Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

496. Những câu chuyện về không gian n chiều

LTS: BÀI VIẾT ĐANG ĐƯỢC CHỈNH SỬA.
Cái phức tạp luôn hàm chứa những điều rất đơn giản,
nhưng cái đơn giản lại tiềm ẩn những điều vô cùng phức tạp,
người ta có thể sống bền vững với những điều phức tạp,
nhưng lại chết một cách vô nghĩa bởi những điều đơn giản.
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1.Những điều hết sức đơn giản
2.Lỗ hổng của trí tuệ
3.Kiến thức thời tiểu học
4.Kiến thức thời 'trung học đệ nhất cấp'
5.Tính thái âm của người Việt (!)
6.Tản mạn về 'tính thái âm'
7.Không gian 1 chiều và không gian n chiều (hết).
Hãy nhớ rằng có lúc bạn đã không dùng đến cái đầu của mình! (dịch thoát)
1. Những điều hết sức đơn giản
LB sẽ bắt đầu câu chuyện bằng những điều hết sức đơn giản (khoảng 10 điều, các bạn theo dõi tiếp trong entry này nghen). Chắc có blogger nói là ‘biết rồi, khổ quá, nói mãi’. Nhưng, trong các entry trước, LB có nói là ‘cái mà ta tưởng là ta đã biết nhưng suốt đời chưa chắc ta đã hiểu rõ về nó’, và ‘cái vĩ đại nằm trong cái tầm thường’.
Hồi học đại học (LB là dân ‘toán lý thuyết’), riêng cái lý thuyết tưởng chừng như đơn giản là ‘số thực’ đã làm cho 1/3 lớp của LB phải xin chuyển sang khoa khác, trong đó có 5 bạn vì cái đơn giản này mà bị ‘tẩu hỏa nhập ma’, LB cũng không ngoại lệ.
Chắc các bạn cũng biết là Hoa hậu Đặng Thu Thảo sinh ra trong một gia đình bình thường, ‘nhân tài’ âm nhạc Vũ Cát Tường (là một Diva = ca sĩ nổi tiếng bất ngờ) - trong cuộc thi ‘Giọng hát Việt’ mới đây - cũng vậy, và Hoài Linh, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng (đều là dân gốc Quảng Nam) cũng không khác gì mấy. Trước năm 1975, có ông Nguyễn Tấn Đời là Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, nhưng lại có xuất thân là một cậu bé bụi đời/đánh giày...
Nói chung, đa số những nhân tài thường xuất thân từ những gia đình bình thường/nghèo, ngược lại, những đứa con được sinh ra trong những gia đình giàu có/làm lớn thì ‘thường’ bị hư hỏng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
2. Lỗ hổng về trí tuệ
Trong thời gian đi nhậu, LB có biết thêm một từ mới là ‘lủng’ (về trí tuệ, hihi…), rồi khi đi làm, LB có được nhắc đi nhắc lại một từ tiếng Anh là ‘gap’ (= lỗ hổng), mà các từ này có thể được hình dung như là trên mái nhà tôn ai đó, có các tấm tôn bị ‘lủng’ tùm lum chỗ, mà nếu vá ở chỗ này thì, khi mưa đến, nó lại bị lủng ở chỗ khác, nên nhà của người đó cứ bị ‘dột’ dài dài.
Phải thừa nhận là có nhiều blogger hiểu biết rất tốt. LB thiết nghĩ là nền tảng chính của sự hiểu biết đó được hình thành từ khi ta học tiểu học, rồi được bổ sung cơ bản vào thời học trung học, rồi được nâng cao vào thời học đại học/sau đại học, đặc biệt là từ trường 'đại học bôn ba'. Nói như vây có nghĩa là, nếu như thời tiểu học/trung học mà học không cơ bản thì dù ai đó có nhiều cái bằng đại học hay nhiều cái bằng tiến sĩ thì lượng kiến thức của người đó vẫn bị ‘lủng’, và tình hình càng nghiêm trọng hơn nếu người đó mà học đại học tại chức/đại học mở, hay làm luận văn thạc sĩ/tiến sĩ bằng cách ‘đạo văn’ thì sự lủng kiến thức đó là không thể nào cứu vãn được.
Ngoài ra, đối với những người được học hành bài bản, sự ‘lủng’ về trí tuệ còn do thiếu thực tế, do ‘định kiến’, do quá lo làm giàu/làm lớn, và đặc biệt là do thái độ chủ quan của việc ‘tưởng’ ta đây là hiểu biết.

… LB kể sơ qua 2 đoạn dưới đây, một là để những người lớn nhớ lại các kỷ niệm xưa, hai là để thế hệ trẻ biết sơ qua là thế hệ cha ông của chúng đã học những cái gì. Những kiến thức có từ thời thơ ấu/thiếu nhi này đã giúp LB có rất nhiều rung cảm trong khi viết bài. Vâng, nó đơn giản lắm, bởi vì nó là kiến thức cơ bản mà. Nhưng LB có gặp một số kỹ sư/bác sĩ (rồi lên thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí là họ giàu có hay làm lớn) mà nghe những lượng kiến thức đơn giản đó như là cái gì từ trên sao Hỏa ấy, vì họ học ‘đối phó’ (tức là học để lấy điểm/thi đậu trước mắt) và không học nhưng vẫn thi đậu (do nhà trường chạy theo thành tích, học sinh chạy điểm hay sao chép tài liệu)…

3. Kiến thức thời tiểu học
Thời tiểu học, hình như qua cuốn ‘Quốc văn giáo khoa thư’ (tương tự như bộ sách ‘Tiếng Việt’ ngày nay) mà LB được biết ít nhiều về:
-bà Marie Curie là người đã phát hiện ra tính phóng xạ của quặng Uranium (rồi phát hiện ra nguyên tố phóng xạ là Polonium mà có tên là ‘Po’ trong Bảng phân loại tuần hoàn).
-ông Benjamin Frankin là người phát minh ra cột thu lôi.
-ông Thomas Edison là người phát minh ra ‘sợi dây tóc’ của bóng đèn điện (nhưng sau này, người ta cho rằng đó là của Joseph Swan, người Anh, mà ông Edison chỉ là người cải tiến nó).
-câu chuyện về ‘cứu vật, vật trả ân, cứu nhân, nhân trả oán’.
-câu chuyện về ‘khi gặp nguy hiểm mới biết ai là tài giỏi’.
-nhiều câu chuyện được phóng tác từ các tác phẩm ‘Nhị thập tứ hiếu’, 'Lĩnh Nam chích quái' hay ‘Cổ học tinh hoa’…
-nhiều đoạn thơ tam vần tứ tuyệt như:
…Nào chuyện ở đồng quê
Câu cá đồng thích ghê
Chăn trâu kêu nghé ngọ
Chăn bò thì bê bê
Nào chuyện ở cao nguyên
Gió lướt đồi thông nghiêng
Chuyện trùng dương xa thẳm
Sóng bạc đầu liên miên…
Ngoài ra, LB còn có ký ức trong các sách ‘Lịch sử lớp 5’ và ‘Thi nhân Việt Nam’ như:
-Năm 1784, Nguyễn Huệ đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm và Kênh Xoài Mít. Năm 1788, nhà Thanh cử 20 vạn quân sang xâm chiếm nước ta, được tin báo cấp, Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế và lo sửa soạn phản công. Đêm mồng ba và mồng năm Tết (Kỷ Dậu, 1789), quân ta vây đánh đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi, quân Tàu đại bại, các tướng đều tử trận, Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Rạng sáng ngày mồng bảy Tết, quân ta tấn công thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị phải vất cả ấn tín để chạy trốn, quân Thanh chen nhau qua cầu phao, chết vô số...’.
-Anh ơi nông vụ chí kỳ
Nếu em không chổng lấy gì anh xơi (Thi nhân Việt Nam), hay
-Tóc xanh viền má hây hây đỏ.
Miệng nàng bé thắm như san hô.
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ.
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ (tả về Mỵ Nương, truyện Sơn Tinh-Thủy Tình, Nguyễn Nhược Pháp)
v.. v…

4. Kiến thức thời 'trung học đệ nhất cấp'
Rồi thời trung học đệ nhất cấp (đệ thất, đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ, tức là lớp 6,7, 8 và 9 ngày nay), LB được học từ sách ‘Kim văn’, ‘Cổ văn’ và ‘English For Today’, kể sơ như sau:
-chuyện Tú Uyên và Giáng Kiều qua tác phẩm ‘Bích câu kỳ ngộ’.
-chuyện Phạm Thái và Trương Quỳnh Như trong cuốn ‘Thi nhân Việt Nam’.
-chuyện về tổng thống Mỹ là Jefferson.
-chuyện người Eskimo ở Bắc cực.
-các câu chuyện về các kỳ quan trên thế giới như đền Taj Mahal ở Ấn Độ, Vạn lý trường thành bên Tàu, đền Angkor Wat và Angkor Thom bên Campuchia…
-các tác phẩm của nhóm ‘Tự lực văn đoàn’ như Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ…, và của các nhà văn khác như Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Charles Dickens, Alexandre Dumas…, trong đó LB nhớ nhất là đoạn văn sau đây: 
‘Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dư vẩn vơ. Có chiếc như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại (Khái Hưng).
-rồi thơ như:
'Xét soi trước mặt đôi vừng ngọc. Vùng vẫy trên tay một lá cờ' (Lê Thánh Tôn), 'Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp. Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao' (Nguyễn Bỉnh Khiêm), 'Chí làm trai nam, bắc, đông. tây. Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể' (Nguyễn Công Trứ), 'Xanh um cổ thụ tròn xoe tán. Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ' (Bà Huyện Thanh Quan), hay 'Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm. Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm' (Hồ Xuân Hương)…
Ngoài ra, thời này LB còn có tiếp xúc mạnh hơn với Kim Dung, Thủy hử và 'Tôn Ngộ Không' mà một số câu LB đã thuộc lòng:
-Đốt cháy tàn xác của ta, ngọn lửa thánh bốc cháy hồng hồng. Sống đã chi làm sướng, chết đã lấy chi làm khổ. Vì thiện trừ ác, chỉ vì quang minh mà nên. Hí, lạc, bỉ, sầu đều trở về cát bụi. Tội nghiệp thay người đời hoạn nạn quá nhiều.
-Lai như lưu thủy hề, thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!
(Đến như nước chảy, đi như gió. Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!)
-Thế là mưa xuân tơi tả, vũ trụ quay cuồng ('Thủy hử', tả cuộc làm tình giữa Kim Liên và Tây Môn Khánh), hay
-Tam Tạng làm oai đuổi Ngộ Không
Bị yêu hóa cọp phải cầm lồng
Sa Tăng, Bát Giới đều vô kế
Mới biết đêm nay cậy có rồng (là con ngựa của Tam Tạng, tên Bạch Long Mã)
v.. v...

Lưu ý rằng dưới đây chỉ là cảm nghĩ cá nhân, vì LB lâu lâu mới ngồi với máy vi tính có 10-15 phút, và vì bài viết không phải là các khảo luận nên không thể viết dài, vì thế, các tư liệu có liên quan bên dưới hay các phần khác trong entry/blog này, các bạn có thể tham khảo thêm trong Google.

“Non xanh nước biếc là đại phú quý
Trăng thanh gió mát nào khác công danh”
(Khuyết danh)
5. Tính thái âm của người Việt (! )
(Mục này, LB/các blogger cần nghiên cứu thêm).
LB có đọc cuốn ‘Cơ sở văn hóa Việt Nam’ của TS Trần Ngọc Thêm hay ‘Bài thuyết trình 2005’ của Đặng Lê Nguyên Vũ, ý nói là 'người Việt có tính thái âm', mà một trong những 'tính' đó là ta ‘rất đoàn kết khi cùng đường, nhưng rất chia rẽ sau khi thành công’, rồi LB có đọc được một câu nói về người nước ngoài nhìn ta như sau: ‘cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng’ (theo www.facebook.com). Lúc đầu, LB thấy ngờ ngợ, nhưng sau đó LB mới thấy là… đúng.
LB có viết như sau: ...Khi quan sát các trận đấu cầu lông giữa Nguyễn Tiến Minh với Lin Dan, Lee Chong Wei, Rumbaka (mới đây, Tiến Minh thắng 20-16, rồi thua 20-22!), rồi các trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam với Thái Lan, Malaysia, Myamar, Singapore (10/12/2013, VN thua 0-1), rõ nhất là trong trận Việt Nam - Malaysia (ngày hôm qua, 17/12/2013), khi đến 20 phút cuối quyết định thì ta để Malaysia thắng 2 quả liên tiếp (rồi ta có gỡ 1 quả danh dự), VN bị loại, thế là hết Sea Games!, và bình luận viên VTV2 có nói một câu rất có ý nghĩa là ‘phải chờ các thế hệ sau’, ôi! ‘mal, au fond du coeur’ (đau, từ đáy trái tim)… Từ đó, dưới một giác độ nào đó, LB thường thấy rằng, ta:
-vừa thắng đã kiêu, vừa bại đã nản,
-đấu giao hữu thì rất khí thế, nhưng khi đấu thật thì, trước sau, người xem cũng bị... nản lòng!
-thắng như chẻ tre với các đối thủ yếu (Lào, Campuchia, Brunei), nhưng lại thua các đối thủ ngang tầm, và
-có tâm lý thi đấu thiếu tập trung/không ổn định,
nói chung là ta thường không có ‘một quả tim nóng và một cái đầu lạnh’, đây tạm gọi là tính thái âm (entry 495).
…Và do đâu mà khi LB gặp 100 người thì hết trên 90 người đều bắt đầu câu chuyện bằng chữ ‘tôi’ với nội dung không thoát khỏi 2 chữ ‘tài giỏi’!, trong khi, chẳng hạn, người ta sáng tạo/sản xuất ra xe Honda, còn ta thì có vô số tiệm ‘sửa xe Honda’! Xa hơn, có phải thơ Hàn Mặc Tử hay đến nỗi mà ‘Rimbaud và Hoelderlin đứng dậy chắp tay, đứng về phía trái; Keats và Leopardi đứng dậy chắp tay, đứng về phía mặt; Hàn Mặc Tử bay xà xuống đậu ngay chính giữa; ngay lúc ấy, lập tức hai Thi Sĩ bên trái và hai Thi Sĩ bên mặt quì xuống lạy ba triệu lạy…’ (Phạm Công Thiện, entry 257). Xa hơn nữa, có phải văn của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát ‘hay’ đến nỗi mà văn thời tiền Hán là không có giá trị, hay thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương ‘hay’ đến nỗi mà thơ thời thịnh Đường là bỏ qua! (‘Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường - Tự Đức)...
Thế thì ta hãy thử hỏi các người nước ngoài là họ có biết Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương hay Hàn Mặc Tử không? Hay họ chỉ biết Shakepeare, Tagore, Khalil Gibran, Dostoievski hay Hemingway...?

6. Tản mạn về ‘tính thái âm’
-Người nước ngoài thích nhất người Việt ở chỗ là có tính 'cộng đồng', đặc biệt là tính hiếu khách, cởi mở, dễ kết bạn và dễ trút bầu tâm sự…, tuy nhiên, trong các hợp đồng của tư vấn VN với ngước ngoài, người ta luôn có 1 điều khoản về ‘honest’ (= trung thực), điều đó có không có nghĩa là họ không tin ta, mà có nghĩa là ta hay không nhận lỗi, đổ trách nhiệm cho người khác, nói tốt đàng trước, nói xấu sau lưng, đặc biệt là thường ít trung thực về vấn đề tiền bạc…
-Sáng nay, đọc báo Tuổi trẻ và Thanh niên, LB thấy đội tuyển bóng đã nữ thắng Malaysia 4-0, và trong nhiều kỳ Sea Games, đội tuyển nữ của chúng ta đã có những vị trí cao trong bóng đá khu vực (vào chung kết với Thái Lan, 8g tối, ngày 20/12/2013). Ngoài ra, đội tuyển bóng chuyền nữ đã cống hiến cho người xem nhiều màn hấp dẫn ‘thót tim’ trong các giải đấu quốc tế khác. Cũng khó mà phân tích, nhưng hình như phụ nữ VN có ‘cái đầu lạnh’ hơn nam giới!
-Nam giới của ta, nôm na, thường nhậu hết hàng chục thùng bia, hàng chục lít rượu, và ngồi hết hàng chục tiếng đồng hồ, để nói tự do, mà VN có một câu là ‘ăn như tu, ở như tù, nói chuyện như lãnh tụ’, quả là không oan, hihi... Nếu trước khi nói ra, 'phải uốn lưỡi bảy lần’, thì ta cũng sẽ tiến đến chỗ như mấy ông Tây là chỉ uống trung bình có 1 lon bia hay 1 chai bia/người à!
-Cũng xin nói thêm, do nói ‘sướng miệng’ mà các bợm nhậu thường không đi sâu vào nội dung của các câu chuyện mà họ đã nói, ví dụ như có một anh chàng ngần ngợ giữa nước Việt của Câu Tiễn/Tây Thi và nước Việt Nam. Nếu anh ta là một người có đầu óc ‘nghiên cứu’, chắc anh ta sẽ nhanh chóng biết rằng: ‘Nước Việt cổ bên Tàu thuộc Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu, tồn tại từ thế kỷ thứ 5-3 TCN. Nó nằm ở phía Nam sông Dương Tử, dọc theo bờ biển Chiết Giang, kinh đô ở tỉnh Chiết Giang ngày nay, gồm: Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô’ (entry 275).
-Ở trên, LB có viết: ‘người ta sáng tạo/sản xuất ra xe Honda, còn ta thì có vô số tiệm ‘sửa xe Honda’, ngoài ra còn muốn bổ sung là ‘người ta sáng tạo/sản xuất ra thuốc tây, còn ta thì có vô số tiệm ‘bán thuốc tây’, ‘chưa nói đến vụ mít Thái, ổi Thái, xoài Thái, chôm chôm Thái’, với ý nói rằng ta thường có đầu óc giỏi về cái tiểu tiết (do ảnh hưởng của một nền sản xuất manh mún) hơn là có đầu óc ‘tổng quát (hay sản xuất đại trà), và rất sính ‘của ngoại’…

Và mục 'thái âm' đến đây sẽ chuyển sang mục khác với câu mà LB trả lời cho bạn Có khi nào: 'Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, tại sao ta cứ mãi ru ngủ ta, híc.. híc...'.
7. Không gian 1 chiều và không gian n chiều
Chắc đến đây, có bạn thắc mắc rằng LB viết bài ‘không gian n chiều’ là có ý gì?
Trước hết, LB đã gặp rất nhiều người xưng ‘tôi là số một’, chán lắm rồi. Nếu viết văn/làm thơ ‘hay’ như các blogger đây thì ở VN có đến… 10.000 người, nếu một số bài văn/thơ của những ai đó được đăng lên báo/tạp chí thì ở VN có đến… 10.000 người, nếu được gọi là nhà văn/nhà thơ thì ở VN cũng có đến… 10.000 người, thế thì ai đó dựa trên cơ sở nào để xưng ‘tôi là số một’?
Quay lại chuyện ở quán cà phê, lưu ý chỉ là ‘chuyện ở quán cà phê’ thôi nghen. LB sẽ đề cập đến 2 chuyện mà LB hy vọng rằng mình sẽ bình một cách công tâm.
-Đó là vụ nhà văn Hương viết cuốn ‘Thiên đường mù’ gì gì đó, LB chưa đọc tác phẩm này, nhưng có đọc nhiều phát biểu của chị trên mạng (các bạn có thể search trên Google). Với cách nhìn của thế hệ ‘giao mùa’ (qua 2 chế độ), LB cảm thấy là chị phát biểu ‘too heavy’ (quá nặng lời), LB cho rằng đa số người dân thường ăn nói lịch sự/mềm mại hơn, 'thiền' hơn, thiên về tình yêu (cái mỹ) hơn, và thiểu số có thể nhìn sự việc đa chiều hơn. LB cũng là người đã từng trải qua quá nhiều ‘ups and downs’ (thăng trầm) nên có bi quan như muốn chết chẳng hạn, nhưng không bi quan cực đoan như kiểu chị Hương. LB có thể kể 2 chuyện có thật như sau (mà LB đã kể trong blog này, chứ không phải nhắc đến chị Hương thì LB mới kể).
Sau ngày 10/3/1975, LB có chạy xe Honda Dame từ Ban Mê về Đà Nẵng, thấy nhiều xác lính chết phình trương hôi thối trên đường đi…, rồi ngày 30/4/1975 (mô tả một ít về ‘cuộc chiến 1975’, LB có entry 175, đường dẫn bên dưới), nghe thông báo là cuộc chiến chấm dứt, chàng trai trẻ LB đã ràn rụa đầy nước mắt…  Hồi ở TNXP, qua mấy cuộc biểu diễn văn nghệ, LB có quen một cô gái tên là Hồng Nhạn, và sau này, mỗi lần thấy chim hồng nhạn là LB lại nhớ đến cô ấy, mấy mươi năm sau, LB có dịp quay lai ‘chiến trường’ xưa, Hồng Nhạn đã gọi một số nữ TNXP quen biết đến và chiêu đãi LB món ‘kỳ đà bảy món’ ngon… nhất thế gian, hihi...
-Lại chuyện của anh Vũ, tiến sĩ luật gì đấy. Thưa anh, tiến sĩ bây giờ có cả rừng, nên chúng tôi không quan tâm đến những ai có cái bằng tiến sĩ. Trong cuộc sống, có 2 thế giới: thế giới nổi và thế giới ngầm. Trong thế giới nổi (báo chí, truyền hình/truyền thanh), chúng tôi không có đủ trình độ để đánh giá việc làm của anh là đúng hay sai, vì chúng tôi không có thì giờ: chúng tôi phải lo làm ăn kiếm sống và chăm sóc con cái… Nhưng trong thế giới ngầm, đại khái là ở quán cà phê hay ở bàn nhậu với những người vô danh tiểu tốt như chúng tôi, mà thường được gọi là ‘lão bá tánh’ hay ‘hai lúa’, thì hình như anh chả đem lại lợi ích gì thiết thực cho chúng tôi cả, ngoài ra, nghe nói anh đi kiện/phát biểu lung tung, chúng tôi chỉ biết nhận định ngắn là anh không biết ‘ta là ai’, thế thôi.
Đại khái là, LB cũng là TNXP, nhưng LB có nói xấu TNXP đâu, mà LB thường nhớ lại những mối tình đẹp thời đó. LB cũng sống ở VN, nhưng LB đâu có nói xấu bên California, mà LB còn có ít nhất là 3 mối tình nhớ nhung bên ấy. Bây giờ, Việt Nam thì ở đâu cũng là Việt Nam, nên thiết nghĩ rằng việc phát biểu trước đài VOA, BBC phải nên cẩn thận, vì lúc đó không phải ta muốn chém gió gì thì chém gió, mà là ta đang đại diện cho ‘cộng đồng Việt’ cả trong lẫn ngoài nước. Ngoài ra, tham khảo giải Nobel 2012, LB biết tác giả của cuốn ‘Phong nhũ phì đồn’ (hay Báu vật của đời) lấy bút hiệu là Mạc Ngôn, có nghĩa là ‘không nói’…
Tóm lại, ‘không gian 1 chiều’ (tham khảo thêm entry 190, đường dẫn bên dưới) có được thể hiểu là lối nhìn sự việc một cách phiến diện, có tính cách cá nhân, chủ quan, cực đoan… mà không xét đến/tổng hợp được các mặt khác, chẳng hạn như người ta không thể kết luận rằng Câu Tiễn thắng Ngô Phù Sai (truyện 'Đông Chu liệt quốc') là chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất là ‘mỹ nhân kế’, nói như thế có nghĩa là người ta đã quên đi ý chí/lòng kiên trì vô cùng của Câu Tiễn (mà thành ngữ ‘nằm gai ném mật’ dùng để nói về ông), những âm mưu quỷ kế chính trị từ lớn đến nhỏ, những hoạch định kinh tế đại tài, những phi vụ đút lót tiền bạc cực lớn, tài năng của 2 quân sư Văn Chủng và Phạm Lãi, vai trò ‘tiêu cực’ từ nước Tấn (tranh bá), của tướng Ngũ Viên (ngăn cản) hay đại thần Bá Hi (tham nhũng)… Còn ‘không gian n chiều’ (hay không gian vô hạn chiều) là lối nhìn sự việc một cách đa chiều, ví dụ như ông Bao Công (phim 'Bao Thanh Thiên'), khi xử án, bao giờ cũng đi điều tra mọi nguồn căn/ngóc ngách, không bỏ sót yếu tố nào cho đến khi mà trong đầu của ông không còn câu hỏi ‘tại sao?’ và bao giờ cũng xử đúng, vì thế mà ông được người dân gọi là 'Thanh Thiên'...
“Vâng, đời anh chắc chắn đang không đẹp vì thiếu em, vâng, ngày đêm anh luôn nghĩ về em, nhớ về em, mặc kệ cái sống, mặc kệ cái chết, mặc kệ chiến tranh, anh chỉ biết là khi nào anh có thể gặp lại em để ‘sóng’ có thể hòa nhịp ái ân…”
(Entry 175, NGLB)
Và đến đây là hết chuyện ‘không gian n chiều.
--------------
Các entry có liên quan:

23 nhận xét:

  1. Chắc các bạn cũng biết là Hoa hậu Đặng Thu Thảo sinh trong một gia đình bình thường, ‘nhân tài’ âm nhạc Vũ Cát Tường (là một Diva = ca sĩ nổi tiếng bất ngờ) - trong cuộc thi ‘Giọng hát Việt’ mới đây - cũng vậy, và Hoài Linh, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng (đều là dân gốc Quảng Nam) cũng không khác gì mấy. Trước năm 1975, có ông Trương Tấn Đời là Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, nhưng lại có xuất thân là một cậu bé bụi đời/đánh giày...

    Trả lờiXóa
  2. QUA THĂM LB ... CHÚC BẠN NHIỀU NIỀM VUI NHÉ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn tem vàng của bạn MRC, nhớ xem trận VN - Malaysia lúc 4.30 chiều nay nhé, hihi...

      Xóa
    2. Mùa thu, ôi... đã qua
      Chiếc lá vàng phôi pha
      Buồn... rụng nơi đầu ngõ
      Bóng ai chẳng đến nhà
      Mùa thu ta đã mơ
      Bóng dáng nàng nên thơ
      Ảo trên nền mây trắng
      Hương đêm đến... hững hờ.

      Xóa
  3. Em dạo này bận quá anh ơi, nên ít sang nhà anh, anh thứ lỗi nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu lâu LB ngồi viết khoảng 10', thế mà viết cũng được khá... nhiều, bạn mở kênh VTV2 xem trận bóng đá VN-Malaysia nhé, chúc chiều vui.

      Xóa
  4. MT sang thăm anh LB , thứ 4 vui vẻ , nhiều sức khỏe anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tím đó à, ngoan quá, nhớ về VN chơi nghen, chúc chiều ngọt ngào.

      Xóa
  5. NT thích anh câu nầy:
    Cái phức tạp luôn hàm chứa những điều rất đơn giản,
    nhưng cái đơn giản lại tiềm ẩn những điều vô cùng phức tạp,
    người ta có thể sống bền vững với những điều phức tạp,
    nhưng lại chết một cách vô nghĩa bởi những điều đơn giản.

    Đơn giản có khi là cái bẫy của mọi bước chân.
    Sáng nay trời lạnh, qua thăm anh. Đọc bài thấy ấm hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB bận việc cả ngày, lâu lâu mới ngồi vào máy.
      'Đơn giản có khi là cái bẫy của mọi bước chân': hay quá!
      Cám ơn bạn NT, chiều vui nhé.

      Xóa
  6. hic, nếu em dc biên tập sách giáo khoa, em sẽ ghi chú dẫn: tham khảo thêm: nhagomlabang...
    vì giờ người ta lược bớt thông tin để có đủ chỗ đưa thêm nhiều thông tin cơ sở thời sự. Tới lúc nào đó cần các Tư liệu cho luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ thì họ ngại chạy ngược về xa tìm ra bản gốc. Họ xài bản hiện đại nhẹ nhàng, gọn gàng và nhiều khi ko biết nó cũng đã Tam sao... dù có thể chưa thất bản. Chẳng biết nên đổ lỗi cho ai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB có đọc sơ sơ vài tài liệu ngày nay phê bình 'văn học miền Nam' thấy họ nói chủ quan quá à, hihi...
      Còn cái vụ 'tam sao thất bổn' thì các nhà nghiên cứu phải cần 'một cái đầu lạnh', BM à.
      Cám ơn BM nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
    2. Anh viết vần thơ gọi bóng em
      Ngày qua tháng lại, đá rũ mềm
      Gió mong, im ắng nơi đầu ngõ
      Mây chờ, lơ lửng chốn không tên
      Anh mắt mù sương gọi tiếng ai
      Chiều đi chiều đến nắng u hoài
      Khói buồn mê mãi, hương còn thoảng
      Mắt sầu đau đớn, dáng… chưa phai"

      Xóa
  7. Anh Lá Bàng ui, đọc mà...nheo hết cả mắt, nhỏ hết chai Vi-rô-to của em roài nè. Chữ nhỏ xíu hà, hic hic hic

    Em hồi đó học toán cũng không khá, và tệ nhất hình như là môn hình học không gian, vậy mà giờ qua nhìn cái tựa không gian ...n chiều là em mún xỉu roài. hì hì

    Trong một số vấn đề anh nêu ra trong bài viết này, có một vấn đền đang rất thời sự vì là mùa Seagames , em thích cái đoạn :
    " vừa thắng đã kiêu, vừa bại đã nản,
    -đấu giao hữu thì rất khí thế, nhưng khi đấu thật thì, trước sau, người xem cũng bị... nản lòng!
    -thắng như chẻ tre với các đối thủ yếu (Lào, Campuchia, Brunei), nhưng lại thua các đối thủ ngang tầm, và
    -có tâm lý thi đấu thiếu tập trung/không ổn định,
    nói chung là ta thường không có ‘một quả tim nóng và một cái đầu lạnh’,"

    Thui, thăm anh chút em dìa.
    bình an, vui vẻ thật nhiều anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng', tại sao ta cứ mãi ru ngủ ta, híc.. híc...
      Cám ơn CKN nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  8. Lưu:
    Mấy ngàn năm văn hiến?
    Có tư liệu nói là người Tàu nhận lịch sử của họ là bắt đầu từ nhà Thương (1600-1122 TCN, wikipedia) chứ không tính luôn từ thời Trung Hoa thượng cổ trước đó (mà Nguyễn Hiến Lê nói là còn nằm trong ‘huyền thoại’). Cũng không nghe nói nước Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đúng hơn là ‘Hợp chúng quốc’) giành lịch sử của họ từ thời thời tiền sử của người bản địa Mỹ vào năm 8000TCN (‘những người da đỏ ở khu vực này là miền Trung Mexico đã tiên phong trong việc trồng ngô, bí và đậu có thể ngay từ đầu năm 8000 TCN’, theo vietnamese.vietnam.usembassy.gov), hay từ thời ông Cristoforo Columbo đặt chân lên châu Mỹ năm 1498, mà từ lúc có Tuyên ngôn độc lập vào năm 1776, tính theo Excel thì đến nay họ lập quốc được 237 năm, có sao đâu! Vì thế, mặc dầu có nhiều tư liệu cho rằng nền văn minh Văn Lang là văn minh hơn nền văn minh Trung Hoa cổ đại (nền văn minh sông Hoàng Hà), nhưng LB quan niệm (cá nhân) rằng Sử Việt 'chính thức' có từ thời Ngô Quyền - khi quân Nam Hán bị đánh tan vào năm 938.
    Sự văn minh của một dân tộc, không quan trọng lắm là họ đã trãi qua mấy ngàn năm văn hiến, mà quan trọng là hiện nay họ tiến bộ đến đâu, về ý thức xã hội, nền khoa học kỹ thuật, nền giáo dục/đạo đức, nền thể thao/âm nhạc/văn học… Cụ thể hơn, cái ý thức xã hội mà xem ‘tiền là tiên là phật’, xem đại gia/ông lớn như 'thánh', xem học vị là 'mốt', hay có báo động ‘đỏ’ về đạo đức… thì không thể nào gọi là tiến bộ được. Ví dụ xa hơn về khoảng cách địa lý, nền văn minh Hy Lạp có thể có từ năm 3000TCN (thời có thành Troia), tức là họ có 5000 năm văn hiến, hay đế quốc Hung Nô (Mông Cổ) thống trị phía bắc Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3TCN, rồi hầu như thống trị thế giới vào thế kỷ 13-14, nhưng không phải vì thế mà hiện nay tiếng nói của họ có ‘trọng lượng’ trên trường quốc tế...

    Trả lờiXóa
  9. Ui, đọc "Lỗ hổng về trí tuệ" của aLB cs thấy mình bị lủng nhiều lắm, để mai mốt kể 1 chuyện tiếu tiếu cho cả xóm cùng biết cho vui. Tối vui huynh hỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, trả lời rồi mà đâu mất rùi, tối 8g nhớ xem trận chung kết bóng đá nữ VN-Thái Lan nhé, chúc tối vui.

      Xóa
  10. Lưu comt Châu Thanh Thủy:
    Để rồi một bình minh
    Mắt nàng sao sáng quá
    Ta bước trong chói lòa
    Ô hay! tình hư ảo.

    Trả lờiXóa
  11. Em chúc anh Lá Bàng đón Giang Sinh an lành nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn hóc nghen, chúc hóc một mùa Giáng sinh vui, an bình.

      Xóa
  12. Trả lời
    1. À, có 1 ông bác sĩ đến nhà chơi, ổng nói ổng thích bài không gian 1 chiều, thời gian trôi qua, LB mới có cơ hội để viết bài này, hihi...
      Cám ơn CTT nghen, chúc CN ngọt ngào.

      Xóa