Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

411. Những kỷ niệm về nước Mỹ

Khuya buồn viết chuyện cho vui
Ngờ đâu chiều đến tình yêu rộn ràng
Rung rung tim, động bóng nàng
Một căn phòng vắng, ngỡ ngàng... tiếng mưa.
(NGLB)
1. Tôi không nhớ rõ là tôi biết chữ ‘Mỹ’ từ lúc nào.
Hôm đó, ngước mắt nhìn lên, trước mặt tôi là một ‘cậu bé’ người Mỹ trẻ măng, khoảng chừng 18 tuổi, người cao to, dáng gọn, da trắng, mũi cao, và có rất nhiều sợi râu tơ vàng vàng còn đọng trên môi cậu… Cậu nói:
-Hello, how are you? (chào bạn, bạn có khỏe không?)
Rồi cậu dạy tiếp:
-Fine, thank you (khỏe, cám ơn)
Đó là bài học tiếng Anh đầu tiên của tôi. Khi ra về, tôi (và ba tôi) có trên tay một cuốn sách bìa màu xanh đậm, khoảng chừng 20-30 trang, in bằng giấy tốt, dày và trắng bóc… Sau này, tôi cứ phản xạ một cách tự nhiên là khi ai hỏi ‘how are you?’ thì trả lời là ‘fine, thank you’, dễ ồm à!
…Tôi gọi người Mỹ đó là một ‘cậu bé’ dưới cặp mắt hiện nay (lúc đó tôi mới có 8-9 tuổi). Chắc cậu bé - người thầy tiếng Anh đầu tiên của tôi - nay đã trở thành một tổng thống Mỹ nào đó rồi chăng, cám ơn cậu bé nghen, hì.. hì…
Và đó là ngày đầu tiên mà tôi biết thế nào là ‘Mỹ’.
2. Ông (bà) ngoại tôi gọi nó là ‘thằng Mỹ’ vì ông ghét Mỹ. Ông là một nông dân và không thích sự hiện diện của lính Mỹ ở quê hương ông, cho nên ông đã dành cả đời để tham gia vào việc 'thống nhất đất nước'. Kết quả là sau ngày 29/3/1975 (quê tôi ở Quảng Nam), ông bà ngoại tôi đã cười rất thoải mái và ăn bữa thịt gà đầu tiên vào ngày ăn chay ‘mồng một’ trong đời vì họ bảo họ là người ‘duy vật’!
Và tôi thấy ông tôi phá cánh cửa nối liền giữa nhà bếp và phòng trên, mà chính giữa 2 tấm ván của nó có giấu 2 câu thơ đối Hán-Nôm ca tụng một vị anh hùng dân tộc... Rồi ông tôi phá luôn lớp đất dưới tấm phản: có một cái hầm bí mật, từ đó tôi mới biết là tại sao vào lúc khuya, bà ngoại tôi thường nhét vào miệng tôi một miếng gan gà hay đưa cho tôi một chén chè đậu đen: đó là bà nấu cho cán bộ nằm vùng…
Bây giờ tôi vẫn nhớ về ông tôi, có ánh mắt toát ta vẻ rất hiền lành, phúc hậu và ấm áp, nhưng có khuôn mặt chữ điền rất kiên cường… Một hôm, trong trận lụt kinh hoàng (vào năm 1964 ở Quảng Nam), ông đã chèo thuyền ngược dòng lên để xem chúng tôi đã chết chưa!, và ông có mang theo vài kg thịt heo để hỗ trợ cho mấy mẹ con chúng tôi qua mấy ngày lụt…
3. Hồi nhỏ tôi nghĩ chữ ‘Mỹ’ có nghĩa là đẹp!, và chả biết tại sao nó được gọi là như vậy!, hình như nó xuất phát từ trọng âm 'me' trong từ America, hay chính xác hơn, từ Hán-Việt đọc là Á-mễ-lợi-gia mà người ta đọc trại 'mễ' thành 'mỹ'. Gần đây, tôi mới biết là người Tàu, vì thấy lá quốc ‘kỳ’ Mỹ có hình các ngôi sao giống như các nụ ‘hoa’ nên gọi Mỹ là ‘Hoa Kỳ’, nghĩa là 'lá cờ có hoa'.
Lớn lên, được tiếp cận cuốn ‘English for today’ (Anh ngữ ngày nay), tôi mới biết nước Mỹ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi có đọc một tài liệu của 1 nhà nghiên cứu Hán-Nôm, ông ta bảo gọi là ‘Hợp chúng quốc’ thì đúng hơn (hợp chúng = hợp các tiểu bang, hợp chủng = hợp các chủng tộc), lúc đó tôi thấy ông ta lập luận có lý, nhưng nay, thôi, cứ gọi là ‘Hợp chủng quốc’, vì cái gì mà lão bá tánh gọi thì đó là… chân lý, hì…
Cũng từ cuốn giáo trình này mà tôi biết rằng nước Mỹ nằm tận bờ bên kia của Thái Bình Dương (nhìn từ phía Việt Nam), có diện tích là 9,8 triệu km2 - rộng thứ 3 trên thế giới! (sau Nga:17 triệu km2 và Canada: 9,9), có dân số khoảng 305 triệu người - đông thứ 3 trên thế giới! (sau Tàu: 1,34 tỉ người, và Ấn Độ: 1,2 tỉ), có 50 tiểu bang được biểu thị bằng 50 ngôi sao nằm trên lá cờ Mỹ, và có thủ đô là Washington.
4. Tôi nhớ là trong cuốn sách này có bài viết về tổng thống Jefferson, với minh họa bằng bức tượng bán thân của 4 tổng thống Mỹ là Washington, Jefferson, (Theodore) Roosevelt và Lincoln mà biểu tượng cho 150 năm đầu của lịch sử Mỹ, và tôi hình dung đó là bức tượng rất to, được khắc trên đá, nằm trên ngọn núi Rushmore (bang South Dakota).
…Vào thế kỷ 16, đầu tiên là người Tây Ban Nha, rồi người Pháp, Anh, Hà Lan… lần lượt sang định cư tại Mỹ... Thời 13 thuộc địa ban đầu của Vương quốc Anh, Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, là người hùng của ‘cuộc cách mạng Mỹ’ (1775-1783), và đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1787... Trước đó. Jefferson là người đã soạn ra! ‘Tuyên ngôn độc lập’ (1776) để tách rời Mỹ khỏi Vương quốc Anh, và là tổng thống đời thứ 3 của Mỹ từ 1801-1809... Giai đoạn 1812 - 1848, có các cuộc chiến tranh Mỹ-Anh, Mỹ-Tây Ban Nha, Mỹ-Mexico... Rồi Lincoln là tổng thống thứ 16 của Mỹ, kẻ chiến thắng trong cuộc ‘nội chiến’ 1860-1865, người hùng trong việc giải phóng nô lệ ở Mỹ (Tuyên ngôn 1862), sau đó bị ám sát năm 1865… Thời đó, người Mỹ dần mở rộng lãnh thổ từ đông sang tây (về phía Thái Bình Dương), trong đó có việc mua vùng Alaska của Nga vào năm 1867, cộng với việc đánh chiếm đất đai của thổ dân (da đỏ) Mỹ kéo dài đến cuối thế kỷ 19 (xung đột chính vào năm 1890)… Rồi Mỹ thắng Tây Ban Nha năm 1898, rồi Hawaii, Puerto Rico, Guam và Philipphines lần lượt bị sát nhập vào Mỹ… Rồi sự phát triển khoa học kỹ thuật ào ạt vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cộng với ưu thế trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, đã đem lại cho Mỹ với vị trí là cường quốc số một trên thế giới cho đến nay.
5. Tất nhiên hiện nay tôi nhớ các tổng thống Mỹ không bằng nhớ các nhà khoa học hay các đại văn/thi hào. Hồi trẻ, tôi có cãi với anh tôi chút chút, tôi nói:
-Tổng thống là nhất, lãnh đạo luôn các nhà khoa học.
Anh tôi nói:
-Cục c…, Einstein mới là vĩ đại.
Câu nói này của anh tôi làm tôi suy nghĩ nhiều năm, và tôi nghĩ rằng nghĩa của từ ‘vĩ đại’ rất là phức tạp, tuy nhiên, nghĩ về nước Mỹ là tôi nghĩ về ông Edison, Einstein, Henry Miller, Hemingway/Jack London/O. Henry, Whitman, Faulkner, Chaplin (Sạc-lô), Henry Ford và Steve Jobs (hay Bill Gates)…
Mỗi lần nhìn thấy một ông lão khổ sở, tôi liên tưởng đến Hemingway. Mỗi lần thấy con sói, tôi nghĩ tới cuộc chiến đấu sống còn của… Jack London. Mỗi lần nhìn thấy 1 chiếc lá cô đơn rơi dưới chiều tà là tôi nhớ tới ông O. Henry... Mỗi ngày nhìn lên bóng đèn điện hay nghe âm thanh phát ra từ cái radio, cassette hay ti-vi là tôi nghĩ tới ông Edison. Mỗi lần nghe đến chữ ‘tương đối’ là tôi liền nghĩ đến cái ông tóc xù với 2 mắt sâu thẳm, đó là ông Einstein. Mỗi lần nghe nhắc đến Phạm Công Thiện là tôi nhớ ông đã từng uống cà phê với triết gia Henry Miller ở bên Mỹ. Mỗi lần muốn làm việc có khoa học tôi lại nghĩ đến ‘Phương pháp xản xuất dây chuyền’ của Henry Ford. Và mỗi lần nghe nói đến cuộc sống và cái chết, tôi lại có cảm tình với ông Steve Jobs…
6. Trước đây, tôi có gặp 1 người Mỹ - Tổng giám đốc của một Liên doanh cà phê (Coffee JVs) - mà mặt rạng rỡ, giơ tay vẫy và mời tôi ăn cơm tối. Nhưng bên cạnh tôi lại có một chuyên gia người Pakistan, anh ấy không chịu, mà nói:
-No, thanks, we’re busy in… (không, cám ơn, chúng tôi bận…)
Tôi hiểu là anh ta (người Hồi giáo) không thích người Mỹ, và điều này làm tôi vẫn còn thắc mắc cho đến nay...
Tôi vô cùng khâm phục việc người Mỹ đã cho phi thuyền Apollo lên dạo chơi tà tà trên mặt trăng vào năm 1969, mà cho đến nay chưa hề có ai làm được.
Tôi cũng khâm phục việc Mỹ là nước sản xuất ra bom nguyên tử đầu tiên (khoảng năm 1944), đồng thời cũng khá thắc mắc về vụ Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử ở Nhật năm 1945, nhưng tôi cũng tự nghĩ là nếu người Nhật chế tạo ra bom nguyên tử trước Mỹ thì chả lẽ họ quá hiền lành đến nỗi làm ngược lại!
Tôi cũng thấy thích ông Obama và có cảm tình với... nàng Monroe nữa, hì.. hì...
7. Ngoài các tác phẩm như 'Ngư ông và biển cả', 'Tình yêu cuộc sống', 'Chiếc lá cuối cùng', 'Hàm cá mập', 'Túp lều của chú Tom', 'Cuốn theo chiều gió'..., phim như 'Ben Hur', 'Titanic', 'The Karatedo Kid', 'The US president', 'Harry Potter', 'Lucky Luke', 'Bat-man/Spider-man'..., tôi rất thích các bản nhạc như 'Beautiful Sunday', 'More than I can say', 'How can I tell her', 'Hotel California'..., và cám ơn các bạn/tiền bối Mỹ về một số đoạn trích dưới đây:
-Tôi chứng kiến những bộ óc siêu việt nhất
của thế hệ chúng tôi hủy hoại
bởi chứng khùng điên, đói khát cuồng dại trần truồng
lê tấm thân dọc phố Da đen
trong ánh bình minh
tìm liều thuốc cho cơn giận dữ
những kẻ biết mình như những thiên thần lao vào ngọn lửa
cho một thiên đường cổ xưa
liên kết các vì sao
năng lượng
trong bộ máy của đêm (Thơ Howl)
-Lạc loài trong thế giới hỗn mang
Bị cuốn theo cơn xoáy lốc một xã hội ngoại bang
Những luật lệ rối rắm,
Những thái độ rẻ khinh
Và mánh khóe, dối lừa
Bị hủy hoại bởi cái được gọi là xã hội hiện đại (Thơ Gonzales)
-Khi anh sống trong âm thầm, nàng khóc thương cho anh.
Và vui khi thấy anh cười, sầu héo khi buồn vương.
Và khi anh sống trong u sầu, nàng cố xóa hết tương tư.
Hỡi em, lòng chẳng biết nói sao cho vừa.
Khi anh sống trong ưu phiền, nàng đã xóa hết thương đau.
Và nàng vui bên giấc mơ nồng, giọt đắng rơi trong lòng anh.
Mai đây khi chốn xa xưa rồi, ngồi nhớ lại bao giây phút bên nhau
Hết yêu, lòng cảm thấy thật khó nói với nàng (‘How can I tell her’ - Lobo)
-...Tôi phải dừng lại ở qua đêm
Cô gái kia đã đứng ở ngưỡng cửa
Tôi nghe tiếng chuông nhà thờ
Nên tôi trầm ngâm và tự nhủ
Nơi đây có thể là thiên đường hoặc ngục địa
Rồi nàng thắp cây đèn cầy đó
Và chỉ đường cho tôi vào
Tiếng xì xào nghe dọc theo hành lang đó,
Hình như họ có ra tiếng... (Hotel California - The Eagles)
-Wow wow, yea yea
I love you more than I can say
I'll love you twice as much tomorrow
Oh, love you more than I can say
Wow wow, yea yea
I'll miss you every single day
Why must my life be filled with sorrow
Oh, love you more than I can say
 
(‘More than I can say’ - Leo Sayer)
8. Và cuối cùng, tôi viết bài này khi quả tim đang cực kỳ rung động vì lời bài hát 'I love you more than I can say'…
‘Gởi hồn theo với ngàn mây’
Nhạc tình quấn quyện tim này đang rung
Thương anh thì đến anh cùng
Mưa đung đưa gió, bèo đung đưa thuyền.
(NGLB)
Thời ông bà tôi, nhiều người không thích… Mỹ.
Đến thời chú bác tôi, nửa thì chống… Mỹ, nửa thì không bình luận gì.
Đến thời tôi, ngoài một số bạn nước ngoài, tôi còn có một số bạn Mỹ, và tôi thấy họ hiền khô à, hề.. hề…
Đến thời con cháu tôi, đại để là thế hệ 9x, tôi có cảm giác khá mạnh rằng chúng thích… Mỹ, mà nói như một câu trong tập I của bộ Streamlines English là 
“it’s a nice surprise!”, 
có nghĩa là: đó là một sự bất ngờ thú vị. HẾT.
--------------------
Tư liệu tham khảo chính:

25 nhận xét:

  1. Tôi không nhớ rõ là tôi biết chữ ‘Mỹ’ từ lúc nào.

    Hôm đó, ngước mắt nhìn lên, trước mặt tôi là một ‘cậu bé’ người Mỹ trẻ măng, khoảng chừng 18 tuổi, người cao to, dáng gọn, da trắng, mũi cao, và có rất nhiều sợi râu tơ vàng vàng còn đọng trên môi cậu… Cậu nói:
    -Hello, how are you? (chào bạn, bạn có khỏe không?)
    Rồi cậu dạy tiếp:
    -Fine, thank you (khỏe, cám ơn)
    Đó là bài học tiếng Anh đầu tiên của tôi...

    Trả lờiXóa
  2. Sang thăm LB, mời LB sang nhà MC uống trà nóng thơm ngon

    Trả lờiXóa
  3. "Thời ông bà tôi, nhiều người không thích… Mỹ.
    Đến thời chú bác tôi, nửa thì chống… Mỹ, nửa thì không bình luận gì.
    Đến thời tôi, ngoài một số bạn nước ngoài, tôi còn có một số bạn Mỹ, và tôi thấy họ hiền khô à...
    Đến thời con cháu tôi, đại để là thế hệ 9x, tôi có cảm giác khá mạnh rằng chúng thích… Mỹ, mà nói như một câu trong tập I của bộ Streamlines English là “it’s a nice surprise!”, có nghĩa là: đó là một sự bất ngờ thú vị."

    Hoàn toàn nhất trí với KL trên của LB. Góp ý thêm, MỸ là phiên âm Hán Việt của trọng âm ME trong từ AMERICA, cũng như Ý là phiên âm Hán Việt của trọng âm I trong từ ITALIA, ÚC là phiên âm HÁN VIỆT của trọng âm AUS trong từ AUSTRALIA...
    Vài lời lạm bàn. Chúc LB vui nhiều nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ,
      cám ơn bạn PĐ nhiều,
      bạn quả thật hiểu rộng,
      mình sẽ bổ sung
      chúc chiều vui nhé.

      Xóa
  4. More than i can say:
    http://mp3.zing.vn/bai-hat/More-Than-I-Can-Say-Leo-Sayer/IW6U69IO.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Wow wow, yea yea
      I love you more than I can say
      I'll love you twice as much tomorrow
      Oh, love you more than I can say
      Wow wow, yea yea
      I'll miss you every single day
      Why must my life be filled with sorrow
      Oh, love you more than I can say

      Xóa
    2. Bài hát này bà già cũng thích NGLB ạ.

      Xóa
  5. Khuya buồn viết chuyện cho vui
    Ngờ đâu chiều đến tình yêu rộn ràng
    Rung rung tim, động bóng nàng
    Một căn phòng vắng, ngỡ ngàng... tiếng mưa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ‘Gởi hồn theo với ngàn mây’
      Nhạc tình quấn quyện tim này đang rung
      Thương anh thì đến anh cùng
      Mưa đung đưa gió, bèo đung đưa thuyền.

      Xóa
  6. Lưu comt MTV:
    Mùa hoa cải có bóng nàng
    Mùa hoa cải có thu vàng xa xa

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt hj ha:
    "Tháng bảy về, bằng lăng tím xa xa
    Dáng thon thon, hoa he hé nõn nà
    Nụ thơm hè, ấp e đường vệ nữ
    Mắt mơ màng, chàng lụy giấc chiêm bao".

    Trả lờiXóa
  8. "Khe khẽ thu về có bóng ai
    Đôi mắt xa xôi, dáng thẫn thờ
    Thiên nga giữa trời bay phiêu lãng
    Một áng mây chiều, ta... thiếu thơ" (NGLB)
    **

    Thiên nga về bên hồ sóng sánh
    Tắm thu vàng bóng nước long lanh
    Dạo khúc nhạc muôn cung trầm bổng
    Cả không gian ngưng đọng mênh mang (BM)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật hay, bài viết của anh cho biết từ lúc còn ngỡ ngàng... tới khi tìm hiểu cả về lịch sử, con người, văn hóa, nghệ thuật, những vĩ nhân và mỹ nhân của nước Mỹ...
      hihi. Nhìn ra để hiểu thêm về Thế giới và nhận ra mình đang ở đâu mà anh.

      "Dạo khúc nhạc muôn cung trầm bổng..."

      Xóa
    2. Cám ơn BM,
      thực ra khó nhất là đoạn tóm tắt lịch sử Mỹ,
      nhưng nếu không có đoạn đó
      thì kg nói tiếp mấy đoạn dưới được, híc...,
      may quá, LB cảm thấy tạm vượt qua,
      ngày mới tốt lành nghen.

      Xóa
  9. Cứ nghe đến Mỹ là thấy hoành tráng và to lớn, những bài hát của Mỹ khích lệ tinh thần nếu bạn nghe vào buổi sáng, k u sầu héo úa như nhạc VN, nhưng dù sao ta cũng về ta tắm ao ta :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn,
      Mỹ không có gì là hoành tráng và to lớn cả,
      Mình viết cho vui vậy thôi,
      nhưng cần phải có 1 cấu trúc mới viết được,
      Hân hạnh làm quen, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  10. Lời anh như sóng "dạt rào"
    Như chao như tặng giót vào hồn em
    Đêm đêm nặng lẽ bên thềm
    Ngắm trăng mờ khuyết lại thêm nhớ người!

    Tặng người am hiểu sâu rộng xã hội,L thăm A chúc A thành công với bài này.Đêm ngủ ngon A nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn NTL nghen,
      hình như L là cô giáo!,
      hy vọng sẽ gặp,
      ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  11. Đọc bài viết của anh thú vị,cuốn hút quá!
    Em cũng đang có ý định qua Mỹ chơi 1 lần cho biết nè.Hi...hi..Yêu hay ghét thì hổng cần biết :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Yêu hay ghét thì hổng cần biết"
      Câu này hay đó nghen,
      ta chỉ tìm hiểu tí cho vui thôi,
      ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  12. Thực tế bài này muội chưa đọc đang nghe nhạc huynh tặng, hhi ngày mới vui cười huynh nhé :D :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, huynh rất thích bài 'more than I can say', ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  13. Em cũng không nhớ em biết về nước Mỹ từ lúc nào. Nhưng chắc chắn cái từ đầu tiên có chữ "Mỹ" mà em biết thì đi kèm với một số từ khác: giặc Mỹ, thằng Mỹ, bọn Mỹ. Và những từ đó đi vào cả trong những bài giảng của thầy cô, trong những bài văn mà em từng viết...
    Một thời là như thế phải không anh?

    Bây giờ, khi nói chuyện với các con, em dùng từ "Nước Mỹ, Người Mỹ".
    Vậy có phải 7x chừ cũng...thích Mỹ không nhỉ? Hihi

    Trả lờiXóa
  14. Cám ơn LV,
    Kg bít 7x có thít Mỹ k!,
    nhưng nói như bạn Tam Anh
    'Em cũng đang có ý định qua Mỹ chơi 1 lần cho biết nè.
    Hi...hi.. Yêu hay ghét thì hổng cần biết:)'
    là ok.
    Thực ra, ta biết rất ít về nước Mỹ,
    mặc dù thông tin trên báo đài rất nhiều.
    Thôi, biết bao nhiêu nói bấy nhiêu vậy.
    Chiều ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa