Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

410. Những kỷ niệm về nước Nga

1. Trước tiên, LB xin nói rằng, bài viết này chỉ là ý kiến riêng của LB mà thôi, vì LB cũng có thể viết 1 entry ‘những kỷ niệm về nước Mỹ’, Anh, Hà Lan, Tàu, hay Malaysia gì gì đó, hì... 
Trước 1975, vì còn là một cậu bé, nên LB hầu như không biết gì về nước Nga, và vì chuyện lâu quá rồi, LB không nhớ hết, nên bài này mình viết ngắn ngắn thôi nghen (lưu ý là có vài chỗ đánh dấu ‘!’, các bạn đọc cần nghiên cứu thêm).
2. Trong đời, không nói dối, LB được tiếp xúc nhiều người đến từ vài chục nước trên thế giới (mà mình tự học tiếng Anh từ họ, làm việc chung với họ, và có thể kể rất nhiều mẩu chuyện về họ), bình thường như người Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hà Lan, Tàu, rồi người Philippines, Đài Loan, Thái, Sin, Malai, Indo, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Hàn/Nhật, Bỉ, Thụy Điển/Thụy Sĩ, Đan Mạch, Ý, Iraq/Iran, Iceland, Canada….
Riêng đối với người Nga, mình chưa được dịp nói chuyện ‘lâu’ với họ, trừ việc chào hỏi sơ sơ ở khách sạn, híc.. híc…, và việc xem phim/truyện Nga, xem mấy em đánh bóng chuyền cẳng dài và trắng của đội Vietsopetro, đội Kazakhstan, xem em Sharapova đánh tennis rất là dễ ‘sương’, hay xem đội tuyển Nga đá bóng khá khí thế tại Euro 2008… Ngoài ra, cách đây vài năm, LB có xem truyền hình trực tiếp một cô gái Nga lấy chồng Việt ở một tỉnh ở vùng Tây Bắc…
3. Với dân số khoảng 142 triệu người, nước Nga (được người Tàu gọi là nước La-Sát hay Nga-La-Tư) nhìn xa giống như một con hà mã đang ngẩng đầu, có diện tích lớn nhất thế giới - khoảng 17 triệu km2, bao phủ 1/9 lục địa thế giới, có biên giới tiếp giáp với 14 nước khác, đông-tây trải dài dến 8.000km qua hai lục địa Á-Âu. Phần Nga thuộc châu Âu (gọi là tây-trung Nga) có diện tích gần 4 triệu km2 (= 40% diện tích châu Âu), thủ đô Mátxcơva thuộc phần đất nầy, dân số vùng này chiếm gần 80% của dân số toàn Nga (Nguồn 1).
Tiền thân của nhà nước Nga là Đông Slav hay Nga Kiev mà hình thành từ năm 988 với giống người Russ (người Varangia + Slav), rồi bị đại bại dưới tay của quân Mông Cổ vào năm 1230, trỗi dậy vào năm 1453 dưới triều đại của các Sa hoàng, trở thành đế quốc Nga vào giữa thế kỷ 18, trở thành nhà nước xô-viết vào năm 1917 và trở thành (Liên bang) Nga từ năm 1991 đến nay (Nguồn 2).
4. Sau 1975, LB bắt đầu tiếp cận về nước Nga thông qua việc cậu của mình thường đi họp/chữa bệnh ở Nga, rồi cái chậu giặc đồ (bằng nhôm, rất tốt), chiếc xe U-oát (= UAZ, mà đã từng giúp LB chinh chiến ở rừng tắc kè, hay sau này giúp LB tổ chức đám cưới nữa, hì…), rồi chiếc ZIL 157 có ‘3 cầu’ mà lội rừng vô địch, chiếc T54 ở Ngã sáu Ban Mê Thuột, các phim/truyện nói về ‘Thế chiến thứ hai’, một số tài liệu triết học, đặc biệt là bộ ‘Từ điển Toán học’ (tài trợ) bìa cứng màu đen, giấy trắng bóc và thơm phức…
5. Nếu không nhầm, gần trước và sau 1980, một lượng khổng lồ trí tuệ đã được chuyển từ Nga (Liên Xô) vào Việt Nam.
Chắc nhiều người còn nhớ là ta đã ít nhiều làm quen với các sáng tác của Chekhov, Pushkin, Lev Tolstoy, Dostoevsky, Tchaikovski, Mayacovski, Aitmatov, Pauxtopski, Sholokhov, rồi Lomonosov, Xioncovski, Pavlov, Lev Landao…, đặc biệt, văn học Nga vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có nét tương tự như văn học Pháp, đó là mở đầu bằng một đoạn triết lý dài ơi là dài rồi mới đi vào câu chuyện!, hì.. hì…
Trong thời gian này, bộ ‘Tư bản luận’, ‘Lê-nin toàn tập’, cuốn ‘Bút ký triết học’, ‘Biện chứng của tự nhiên’, ‘Triết học’/‘Kinh tế chính trị học’ (của Hàn lâm viện Liên Xô) và đủ loại sách văn học/khoa học cơ bản… cũng tràn ngập thư viện và thị trường VN. Rồi các loại sách của khối Liên Xô như ‘Sự sống lâu tích cực’, ‘Tình dục học’, ‘Phương pháp sư phạm’, ‘Nguyên lý kế toán’ (hệ thống 100 tài khoản), ‘Nghệ thuật vị nhân sinh’, ‘Truyện về Thế chiến thứ hai’, ‘Truyện về xây dựng công/nông trường’, ‘Chuyện về Lê-nin’, ‘Chuyện danh nhân’… cũng lần lượt xuất hiện. Đặc biệt là sinh viên tổng hợp vẫn còn sợ cuốn ‘Cơ học lượng tử Đa-vư-đốp’, chuyện ‘Bùi Giáng ghẹo 1 phụ nữ LX!’, chuyện một số nghiên cứu sinh mua hàng từ Nga rồi chuyển về VN mà ‘phất’ lên nhanh chóng, chuyện thầy Nguyễn Hoàng Phương đã viết cuốn ‘Hiện tượng vô tuyến sinh học’ cũng khởi nguồn từ phong trào nghiên cứu ‘Trường sinh học’ ở Nga vào những năm 1975-1980, rồi nhiều đề tài về ‘Triết học vật lý’ cũng xuất hiện trong thời đoạn này...
6. Cũng vào thời đó, có cuốn ‘Từ điển triết học’ (và cuốn ‘Từ điển danh nhân thế giới!’) mà LB đánh giá là dở… nhất, hì…, vì 70%  danh nhân thế giới (triết gia) là người Nga/Liên Xô! (trong đó có rất nhiều vị tướng), các nhà triết học ‘duy tâm’ được xem là thứ yếu!, còn các nhà triết học duy vật trước năm 1917 thì được xem là ‘chất phác’!, triết học Đông phương thì không được coi trọng, hơn nữa, cuốn này lại do một số 'phó tiến sĩ' biên soạn (trừ mục ‘Chủ nghĩa duy vật biện chứng’ do chính tay Stalin viết!), híc.. híc…
7. Khoảng sau 1985, tình hình ‘trí tuệ Nga’ có dấu hiệu suy thoái (!) vì có hiện tượng thổi phồng quá đáng các sự kiện về ‘nông trường/hợp tác xã’, triết học, giáo dục, xây dựng công trình/cải tạo tự nhiên (sông ngòi), chương trình sản xuất máy bay/nguyên tử/không gian… 
Ngược lại với sự thổi phồng đó, có chuyện 2 nhà ‘di truyền học’ đã cãi nhau (về tính vận động nội tại và tác động của môi trường bên ngoài của thế giới sinh học), chuyện ‘chiến tranh lạnh’, chuyện ‘núi chê đất thấp, núi ngồi với ai’, chuyện ‘Afghanistan’ (1979-89), rồi chuyện rùm beng về một nhà sử học nào đó (quên tên), chuyện ‘thâm hụt tài chính, lạm phát và mắc nợ’, chuyện ‘đổi mới’, chuyện ‘mafia’…
8. Tuy nhiên, chắc không phải là may mắn gì, LB bị đẩy vào ‘trường đại học bôn ba’ hơi bị nhiều, mà từ đó LB biết rằng người Việt rất có cảm tình với người Hà Lan và người Nga.
Người Hà lan sống rất hợp với văn hóa Việt, nhưng nghe đồn là người Bỉ/Hà Lan là ‘keo’ nhất thế giới và còn có chuyện tiếu lâm về họ nữa, hì... (xin hẹn entry sau).
Đa số người Việt rất ủng hộ đội tuyển Ukraine, Nga hay Cộng hòa Séc, hì… Các truyện/phim như ‘Thép đã tôi thế đấy’, ‘Những đốm lửa’, ‘Đoạn đầu đài’, ‘Sông đông êm đềm’, ‘Người cá’, ‘Giải phóng châu Âu’, ‘Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân’… vẫn còn lưu lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem, bản giao hưởng/vũ điệu ‘Hồ thiên nga’ của Tchaicovski vẫn được yêu thích, các bản nhạc như ‘Đôi bờ’, ‘Tình yêu đôi thiên nga’, ‘Tình ca du mục’, ‘Chiều Mátxcơva’, 'Triệu đóa hoa hồng đỏ thắm'… vẫn được các thế hệ say mê hát, đặc biệt là trong các phòng hát Karaoke…
9. Ngoài ra, nhiều câu thơ/văn/nhạc Nga đã và đang dược sử dụng ít nhiều trong thế giới blog, như:
-Chiếc thuyền tình mơ mộng thi ca
Va phải mỏm đá ngầm dung tục
Và tan nát... (Mayakovski)
-Ở cuộc đời này chết chẳng có gì mới
Nhưng sống cũng chẳng có gì mới hơn (Yesenin)
-Đừng trách em là người mau thay đổi
Bởi tình yêu chỉ đến một lần thôi
Tất cả những gì năm tháng đã cuốn trôi
Sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại.... (Olga Berggoltz)
-Người yêu ơi tìm đâu cho thấy được nàng! Trái tim anh rối bời. Sống thiếu em suốt đời, lẻ loi trong đất trời. Về cùng anh, nàng ơi! đi tiếp cuộc đời. Có em trong lúc này! Dẫu trong những tháng ngày… nhiều đắng cay. Sưởi ấm trong lòng thơ ngây (Sophia Rotaru).
-Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào. Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu. Hỡi em! Thấu chăng tình bao lời ca trìu mến. Mátxcơva trong chiều vắng êm đềm (Matusovki).
-Thảo nguyên bát ngát mênh mông đến cuối trời. Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng. Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng người. Em thân yêu ơi biết em giờ này nơi nao (Boris Fomin)... 
10. Hiện nay, giới trẻ biết rất ít về nước Nga, mới đây, mình có hỏi 1 blogger trẻ là:
-Cháu có ấn tượng gì về nước Nga nhất?
Cậu bé trả lời:
-Đó là: 1. ông Putin, 2. nước Nga hùng mạnh!, và 3. cây phong.
Rồi cậu đọc:
‘Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan,
đường bạch dương sương trắng nắng tràn’.
Thôi, cậu ấy biết vậy cũng tốt rồi, còn hơn là không biết gì cả.
LB đánh giá cao nước Nga về triết học, thơ văn, âm nhạc, vật lý hạt nhân, quân sự… mà họ có thể là cường quốc trong những lĩnh vực này. Trong một số phim về ‘Thế chiến thứ hai’, bọn Đức hay gọi người Nga là ‘con lợn Nga’, nhưng mình thiết nghĩ là họ đã hoàn toàn… sai, vì một đất nước đã sản sinh ra những Lomonosov, Lobasevski, Mendeleev, Xioncovski, Tchaikovski, Pavlov, Lev Tolstoy, Dostoevski, Kutudov, Zhukov (Giu-cốp), Lenin, Putin… thì không thể xem thường. HẾT.
------------------
Các nguồn tham khảo chính:

12 nhận xét:

  1. Hiện nay, giới trẻ biết rất ít về nước Nga, mới đây, mình có hỏi 1 blogger trẻ là:
    -Cháu có ấn tượng gì về nước Nga nhất?
    Cậu bé trả lời:
    -Đó là: 1. ông Putin, 2. nước Nga hùng mạnh!, và 3. cây phong.
    Rồi cậu đọc:
    ‘Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan,
    đường bạch dương sương trắng nắng tràn’.

    Trả lờiXóa
  2. "LB đánh giá cao nước Nga về triết học, thơ văn, âm nhạc, vật lý hạt nhân, quân sự… mà họ có thể là cường quốc trong những lĩnh vực này. Trong một số phim về ‘Thế chiến thứ hai’, bọn Đức hay gọi người Nga là ‘con lợn Nga’, nhưng mình thiết nghĩ là họ đã hoàn toàn… sai, vì một đất nước đã sản sinh ra những Lomonosov, Lobasevski, Mendeleev, Xioncovski, Tchaikovski, Pavlov, Lev Tolstoy, Dostoevski, Kutudov, Zhukov (Giu-cốp), Lenin, Putin… thì không thể xem thường"

    Gần như nhất trí với LB với kết luận trên của LB, nhất là lĩnh vực văn học với Tostoy và Dostoievski, nhưng về lĩnh vực triết học thì Nga thua xa Đức và các nước châu Âu khác như Pháp,...

    Lạm bàn với LB một chút nhé, chúc vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, ghi nhận ý kiến của bạn.
      Thường thì một đát nước là 'cường quốc' trên nhiều lĩnh vực thì trước tiên họ phải là cường quốc về 'triết học', và ngược lại.
      Và văn học cũng chỉ là 1 dạng khác của triết học mà thôi.
      Cám ơn bạn PĐ nhiều nhé, chiều an bình.

      Xóa
  3. THADACO Hạnh Nguyên 4:18 PM1
    vậy là còn biết nhiều đấy ạh :)

    Nha Gom La Bang VN 4:20 PM
    Vâng, cậu bé trả lời... khá tốt đóa, cám ơn bạn Hạnh nghen, chiều ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
  4. "‘Thép đã tôi thế đấy’, ‘Những đốm lửa’, ‘Đoạn đầu đài’, ‘Sông đông êm đềm’, ‘Người cá’, ‘Giải phóng châu Âu’, ‘Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân’… vẫn còn lưu lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem, bản giao hưởng/vũ điệu ‘Hồ thiên nga’ của Tchaicovski vẫn được yêu thích, các bản nhạc như ‘Đôi bờ’, ‘Tình yêu đôi thiên nga’, ‘Tình ca du mục’, ‘Chiều Mátxcơva’, 'Triệu đóa hoa hồng đỏ thắm'…" em cũng rất thích

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui,
      CT tuyệt vời quá,
      làm sư muội của tiểu huynh nhé, hì...,
      cám ơn CT nhiều,
      chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  5. Nước Nga minhf đã sống ở đấy đúng lúc Xô Viết tan rã. Đi học nhưng chẳng ai chí thú việc học hành cho lắm. Dẫu sao thì Nga vẫn là một người bạn tốt của VN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LB rất khách quan,
      việc LB có cảm tình với nước Nga là nhờ ở 'lão bá tánh',
      họ thường bày tỏ cảm tưởng tốt đẹp về người Nga...
      Cám ơn bạn TT, chúc chiều vui.

      Xóa
  6. Hôm qua Anh có hỏi Đóm :
    Nha Gom La Bang VN Hôm qua 12:23
    "Ui, Đóm dạo này mê nhạc thế."
    Đóm xin trả lời : ko hiểu vì sao 3 tháng gần đây lượng độc giả Nga vào xem blog của Đóm rất nhiều (có hôm gần bằng độc giả VN). Trong khi tiếng Nga, nửa chữ bẻ đôi Đóm cũng ko biết !
    Vì phép lịch sự tối thiểu và kiến thức hạn hẹp nên Đóm chỉ biết chia sẻ những ca khúc Nga mà Đóm yêu thích (và cũng nằm trong lòng của một số người VN). Đóm muốn các bạn Nga biết rằng : người VN rất mến khách và cũng rất yêu thích nền văn hóa của họ.
    Mỗi bản nhạc, entry mà Đóm chia sẻ chính là tâm sự mà ko thể nói thành lời.
    Người viết blog chân chính xem blog như bản thân mình, cuộc đời mình được diễn đạt, lưu trữ vào một quyển sách (nhật ký) và giới thiệu đến tay bạn đọc.
    Đóm thích nhất câu nói của LENIN : "Học, học nữa, học mãi"
    Rất cảm ơn Anh về entry 410. Những kỷ niệm về nước Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài tập đàn guitar đầu tiên Đóm học lúc 12t đó chính là bản "Đôi bờ". Những nốt nhạc, gam cơ bản. Đánh điệu slow.

      Xóa
    2. Uh, LB cũng hát bài 'đôi bờ' đâu tiên, đó là những kỷ niệm thời sinh viên Đóm à, chiều vui nghen.

      Xóa
  7. À,
    LB không học trực tiếp,
    nhưng gián tiếp từ các bạn vong niên ở Nga,
    rất nhiều,
    xin cám ơn nước Nga...
    Ngày mới tốt lành nghen Đóm.

    Trả lờiXóa