Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

465. 'Thần' Linga và giao giới

Sáng nay tôi thấy kiến bầy
Kiến còn ham sống, sao tôi muốn... về
Nếu ai có hỏi: lạ kỳ?
Ngài sinh: không muốn!, ngài đì: không hay!


Về cái vụ ‘Linga’ này, mình biết cách đây hơn 10 năm, sáng hôm nọ, mình bỗng nhớ lại, vì trên ti-vi có một nhà nghiên cứu (về văn hóa Cham) đã nhắc đến nó… Và lưu ý rằng bài viết này là để cho các blogger ‘thư giãn’ thôi nghen.
Trước khi bắt đầu câu chuyện, mình xin nói một tí về vấn đề 'không-thể-biết', giả sử ‘quên’ hết sách vở, thiết nghĩ rằng: (có lẽ) kinh sách của các môn phái là các chuyện thần thoại dân gian cổ xưa được ghi chép lại, được chính con người ‘bác học hóa’ với ma quỷ, thần thánh, thiên đường, niết bàn = cái mà 'tôi không biết', mà đôi khi chưa khoa học và được chỉnh sửa cho phù hợp với thời @, thậm chí có môn phái đã bị diệt vong, sau đó, do sự phát triển của lịch sử, đặc biệt là do phe ‘mạnh’ có ưu thế, mà triết lý của nó được thâm nhập ít hay nhiều vào đời sống tinh thần và trở thành đức tin thiêng liêng của con người... 
Ông Trần Kiêm Đoàn, tiến sĩ triết bên California!, có viết: ‘Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 20 tôn giáo lớn có tín đồ từ 2 tỷ cho đến 1 triệu người và khoảng 350 giáo phái’ (entry 463, đường dẫn bên dưới)... Đó là các tôn giáo cơ bản mà có thể xếp hạng theo kiểu ‘Liên đoàn bóng đá FIFA’, chứ thật ra, có thể có đến… 35000 giáo phái với quy mô lớn nhỏ khác nhau trên thế giới mà được xây dựng trên nền tảng của các chuyện thần thoại.
*

Quay lại chuyện các điêu khắc về Linga/Yoni và tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: sinh sôi nảy nở).
Như đã nói, sự phát triển của các môn phái ‘dâng lên theo cơn lũ’ của sự phát triển của lịch sử, có nghĩa là ở thế kỷ này thì môn phái A mạnh, đến thế kỷ khác thì môn phái B mạnh, đến thế kỷ khác nữa thì môn phái C mạnh…, hay nói nôm na là nếu nước Mỹ (hay Anh, Pháp, Đức, Ý…) bị sụp đổ thì sẽ chắc chắn sẽ có một môn phái nào đó bị sụp đổ theo.
Ngày xưa, xưa lắm, ở nền văn minh Ấn-Hằng (kể cả nhiều nước ở Đông Nam Á) và ở các nền văn minh khác hàng ngàn năm trước Công Nguyên, người ta thờ... cơ quan sinh dục (còn được gọi là ‘sinh thực khí').
Các điêu khắc về Linga và Yoni nay vẫn còn lưu lại ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Đaklak, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, ngoài ra còn có các hình thức tương tự ở Bắc Ninh, Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái…: ví dụ như ở Cổ viện Chàm Đà Nẵng, các ‘thánh địa’ như Bằng An, Chánh Lộ, Linh Thái, Mẫm, Mỹ Sơn, Thủ Thiện, Trà Kiệu, và các tháp/đền như Pô Klông Garai, Pônagar, Pô Nư Kần, Pôrômê, Pô Sanư…
Mình đã tận mắt chứng kiến các biểu tượng tôn thờ dương vật ở các ngôi mộ ở Buôn Đôn (hay EaSup, Đaklak) và ở Lầu Ông Hoàng (nơi Hàn Mặc Tử đã từng bị nhốt)… Ngoài ra, hình ảnh ‘cái chày và cái cối’ chắc cũng… loanh quanh đâu đó (xem hình trên).
*
Có một tiến sĩ Hàn Quốc là Joo Kang Hyun cũng bỏ cả đời nghiên cứu về 'tín ngưỡng phồn thực' và cho rằng:
1. Các ngư dân (nam) ra biển thường bị bão và chết, họ cho rằng họ bị hại bởi 4 ma nữ chết trẻ đang tràn đầy sinh lực - đứng đầu là 'son-kak-si', nên họ cúng ‘của quý’ để cầu mưa thuận gió hòa;
2. Phụ nữ ở thành Seoul, cuối thời kỳ Cho Son, vì hiếm con trai (do trọng nam khinh nữ) nên hay lên chùa cầu phật Di Lặc, có linh nghiệm, nên họ thay tượng phật bằng tảng đá Di Lặc, rồi do quá trình phong hóa, tảng đá này dần dần có hình như cái sinh thực khí của nam;
3. Tại thôn Mu-do, thành phố Je-ceon, tỉnh Chung cheong, có một tảng đá to, có một cái lỗ ở chính giữa, nếu dùng gậy mà chọc vào cái lỗ đó thì gái làng sẽ bị bệnh cuồng dâm và loạn luân, nên dân làng thờ ‘hòn đá’ này;
4. Ở Won-beak, thành phố Jung-ub, tỉnh Jeol-la, có một vách đá, ở giữa có suối chảy ra trông guống như cơ quan sinh dục nữ (dân làng gọi đó là ‘tảng đá tè hè’), mà nếu làng đối diện trông thấy thì con gái trong làng sẽ bị chửa hoang, vì thế dân làng phải thờ một bộ phận sinh dục nam gần đó để khử ‘dâm phong’ (inas.gov.vn).

Giả thiết thì vẫn là giả thiết, nhưng giả thiết của tiến sĩ Joo Kang Hyun nghe có vẻ là tín ngưỡng của người cổ đại hơn, vì họ thờ cúng những vị ‘thần’ đem lại cái lợi hay cái hại cho họ, ví dụ như ngày xưa ở Tàu có tục cúng Hà Bà, rồi ném đồng nữ xuống sông cho Hà Bá 'hưởng thụ', hay ở Việt Nam có tục thờ cúng ‘Cá Ông’ vậy…
Dưới đây là trích dẫn từ một số nhà nghiên cứu:
a. Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực.
Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi… Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Ngoài ra nó còn được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may… Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc... cũng được khắc trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).

Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên…Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực: Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo, cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo, tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ, xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực… (vi.wikipedia.org).
b. Theo thần thoại về Shiva (Ấn Độ), thì vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật… Các tộc người ở lưu vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian… coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự sáng tạo… Sau này, con người đã biểu tượng hóa Linga và Yoni để thờ thần Shiva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Shiva… Nhưng Linga và Yoni ở Champa có những đặc điểm riêng và không có quốc gia nào mà Linga và Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa đạng và kích thước lớn như ở Champa. Loại Linga-Yoni ở Champa là sự biểu hiện mạnh mẽ nhất việc Champa hoá các yếu tố tôn giáo Ấn Độ (yume.vn.sonputra).
*

 
Ngày nay, lễ hội phồn thực thường được tổ chức ở Nhật Bản/Hàn Quốc
Cái gì mà tự thuở khai sinh của loài người đã tôn thờ thì không sai, có chăng là với cách nhìn bây giờ thì chúng ta… sai. Vì sao?
Thực ra, các bậc giáo chủ hoàn toàn không hề đả kích chuyện tình dục, mà chỉ ám chỉ thoáng qua dưới một dạng, tạm gọi là ‘ma nữ’ (hay sắc dục), việc sử dụng từ này thuộc các chuyện thần thoại cổ xưa (trong nam khinh nữ), chả lẽ chỉ có 'ma nữ' quyến rũ đàn ông thôi à, tại sao không có ‘ma nam’, các blogger không thấy là người ta đã dùng chữ ‘tán gái’ để chỉ sự... lợi hại của đàn ông đó à? Vì:
không có chuyện đó thì không có giáo chủ nào cả,
không có chuyện đó thì không có tôn giáo nào cả,
không có chuyện đó thì hiện nay không có hơn 6 tỉ người trên thế giới này,
và chắc chắn là không có ông Obama...
Chúng ta đã có các từ như đầu, mình, tay, chân, bộ óc, dương vật, âm hộ… trong từ điển, thế thì tại sao khi nói ‘mắt, mũi, miệng’ thì không có tội, còn nói ‘dương vật, âm hộ’ là có tội? (nhưng người Nhật/Hàn Quốc không nghĩ vậy, xem hình trên). Đó là lỗi của ai đó nghĩ bậy, của đầu óc ‘Khổng-Mạnh’, của việc xài từ không đúng lúc thôi, chứ cơ quan nào trong con người cũng đều bình đẳng và đều có một vai trò quan trọng nhất định, nếu ai đó quá thù ghét nó thì ‘cắt’ nó đi thử xem! Ngoài ra, ai mà nói 'tiếng Đan Mạch' thì bị ta xem thường, nhưng Chí Phèo nói cả ngày thì được… đưa vào văn học! Lưu ý rằng nói bậy thì phải đúng lúc, nếu ai đó nói không đúng lúc thì không bị.. sưng mỏ mới là chuyện lạ, hihi...
Cuối cùng, thật 100%, có một blogger nữ (ẩn danh) nói rằng 'trong cõi âm dương, giao giới là chỗ sôi động nhất’.
Vì thế LB mới khái quát hóa lên như sau: Cơ sở của Kinh Dịch là khái niệm âm dương và ngũ hành. Âm dương được mô tả nằm trong một cái vòng tròn thái cực, có 2 hạt nhân trong mỗi phần âm và phần dương, mặt tiếp xúc/giao diện giữa âm và dương được gọi là ‘giao giới’ có chức năng trung hòa sự chuyển hóa giữa âm và dương, 
và giao giới cũng là nơi sôi động nhất và là ‘nguồn cảm hứng’ của vũ trụ vạn vật.
------------------
Các nguồn tham khảo chính:
-Giao giới: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/02/6-giao-gioi.html
-http://suutap.vn/dien-dan/9-chuyen-mc-kin-thc-su-tp/585-linga-a-yoni-la-gi-.html
-http://yume.vn/sonputra/article/hinh-tuong-linga-va-yoni-trong-dieu-khac-champa.35CCC646.html
-Tín ngưỡng phồn thực: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tín_ngưỡng_Việt_Nam  
-Trần Kiêm Đoàn: http://yume.vn/thaydo09/article/trai-vo-than-tran-kiem-doan.35DFFE96.html  
Và các tài liệu khác có liên quan.

19 nhận xét:

  1. Cái gì mà tự thuở khai sinh của loài người đã tôn thờ thì không sai, có chăng là với cách nhìn bây giờ thì chúng ta… sai. Vì sao?
    Thực ra, các bậc giáo chủ cũng hoàn toàn không hề đả kích chuyện tình dục, mà chỉ ám chỉ thoáng qua dưới một dạng, tạm gọi là ‘ma nữ’ (hay sắc dục), việc sử dụng từ này thuộc các thần thoại cổ xưa (trong nam khinh nữ), chả lẽ chỉ có phụ nữ quyến rũ đàn ông thôi à, vì tại sao không có ‘ma nam’, các blogger không thấy là người ta đã dùng chữ ‘tán gái’ để chỉ sự lợi hại hơn của đàn ông đó à? Và thực ra, các bậc giáo chủ cũng hoàn toàn không hề đả kích chuyện tình dục, vì:
    +Không có chuyện đó thì không có giáo chủ nào cả,
    +Không có chuyện đó thì không có tôn giáo nào cả,
    +Không có chuyện đó thì hiện nay không có hơn 6 tỉ người trên thế giới này, …
    +Và chắc chắn là không có ông Obama.

    Trả lờiXóa
  2. Rất là thừa nhận. Vỗ tay, hì hì...

    Trả lờiXóa
  3. Rất là thừa nhận. Vỗ tay, hì hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn NT, viết xong mình dò đo dò lại rất nhiều lần, chắc về mặt tư liệu thì không thể nào đúng hết, nhưng mình chủ trương 'tư tưởng chứ không phải là tư liệu', vì tư liệu thì có thể thay thế cái này bằng cái khác, nhưng tư tưởng thì chỉ có một, hihi...
      Chúc tối vui nhé,

      Xóa
    2. Ai có nhiều... mùa thu
      Mùa thu buồn ở bên tây
      Mùa thu vàng - em ở đâu?
      Thu nào của chàng Lưu*
      Thu nào của chàng Đoàn*
      ...Tôi chỉ chờ một mùa thu
      Rung trong gió mỗi chiều.

      (*Lưu Trọng Lư và Đoàn Chuẩn - Từ Linh)

      Xóa
  4. Tình cờ đi lạc vào nhà,may sao bóc đươc tem vàng,chúc chủ nhà thật nhiều niềm vui!

    Trả lờiXóa
  5. Tình cờ đi lạc vào nhà may sao bóc dươc tem vàng, chúc chủ nhà có nhiều niềm vui trong cuôc sống!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, khi nào khá yên tâm về bài viết, LB sẽ sang thăm,
      cám ơn Thoại Vi nghen, chúc tối ngọt ngào.

      Xóa
  6. Tím sang thăm Nha Gom La Bang VN ne, Tối thật nhiều yêu thương và ấm áp nha !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Thúy Nga nghen, chuẩn bị cà phê rồi LB sẽ sang thăm nhà, hihi..., chúc ngủ ngon.

      Xóa
  7. Lưu comt Trần Ngọc Truyền:
    Luận điểm 5: Mọi thứ được gọi là sáng tạo thì không phụ vào cái mà ai đó đã đi trước, khát vọng của ta và tình yêu thiên nhiên sẽ kết hợp với chính ta trong sáng tạo.
    Hệ quả 5: Cần tránh theo đuôi và cần càng thực tế càng tốt bằng cách quan sát thế giới tự nhiên nhiều hơn, độc lập hơn và tỉnh táo hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Châu Thanh Thủy:
    Thôi em, nhấp chút rượu tình
    Đêm về nhưng chút bình minh bừng bừng
    Đau đời - má cũng hừng hừng
    Mặc nhân mặc thế, niu nâng giọt tình
    Ở đời mấy cái mười năm?
    Đào nguyên ta chọn, thiên đàng bỏ quên.

    Trả lờiXóa
  9. Lưu comt Cỏ Dại:
    "Yêu mà chẳng được bên nhau
    Để cho rơi lệ sầu đau tháng ngày
    Mơ ngày tay chặt trong tay
    Bên nhau ta mãi yêu say đắm tình" (CD)

    Nhìn ra ngọn cỏ lung linh
    Con sông cong ít, con kênh cong nhiều
    Con đường cong đảo liêu xiêu
    Con chim chào khách, con mèo ngủ bên...

    Trả lờiXóa
  10. Trời! Có nhiều cái còm thiệt xúc động.
    chúc chủ nhà có nhiều niềm vui trong cuôc sống!
    chúc chủ nhà thật nhiều niềm vui!
    Tối thật nhiều yêu thương và ấm áp nha !
    Tối nhiều mơ màng anh LB nhá!
    ...
    Kiểu nầy đêm nay anh LB không thể nào rụng lá nữa rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi trời ơi, sao mà hôm nay mới thấy cái comt này, cám ơn, sr nhìu nhìu nhìu nghen.

      Xóa
  11. Thêm 1 câu còm chúc nữa aTN nì:
    Chúc Lá Bàng tối ngủ ngon
    Dù lá rụng, kệ, đừng gom.
    Hì...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi trời ơi, sao mà hôm nay mới thấy cái comt này, cám ơn, sr nhìu nhìu nhìu nghen.

      Xóa