Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

1043. Chí Phèo dưới cặp mắt 2017 (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho Chí Phèo, Thị Nở
Em ngồi soi nước, làn thu mướt
Xanh  mờ, trắng ảo, phớt liêu trai
Sương bay, ngự gần bên gót ngọc
Hạt nước vần xoay, quên nỗi đau!
Phố nhỏ mưa ngâu, trần gian tuyết
Ai ẩn trong mờ, ai biết ai!
Dáng cong ai mướt, còn ai rét
Ai nỡ là tiên, cho tuyết say!
---------


Mình mới đọc được một bài viết của một nghiên cứu sinh (Nguyễn Sóng Hiền, ở Australia) nói rằng nên đưa truyện ‘Chí Phèo’ ra khỏi Chương trình sách Ngữ Văn lớp 11… Mình… tiếp thu ngay!, đó là vì mình hầu như chả có dị ứng với bài viết hay tút nào cả, mà có một bạn gái nói là ‘số anh rất may mắn’ (!)… Nói vậy chứ tôi cũng bị dị ứng, nếu có ai bêu rếu tôi trên mạng, nhưng nói chung là tôi chơi blog cho vui, thích nhiều đọc nhiều, thích ít đọc ít, không thích không đọc, chả có thì giờ đâu mà chửi rủa, mạt sát ai, thế thôi, cho phẻ, hehe…
Trước tiên, tôi không phản đối nội dung bài viết của anh, nhưng TÔI KHÔNG NGHĨ RẰNG NÊN NGƯNG GIẢNG ‘CHÍ PHÈO’ TRONG NHÀ TRƯỜNG!, bởi ‘Chí Phèo’ là một tác phẩm hiện thực, rất hiện thực! Thiết nghĩ một nhà văn (hay họa sĩ/nhạc sĩ/nhà điêu khắc…) nào đó cung cấp cho ta một bức tranh hiện thực gì gì đó, thì việc ngắm, nhìn, nghiên cứu, suy luận, nhận xét, phán xét…, thậm chí vận dụng hay chối bỏ nó như thế nào là tùy ý ta…; ‘hiện thực’ ở đây còn có nghĩa là có thể tốt xấu, đúng sai, thiện ác, chính tà, (lề) phải hay trái, ‘Liễu Hạ Huệ’* hay tà dâm (Hình nền)..., tùy, nhưng không có nghĩa là ta ‘phải’ học tấm gương của (các) nhân vật trong bức tranh đó, như Doremon, Einstein, Giáo chủ Ma giáo, Nhạc Bất Quần, Người Nhện, nàng Rebecca/Amelia*, Thị Nở, Hitler, A Cu hay Chí Phèo!
Hồi trẻ tôi nghe gọi là ‘hiện thực phê phán’, gần… già nghe cụm từ ‘hiện thực huyền ảo’, méc mệt!... Thiết nghĩ các nhà văn cung cấp cho ta (các) bức tranh hiện thực, mà có thể là phê phán hay không phê phán!... Còn văn chương nào mà lại không có ít nhiều hư cấu trong đó, hư cấu ít thành ra chuyện đời thường hay ‘chuyện thường ngày ở huyện’, hư cấu nhiều có thể thành chuyện/phim dã sử, trinh thám/hình sự, võ thuật, xã hội đen, ma quái, khoa học viễn tưởng, siêu nhân, kiếm hiệp hay tiên hiệp… như ‘Ác quỷ Dầu Cù Là’ (Dracula), ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’, ‘Batman’, ‘Ben Hur’, ‘Gulliver du ký’, ‘Hàm cá mập’, ‘Hố đen tử thần’, ‘Ma trận’,  ‘Sông Côn mùa lũ’ (Nguyễn Mộng Giác), ‘Sở Lưu Hương’, ‘Tây du ký’, ‘Thị trấn Banshee’, ‘Thủy hử’, ‘Ỷ thiên đồ long ký’… - nhưng dù sao thì chúng cũng có ít nhiều tính huyền ảo ảo, hoặc là ‘thực mà không thực’, hoặc là ‘không thực nhưng mà thực’, bởi vì là cái gì cũng có gốc là thực - trí tưởng tượng của con người trong đó, có gì đâu mà 'chủ nghĩa hiện thực huyền ảo’!, méc mệt!

1
Mới đây anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh Trường ĐH Newcastle (Australia), gửi tới Vietnamnet bài viết nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục dạy tác phẩm "Chí Phèo" trong chương trình phổ thông hay không. VietNamNet giới thiệu bài viết của anh Nguyễn Sóng Hiền.

Ở khía cạnh văn học, tác phẩm có thể được đánh giá là thành công về phong cách viết. Tuy nhiên, đứng trên góc độ giáo dục, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ lại.
Liệu có nên vẫn tiếp tục giữ trong chương trình phổ thông hay không, khi mà bản thân tác phẩm "Chí Phèo" không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh?
Để minh chứng cho những nhận định trên, tôi xin phân tích một cách khách quan và logic về tác phẩm này.
* Chí Phèo đại diện cho ai?
Nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá. Nhưng theo tôi, đây là một nhận xét phiến diện và mang tính áp đặt.
Nếu xem xét kỹ toàn bộ tác phẩm, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục, Chí được nhặt về nuôi và đi ở hết nhà này đến nhà khác.
Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá.
Bản thân một đứa trẻ bị bỏ rơi đã mang cho mình số phận thiệt thòi, huống chi lại được sinh ra trong một xã hội lạc hậu và đầy rẫy bất công ấy.
Vậy, Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy.
* Chí là người tốt hay xấu?
Khi còn là đứa trẻ, Chí vẫn là một đứa trẻ tốt. Chí không có ruộng nên năm 20 tuổi phải đi làm canh điền cho Bá Kiến.
Rõ ràng, trong xã hội ấy người ta vẫn nhận nuôi Chí, cho ăn, cho công việc. Có thể thấy, Chí vẫn được xã hội đó đón nhận và thừa nhận như một thành viên. Chí đã được ưu ái.
Tuy nhiên, sau khi làm thuê cho Bá Kiến, Chí bị ghen và bị đẩy đi tù 7, 8 năm. Nhiều học giả cho rằng điều này phản ánh sự áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến và địa chủ với tầng lớp bần nông như Chí. Nhưng xin thưa, nếu không sống ở xã hội đó mà xã hội có văn minh hơn đi nữa, những đứa trẻ bị bỏ rơi như Chí cũng khó để đón nhận được sự đối đãi công bằng từ xã hội. Thậm chí còn bị ngược đãi và lạm dụng, vì thân cô thế cô không ai bảo vệ.
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Sóng Hiền, Chí PhèoSau khi ra tù, Chí biến thành con người khác, một người xấu, hay một con quỷ (Hình 2). Chí uống rượu say, rạch mặt ăn vạ, đòi nợ thuê, phá phách, xin đểu, đốt quán...
Một đứa trẻ không cha, không mẹ, không được giáo dục bị đẩy đi ở tù liệu ra tù nó có thể trở thành người tốt không? Và chính lúc say Chí củng chửi cái đứa nào đã đẻ ra mà không nuôi Chí” chứ đâu chửi cái xã hội đang sống.
Đơn giản, Chí không phải là một sản phẩm của xã hội đó. Chí chỉ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở bất kỳ xã hội nào khác. Vì vậy, không thể quy chụp rằng Chí bị xã hội phong kiến lưu manh hoá, hay bị cường hào ác bá làm hại.
Lạ lùng thay, nhiều nhà phê bình và học giả còn hình tượng hoá cái cảnh Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở, và xem đó như sự thức tỉnh tính thiện trong con người Chí.
Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án. Chí đã phạm pháp. Dù về mặt nhận thức, hắn không ý thức hành vi của mình, nhưng về khía cạnh giáo dục đó là hành động cần phê phán. Mà cưỡng bức với một người thiểu năng như Thị Nở thì càng phải lên án và phê phán thích đáng hơn. Chúng ta không thể và không nên bảo vệ những hành vi trái pháp luật. Điều đó chẳng khác gì cổ suý cho lớp trẻ để bắt chước làm theo.
Nhiều nhà phê bình còn cường điệu hoá cho cặp đôi Chí và Nở, xem như là một biểu tượng xứng đôi vừa lứa. Đó dường như không phải là chủ ý của nhà văn. Chí là một tên tội phạm, một kẻ lưu manh, còn Thị Nở là cô gái đáng thương, một người thiểu năng về nhận thức, ở mãi với Chí bảy ngày mới nhớ ra rằng phải về hỏi dì.
Như vậy, Nở là người bị hại, bị Chí lợi dụng lúc ngủ say để cưỡng bức. Vậy thì tại sao chúng ta có thể ghép đôi cho một kẻ lưu manh với cô gái vô tội? Chưa kể sau này, Nở lại mang bầu và lại ôm thêm nỗi khổ vào thân. Dù đánh giá ở khía cạnh nào đi nữa, Chí vẫn là kẻ xấu.
* Chí đáng thương hay đáng lên án?
Số phận của Chí là một số phận đáng thương, vì khi sinh ra đã phải chịu thiệt thòi và bất công. Nhưng chúng ta cũng kịch liệt phê phán và phản đối những hành vi lưu manh, thú tính của hắn.
Và ngay cả việc giết Bá Kiến sau khi uống rượu say cũng là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hoá nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá.
Nhưng xin thưa, đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng. Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội.
(Nguyễn Sóng Hiền. Bài viết thể quan điểm của tác giả) 
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/nen-dua-tac-pham-chi-pheo-ra-khoi-chuong-trinh-ngu-van-11-412525.html

2
Từ 1975 đến nay, tôi lai rai đọc nhiều tư liệu/tài liệu ‘bình về Chí Phèo’ (kể cả 5-6 bài viết ‘phản đối’ anh sinh viên nói trên), nhưng tôi đều thấy không thỏa!, vì toàn thấy là nói tới nói lui, nói qua nói lại, nói xa sự thật, từ những tay ‘hủ nho’ cũ mềm cho đến những tay tự xưng là ‘mới’ nhưng nhìn đầy phiến diện, chả thấy bài bình luận nào là ‘chuẩn’ để tôi có thể giới thiệu cho bạn đọc ở đây!
Vâng, tôi đọc từ thời 'tương đương Lê Đình Kỵ’ tới Hoàng Như Mai ngày xưa…, cho tới Phạm Thiên Thư mới đây, thấy người ta cứ nêu đi nêu lại mấy luận điệu xưa rích như sau:
- Bá Kiến là kẻ áp bức bóc lột!, là người xấu!, Chí Phèo… nổi điên giết Bá Kiến, vậy Chí Phèo là người tốt!!! (chưa nói đến chuyện Chí Phèo xỉn, cầm dao đi tìm giết cả nhà Thị Nở, rồi đi nhầm qua nhà Bá Kiến!!!)
- Chí Phèo có khát vọng muốn làm người tử tế (lương thiện)!!!
- Hễ ai nghèo như Chí Phèo là phong thuộc… ‘giai cấp nông dân’ (giai cấp vô sản)!, trong khi anh ta chưa làm... nông ngày nào!!! (nhưng tréo cẳng ngỗng ở chỗ là nay những ai có biệt phủ hay Phủ Chúa thì cũng hiển nhiên… vô sản!!!)
Kết quả hình ảnh cho Chí Phèo, Thị Nở- Mượn chuyện ‘ai lớp du bạch bạch’ dưới bụi chuối, nhất là ‘bát cháo hành’ - mà ai đọc bài này cũng đã từng được bạn khác giới cung cấp mấy chục lần trong đời (là ‘chuyện thường ngày ở huyện’, tôi cũng bị vậy!, hehe), để phong mối tình Chí Phèo-Thị Nở lên ‘Thiên tình sử’, là ‘xxx thướng đến thế là cùng’ (Hình 3), đẹp như mộng như mơ, đẹp hơn ‘Dương Qúa-Tiểu Long Nữ’, hơn ‘Romeo-Juliet’, nói chung là đẹp nhất… ‘vũ tru’!!!
- Việc nhậu nhẹt say xỉn, rồi ra đường ‘chân nam đá chân xiêu’*, chửi ‘Đan Mạch, Cmn’ suốt ngày làm ảnh hưởng toàn thể bà con lối xóm, làm hư con nít…, nay thuật ngữ gọi là làm ‘ô nhiễm môi trường tinh thần nặng’, lại được độc giả dễ dàng… bỏ qua!!!
- Hành động ‘đi đâm thuê chém mướn’, ‘cưỡng hiếp phụ nữ’, hay hành động của một ‘đối tượng hình sự’ cực nặng là giết người của Chí Phèo, lại được… bỏ qua - không khép vào luật hình sự!!!, vân vân và vân vân, nhất là,
- Xã hội ‘cũ’ làm hư Chí Phèo, chứ xã hội ‘mới’ thì đâu có đâu!!!
Nói như chuyện… tiên hiệp của Tàu, ha..ha..ha…
*
Còn trong hiện thực? Có Bá Kiến, cô Ba, Chí Phèo, Thi Nở - người thật việc thật… Bá Kiến là người giàu nhưng tốt bụng - hay giúp đỡ người khác, cô Ba sống bình thường như mọi người, Chí Phèo hiền lành và không có ‘ai lớp du bặt bặt’ với cô Ba, còn Thị Nở thì lấy chồng đàng hoàng, có con cái, đưa vào Nam và biến mất!... Bằng chứng đây nè!:
- Về nhân vật Thị Nở, ông Đạt cười khì: “Bà ấy tên thật là Trần Thị Nở, con của một người làm cối xay tên Phó Kính ở thôn bên cạnh. Một điều ít ai biết là Thị Nở chính là dì họ của Nam Cao. Thị Nở không xấu xí đến độ “ma chê quỉ hờn” như mô tả của nhà văn, nhưng cũng rất là... không đẹp, tính tình “mưa nắng thất thường”, lại còn có tật xấu là bạ đâu ngủ đó. Ông Đạt kể có thời Thị Nở làm thuê cho bà ngoại của ông, nhưng thị rất “hâm”, làm đâu hư đó và cũng khá mồm miệng. Có lần bà ngoại Nam Cao chê cơm Thị Nở nấu dở, thị cãi “tại chưa ngon chứ không phải... dở”. Các bô lão trong làng kể khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, ai cũng dễ dàng nhận ra nhân vật người đàn bà trùng tên ấy là ai, nhưng chưa hề nghe Thị Nở càu nhàu gì. Mỗi lần có ai chọc, thị chỉ cười khì... Thị dở hơi nhưng được cái lành lắm!
Ông Đạt khẳng định: “Chuyện yêu đương của hai người là không có, thậm chí cả hai cũng chẳng có mối quan hệ gì, dù đôi lúc họ vẫn chạm mặt nhau trên đường làng”.
Riêng Chí Phèo, dù thỉnh thoảng có làm thuê cho nhà Bá Kiến, nhưng anh ta và bà Ba không hề “ọ ẹ” gì với nhau. Cũng chưa từng nghe nói Chí Phèo có vợ con hay qua lại với người phụ nữ nào ở làng, dù đôi lúc say xỉn anh ta cũng hay trêu ghẹo các chị đi ngang điếm canh. Còn Thị Nở xấu xí dở hơi như thế, nhưng rất chuyên chính. Thị vẫn lấy chồng, sinh con đàng hoàng. Chồng Thị Nở cũng là người làm thuê từ nơi khác đến. Sau này, cả nhà Thị Nở bỏ vào Nam sinh sống rồi bặt tin từ đó. (Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở’*)
*
Vậy trong có thế giới huyền huyền ảo ảo của nhà văn, ai là tên ác ôn Bá Kiến mà Chí Phèo phải giết để xây dựng nên xã hội… mới cáo!... Nói chung là tôi thấy mấy chục năm nay, vì một lý do nào đó mà người ta vô tình hay cố tình chả muốn hiểu ‘Chí Phèo’ - một tác phẩm bình thường mỏng có cỡ 20 trang (cười), hãy trả lời mấy câu hỏi trên thì sẽ… hờ-iêu-hiêu-hỏi, hehe…
Kết quả hình ảnh cho Chí Phèo, Thị NởVà nếu bảo tôi nhận xét có tính chất vũ đoán, thì hãy xem ‘Chí Phèo - Cuộc lừa dối vĩ đại’*, mạnh hơn thì cụ Wikipedia đã… phán: ‘Đến đây ta có thể nghĩ rằng, Chí Phèo đã làm hiện hình cái văn hoá vô chính phủ của dân làng Vũ Đại, là hiện thân những khát vọng nổi loạn tiềm ẩn trong vô thức cộng đồng. Ai cũng muốn đái vào cái miếu đã mất thiêng nhưng không dám đái, thì có Chí Phèo đái hộ. Sự dung túng Chí Phèo là một hình thức phản kháng của người dân’ (Hình 4), nhất là có một đạo sĩ tu luyện… ngàn năm vào bình đây nè!:
- Bất cứ tác giả văn học nào nếu đội mồ sống dậy chỉ biết cười vì các nhà bình luận thui! (Mac Dung)
*
Người ta ‘phản đòn’ anh sinh viên bằng cách viện ‘chứ Marquez cũng hiện thực đấy!’, rồi ‘Alexandre Dumas đấy!’, ‘Dostoievski đấy!’, ‘Hemingway đấy!’, ‘Lev Tolsoi đấy!’, ‘Mạc Ngôn đấy!’, ‘Nguyễn Du đấy!’, ‘Victor Hugo đấy!’…, đấy đấy đấy cả đống đấy!, nghe pháo nổ đùng đùng! Nhưng ‘hiện thực-thân phận con người’ của người ‘Tây’ khác!, nếu không muốn nói là có triết lý/tính tư tưởng sâu, xa hơn một bậc so với Nam Cao!, mà trong phạm vi 3-4 trang, tôi chỉ có thể lấy ra đây Marquez và Mạc Ngôn.
Những người trong ‘Trăm năm cô đơn’ của Marquez* là cùng huyết thống (dòng họ), trong một ngữ cảnh ‘huyền ảo’, họ: anh lấy em, bác, chú, thiếm, cô, dì… lấy nhau tùm lum - giống như cảnh ‘quần hôn’ thời nguyên thủy, kết quả là có thể đẻ ra quái thai, thậm chí có đuôi (do ‘gen di truyền khuyết tật’ của mấy đời, mấy chục, mấy trăm đời trước… có tính ‘trội’, chứ không ‘lặn’ như trong trường hợp lấy người của dòng họ khác), và cuối cùng thì dòng họ này cũng bị tuyệt chủng!...  Dường như ý tác giả là nếu một dòng họ ‘bế quan tỏa cảng’ - không ‘giao thoa’ với các dòng họ khác thì dòng họ đó sẽ có ngày bị tuyệt diệt; rộng hơn, nếu một dân tộc ‘bế quan tỏa cảng’ - chỉ biết có một thứ chủ nghĩa hay một thứ triết, thì dân tộc đó sẽ nhược tiểu, nói dễ hiểu là sẽ nhu nhược, yếu đuối, và có khả năng cao sẽ bị dân tộc khác… diệt!; nói nôm na là nếu một dân tộc chỉ suốt đời ăn mỡ heo thì lấy đâu đủ vitamin để mà không bị teo não!
Người đẹp Ngọc Nữ - trong ‘Phong nhũ phì đồn’ của Mạc Ngôn*, lai Tây, là một sản phẩm kết hợp Tây-Tàu, thấy mẹ là Lỗ Thị quá khổ (dưới thời ‘Đại nhảy vọt’, 1958-1961), phải ăn cắp bắp hột của nông trường, nuốt vào bụng, rồi về nhà nôn ra, nấu cho con ăn, bị nông trường bắt được lấy rọ buộc vào mõm như con heo…, nên nàng ra dòng sông vắng nhảy xuống tự tử để cho mẹ đỡ khổ, xác chết của nàng trôi nổi bồng bềnh trên dòng sông: ôi, khổ đau thay cái thân phận con người!
Cả Marquez lẫn Mạc Ngôn, cả Đông lẫn Tây đều có cái giống nhau, đó là đều lâm vào bế tắc!, Nam Cao cũng không ngoại lệ!... Đừng có định bảo rằng đấng này đáng nọ như phật giải được!, thánh giải được!, ala giải được nghen! (tôi không viết hoa - là ngôn ngữ đời thường, để tránh đụng chạm tôn giáo)… Cũng đừng nói ‘sinh, lão, bệnh, tử’, ‘tứ đại giai không’ hay ‘Tam đoạn luận’ gì gì đó của Aristot, đừng nói ‘đời là cát bụi’, ‘đời là vô thường’ cộng với mấy cái ‘thiên đàng hay niết bàn hư ảo’… làm gì cho khó hiểu!:
- Ở đời tựu trung là chỉ có quy luật ‘sinh diệt’, hễ có sinh thì có diệt, chỉ trừ khi có ai đó không được sinh ra!; và nói cho cùng, chỉ có cái chết là bất tử!

***
Nguyễn Du có một Thúy Kiều - bảo là lỗi tại ông… ‘phong kiến’, nay ông phong kiến đã chết thời tám hoánh rồi!, thì bỗng đẻ ra hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn ‘Thúy Kiều’, đi lang thang Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…, nói chung là đi ‘phượt’ khắp thế giới cho vui cái cõi ta bà!
Kết quả hình ảnh cho Chí Phèo, Thị NởNam Cao có một Chí Phèo - bảo là tại tội của ông ‘chế độ cũ’, nay ông chế độ cũ cũng đi… buôn muối rồi!, thì bỗng đẻ ra hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn ‘Chí Phèo’, đi lang thang khắp các hàng cùng ngõ hẻm, để đôi giép trước cửa cũng mất - mà người Hải Phòng có nói là ‘1 mét vuông có 36 thằng ăn trộm’ (!, Hình 5), chưa nói nó nói bảo ‘nhìn đểu’ nó mà có thể bị ‘ai dứt du bụp bụp’ hồi nào không biết!, híc..híc…

Chí Phèo không hẳn là con nhà nghèo, học dốt, xấu trai…, bởi ‘ông Biệt Phủ có phải là Chí Phèo hay không?’, ‘ông Tá Sĩ Diễn có phải là Chí Phèo hay không?’, ‘ông Phọt Ma Ra có phải là Chí Phèo hay không?’, 'ông tượng đài Quan Công - Sóc Trăng?', 'ông Văn Miếu - Vĩnh Phúc', 'ông Tỏi Lý Sơn-Tinh bột nghệ', ‘ông BÓT Cai Lậy?’, ‘bà Đám Quần Chúng Không Biết Gì?’, và đặc biệt là:
- ‘Ông Cụk Cặk* có phải là Chí Phèo hay không?’.
‘Và mỗi người Việt chúng ta đều có ít nhiều chất Chí Phèo trong đó?’, Thị Nở tự hỏi.

- Tiểu sư muội hỏi gì mà hỏi lắm vậy!, huynh hổng có biết, nên ‘buồn chịu, không rảnh để nói’!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1.       Bá tước Monte Cristo (tiếng Pháp: Le Comte de Monte-Cristo) là một tiểu thuyết phiêu lưu của Alexandre Dumas cha (1802-1870). Cùng với một tác phẩm khác của ông là ‘Ba chàng lính ngự lâm’, thường được xem là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Dumas… (wiki)
2.       ‘Chân nam đá chân xiêu’, nguyên gốc là ‘Chân đăm đá chân chiêu’, đăm = phải, chiêu = trái (tiếng Việt cổ), theo Huỳnh Tịnh Của, ‘Từ điển Đại Nam quốc âm tự vị - 1895’.
3.       ‘Chí Phèo’ - cuộc lừa dối vĩ đại! (Tùy bút, Phần 1-6), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/09/736-chi-pheo-cuoc-lua-doi-vi-ai-tuy-but.html
4.       Liễu Hạ Huệ (720-621TCN): người nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng với thành ngữ ‘Tọa hoài bất loạn’ (có người bà đẹp ngồi trong lòng mà tâm không loạn): ‘Liễu Hạ Huệ một hôm dừng chân nghỉ qua đêm trước cổng thành, có một phụ nữ cũng đến trú chân. Trời lạnh người phụ nữ này bị cảm lạnh rét cóng, Liễu Hạ Huệ liền cởi áo mình ra khoác lên người cô ta rồi ôm vào lòng để cô ta hết lạnh, mà trong lòng không hề có một chút tà tâm. Lại có lần Liễu Hạ Huệ ngồi xe ngựa với đàn bà, đi cả quãng đường dài mà mắt ông chỉ nhìn thẳng chứ không hề liếc ngang lần nào.’ (wikipedia)
5.       ‘Ông Cụk Cặk’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1042-ai-ngu-liet-truyen-suu-tam-kiem.html
6.       ‘Phong nhũ phì đồn’ của Mạc Ngôn: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/01/306-mac-ngon-va-phong-nhu-phi-on.html
7.       Rebecca/Amelia: Rebecca là nhân vật ‘tà’ (lừa đảo, ham giàu, hãnh tiến), còn Amelia là nhân vật ‘chính’ (chung thủy, đoan trang, hiền thục), trong truyện ‘Hội chợ phù hoa’ (Vanity Fair) của nhà văn Anh William Thackeray (1811-1863), xem tại: http://goctruyen.com/hoi-cho-phu-hoa/
8.       ‘Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở’ (Cao Hồng Văn): https://caohongvan.blogspot.com/2011/10/su-that-chuyen-tinh-chi-pheo-thi-no.html 
9.       ‘Trăm năm cô đơn’ của Marquez: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/mac-ket-va-tram-nam-co-on.html

9 nhận xét:

  1. Lưu comt Cỏ May:

    Chạm nắng ai ngờ chạm… áo em
    Chiều buông vẽ trọn núi qua đèo
    Cỏ may lướt gối vô tình kéo
    Ta biết nên về hay ở… đây!

    Trả lờiXóa
  2. Phạm Thế Thuý (FB)
    NGLB phân tích và chứng minh tác phẩm "VHHTPP" của nhà văn Nam Cao: cặn kẽ, chí lý chí tình... và mang đậm bản sắc văn học Việt Nam xưa... nay vẫn mãi trường tồn !?!
    Nhà văn mới đừng có mà "ngựa non háu đá" he he...
    Hôm qua lúc 6:45

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ thế hệ '4.0' được đi học, nghiên cứu ở các trường ĐH trong nước hay nước ngoài... đang có cái nhìn mới, rất mới!, mà nếu ta cứ mãi nhìn bằng cặp mắt của thế kỷ trước thì hơi bị kẹt!, hehe... Bản thân tôi cũng phải thích ứng, nếu không thì 2 thế hệ chả 'tương giao':
      - Chú ơi!, chú đi đàng chú, cháu đi đàng cháu, bai bai!, nghen!
      Híc..híc...
      Tks!

      Xóa
  3. Phạm Vân (FB)
    Vâng! Một Nam Cao và một Chí Phèo thời bây giờ có ai làm Nam Cao để viết nên Bá Kiến hiện tại không ĐC? Mà nếu viết Bá Kiến thì viết làm sao hết được ạ! Nào biệt phủ, nào BOT, nào đi nước ngoài, nào tựợng đài nghìn tỷ, ối giời ơi! Nhà văn nào? Để phản ánh được trời
    Hôm qua lúc 9:51

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe..., xưa nay người ta vì 'cái gì đó' mà... lơ khái niệm 'Chí Phèo' là gì!..., nhưng Thị Nở đã nói một cách... thông thái ở trển:
      - Mỗi người Việt chúng ta đều có ít nhiều chất Chí Phèo trong đó!
      - Đâu có đâu, tui kg phải Chí Phèo!, Chí Phèo nên dành cho 'cái đám quần chúng không biết gì'!
      - 'Thế ông không phải là quần chúng à!'
      Thị Nở đá giò lái, và ông bự thiệt kia bó....trym-chấm-com!
      Ha..ha..ha...

      Xóa
  4. Phạm Hiền (FB)
    Cái cuối cùng mà tên siêu quậy Chí Phèo và một nhan sắc ma ghen quỷ hờn Thị Nở tìm được là tình yêu, sau những ngày quậy quạng tới bến. Một tình yêu đích thực mà những Chí Phèo – Thị Nở hiện đại không thể nào tiếp cận được. Cái chết của Chí Phèo, nhưng thực ra không phải Chí Phèo, như để chấm dứt một hiện thực xã hội đốn mạt cần phải chấm dứt.
    Một Chí Phèo đích thực luôn luôn xuất hiện trong “cái đám quần chúng không biết gì” là một điều cần thiết để cho những Chí Phèo có bằng Tiến Sĩ chết đi
    4 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hai bình hết ý quá!, mười... điểm,
      nên tôi chỉ biết 'hai dấu chấm gạch xiên chính giữa', chứ không cần bình gì thêm, hehe...
      Thank anh nhiều!

      Xóa
  5. Má Boon (FB)
    Thơ hay hình đẹp
    Càng đọc càng say
    Xin tặng chữ LIKE
    Tỏ lòng ái mộ
    3 giờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ái mộ là ố mại, là mố ại, là mại ố, cuối cùng là mộ ái - mèo lại hoàn mèo!, hehe..., Chí Phèo bảo vậy...
      Thank má!

      Xóa