Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

754. Xã hội Việt Nam là một xã hội ‘lễ hội’! (Phần I)


Sáng ra đã thấy cái đèn cù
Người làm, kẻ bảo, biết ai ngu!
Bóng hồng thượng đế tươi cười ánh
Quên cõi ta bà, ta chớm... yêu
---------

PHẦN I: 'Ham vui' hay 'thích tụ tập bầy đàn'!

Ôi, trong vòng 5 ngày (23-27/10/2015) mà tôi đã tham dự 13 cái ‘lễ hội’, còn các bạn bè 'ham vui' của tôi đã tham dự nhiều hơn - từ 15 đến 25 cái ‘lễ hội’ lớn nhỏ!
Và có một sự thật là trưa Chủ nhật tuần này (ngày 1/11/2015), tôi có… 4 cái đám cưới!, vì hôm nay mới thứ Ba, chứ đến Chủ nhật thì chắc chắn số giấy mời đi dự ‘lễ hội’ phải lớn hơn 4, hu.. hu… Tôi mới ước gì mình là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, bứt nhúm lông khỉ ra và ‘hô biến’ một cái, thế là có mấy người đi dự hết hơn 4 cái ‘lễ hội’ dân gian này!

1
Các ‘lễ hội’ mà tôi đã tham dự trong 5 ngày nói trên là: tiếp đãi họ hàng (2 lần), tiếp đãi đoàn từ miền Bắc vào và miền Nam lên (Tây Nguyên), đám cưới nháp, đám cưới nhà gái, đám cưới nhà trai, lễ hạ rạp, đám giỗ ông già, đám giỗ bà bác, tiệc tiễn đưa họ hàng (về Bắc, Nam), lễ thôi nôi, lễ tổng kết 25 năm ngành cây trồng vật nuôi và liên hoan, 'đại nhạc hội' (2 lần).
Còn các bạn bè ‘ham vui’ (nếu không muốn nói là 'thích tụ tập bầy đàn'!) của tôi - những kẻ có 'sức' và hầu như không hề từ chối bất cứ ‘lễ hội’ nào, ngoài các liệt kê ở trên, họ còn tham dự thêm tiếp khách buổi sáng (có thể kéo dài đến 3-4g chiều), nhậu và hát karaoke buổi tối (đến tận 2-3 giờ sáng) - tức là họ tham dự đủ các loại tiệc: sáng, trưa, chiều, tối, khuya, chưa kể số lần mà họ uống cà phê tốn thời gian từ 2-3 tiếng đồng hồ.
*
Sơ bộ tôi tính, cứ tham dự một cái ‘lễ hội’ như vậy, thì tốn thấp nhất là 100.000đ/phong bì (liên hoan vừa phải), tốn trung bình là 500.000đ/phong bì (đám cưới, quyên góp cho quỹ của hội), và tốn nhiều là 1-2.000.000đ/phong bì (hoặc hơn, tiền tặng bà con về Bắc, Nam), nói chung là trung bình phải mất là 500.000đ/phong bì, vậy với 13 lần nói trên thì phải tốn khoảng 6 triệu rưỡi đồng tiền ‘phong bì’, mà nếu đi cả hai vợ chồng thì phải tốn 13 triệu đồng (thực tế là hơn, vì còn phải chi nhiều thứ linh tinh hay bất ngờ khác xảy ra).
Vì có bạn sẽ hỏi tiền ở đâu mà lắm thế!, nên tôi xin giải thích thêm là: dù tiền đó đến từ đâu - chồng chi, hay vợ chi, anh em chi, hay bà con chi, vay mượn, từ trên thiên đàng xuống, hay từ dưới địa ngục lên…, thì:
-Một người dự ‘lễ hội’ trong 5 ngày này tốn tiền ‘phong bì’ (hay trao tay) khoảng 6 triệu đồng - là giá trị vô hình hay hữu hình.
*
Xin nói riêng rằng, chỉ trừ các trường hợp ‘bắt buộc’, tôi là kẻ hầu như không hề muốn tham gia các sinh hoạt xã hội, không hề muốn uống rượu bia, không hề muốn bắt máy điện thoại của bất cứ ai (mà số lần tham dự ‘lễ hội’ đã thế, huống hồ gì các bà con, bạn bè ‘ham vui’ của tôi!)… Ngoài ra, tôi cũng không thật sự chơi blog, mặc dù viết nhiều, nhưng đó chỉ là viết nhật ký, mà nếu không viết thì sẽ quên, vậy thì cái ‘bí mật’ gì làm tôi thích? (chứ không phải tôi thích cái gì)?, các bạn sẽ xem dưới nhé.
Và cần phải nói rằng, trừ một số người nghèo quá nên không thể tham dự, hoặc tham dự ít, thì ngày nay nhiều người có nhiều tiền, bia rượu thì thừa mứa, còn chả, nem, các loại thịt, tôm, cua, ghẹ, mực, cá… thì nhiều khi thấy không thèm chạm đũa! (mà thích món 'rau muống xào tỏi'!), nhưng theo nhận xét của tôi:
-Điều này không hàm chứa hai chữ ‘phát triển’, mà các ‘lễ hội’ này hầu như không đem lại tí sáng tạo nào về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật… cho xã hội.
2
-‘Tại sao thầy ăn cá nhỏ mà không ăn cá to?’
Đó là một câu hỏi của một sinh viên khi ghé thăm nhà tập thể của tôi, cách đây 25 năm.
Số là tôi có kho một nồi cá, ăn xong thì đậy nắp vung lại, rồi để dưới gầm giường. Một sinh viên vào thăm, mới vừa ngồi xuống giường chưa kịp nóng đít, thì cặp mắt cậu ta dáo dác nhìn quanh, rồi thò tay xuống gầm giường, kéo cái nồi cá ra, giở nắp vung ra, và phát lên câu hỏi ‘tại sao’ này. Tôi mới nghĩ thầm là ‘mình không quan tâm là nên ăn cá có kích thước như thế nào, mà quái!, mình ăn cá nhỏ hay cá to thì kệ… bố mình, mắc mớ gì đến nó’!
Sau khi cậu sinh viên này về, thì một thầy giáo đến chơi. Và cũng động tác ‘tò mò’ y như vậy, anh ta hỏi:
-‘Tại sao thầy ăn cá mà không ăn thịt?’
-‘Tôi ăn cá hay ăn thịt thì kệ… bố tôi, mắc mớ gì đến ông!’, tôi nghĩ thầm.
Vâng, lần này thì đã quá rõ ràng: Người ta đã không hỏi tôi ‘tại sao Mỹ có phi thuyền Apollo mà Việt Nam thì không?’ (đại khái là như vậy), mà hầu như suốt đời:
-Ai cũng dòm vào việc riêng không đâu ra đâu của người khác, rồi hỏi tại sao thế này, tại sao thế nọ, phê phán thế này, phê phán thế nọ, rồi già, rồi chết!
*
Nhớ lại, vào năm 1991, tại Tây Nguyên, trong một lễ hội ‘tiếp đoàn từ miền Bắc vào’ nói trên, trong khi ‘chém gió’ liên quan đến vụ Liên Xô sụp đổ (*), có một ông ‘phê phán’ một câu xanh rờn:
-Nga thối (!)
Cũng may là khi ông chưa kịp nộp 70 triệu đồng (khoảng trên 4.500usd, có lúc 1 usd = 16.000đ) cho dịch vụ đưa con ông ta đi xuất khẩu lao động tại Nga, thì chế độ xô-viết đã… tiêu rồi. Nhưng cũng lúc đó (và rất nhiều năm sau), vì thấy họ thấy người ta ‘giàu’ thì cho con cháu sang kiếm ăn, khi người ta ‘hết thời’ thì bảo là ‘thối’!, nên cũng có lúc tôi cho rằng:
-Phát biểu của ông vô tình biểu hiện một thái độ mà có thể nói là phản bội (!)
*
Cách đây khoảng 5 năm, thỉnh thoảng tôi có đi chơi vài ngày ở Hải Phòng hay Nam Định …, mà mới sáng sớm, người ta đã bưng cho mỗi người một bát tiết canh đặc sệt với màu máu còn đỏ chót (không có ‘lòng băm’ trong đó), thấy họ bưng lên và húp sột sột, tôi cả kinh!...
Rồi cách đây mấy hôm, có ai đó chiêu đãi đoàn món tiết canh chó còn tươi (vì không đông), thế mà có mấy ông bưng lên húp ực ực nguyên tô, máu dính vào mồm đỏ lòm, thế mà trông họ húp ngon lành một cách… hạnh phúc làm sao!
Dĩ nhiên những người mà ăn tiết canh kiểu này thì không trở thành hung hăng - như giáo sư Mỹ Joel Brinkley đã viết (*), vì họ (khá) hiền và, có thể, rất vui tính, hihi...
*
Mới đây, có một bà (nhiều bà chứ không phải một) hỏi:
-Anh chị có mời tôi dự đám cưới con của anh chị không?
Ban đầu, tôi không hiểu ý… Nhưng sau vài lần chém gió với các ‘trí thức hai lúa’, tôi mới biết là họ muốn có ai đó mời họ dự đám cưới (hay các ‘lễ hội’) của họ trước, để rồi sau đó họ có cơ hội mời lại.
Đúng vậy, đã có nhiều lần tôi gặp các lập luận tương tự như vậy: ‘lần trước ổng bả mời mình, nên lần này mình phải đi’, ‘dù gia đình có ly tán, chia năm xẻ bảy, còn một thân một mình, thì cũng phải mò đến dự’ (!), ‘cái Đấng đó mà mời thì dù có chết cũng phải đi’, ‘ông đó làm lớn nên dù có chắt… 18 đời của ổng thì tôi cũng đi’…
-Phải chăng đó một hình thức đền ơn đáp nghĩa!, là một trong những đức tính của một nền văn hóa tiên tiến!, hay là vì lợi hay sĩ diện!
3
Tôi đang viết tiếp…
---------
Chú dẫn:
*Những hình minh họa cho bài này là tôi lấy ở blog Trần Dương, http://tranduong560.blogtiengviet.net/2015/10/26/nh_ng_hinh_nh_k_qu_c_ch_co_vi_t_nam, với lời bình ‘Ồ, những minh họa tuyệt vời cho một cái xã hội trên cả... tuyệt vời!’.
-‘Joel Brinkley và tính hung hăng!’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/02/joel-brinkley-la-ke-qua-hung-hang.html
-Liên Xô sụp đổ: Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhtan, Kyrgyzsatn, Latvia, Lithuania, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan. CS đã bị bỏ rơi tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hà Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ CS đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen… (wikipedia)

12 nhận xét:

  1. VÂN TRANG [Blogger] Email 28.10.15@18:17
    Em chào anh ,
    Bài viết văn chương của anh rất hay lắm.
    Kính chúc anh sức khỏe và HP.
    Kính mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, bạn mới, LB không thể hình dung là đã có quen bên blogspot hay yahoo không!, cám ơn Vân Trang, chúc tối vui.

      Xóa
  2. Anh lá bàng ạ!... theo em thì VN 54 dận tộc và nhiều tôn giáo nên có nhiều lễ hội là chuyện bình thường. đất nước phát triển thì địa phương mới có kinh tế làm lễ hội vừa bảo tồn bản sắc vừa mang lại không khí vui tươi cho nhân dân chúng ta cũng không nên băn khoăn nhiều vì nó ít nhiều cũng là một thông điệp của cuộc sống đã được cải thiện & hướng tới phồn vinh...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn làm mình cừ tối nay nè, quá nhiều cái lễ hội 'hướng ngoại' kiểu này đã, đang, và sẽ bà con với nguy cơ 'một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây...' đó!
      Cám ơn ý kiến của bạn, mình sẽ suy nghĩ thêm. TM.

      Xóa
  3. Lưu comt Vân Trang

    Cô đơn ngước mắt, trời đêm lạnh
    Kiếm chút ngọt ngào, trong bóng đêm
    Dáng em phảng phất mờ sương khói
    Nhưng bỗng thấy lòng... hơi ấm lên

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết hay quá, thăm anh vui ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, bận quá, và... mệt, nên từ từ mới viết tiếp được, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  5. nguyentheduyen [Blogger] Email 28.10.15@22:43
    Tôi mới ước gì mình là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, bứt nhúm lông khỉ ra và ‘hô biến’ một cái, thế là có mấy ông NGLB đi dự hết hơn 4 cái ‘lễ hội’ dân gian này!

    Phải là nhổ lông hô biến và biến thành 4 cái phong bì chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, nếu biến thành cái phong bì thì nói làm gì ('phái' quá đi chứ!), nhưng phải làm cái đèn cù mới khổ (vì phải làm... người), hehe... Đèn cù là gì? Đèn cù là đèn cù, ngàn năm vẫn thế, không có gì thay đổi.
      TM.

      Xóa
  6. Lưu comt Nguyễn Thế Duyên
    http://nguyentheduyen.blogtiengviet.net/2015/10/24/n_nt_h_u_m_t_n_a_nha_th#comments

    À, bạn nhắc đến Tố Hữu làm mình... nhớ lại là thơ ông rất có nhạc tính, có thể trên cả thơ của Nguyễn Du/Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, hay Nguyễn Nhược Pháp..., tại sao mình lại 'nhớ' lại? Vì 'thơ tụng' của ông đã làm giảm mất hơn một nửa giá trị của ông, hay nói một cách khác, ông là một nhân tài, nhưng không có 'tầm cỡ'! Mình đã viết một ít về ông, trong:
    http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/06/703-ngan-nam-bat-chuoc-ngan-nam-mong.html
    Còn câu 'Trời ơi! ông đã tự sát.', bạn có thể kể chi tiết hơn chăng?
    Thanks.

    Trả lờiXóa
  7. Ngoc Nguyen (Facebook)
    Thấy nhiều nghĩa.
    2 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, đúng... vậy, mình đang thấy một nghĩa... tươi hồng khác, hi..., tks.

      Xóa