng, căn cứ vào một ít thực tiễn mới đây ở đồng bằng sông Hồng và một số thông tin trên mạng. Lưu ý rằng chuyện ngày xưa xin dành cho các bậc tiền bối, kẻ hậu học này không dám bàn mà chỉ ghi lại một số mẩu chuyện thời nay mà trong đó Chí Phèo - Thị Nở được người ta nhìn dưới nhiều cặp mắt khác nhau.
*
Truyện Chí Phèo ngoài tên gốc là ‘Cái lò gạch cũ’, còn có tên là ‘Đôi lứa xứng đôi’ (xuất bản vào năm 1941). Về tiểu sử của nhà văn Nam Cao (quê ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay), các bạn có thể dễ dàng đọc lại trên mạng.
Chí Phèo được Nam Cao hình tượng hóa từ một nhân vật có thật: ‘Ở làng Đại Hoàng (quê hương nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt ‘phèo’ (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách ‘bắt phèo’ cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon. Từ đó, Chí có tên là ‘Chí Phèo’; và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là ‘Chí Phèo’. Đó là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo’ (Nguồn: Wikipedia).
*
Ngày nay, dường như người ta nhắc đến Chí Phèo quá nhiều mà quên đi Thị Nở!
Ở ao cá trong nhà Lá Bàng có tượng ‘Chí Phèo + Thị Nở + bụi chuối’, có tượng nữ thần Venus đứng ẹo ẹo bưng cái bình tưới nước hay ngồi phơi bày những đường cong mơn trớn trên cái gạt tàn thuốc (mà có thể là nàng tiên cá)… Có lẽ người mua tượng thích cảnh Chí Phèo tán tỉnh Thị Nở dưới bụi chuối mà không hề nghĩ đến vụ ‘Bá Kiến’.
Khi nhìn cảnh này, mình tự nghĩ là liệu rằng một tô cháo hành có giải cảm được không?, trong khi ngày nay ta phải uống Paracetamol/Tiffy đến mấy lần, đi cạo gió hay giác hơi trầy cả lưng, thậm chí phải xông hơi/mát-xa tốn không ít tiền, phải ăn mấy tô phở hay cháo lòng còn nóng hổi… mà phải mất 2-3 ngày thì cảm mới tà tà chịu ra đi.
Chuyện như Chí Phèo khi say luôn mồm chửi tục hay chém Bá Kiến gì gì đó chỉ là chuyện vi mô/ngắn hạn được xây dựng trên nền tảng giữa con cóc đực và con cóc cái mà đó mới là chuyện vĩ mô: ‘Tình cờ một đêm trăng, Chí Phèo lần vô nhà Tự Lãng, tên hoạn lợn kiêm nghề thầy cúng, hai đứa uống hết cả 3 chai rượu. Ngứa ngáy quá, Chí lảo đảo đi về lều. Hắn gặp Thị Nở đang há hốc mồm ngủ dưới trăng, hắn ôm chầm lấy thị, ăn nằm với thị’ (Nguồn: Wilipedia).
Chắc đa số người có ấn tượng với chuyện con cóc đực làm chuyện ‘oạp oạp’ với con cóc cái, chuyện đó muôn đời gây cảm hứng với loài người, chứ không riêng trường hợp của Chí Phèo - Thị Nở, nếu không vậy thì người ta mua tượng họ đang ngồi tâm tình dưới bụi chuối về đặt trong nhà để làm gì!
*
Ngày nay, blogger Hacao bình rằng: ‘Thiên hạ hay bảo Vũ là gã Chí Phèo của thời đại. Mình nghĩ nói thế lắm khi còn oan cho Chí Phèo bởi Vũ chỉ giống với Chí Phèo ở mặt hành vi (ăn vạ, la làng) chứ xét về bản chất con người và động cơ, mục đích để thực hiện hành vi thì Vũ chỉ bằng cái… của anh Chí. Anh Chí gốc lương thiện, bản tính hiền lành, chất phác nhưng khi phải sống dưới chế độ thực dân nửa phong kiến đã làm biến chất con người anh. Khi bị cái xã hội ấy mà hiện thân là Bá Kiến đày ải cho vào tù ra tội, lão biến anh Chí thành một tên lưu manh, suốt ngày chửi đổng và phải sống vật vã giữa làng Vũ Đại. Đến việc muốn lấy một con ngẩn ngơ gàn dở như Thị Nở cũng chả được thì anh Chí mới sực tỉnh và vùng lên đấu tranh – cụ thể là anh cầm dao đi giết Bá Kiến’ (Nguồn: trelang blog.wordpress.com).
*
Ngày nay, mình mới đi dọc đồng bằng sông Hồng mà giao thông vành đai phía tây-nam Hà Nội rất tiến bộ, nếu đi bằng ô-tô trên đường cao tốc (60-100km/h) từ sân bay Nội Bài, đi Thường Tín, Cầu Giẽ (Hà Đông), rồi Phủ Lý (Hà Nam), đến đền thờ Trần Hưng Đạo (Nam Định) thì chỉ mất có trên dưới hai tiếng đồng hồ. Tại Nam Định, mình có ghé qua các địa phương như Cổ Lễ, ngã ba Hải Hậu, Lạc Quần, bãi tắm Quất Lâm…
Trên đường đi dài ngày, mình có nhiều dịp ‘đụng độ’ với các tửu thần hai lúa, gần như ngày 3 bữa. Thiểu số các ‘Chí Phèo’ ở lại làm ăn ở địa phương hay đi lính (hải quân...), nhưng đa số các ‘Chí Phèo’ ở đây đã lưu lạc làm ăn đến tận Tây Nguyên, Sài Gòn, Kiên Giang, Cà Mau…, họ rải binh (công nhân và máy móc) đến sân bay Phú Quốc/Tân Sơn Nhất, rồi Trảng Bom, Phương Lâm (Đồng Nai), Dĩ An (Bình Dương)…, đặc biệt là có một số đi làm ‘vàng tặc’ ở huyện Nam Đông! (Huế), Nam Giang (Quảng Nam), thậm chí những tay vàng tặc này còn rải binh đến tận Viên Chăn, rồi từ đó vượt qua sông Mê-kông sang đất Thái Lan…
Ngày nay, các ‘Chí Phèo’ thường thích uống rượu ‘cuốc lủi’ hay rượu ngâm từ tay gấu, rắn hổ (chúa), gạc nai… (với nồng độ đến 500) và tham gia bình luận đủ các chuyện đông-tây-kim-cổ không đâu vào đâu, mà mình không đồng ý ở chỗ họ đã vô tình quá đụng chạm đến thế giới của động vật hoang dã…
*
Ngày nay, có người nói làng Vũ Đại là ở các sân bóng: ‘Theo như truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thì đằng sau những câu chửi, đằng sau cái ăn vạ ấy vẫn ẩn chứa một tâm hồn của con người lương thiện, hoặc chí ít là đã muốn làm người lương thiện. Thế nên người ta tự hỏi, hành động kiện của T&T Hà Nội với M. Nam Định phải chăng là một bước ngoặt của cả nền bóng đá. T&T Hà Nội từ nay sẽ là đội có văn hóa vào bậc nhất V-League, họ sẽ nói không với chửi tục?! Nếu thế thì quá mừng, mừng vì cái tai tiếng làng Vũ Đại nằm ở các sân bóng sẽ không còn…’ (theo Phạm Hoàng, baomoi.com).
*
(Hắc toàn phong Lý Quỳ)
Nói thêm chuyện ngoài ‘chính sử’ một tí, ta đã biết nhân vật Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng hay Lý Quỳ (truyện ‘Thủy hử’), Chí Phèo cũng có hoàn cảnh ‘bị đại gia áp bức’ như các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc nói trên, mà hễ có rượu vào thì hình như có chuyện ‘lớn’, tuy nhiên có khác một tí là Chí Phèo có ‘tòn teng’ với Thị Nở chỉ trong khuôn viên ‘lũy tre làng’ mà thôi, trong khi đó, các anh hùng kia đã vươn tới trời cao đất rộng và tí xíu nữa làm diệt vong cả nhà Tống (thời Tống Huy Tông, thế kỷ thứ 12).
Vào năm 2002, còn có một nhân vật ‘hai lúa’ là Chu Văn Quềnh (truyện ‘Mảnh đất lắm người nhiều ma’, Nguyễn Khắc Trường, 1990) đã được diễn xuất khá ấn tượng mà đã làm người xem phim nhớ mãi tên anh ta với câu nói khá bất hủ là ‘không nên kìm hãm cái sự sung sướng ấy lại’. Mình không đi sâu vào nội dung câu chuyện, các bạn hãy tự tìm hiểu thêm nhé.
*
Ngày nay, ngoài việc tiếp xúc với các ‘Chí Phèo’ ở đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Cửu Long, Lá Bàng thậm chí còn đọc được nhiều bài báo như ‘các vở kịch thời Shakepeare không phải là của Shakepeare!’, ‘Thành Troy (trong thơ Homere) là có thật’, ‘chuyện đại ca Xăm’, ‘chuyện Dư Kim Liên đầu độc chồng liên tiếp 3 ngày (ở Bình Dương), 'chuyện phụ nữ Nhật Bản tự sướng', ‘chuyện Quốc hoa’ (biểu tượng hoa Việt Nam, Trần Đăng Khoa),  'chuyện Nguyễn Công Trứ thành lập tổng Hoành Thu' (thuộc Nam Định), ‘tạp chí Văn nhân Nam Định’...
Đi tham quan và đọc sách/báo, mình có cảm giác rằng Chí Phèo là hình tượng đặc trưng của nông dân vào đầu những năm 1940, nhưng chắc chắn không phải là thần tượng mà ‘dường như’ người ta nhìn Chí Phèo là một gả tức khí làm càng mà được một số nhà phê bình văn học suy diễn theo cách nhìn thực tế hay phóng đại của họ.
Mình tự hỏi là liệu rằng ngày nay có tồn tại Chí Phèo không?, có tồn tại Bá Kiến không?, quả thật là hơi bị nan giải (nhưng có người bảo rằng ‘có’). Tại sao là nan giải, vì ngày nay mà bạ đâu cũng chửi tục là vô cùng thiếu văn hóa, ngày nay mà giận ai rồi cầm dao đâm chết người ta là phạm ‘tội hình sự’…, chỉ trừ làm chuyện tình khúc âm-dương như Chí Phèo - Thị Nở là không vấn đề, vì nó không những là quy luật của muôn đời mà còn là quy luật của thế giới tự nhiên.
Nếu có cuốn ‘Chí Phèo’ ở trên bàn thì chả mấy ai động vào, vì thời buổi này người ta thường lao vào đọc tài liệu chuyên môn, những bài báo/thơ hay tiểu thuyết có tính triết lý sâu hay tầm nhìn xa (như của Khalil Gibran, Kim Dung/Cổ Long, Mạc Ngôn, của một số nhà văn cận-hiện đại Nhật hay Mỹ…), thiệt. Mình không có ấn tượng lắm với các Chí Phèo về tính cộng đồng là hay cãi nhau dưới ‘lũy tre làng’ (căn bệnh ngàn năm!), phải chăng vào thế kỷ 21: ‘tức gì tức ở ao ta!, tức thì hãy tức ao Tây, ao Tàu’?, và liệu rằng, ngoài việc tôn thờ tình khúc âm-dương, Chí Phèo ngày nay có nên học ‘sâu’ để không ‘buồn’ khi nói về Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore…?
---------------------------
Các tài liệu tham khảo chính:
Và các tài liệu khác có liên quan.

16 nhận xét:

  1. Cuối tuần đọc Chí Phèo và Thị Nở của anh MTV trộm nghĩ Chí Phèo còn hạnh phúc hơn nhiều người vì khi ốm còn có tô cháo hành của Thị Nở anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, đâu đến nỗi như vậy, hôm nào LB bao MTV nhìu tô cháo hành nghen, chịu hôn, hì..., tối ngọt ngào.

      Xóa
  2. chí phèo có một mảnh đất 3 sào. một phía cặp mé lộ.phía khác cặp mé sông .tính sơ sơ cũng 2 mặt tiền đông người qua lại. có một ty chân thành mà thời nay không dễ gì kiếm ra. có một cuộc sống ung dung tự tại. sướng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, anh ta lên đại gia lúc nào mình cũng hổng pít nữa, xin chúc mừng, hì..., cám ơn lão, chiều vui, hẹn gặp.

      Xóa
  3. Hình THỊ NỞ ngủ ngồi đẹp như rứa, đừng nói riêng chi CHÍ PHÈO mà đám đàn ông nhìn thấy e rằng cũng: " Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt/ Đi thì cũng dở, ở không xong" (Hồ Xuân Hương)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, nếu Thị Nở nào cũng khoe 'bước nhảy hoàn vũ' như rứa thì chết cánh Chí Phèo chúng ta, híc.. híc..., a di thò phò, thiện tai, thiện tai, bần tăng không dám, xin thí chủ cứ tự nhiên, hì... Cám ơn bạn PĐ, chiều vui nhé.

      Xóa
  4. Vườn khuya gió mát trăng thanh
    Muốn đi mà bước không đành..nàng ơi
    Đúng tâm trạng anh thế không LB ui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui cha, LB chủ trương không làm tức là làm (=vô vi), nhưng 'xếp' của LB cứ bắt làm hoài hoài à, hu.. hu..., hôm nay mới rảnh được 5 phút, cám ơn Miền nhớ nghen, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  5. Sao anh Chí dòm thấy giông giống ... Lá Bàng quá ta ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được như anh Chí là may lắm rùi, tuy nhiên cuộc tình táo bạo và khá lãng mạn của anh Chí và chị Nờ không đủ làm nên một thiên tình sử, thanh em, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  6. Ghé nhà thăm anh đọc Chí Phèo Thị Nở xong rồi giờ về thôi. Chúc anh cuối tuần vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, lâu ngày quá, cám ơn NA, tuần mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  7. ok câu ni của aLB:
    "tức gì tức ở ao ta!, tức thì hãy tức ao Tây, ao Tàu’?"

    Có điều nếu là cs thì cs sẽ chỉnh sửa nó hoàn toàn ra như ri:
    "Ngu chi tức ở ao ta!,
    Nhìn ra để thấy ao Tây, ao Tàu
    Về ao Ta, cùng bảo nhau:
    Mần răng để được như Tàu như Tây?"
    Hì... tuần mới vui suốt tuần aLB hí

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cái này là nền tảng triết học của ta đó, hì.. hì..., cám ơn CS, hôm nào gặp ở SG măm măm cơm hến và bún bò Huế nghen, tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  8. Qua nhà anh đọc Chí Phèo, Thị Nở, chúc anh ngày mới tốt lành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui cha, giờ này mới thấy lời bình của GG, LB đang bận làm nhà, sr nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa