Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

693. Cái gì là triết? (Phần 1)

 
Tần Thủy Hoàng đang sáng tạo ra 'tưởng tư'

Lâu ngày thăm lại cố nhân
Ô hay, nắng đã vàng sân hồi nào!
Hương xoài, ngủ giấc hư hao
Bằng lăng tím, ảo, khi nào gọi tên.

À, tôi không nói ‘triết là cái gì’ đâu nhé, mà các bạn có thể dễ dàng hỏi cụ ‘Gúc’ (= Google) hay hỏi các cao nhân trong Blog Tiếng Việt, Blogspot hay trên Facebook… ấy, chứ tôi… hoàn toàn không biết triết là cái gì cả, nhớ đừng có hỏi tôi nghen, hehe…
Tôi chỉ biết chút chút về ‘cái gì là triết’ thôi, nghĩa là gì?, nghĩa là ‘cái gì không phải là triết’ thì tôi có… biết, hihi…

*
Sau năm 1975, không hiểu vì cơ duyên nào mà tôi lại sống chung với một cán bộ… lớn - cậu của tôi, rồi cũng không hiểu vì sao mà ổng lại truyền cho tôi mà không truyền cho các cháu khác, về: Triết học cao cấp (cười), trong đó có cái được gọi là ‘Mao-ít’ (= Maoism). Ông còn giỏi về tiếng Anh và tiếng Pháp: tiếng Anh của ổng thì tôi không thể kiểm tra được (vì tôi bận đi làm ở Hà Nội), chứ tiếng Pháp của ổng thì tôi biết, đó là vì sau khi về hưu, ông dịch các tài liệu về lĩnh vực giao thông/địa chất từ tiếng Pháp sang tiếng Việt để có thêm thu nhập (ngoài lương hưu).
Khoảng năm 2001, tình cờ đi ngang qua Bệnh viện Việt-Xô (Hà Nội), tôi thấy cậu tôi ở đó, và đó là số phận: ông đã vô tình ra đứng trước cổng bệnh viện để… chờ tôi trước khi trở về thế giới bên kia - do bị ung thư. Khoảng 1-2 tháng sau, nghe báo tin ông chết, trong khi tôi đang chuẩn bị bay chuyến bay Hà Nội - Sài Gòn, mà do gần Tết hay sao ấy, nên tôi không thể đổi vé máy bay được: Và thế là trên bầu trời với đầy những đám mây trắng trôi lang thang vô định, tôi đã nhìn xuống biển Đà Nẵng, với những giọt nước mắt rươm rướm - mà tôi tiễn đưa ông - đã về với hư vô.
*
Tôi hay trồng cà chua với ông, và trong lúc cùng tưới cà chua, ông có nói về ‘Mao-ít’, tóm gọn trong khoảng 42 chữ, như thế này:
-Chính quyền đẻ ra từ họng súng
-Trí thức không bằng cục phân
-Mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn sao là bắt được chuột
-Mao thích thiên hạ đại loạn
-Lịch sử Trung Quốc chỉ bắt đầu từ thời Mao.

Lớn lên, tôi biết những thứ này chả phải là ‘triết’ gì hết, vì sao?
*
Trước hết, xin nhắc lại vài dòng về lịch sử tư tưởng Tàu. (Lưu ý rằng dưới đây, tôi chỉ gọi là Tàu, xem chú dẫn bên dưới).
Theo tôi biết thì đa số các sử gia Tàu đều lấy thời nhà Thương (1600TCN) làm mốc khởi điểm của lịch sử Tàu (xem chú dẫn bên dưới). Như vậy, tính đến nay, Tàu đã có bề dày lịch sử là 3600 năm (tính tròn), với các tư tưởng gia có tầm vóc thế giới là Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, và… Kim Dung! (tại sao Kim Dung?, các bạn hãy xem tiếp bên dưới nhé).
Thuyết Lão-Trang đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử Tàu, nên tôi không phải viết gì ở đây.
‘Khổng thuyết’ đã bị ‘đuổi như đuổi tà’ trong suốt thời gian đi ‘xin việc’ của Khổng Tử, mà ông đã từng cảm thán là ‘Ai mà không phải đi qua cửa rồi mới rời khỏi nhà? Vậy mà tại sao không có ai đi theo đạo của ta?’ Mãi một thời gian khá lâu sau khi ông chết, nếu không nhầm là vào sau đầu thời Chiến Quốc (476-221TCN), các nhà cầm quyền phong kiến mới thấy rằng tư tưởng ‘trung quân’ (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung)* là tuyệt đối có lợi cho họ (và nhiều lý do ‘tôn ti’ khác nữa, như đạo vua tôi, thầy trò, cha con, vợ chồng…), nên ‘Khổng thuyết’ có cơ hội ‘thỏa chí tang bồng hồ thỉ’. Nhưng đến thời nhà Đường, sau khi bị tác động ít nhiều bởi tư tưởng ‘bình đẳng’ của Phật giáo từ phía Bồ Đề Đạt Ma (xem chú giải bên dưới), Đường Thái Tông (599-649) đã cử sư Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh về, rồi Phật giáo trở thành quốc giáo, và kể từ đó, tư tưởng Phật giáo đã thống trị dài dài ở Tàu, thậm chí cho đến nay (‘Chuyển pháp luân’, xem chú giải bên dưới), còn ‘Khổng thuyết’ thì sống mấp mé... thực vật - mặc dù các tế bào xương cốt con cháu của nó vẫn còn ẩn tàng khắp nơi, và rồi bị đánh rục xương bởi môn ‘Thất thương quyền’ của Kim Mao Sư Vương từ năm 1949!
Điều này có thể được chứng minh qua cuốn ‘Thủy hử’ được Thi Nại Am (hay La Quán Trung) viết vào những năm 1360, trong đó, giá trị của các ‘quân tử’ (tức bọn sĩ phu/quan lại) đã bị hạ bệ, mà chỉ có bóng dáng của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc, trong đó có nhiều nhà sư (Phật gia) và đạo sĩ (Đạo gia)…, cuốn ‘Tây du ký’ được Ngô Thừa Ân viết vào những năm 1590, trong đó, bóng dáng của các ‘quân tử’ được thể hiện qua các ‘Quốc trượng’ mà xuất thân từ loại ‘sư tử-cọp-beo’, nhưng nổi bật lên là Phật Tổ Như Lai, Ô Sào Thiền Sư, Thái Thượng Lão Quân (tức Lão Tử), Bồ Đề Tổ Sư (tức Bồ Đề Đạt Ma - đấng đã dạy Mỹ Hầu Vương ‘72 phép thần thông’)…
Ngoài ra, trong toàn bộ các trứ tác ‘kiếm hiệp’ được Kim Dung và Cổ Long viết vào những năm 1960-1970, cũng chủ yếu là bóng dáng của các các nhà sư, đạo sĩ (lưu ý rằng Ngụy quân tử Nhạc Bất Quần - phái Hoa Sơn - cũng thuộc Đạo gia), các anh hùng tự do, đặc biệt là các con rồng, con phượng của loài người - một sự kết hợp của Lão-Trang-Phật-Thiền một cách đầy ‘phá tính’, đầy ‘phiêu diêu tính’, nhưng cũng đầy ‘nhân bản tính’ (như Hoàng Lão Tà, Hồng Thất Công, Chu Bá Thông, Tạ Tốn, Tiêu Phong, Mạc Đại Tiên Sinh, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, Trương Vô Kỵ-Triệu Minh, Lệnh Hồ Xung-Doanh Doanh, Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, Tây Môn Xuy Tuyết…), còn bọn ‘quân tử’ thường được thể hiện qua nhân vật quan lại tiêu biểu là Ngô Thiên Đức - một kẻ tham tiền và là loại ‘rùa rúc đầu’…
*
Quay lại chuyện Tần Thủy Hoàng…
Tối này, 26/5/2015, do có duyên hay sao ấy, mà trên kênh ANTV, tôi được xem một ‘phim minh họa’ của các học giả phương Tây nghiên cứu về Tần Thủy Hoàng, trong đó, một số nhà khoa học cho rằng: Vì hồi làm con tin ở nước Triệu, cậu bé Tần Doanh Chính luôn sống nơm nớp trong cảnh có thể bị ám hại vào bất cứ lúc nào, hơn nữa sau khi làm hoàng đế lại bị hết Kinh Kha đến Cao Tiệm Ly… thay phiên nhau ám sát, nên đến đoạn cuối đời (vào những năm 220TCN), ông bị mắc chứng ‘hoang tưởng’ - cái gì có thể làm cho ông cảm thấy hình như 'ảnh hưởng đến sự tồn tại của ông' là ông tiêu diệt, mà tóm tắt trong khoảng 39 chữ, ông đã làm như sau:
-Không tin vào bất cứ ai kề cận mình (kể cả kẻ ‘dịu dàng’ nhất, trừ Thừa tướng Lý Tư)
-Loại trừ các học giả ưu tú (độc tôn Pháp gia, triệt hạ Nho giáo, bằng cách chôn sống 460 nhà Nho, chỉ vì họ nghi ngờ ‘khả năng quản lý’ của ông, trong đó có một vị cho rằng nhà Tần do độc tài và vô đạo, mà nếu không ‘thay đổi kịp thời’ thì chỉ tồn tại đến đời sau - tức là đời Tần Nhị Thế)
-Lịch sử Tàu chỉ bắt đầu từ thời đại Thủy Hoàng Đế (bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’ được biên soạn - do Lã Bất Vi và Lý Tư chủ trì, nhưng Tần Thủy Hoàng không mấy ủng hộ, rồi ông ta ra lệnh đốt tất cả các loại sách có trước đó, trong đó, cuốn Kinh Nhạc cũng bị đốt, chỉ để lại bộ ‘Ngũ Kinh’ - do Lý Tư can thiệp)
-Ai cãi ta tức là cãi lại ‘lệnh trời’ (không có đúng sai, chân lý… gì hết, mà chỉ có ‘thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’ - phát biểu này thường được Kim Dung gọi là ‘kiểu Nhậm Ngã Hành’).

...Nhìn chung là 'tưởng tư' của Tần Thủy Hoàng và của Kim Mao Sư Vương là giống nhau như đúc.
*
Tóm lại, cả lịch sử Tàu chỉ sản sinh ra được có… 3 tư tưởng gia ‘hòa bình’ kiệt xuất là Khổng, Lão, Trang (trước năm 290TCN), còn trong 2305 năm nay, Tàu chả sản xuất được thêm tư tưởng gia nào kiệt xuất thuộc loại quốc tế cả (trừ Đạt Ma - nhưng là người đến từ Ấn Độ, và Kim Dung!), mà nếu có chút chút thì chỉ là loại ‘làng nhàng’ trong nước, loại ‘không sáng tạo’, loại ‘tưởng tư’ (khác với ‘tư tưởng’), loại 'thụt lùi so với lịch sử', hay nói cách khác, là loại ‘thiên hạ đại loạn’, mà:
-Dĩ nhiên nó không phải là triết, hehe… 

(HẾT)
--------
Chú dẫn:
  1. 'Chuyển pháp luân' là một cuốn sách của Lý Hồng Chí, được trên 100 quốc gia biết đến!, nó hàm chứa khá nhiều tư liệu mới lạ và ý tưởng... cao siêu, nhưng có chất 'thần thông', và nguồn cơ bản vẫn là 'Phật giáo nguyên thủy' (NGLB).
  2. Đạt Ma, tức Bồ Đề Đạt Ma, hay Đạt Ma sư tổ/lão tổ, 473-543SCN, nổi tiếng với '72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm’ (!) và cuốn ‘Dịch cân kinh’.
  3. Khổng Tử (Confucius, tiếng Anh, gốc Ý), sinh 551-479TCN, là người tham gia biên soạn chính (!) cho bộ: Kinh Thư, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc (riêng Kinh Nhạc bị Tần Thủy Hoàng đốt)... *Câu ‘quân xử thần tử…’ trên chỉ là quan điểm của Nho gia (người theo Nho học), được xuất phát từ thời Hán Vũ Đế, do một Nho gia tên Đổng Trọng Thư (179-104TCN) đã tạo ra hầu 'mượn danh Khổng Tử' để bảo vệ trung ương tập quyền... (wikipedia)
  4. Lão Tử, sống vào thế kỷ thứ 6TCN, nhưng hiện nay nhiều sử gia cho rằng ông sống vào thế kỷ thứ 4TCN, nổi tiếng với cuốn ‘Đạo đức kinh’.
  5. Trang Tử, sinh 365-290TCN, nổi tiếng với cuốn ‘Nam hoa kinh’.
  6. Kim Dung: sinh năm 1924, còn sống, mặc dù không viết sách triết, nhưng ông lại tổng hợp được các tư tưởng Lão-Trang-Phật-Thiền thông qua bộ ‘Thiên Long bát bộ’, ‘Ỷ thiên đồ long ký’, ‘Thần điêu đại hiệp’ - một ngưỡng cao nhất trong lịch sử tư tưởng Tàu hiện đại! (NGLB)
  7. Nhà Thương: ‘Thời Nhà Thương có lẽ ở thế kỷ 13TCN, và chúng là những đoạn văn khắc dùng để bói toán trên xương thú hoặc mai rùa - được gọi là giáp cốt văn. Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, từ 1600-1046TCN… Một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm, đã được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương’ (wikipedia). Ngoài ra, Nguyễn Hiến Lê cho rằng các nhà Hạ, Thương, Chu ‘vẫn còn nằm trong vòng huyền thoại'.
  8. Tại sao gọi là Tàu? Theo tôi biết thì trên thế giới, ít nước nào gọi nước Tàu là Trung Quốc, trừ ta. (Ngay cả chính người Tàu cũng không thường gọi đất nước họ với tên như vậy!). Người phương Tây gọi nó là China, có nghĩa là nước Tần: ‘Trong tiếng Anh thì nó được gọi là China (tiền tố Sino-) mà một số học giả cho là xuất phát từ chữ ‘Qin’ (nghĩa là nhà Tần) và từ ‘China’ này được các thương nhân trên ‘Con đường tơ lụa’ sau thời nhà Tần, rồi được thế giới phương Tây gọi phổ biến dần cho đến ngày nay (wikipedia). Còn ông bà ta gọi nó là nước Tàu. Có nhiều giả thiết về chữ 'Tàu' lắm, có người nói là: 1) khi người ‘phương Bắc’ ngày xưa tị nạn chính trị sang Việt Nam, thường đi bằng tàu, nên dân ta gọi họ là người Tàu, 2) thời Tào Tháo, dân ta thường qua giao giao lưu buôn bán với dân xứ Tào (một trong 3 nước thời ‘Tam quốc chí’), nên gọi nước này là nước ‘Tào’, tức là nước của Tào Tháo, v..v…, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/05/690-tu-ta-se-co-tu-tuong-chau-muon-lam.html

21 nhận xét:

  1. kieuthien [Blogger] 27.05.15@10:39
    Mở đầu đã rào đón
    Toàn bắt khách trèo tường
    Bác Lá Bàng là thế
    Nhưng mà cứ vấn vương... !

    Lạ thật đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tối qua nghe các học giả phương Tây nhận định về Tần Thủy Hoàng, rùi đi ngủ, rùi ngủ không được, rùi viết bài, rùi đi ngủ, rồi 'cơm áo gạo tiền', hết cả buổi sáng, giờ mới ngồi vào máy được, híc...
      Cám ơn nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  2. Lâu ngày thăm lại cố nhân
    Ô hay, nắng đã vàng sân hồi nào!
    Hương xoài, ngủ giấc hư hao
    Bằng lăng tím, ảo, khi nào gọi tên.

    Trả lờiXóa
  3. En Try nào cũng hay hết muội muốn học giỏi như Ca Ca ...
    Luôn bay bổng Ca Ca nhé,muội đôi khi chạnh lòng đọc những vần thơ ngắn nhẹ nhàng lả lướt bay tận chín tầng trời,khỏe nha Ca Ca muội bay về đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá, Nhạc Linh San tiểu sư muội à, ca ca vẫn... khỏe, chì là sắp... ngáp ngáp thôi, mà nếu thế thì hết gặp các thiên thần bé nhỏ rồi, huhu...
      Tối vui nghen tiểu sư muội

      Xóa
    2. Nửa đời nợ em tiếng 'ca ca'
      Thiên thần bé nhỏ viếng thăm nhà
      Nửa đời còn lại, ôi, sắp... hết
      Em đến nhà chơi, anh biết sao!

      Xóa
    3. hjhjhj...Muội vui lắm Ca Ca à

      Xóa
  4. LB nhắc tới những nhân vật mà Salam không ưng . Chỉ có ông Kim Dung là tạm được , Ông viết chuyện rất hay và hấp dẫn . Những những triết lý của Ông đưa ra lại như tấm lưới trùm lên , làm Ông và mọi người không có lối ra . Salam rất thích nhân vật Tiêu Phong mà Ổng bắt phải chết , lại cho thằng chuyên đi dụ gái là Đoàn Dự sống , điều đó thâtj là không công bằng

    Vâng lời Thầy con đi quét lá
    Lá vàng bay lả tả khắp nơi
    Lá khô rơi như kiếp một con ngừoi
    Giờ phút cuối ta về cùng cát bụi
    Sưu tầm
    Đây có phải là Triết không ? LB

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mình thấy:

      Kim Dung siêu lắm,
      đúng là một loại triết gia đặc biệt,
      đặc biệt nhất là triết của ổng,
      từ nhà bác học đến anh xe ôm,
      đều hiểu.

      Bài thơ trên có chất triết đó, tuy nhiên nó chưa sáng tạo, vì có nhiều người nói như vậy rồi.
      TM.

      Xóa
  5. Theo từ điển tra chéo thì TRIẾT LÝ là các chuyên gia CHÉM GIÓ nói mà chẳng ai hiểu gì gọi là triết lý..... hiiiiiiiiiii....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, theo Từ điển tra ngược, thì:
      -Tư tưởng tức là 'tưởng ra tư', tức là 'tử ra tương'
      Hihi..., thank bạn, tối vui nhé.

      Xóa
  6. Trả lời
    1. Trùi ui, có người hỏi đây nè:
      nguyentheduyen [Blogger] Email 27.05.15@21:57
      Anh hay viết về triết học nên tôi có một băn khoăn không biết trao đổi cùng ai nên muốn biết ý kiến của anh
      Theo tôi khổng tử là một nhà tư tưởng lớn nhưng không phải là một triết gia
      Không biết có đúng hay không?

      Mình mới trả lời là:
      Ui, anh! hỏi tôi một câu khó quá, tôi có phải là triết gia hay 'tra giết' gì đâu? Anh cho tôi suy nghĩ 1-2 ngày nhé?
      TM.

      Xóa
  7. Thích cái bình luận của Alaykum Salam. Ôi cười chết mất! Cái tay thích làm Đoàn Dự cần phải được chết cho xứng đáng để lấy lại công bằng cho Tiêu Phong mới được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, Tiêu Phong chết là... đúng, vì y bị 'chấp' nặng vào 2 chữ 'trung' và 'nghĩa', tại sao y lại phải trung với tên Gia Luật Hồng Cơ hiếu chiến?, tại sao y lại phải có nghĩa với nhà Tống vốn dĩ đã thối nát!
      Còn Đoàn Dự chỉ biết yêu - đó là tính tự nhiên, nên chàng không có tội tình gì hết, ngoài ra, rất quan trọng là bản chất của y vốn 'đại từ đại bi' - mà tay tự xưng là Phật sống - Cưu Ma Trí - phải thực lòng tâm phục khẩu phục.
      TM.

      Xóa
  8. Kỷ niệm ngày xưa, bên quán tình
    Em ngồi dừa dựa, dáng thon, xinh
    Anh mang dáng ấy, theo ngày tháng
    Em thoáng trên đường, anh đớn tim
    (Lưu comt hatrongdam)

    Trả lờiXóa
  9. Ngày tháng trôi em buồn rầu ủ rũ
    Ngược thời gian tìm lại dấu yêu xưa
    Tự dỗ con tim nức nở chiều mưa
    Đêm hoang lạnh... mình em ôm nỗi nhớ

    Khi tỉnh giấc lại trở trăn than thở
    Tự trách mình sao không nắm chặt tay
    Để bây giờ tình theo áng mây bay
    Ta lạc nhau trong dòng đời tuôn chảy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bây giờ mới quay lại bài cũ, vì bận viết bài mới + trả lời bình luận (khó), và vì bận chuyện 'cơm áo gạo tiền',
      hình như bạn là... nam!, mình sẽ sang thăm nhà và sẽ biết,
      cám ơn bài thơ hay nhé, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
    2. Ui, chính là nàng, thấy cái avatar có hình Tôn Ngộ Không, mình tưởng là 'man' chứ:

      Khao khát đôi môi, gọi khách... sầu
      Hoa lưng chừng gió, có hay không!
      Đường tình, ấm, chưa, đà chuyển lạnh
      Thoang thoảng mùi hương, ta vẫn mong.

      Xóa
  10. Còn nhớ có lúc NGLB tự phong mình là... Mạc Đại tiên sinh lúc nào cũng đòi theo hộ vệ 1 em Doanh muội rất dễ thương nữa, nhớ hong ta? khơ khơ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, LB thích Mạc Đại tiên sinh (nhưng LB không có Doanh muội đi theo),
      ban đầu tưởng ổng là họ 'Mạc' chứ, nhưng không phải (đó chỉ là biệt hiệu):
      mạc = không, đại = lớn, vĩ đại; mạc đại = không có cái gì là to lớn, vĩ đại cả, híc...
      Cám ơn GL, ngày mới tốt lành.

      Xóa