Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

1010. Ta chính là không trí thức đây! (Thư giãn)

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

- Đọc bài PTH* phải nói là 'viết... rất hay', công phu 'nhào nặn' tuyệt đỉnh, xin cam bái hạ phong!... Nhưng, đọc xong, đúng lúc chiều này trời lại đổ mưa to, ngồi buồn suy nghĩ mông lung, rằng PTH hay ai đó viết (cái xưa...) để làm gì nhỉ!, rồi tự trả lời là 'không'... Luần quần ra 'hậu môn' (cửa sau), nhớ tới vụ ông Khử Tổng phân biệt 'quân tử' với 'tiểu nhân', rồi thiên hạ nhao nhao nhận mình là quân tử!', nghĩ buồn cười 'thôi, ta là tiểu nhân quách cho rồi, tiểu nhân là 'dân' có gì xấu!, mấy tay ngụy quân tử Nhạc Bất Quần là hay lắm sao!'..., rồi lại nghĩ 'ta chính là không trí thức đây!'..., rồi nghĩ gì đó lại thích chữ 'CHUỒN', hehe
https://www.facebook.com/vithithanhha.ainu/posts/852079254970259
Đó là lời bình của tôi cho AN*… Ngoài ra, hình như Phật có nói là ta ‘gặp’ ai, cái gì, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, cũng đều do ‘duyên’, rộng hơn mỗi chúng sinh đều tồn tại trong biển ‘trùng trùng duyên khởi’ hay ‘vô lượng kiếp’!... Có một nàng thường giải thích mọi ‘giao tiếp’ của con người trên thế gian này một cách dễ hiểu hơn, ‘tâm linh’ hơn, bằng từ ‘năng lượng’, ví dụ như tôi nhắc đến ai trong bài này, hay bạn vào đọc, ‘like’ hay bình bài của tôi… là xuất phát từ ‘tiếng gọi’ của ‘năng lượng’… Trong khoa học, đặc biệt là trong vật lý, người ta gọi đó là ‘interaction’, tức là ‘tương tác’ trong nhiều ‘trường’ khác nhau của không gian vô hạn chiều…Bình xong, chốc quay lại, tôi cảm thấy thú vị với lời bình này… Và thiết nghĩ câu chuyện như vậy là đủ rồi!
*
Nhưng, vào một đêm khuya thức dậy, hai chữ ‘trí thức’ này bỗng bùng lên trong một thứ suy nghĩ không yên.
Với ‘nó’, ngẫu nhiên tôi đã may mắn được tiếp cận 2 ngôi làng cổ: 1) sinh ra trong một ngôi làng cổ ở Quảng Nam thuộc Vương quốc Champa xa xưa - tức là từ Bình Thuận đến ngang đèo Hải Vân, rồi 2) có duyên số với một ngôi làng tận tuốt miền Bắc xa xôi, ngôi làng có cái chùa Đình Vuông, ở Nam Định, thuộc nền văn hóa sông Hồng, mà một hôm tôi nghe một anh bộ đội lớn tuổi nói nó là một ngôi làng không những cổ, mà còn là ‘cổ của cổ của cổ’!
- ‘Mi đi mô rứa?’
- ‘Chú à, chú đi đâu đó?’
Tôi còn nhớ, hồi trẻ, vừa bước ra khỏi cổng tôi đã nghe hỏi ‘mi đi mô rứa’ của mấy chú thiếm ở miền Trung, và lớn tuổi tôi nghe ‘chú đi đâu đó’ của mấy cháu ở miền Bắc… Một dòng ‘tâm linh’ chợt hiện ra, và lập tức tôi biết rằng tôi đang tiếp xúc với một thứ tiếng cổ xưa mấy ngàn năm để lại, nó đánh bật cái được gọi là Hán-Nôm, Hán-Việt gì gì đó - là hiện tượng của cái bản chất: 'tiếng Việt gốc' (root language*), nó càng dị ứng hơn với câu phát biểu ngông cuồng ‘dân Vịt chính là dân... cá Tràu’!

*
Rút lại gần đây, trong cái vòng ta bà lịch sử của mấy mươi năm qua, tôi thấy cả một cái thế giới 4000 năm hiện ra trong tâm trí, nếu không muốn nói là thấy một cụ rùa 4000 năm phát triển rất chậm, chậm đến mức tôi còn nghĩ là nó còn đang đứng quanh quẩn, thụt thò ngoài rìa của 2 chữ 'phát triển'..., như môn bóng đá vậy!
Tôi đã chứng kiến một cụ già dạy ‘thiên trời, địa đất, tử mất, tồn còn’ bằng cách dùng phấn trắng viết lên một cái bảng đen vào thời Ngô Đình Diệm.
Tôi đã chứng kiến một ông giáo làng dạy ‘on, đơ, troa, cách, xanh, xít, xép, uýt, nớp, đít’ khi lịch sử tiếp một bước giao thoa từ thời Pháp qua thời Mỹ.
Tôi đã chứng kiến một anh lính Mỹ trẻ măng dạy ‘oanh, tu, ti, pho, phây, xít, xe-vình, ây, nây, then’…
Tôi đã chứng kiến nhiều lắm, từ câu ‘... vô địch muôn năm’ ở trên đường nhựa chạy dọc theo sông Hàn, Đà Nẵng, đến câu ‘vĩ đại, sống mãi' gì đó bằng chữ vàng trên nền đỏ trên mấy cái cổng chào trước nhà dân mà nay vẫn còn lưu lại trên một đoạn đường Trường Sơn chạy từ huyện Nam Giang đến Ái Nghĩa, Quảng Nam…, từ câu ‘Áp-ga-nít-xtan, chúng tôi ở bên anh’ hát 3 lần, đến khẩu hiệu đổi mới ‘pe-res-troi-ka, pe-res-troi-ka, pe-res-troi-ka’ (перестройка) gì đó hô 3 lần như hô ‘muôn năm’ trong các cuộc họp cán bộ công nhân viên vào trước và đầu năm 1990 (LX sụp đổ năm 1991)…, rồi từ cái ‘cục đại’, ‘ế thức hị’ đến cái công thức vàng ‘4-16’ gì gì đó…
Và tôi mới chứng kiến vụ ‘mất 400 triệu trong khách sạn qua đêm’ mà đối với tôi đó là một hình ảnh tiêu biểu… nhất cho cái được gọi là trí-thức-VN-thời-hại-điện!
*
Bởi vậy mà mới sinh ra ‘Ranh ngôn thời @’:

- Có nhiều loại huy chương vàng: vàng quốc tế, vàng châu lục, vàng khu vực, và vàng cái mồm!; tương tự, có nhiều cái nhứt, nhứt thế giới, nhứt châu lục, nhứt khu vực, nhứt  cái mồm và nhứt cư!
- Có xứ mấy mươi năm nay…, khi nói đến từ ‘quân tử’, ‘khôn’, ‘hiền’ thì ai ai cũng nhao nhao tự xưng mình là quân tử, là khôn, là hiền, tức là 90 triệu người xứ đó toàn là thánh: không có tiểu nhân!, không có kẻ ngu!, và cũng không có kẻ ác!
- Cục cứt nào cũng có hai đầu: đầu to và đầu nhỏ, là tư tưởng và cũng là đỉnh cao trí tệ… nhất!
- Kẻ có bằng cấp, chẳng hạn, tiến sĩ khoa học thì đa số lại có thể là kẻ phát biểu ít khoa học... nhất!
- Kẻ hay chửi người khác là ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật’ thì, về mặt nào đó, y đang vô tình đi trên con đường ‘hạ đẳng’!, kẻ hay chửi người khác là ‘ngu’, là ‘dỏm’ là y đang tự thú về bản thân y!, ngoài ra, kẻ chửi người ta là ‘ngu’, biết đâu y lại còn ngu hơn!
- Kẻ hay rao giảng đạo đức nhất thì thường lại là kẻ ‘ngụy quân tử’... nhất!
- Kẻ hay trích dẫn Nít-xờ thì vừa nhờ vừa xít, Kris thì vừa kiss vừa rờ, Dalai thì vừa đau vừa la, Tagore thì vừa to vừa ra (ga), Giống Ủn thì vừa uống vừa giỗng (ngỗng…), Lông-Luyện thì vừa luyên (thuyên) vừa lộng…
- Kẻ hay trích lời nói hay ‘nam mô’ vĩ nhân thì thường là kẻ ít sáng tạo nhất!
- Kiến thức là cứt thiến, nên sử gia có thể là giả sư, học giả thì giả học, và triết gia có thể là kẻ tra giết!
- Thường, kẻ hay ca tụng Kinh Dịch lại là kẻ mơ hồ, hay chém gió và lải nhải về Kinh Vịt nhiều nhất!
- Thường, kẻ hay to mồm là mình hiểu biết về chính trị, tin vịt (fake news) hay thời sự thế giới lại là kẻ ít nghiên cứu thế giới nhất!
- Thường, kẻ hay tôn sùng những danh ngôn, triết/tư tưởng, thơ văn… của những ‘vĩ nhân’ thời cổ đại (vd Tàu) thì, đau lòng thay, lại là kẻ cổ hủ... nhất!
- ‘Uy vũ rất năng khuất, bần tiện rất năng di, và phú quý rất năng dâm’, và trong ngữ cảnh này, ấn tượng nhất là câu:
- Xứ thích dùng ngôn ngữ của kẻ ngàn năm đô hộ mình là biểu hiện của xứ có nhiều bộ óc nô lệ… nhất! (NGLB)
v..v...
*
Viết chi cho dài!
Tối hôm qua tôi có viết nhật ký:

Tôi đang hình dung ra nhà ông X, cái gì ổng cũng lý luận, xuống bếp gặp cô ô-xin cũng lý luận đúng sai, lên lầu gặp ông em trai cũng lý luận đúng sai, xuống lầu gặp bà mẹ cũng lý luận đúng sai, ra sân gặp vợ cũng lý luận đúng sai, ra vườn gặp con, cháu cũng lý luận đúng sai, ra quán nhậu gặp bạn bè cũng lý luận đúng sai, vô chùa gặp nhà sư cũng lý luận đúng sai, ra nhà thờ gặp cha đạo cũng lý luận đúng sai, nơi hành lang gặp cán bộ nhà nước cũng lý luận đúng sai, lên mạng gặp các blogger hay fbker cũng lý luận đúng sai…, Khổng chẳng tha, Lông chẳng nhịn, thậm chí Tập, Pu, Moon, Ủn, Trùm ổng cũng… xơi tái nốt!
Nhưng khi tôi hỏi: ‘Cụ có biết ‘Thuyết tuyệt đối’ không?’, ‘Cái gì? Thuyết tương đối hả? Biết lơ mơ’, ‘À không, tôi hỏi ‘Thuyết tuyệt đối’cơ! Là thuyết mới ra đời sau Thuyết tương đối đó!’, ‘Ai nghĩ ra cái gì chướng vậy!’, rồi cụ im re!, ‘hai mắt… mơ huyền nhìn vào một khoảng trời xa lạ’*!
Thật tình, tôi rất khó để khẳng định là ổng làm nghề chính thức gì?, tư duy chính thức cái gì?, tập trung chính thức vào lĩnh vực gì?, và ổng đang quan tâm đến cái khoa học hay kỹ thuật cụ thể gì?, rồi thế hệ trẻ hay cái đất nước này sẽ đi về đâu?
Và ổng cứ làm như thế cho đến khi 80 tuổi, thậm chí 90 tuổi, rồi chắc chắn là một hôm nào đó tôi sẽ nghe 3 tiếng ‘ò í e’ rõ to!…
Tôi mới nhớ lại là mình đã nhiều lần tự hỏi ‘ổng làm nghề gì?’, ‘no job’. ‘No job’ tức là ‘no professional job’, tức là không có nghề chuyên môn khoa học kỹ thuật gì cả, mà trên thực tế là mần nghề ‘chém gió’, mà tôi đã được biết trước đây - có nghĩa là ‘chém… không khí’, ha..ha..ha…
Tôi còn nhớ lại là mình đã từng hỏi ổng…
Cụ có phải là cao nhân không? mầy hỏi kỳ, chả lẽ tau tự nhận là có;
Có phải là quân tử không?, dĩ nhiên là… có;
Có phải là là phật, là thánh hay là thiền sư không? Quanh quanh đâu đó;
Có phải là học giả không?, ‘…ta đây chứ ai, trong đời hồ dễ mấy ai’;
Có phải là tiến sĩ không?, thì… hơn cả tiến sĩ;
Có phải là trí thức không?, hừ, đương nhiên là… có; v..v...
Ha..ha..ha...
*
Triết gia Krishnamurti có nói ‘con người chỉ tìm được một mảnh của sự thật’ (trong cuốn ‘Đối diện cuộc đời’), có câu dễ hiểu hơn là ‘một nửa của sự thật không phải là sự thật’…
Xưa nay ta hay nói ‘ôn cố tri tân' thiết nghĩ là... trật lất cù chìa!, thật ra là phải ‘tri tân rồi nếu cần thì ôn cố’, thậm chí có người còn nói là phải ‘tư duy lại tương lai’, mà, đối với tôi, ‘không nên quá tung hê nó, quá khứ chỉ là một công cụ để con người tiến vào không gian vũ trụ, hay ‘bay’ - nói như kiểu thi nhân’; nên, với cái được gọi là ‘trí thức’, tôi có nói với một bạn gái là:
- CHUỒN đối với huynh 'phần nào' là vứt những cái gì mà thiên hạ ca tụng vào xọt rác, nhưng không có nghĩa là huynh lôi từ xọt rác ra.
Rồi Miêu Nữ vào bình là: ‘Em thì chuồn để khỏi bị úp sọt’. Sọt là gì?, là cái ‘sọt rác’ đó!, hehe
Sao vậy? Vâng, vì ai cũng là cao nhân, là quân tử, là thiền sư, là phật, là thánh, là học giả, là hơn cả mấy thằng tiến sĩ ngu, và đều là trí thức cả!, phải chăng trong cõi ta bà này đã tồn tại một thứ ‘cognitve dissonance - bất hòa về nhận thức’ (chôm trong fb của NN*), mà dường như đã và đang góp phần sản sinh ra cái chủ nghĩa đại tiên huyền! 
Và vì ở cái cõi ta bà này hễ cứ mở mắt ra là đụng phải rất nhiều thứ giả Nobel, à quên, giải Nobel: nào là các công trình khoa học vĩ đại như ‘cá chết vì không biết bơi’, ‘cầu hư vì trời gió’, ‘tàu đánh cá hư vì biển mặn’, ‘thuốc ung thư ‘dỏm’ không phải là thuốc giả’; nào là các công trình kinh tế vĩ mô như ‘lá chít làm nên biệt phủ’, ‘tiền 3,7 tỉ trong hộc bàn cơ quan qua đêm là 'tiền vợ gởi’, ‘400 triệu mất trong khách sạn qua đêm là ‘tiền vợ đưa’, ‘khai thiếu chứ không phải khai không trung thực’, ‘đấu tranh sinh tồn với voọc Sơn Trà’, ‘quyết một trận sống mái với rừng An Lão’; nào là các siêu công trình ‘Hot Girl Thanh Hóa biết cân đẩu vân lên Thiên đình như Tôn Ngộ Không’, rồi hết ông ‘đỉnh cao trí tệ’ đến ông ‘tiến sĩ siêu tốc’…
Nên, chả ai dại gì mà chui vô cái mạng nhện lý luận luần quần này dễ sinh ra cãi nhau, thậm chí còn bị ‘TROLL’ oan!, mà mãi không có đường ra, cho nên nàng nói: ‘Em thì chuồn để khỏi bị úp sọt’ - không phải là không dễ sương!
Thật vậy, khi có khái niệm ‘quân tử’ thì người ta ào ào tự xưng mình là quân tử, thế là xứ rùa X có đến... 90 triệu quân tử!, khi có mốt trí thức thì người ra rừng rừng tự xưng là trí thức, thế là xứ rùa X có đến 90 triệu trí thức!, khi có danh ‘tiến sĩ’ thì người ta ganh ganh đi mua bằng tiến sĩ, thế là xứ rùa X có đến 90 triệu tiến sĩ… siêu tốc!
Thế mà nàng Phạm Thị Hoài lại... hỏi ‘trí thức là gì'?, tôi điên gì mà trả lời, trả lời để mà bị ‘úp sọt’ à!, hehe... Tôi không biết trí thức trên thế giới là ai, nhưng có biết trí thức xứ rùa là ai? Đó là ông X, là ‘Mr. Nguyễn Văn No Job’!

Chơi blog, hay facebook, tôi… học được mấy từ, như: makeno, makeba, makeong, cmn, kecmn - nghĩa là mặc kệ nó, mặc kệ bả, mặc kệ ổng, con mịa nó, kệ con mịa nó, ha..ha..ha… Không rõ từ ‘chuồn’ có dính líu gì tới các nghĩa trên hay không!, nhưng tôi vẫn cứ… chuồn, hehe...

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. AN: người có câu... ranh ngôn: ‘Khoác áo trí thức như vậy thật quá nặng nề, trong khi nhận mình ngu dốt lại là việc không dễ. Cho nên mới có chuyện người ta mượn lời Phật, nhắc nhau nào là Nhẫn nào là Buông Bỏ, rất khó phân biệt với Đầu Hàng và Chuồn’.
2. ‘Hai mắt… mơ huyền nhìn vào một khoảng trời xa lạ’: nhại một câu trong Thủy hử, chuyện Phan Xảo Vân gian dâm với nhà sư Bùi Như Hải.
3. NN: người có câu... ranh ngôn: ‘Nghe người ta nói những thứ cao siêu đến hoang cả đầu. Chỉ thèm chui trở lại những tháng ngày... vô gia cư. Con người là thứ sinh vật phức tạp nhất và thừa thãi nhất trong cả cõi vũ trụ này'.
4. PTH là ai? Ngay khi đang viết bài này, do không để ý lắm, nên tôi cũng không biết rõ nàng là ai?, ‘lề’ gì, phải hay trái?, ‘thế lực thịch đù’ hay không!, mà chỉ biết là tôi có ấn tượng với văn phong của nàng, ngày càng đậm…
Lần thứ nhất là khi nàng bình trong bài ‘Về tướng Giáp: Lịch sử hôm nay’ (HĐN), nhưng giờ tìm… không ra (tôi lười thôi, hehe)… May thay là tôi cũng tìm được một câu tương đương - của chính nàng:
- Người ta thương tiếc ông như rỏ nước mắt cho những phẩm chất đẹp đẽ cũng theo ông về bên kia, để lại bên này một thế giới chân không về giá trị. (Phạm Thị Hoài)
…Rồi sau đó tôi lại đi lang thang phiêu bạt giang hồ và không để ý đến nữa… Mới đây, đọc được 2 bài viết của nàng: ‘Tư cách trí thức Việt Nam’ (đường dẫn bên trên) và mới nhất là bài ‘Nỗi khổ xa xỉ của người Đức’ - tôi thấy quả thật là nàng viết sắc như ‘Ỷ thiên kiếm’!… Cũng xin nhắc lại một ấn tượng là, trước 75, nếu không nhầm thì giới ‘văn chương’ miền Nam, nhất là Bùi Giánng, đã đánh giá Đỗ Long Vân là ‘Minh chủ của ‘Cấu trúc luận’ miền Nam’, và viết bén như ‘Đồ long đao’!
Và cũng vì ‘bụt nhà không thiêng’, nên nếu tôi ‘trích tôi’ thì sẽ bị ‘úp sọt’! Nhưng, nếu trích Lưu Hiểu Ba hay Lưu Á Châu thì mấy tay ném đá liền bảo là ‘nói như thế mới là nói’, ha..ha..ha… Nhưng có lẽ PTH thì không bị vậy!, vì nàng hoạt động trên văn đàn đã lâu và có uy tín, thiết nghĩ chả thua gì hai ông họ Lưu kia, thậm chí còn lấn lướt!, nên xin trích ra đây thêm một câu:
- Khổng Tử chẳng làm được điều gì khi còn đang tại chức. Khổng Tử chỉ có đánh xe đi bát phố, nghe nhạc và bình phẩm về đàn bà, về cái hoạ đàn bà thì đúng hơn, khi tại chức. (ha..ha..ha…)
5. ‘Root language’, cách dùng từ tương tự như trong ngôn ngữ ‘Quản lý dự án’, với ‘root cause’ là nguyên nhân cội rễ.

26 nhận xét:

  1. Lưu Anh Kiệt (FB)
    Thật vậy, khi có khái niệm ‘quân tử’ thì người ta ào ào tự xưng mình là quân tử, thế là xứ rùa X có đến... 90 triệu quân tử!, khi có mốt trí thức thì người ra rừng rừng tự xưng là trí thức, thế là xứ rùa X có đến 90 triệu trí thức!, khi có danh ‘tiến sĩ’ thì người ta ganh ganh đi mua bằng tiến sĩ, thế là xứ rùa X có đến 90 triệu tiến sĩ… siêu tốc!
    ***
    Nhưng tui vốn quê mùa cục mịch thì vẫn tự xưng mình là HAI LÚA được chứ Huynh?
    6 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai Lúa tuy không hiển nhiên là quân tử theo cách nghĩ... xưa rích của ông Khử Tổng, nhưng Hai Lúa muôn đời vẫn là... vạn đại, nhưng đừng có 'muốn nằm' 3 lần nhé!, hehe, thank anh!

      Xóa
    2. Lưu Anh Kiệt Ừ thì Lúa muôn đời vẫn lúa, chừng nào dân Vịt bắt chước Tây ăn bánh mì thì tui sẽ chuyển đổi nhanh cho hợp lẽ nhé !

      Xóa
    3. Lúc đó sẽ gọi là... Hai Bánh Mì, hehe

      Xóa
    4. Lưu Anh Kiệt heheheheh, chính xác.

      Xóa
  2. Thaibangoc Thaiba (FB)
    Và cũng xin thưa với anh! Sáng nay anh cán bộ ca đá thau cá và đập phá nông sản của nhân dân cũng khẳng định việc mình mần là không sai, chỉ không tốt thui! Anh nghĩ sao ạ?
    6 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi thì cái vụ 'ném đá quá đà' này xin... dừng lại, vì là người sống ở xã, nên tôi biết ở xã khi người dân đã biết hết, CB xã đã thành thật xin lỗi thì anh ta/chị ta sẽ kg dám tái phạm nữa đâu!... Thank anh!

      Xóa
  3. Nhiên Phạm Châu An (FB)
    Chỗ xấu... hổng ai dành
    Chỗ tốt... chả được yên
    Mỗ cũng đích thị là không trí thức
    2 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, 'mỗ' đã là... thiền sư rồi thì cần cmn gì trí thức, hehe,
      P/s: cmn là từ... mới học, hehe. Tư tưởng... nớn gặp nhau, tks!

      Xóa
  4. Ha Thi Thanh Vi (FB)
    "Ái Nữ tôi là nông dân không có đất, tới Xóm Lá này “thửa miếng đất cày chơi”, kết bạn cùng những người hàng xóm tươi vui, mà chỉ phải quảng cáo “underwear” cho Blog Việt…" http://hoithocuavutru.blogspot.com/.../tai-hoa-va-bi-hiem...
    "Tài hoa và bí hiểm" - đặc điểm của người Việt Nam
    Độc tấu “chèo đời mới” của Ái Nữ (Đăng ngày 31-5-2013, sau khi đăng "Cây gậy Thương Hiệu và đám mây Lý Thuyết" hơn hai tuần. Bài này t...
    HOITHOCUAVUTRU.BLOGSPOT.PE
    35 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muội làm huynh tới giờ này vẫn còn tức cười, hồi đó (tháng 5/2013), đọc, nghĩ 'ủa, sao bà già 70t này lắm tài thế ta!, biết nghệ thuật hát chèo, mà còn biết viết kịch bản chèo nữa', phục lé mắt nuôn!... Sau này điều tra ra thì mới biết bà ta là 'mặt trời bé con' tính còn mới... 9 tuổi', lại chả biết gì về... chèo, ha..ha..ha...

      Xóa
  5. Nguyễn Phu Tôi lại mới gửi tặng
    "Kẻ hay chửi người khác là ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật’ thì, về mặt nào đó, y đang vô tình đi trên con đường ‘hạ đẳng’!, kẻ hay chửi người khác là ‘ngu’, là ‘dỏm’ là y đang tự thú về bản thân y!, ngoài ra, kẻ chửi người ta là ‘ngu’, biết đâu y lại còn ngu hơn!"
    tới mấy cao thủ võ lâm ở đây. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=904835316349079&id=100004678577480
    :)
    Hồ Đông Thụy
    Hôm qua lúc 16:13 ·
    "Tướng về hưu"
    Vấn đề không phải vì dám nói những đề tài gai góc như trong clip mà bị hồi hưu trước niên hạn mà là vì những lời chém gió của bọn phản cave, bọn dâm chủ,... sau khi clip đó được đăng tải.
    Chẳng có thằng nào chém mà nhân đạo và có tinh thần cầu thị như phó đô thống đâu. Bọn phản cave, bọn dâm chủ,... chúng nó chém theo kiểu xuyên tạc nội dung, như "đau bụng uống nhân sâm thì chết" mà chúng bỏ 2 chữ sau cùng".
    Sợ quá, ngưng chém thôi, viết kiếm hiệp cho lành !
    19 phút

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Phu Tôi lại mới gửi tặng
    "Kẻ hay chửi người khác là ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật’ thì, về mặt nào đó, y đang vô tình đi trên con đường ‘hạ đẳng’!, kẻ hay chửi người khác là ‘ngu’, là ‘dỏm’ là y đang tự thú về bản thân y!, ngoài ra, kẻ chửi người ta là ‘ngu’, biết đâu y lại còn ngu hơn!"
    tới mấy cao thủ võ lâm ở đây. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=904835316349079&id=100004678577480
    :)
    Hồ Đông Thụy
    Hôm qua lúc 16:13 ·
    "Tướng về hưu"
    Vấn đề không phải vì dám nói những đề tài gai góc như trong clip mà bị hồi hưu trước niên hạn mà là vì những lời chém gió của bọn phản cave, bọn dâm chủ,... sau khi clip đó được đăng tải.
    Chẳng có thằng nào chém mà nhân đạo và có tinh thần cầu thị như phó đô thống đâu. Bọn phản cave, bọn dâm chủ,... chúng nó chém theo kiểu xuyên tạc nội dung, như "đau bụng uống nhân sâm thì chết" mà chúng bỏ 2 chữ sau cùng".
    Sợ quá, ngưng chém thôi, viết kiếm hiệp cho lành !
    19 phút

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Phu Tôi lại mới gửi tặng
    "Kẻ hay chửi người khác là ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật’ thì, về mặt nào đó, y đang vô tình đi trên con đường ‘hạ đẳng’!, kẻ hay chửi người khác là ‘ngu’, là ‘dỏm’ là y đang tự thú về bản thân y!, ngoài ra, kẻ chửi người ta là ‘ngu’, biết đâu y lại còn ngu hơn!"
    tới mấy cao thủ võ lâm ở đây. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=904835316349079&id=100004678577480
    :)
    Hồ Đông Thụy
    Hôm qua lúc 16:13 ·
    "Tướng về hưu"
    Vấn đề không phải vì dám nói những đề tài gai góc như trong clip mà bị hồi hưu trước niên hạn mà là vì những lời chém gió của bọn phản cave, bọn dâm chủ,... sau khi clip đó được đăng tải.
    Chẳng có thằng nào chém mà nhân đạo và có tinh thần cầu thị như phó đô thống đâu. Bọn phản cave, bọn dâm chủ,... chúng nó chém theo kiểu xuyên tạc nội dung, như "đau bụng uống nhân sâm thì chết" mà chúng bỏ 2 chữ sau cùng".
    Sợ quá, ngưng chém thôi, viết kiếm hiệp cho lành !
    19 phút

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chời, đại hiệp Nguyễn Phu hay thích... huậy món chanh đường quá ta!, tại hạ thường viết cho đỡ buồn sau khi cà phê sáng, kg tham gia vào cõi ta bà này đâu!, hehe... Tks, vui nhé!

      Xóa
  8. To: Ha Thi Thanh Vi
    Huynh mới chôm được một đoạn hay có liên quan đến.. 'hơi thở của vũ trụ':
    (Trích lời bình của Tạ Tỵ)

    Thơ với Bùi Giáng, đích thực không phải cứu cánh, chỉ được thực hiện nhằm giải tỏa ám ảnh về thân phận trong vòng đai cuộc sống nhiều băn khoăn với ý thức siêu hình. Cái sa-mạc-cõi-đời-thế-giới-hôm-nay đầy ngụy trang, bất trắc. Nó u tối như vùng địa ngục, nếu không, cũng rừng rú man rợ, hỗn loạn trước mắt nhìn thi sĩ.
    Bùi Giáng – người thơ, không ở trong trạng thái bình thường cả tâm hồn lẫn nghệ thuật. Sự đòi hỏi về mình, cho mình cái tuyệt đối trong sáng tạo là yếu tố căn bản cho mỗi cá nhân làm văn học, nghệ thuật. Tuyệt đối, con người từ vạn cổ đã đi tìm tuyệt đối. Nhưng tuyệt đối cũng như chân lý, chúng không phải vật thể để con người có thể dùng mắt nhìn, dùng tay sờ, dùng trực giác phán đoán và phân tích chúng qua suy luận. Tuyệt đối là vô hình, vô ảnh. Nó sống do mơ ước, cũng chết theo mơ ước! Cũng chính vì con người ham tìm tuyệt đối nên mới nảy sinh tiến bộ. Cái tuyệt đối biến mất, và trở thành tương đối lúc con người tưởng rằng đã tới nó. Vậy, cái điều thi nhân mơ ước giữa cõi Thơ, đi tìm tuyệt đối trong tư tưởng, ngôn ngữ, mãi mãi chỉ là thất bại! Điều này, khi luận về chữ “Đạo” Lão Tử đã nói:
    - “Có một cái nó bao gồm hết thảy, nó sinh ra trước khi có Trời có Đất. Nó yên tĩnh biết bao! Nó trơ trọi biết bao! Nó đứng một mình và không thay đổi. Nó hồi chuyển về bản thể của nó không một chút nguy hại và nó là Mẹ của Vũ Trụ. Ta không biết tên nó, nên gọi nó là “Hành Lộ” là “Đường Đi”(the Path). Miễn cưỡng ta gọi nó là “Vô Cùng Tận” (the Infinite). Vô Cùng Tận là Phù Du (Fleeting); Phù Du là Tiêu Tán (the Vanishing); Tiêu Tán là Phản Hồi (the Reverting). Đạo ở “Thông Lộ” (Passage) hơn ở trong “Hành Lộ” (Path). Nó là tinh thần của “Vũ Trụ Biến Hóa”, – sự sinh trưởng không ngừng luôn luôn quay trở về bản thể để sinh sản ra những hình thức mới. Nó cuộn mình lại như rồng, biểu tượng sở thích của môn đồ Đạo gia. Nó cuốn lại và tỏa ra như mây. Có thể ví Đạo như cuộc Biến Thiên Vĩ Đại. Theo chủ quan, nó là khí chất của Vũ Trụ. Tuyệt Đối của nó là Tương Đối…
    (Trà đạo – Tiểu luận, trang 53-54, Okakura Kakuzo, Bảo Sơn dịch)
    …Chân nhân đời xưa đưa ra một “chủ thuyết” nào đó, đều có như là tình phi đắc dĩ? Chẳng đừng được mà phải nói. Nói ra, mà vẫn có chỗ như là chẳng muốn nói ra.
    Chẳng đừng được mà phải nói tới nhân nghĩa, lễ nghĩa, như Khổng Tử.
    Chẳng đừng được mà phải nói bỏ nhân nghĩa, lễ nghĩa đi, như Lão Tử.
    Chẳng đừng được mà viết Tề Vật Luận, như Trang Tử… muốn gác bỏ chuyện thị phi, mà vẫn cứ bị bó buộc phải nêu mãi chuyện thị phi…
    ...Cái cõi thơ đích thực Bùi Giáng hằng nguyện cầu và mơ ước nó vẫn mênh mang dâu bể, bát ngát ở đầu bến Mê, với bóng dáng chàng nghệ sĩ phiêu đãng...:
    Ngài đã gặp tượng đá kia của đá
    Một hoàng hôn hồn lữ thứ tiêu tao
    Ngài đã thử trao cho ngàn cây lá
    Gọi chim bay về mỉm miệng cười chào
    Ngài đã định một lần kia thư thả
    Dưới trăng rằm vô định tuyệt tăm hơi
    Mở ngọn cỏ tìm vết chân hội họa
    Giấu quan san liều một trận không lời
    Ngài bắt gặp một lần kia xứ lạ
    Nước mênh mông hồ hải mộng xanh trời
    Ngài đã vạch một ngân hà óng ả
    Cho tinh kỳ du ngoạn giữa kim bôi
    Và tinh sương thấp thoáng lấp chôn rồi…
    (Sa mạc phát tiết, Bùi Giáng)

    Trả lờiXóa
  9. ĐỌC CHO VUI!, HA..HA..HA...
    (TG: Nguyễn Trương Kiếm Sơn, fb Bùi Oanh)
    Sau HNTW lần thứ n khóa xyz, một số đồng chí sau đây cũng sẽ bị khiển trách và cảnh cáo :
    1. Đồng chí Âu Cơ: vi phạm pháp lệnh sinh đẻ có kế hoạch, đẻ một phát ra 100 quả trứng vịt lộn, phá giá thị trường.
    2. Đồng chí Mỵ Châu: kết hôn với người có lý lịch mờ ám, chứa chấp hàng giả (nỏ thần) từ Trung Quốc.
    3. Đồng chí An Dương Vương: thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất nước.
    4. Đồng chí Hùng Vương: bổ nhiệm toàn con cháu, người nhà giữ chức vụ nhiều đời, không đúng quy trình.
    5. Đồng chí Thạch Sanh: can tội tiếp tay cho lâm tặc đốn củi phá rừng ở Yên Bái.
    6. Đồng chí Tấm: lấy xác người (Cám) làm giả mắm tôm, vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu tới văn hoá cá mắm VN.
    7. Đồng chí Cuội: tội nói dối, lừa đảo bán hàng đa cấp, bỏ trốn lên Mặt Trăng. Đang bị cảnh sát quốc tế truy nã.
    8. Đồng chí Chử Đồng Tử: tắm truồng khoe hàng khủng, làm lộ bí mật nhà nước, lại còn quyến rũ đàn bà, vi phạm đạo đức thuần phong mỹ tục Việt nam.
    9. Đồng chí Phạm Ngũ Lão: đan sọt giữa đường, gây tò mò tụ tập đám đông, cản trở giao thông, đã bị xử phạt hành chính nhiều lần.
    10. Đồng chí Mai An Tiêm: tội khai khẩn, chiếm giữ đất nông nghiệp trái phép.
    11. Đồng chí Thủy Tinh: xả lũ không đúng quy trình, gây lụt lội
    12. Đồng chí Sơn Tinh: buôn ngà voi và động vật quý hiếm.
    13. Nữ đồng chí Thuý Kiều: làm thâm thụt, thất thoát vốn tự có của Hội phụ nữ VN.
    14. Đồng chí Minh Mạng: vi phạm luật hôn nhân, giường chiếu.
    15. Đồng chí Trạng Trình: sử dụng mạng mồm thiên hạ, đưa ra những dự đoán tiêu cực, gây bất an cho dư luận.
    16. Hai đồng chí Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống: làm công tác ngoại giao nhưng chưa hoàn thành tốt việc xây dựng quan hệ hữu nghị Trung -Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hanh Hong (FB)
      Hay quá huynh ơi hi..hi... Chém gió hay quá. Chúc huynh buổi tối vui vẻ nhé
      10 giờ

      Xóa
    2. Huynh thấy câu chuyện 'đùa' này có thú vị đấy chứ!, nó có phần gợi ta nhớ lại Sử Việt (bây giờ nhiều người, nhiều cháu... yếu môn Sử lắm, chả biết ai vô ai đâu, hehe)... Thank nhé!

      Xóa
    3. Hanh Hong Hi..hi..hi. Chúc huynh ngày mới vui vẻ huynh nhé hi..hi. Em thấy lịch sử VN cũng hay hay, cũng may là những nhân vật huynh nêu tên em đều biết tiểu sử hết, hi..hi..hi..., nên em biết huynh chém gió hay, em ngưỡng mộ huynh (viết) về tiểu sử các nhân vật lịch sử và hiện tại còn em chỉ biết lịch sử xưa còn nay em chả thèm để ý chỉ lo kiếm tiền nuôi con thôi, hi..hi..hi..hi. Em cũng đáng ngưỡng mộ mà đúng 0 huynh, mẫu tử tình thâm lúc nào cũng 0 lỗi thời huynh nhé, hi..hi..hi...

      Xóa
    4. Huynh sẽ dùng câu nói này của... soái muội HH vào bài viết kế tiếp, hehe..., tks!

      Xóa
  10. TƠ TRỜI = TÀNG LANG SA
    À, bạn Sáuv (Mietvuon Sau), mình nghe bạn nhắc vụ này một lần rồi, nhân tiện…

    Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
    Vấn vương với sợi TƠ TRỜI
    Tình riêng bỏ chợ
    Tình người đa đoan.
    https://www.youtube.com/watch?v=sVDSJU8bu6I
    Theo một số blogger mà mình thu thập được trên tinmoi.vn, thì…

    TÀNG LANG SA là tên gọi một dạng vật chất có trong tự nhiên, nhưng tôi lấy làm lạ khi trước đây trong bài thơ cóc sáu (!) có nói đến loài này thì hầu hết những anh chị em miền Bắc ko hề biết! và càng lạ hơn là chúng chỉ xuất hiện trong Nam hồi mình còn rất nhỏ... (bloger khuctinhxanh)
    Tơ trời hay còn gọi là tàng lang sa. Tơ trời theo tôi đã từng rất nhiều lần chạm vào nó khi gió nhẹ nó bay thấp, giống hệt tơ nhện nhưng nhiều, dài và trắng hơn. Có nhiều khi nó nhiều đến nỗi như một vạt lụa dài hàng trăm mét (!). Còn nó từ đâu ra tôi cũng không biết.
    Nó giống sợi tơ nhện (và chắc là sợi tơ nhện thôi) nhưng dài ơi là dài, dễ đến 4-5 m, vắt ngang vườn đỗ, nắng chiếu vào lóng lánh rất đẹp. Mình hỏi mẹ bảo đó là sợi tơ trời. => Tơ trời đúng là thường xuất hiện vào khoảng tháng 8 khi hết mùa mưa, vào ngày trời nắng trong.
    Vào trời nắng, rơi từ trời xuống, ở quê dễ thấy hơn, nó bám vào cây, đồng lúa. Có những đoạn cả 10 m, màu trắng muốt. Tôi cũng đã hỏi nhiều người nhưng không ai biết nó là gì.
    Tôi cũng thấy nhiều lần ở quê, nhất là đồng lúa, và tận tay sờ vào. Loại tơ này mỏng như tơ nhện nhưng không đều (như tơ dệt vải bị lỗi), màu trắng tinh, dài vô tận, từng lớp từng lớp tơ rơi xuống theo gió nhẹ, thường phát hiện vào lúc 14-15 giờ, trời trong mát, nắng nhẹ, dân gian quê tôi gọi là tàng lang, nhưng không biết từ đâu đến, được hình thành như thế nào?
    https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSxZ0_buVUgtKTeP2GhoNR5_kY7LTd_bzHxBW_9wi8RMfQ7WCp5
    Tơ trời là sự kết hợp của ánh nắng mặt trời và không khí. Các hiện tượng phản xạ, khúc xạ hay tán xạ ánh sáng tạo nên một vẻ lung linh huyền ảo giống như các sợi tơ khi chúng ta nhìn vào.
    Tơ trời do khí CO2 và Oxy kết tủa tạo thành nó rất nhẹ, khi trọng lượng nó (đủ) lớn sẽ rơi xuống đất ở tốc độ thấp, bay theo không khí (rồi) từ từ đáp xuống mặt đất.

    Hihi, tò mò tí cho vui, chúc vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hiền
      -CÒN ĐÂY LÀ NỘI DUNG CÒM CỦA ANH HAI RẠCH GIÁ:
      Tàng lang sa là nitơ đó em trai ạ. Nó là do những xung động của bầu khí quyển tạo nên trong quá trình thay đổi nhiệt độ của một vùng không khí này chênh lệnh với một vùng không khí khác hay do sấm sét tạo ra. Đây là một loại phân bón tuyệt vời cho thực vật đấy em ạ.

      Nếu đầu ai bị tàng lang sa bám vào thì đầu... mau bạc và mau khôn. Cái này em tin không? Hihi
      *KHUCTINHXANHXUA*
      21 giờ

      Xóa
    2. Ủa, khuc tinhxanhxua là anh à (hay em nào khác)?, hehe, tôi sẽ đăng bài này và nói thêm, Tks!

      Xóa
  11. Phạm Hiền (FB)
    Đọc hết toàn bài, vì không phải là trí thức nên PH chỉ cảm nhận được hai từ Nhứt Cư, có nghĩa là số dzách nơi mình ở.
    22 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá!, định nghĩa mới về Nhứt Cư, tiếng Việt mình phong phú, đa nghĩa lắm!... À, anh coi vụ 'tàng lang sa' bên trên (bình cho SMV) thử xem... Ngày mới vui!

      Xóa