Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

1049. Nhạc võ hiệp… (Sưu tầm và lời bình)


Truyện ‘võ hiệp’ khác với truyện ‘kiếm hiệp’, mặc dù nó đều nói về hiệp sĩ (knight), nhưng truyện kiếm hiệp siêu thực hơn, hoang đường hơn, phiêu diêu hơn và đề cập nhiều hơn đến các kiếm khách (swordsman, trong truyện chưởng nói chung), có thể vậy!… Ở phương Tây, nó đã có từ tk 4-3TCN (chẳng hạn ‘Thần Zeus/Jupiter du ký’, ‘Trận chiến thành Troya’, rồi ‘Ba chàng ngự lâm pháo thủ’…), nhưng không có ‘chưởng’; ở bên Tàu, nó (truyện du hiệp, hiệp khách, sát thủ…) có từ cuối thời Xuân Thu bước qua thời Chiến Quốc, tk5-4TCN (chẳng hạn ‘Võ lâm phong thần bảng’, ‘Thích khách liệt truyện’, rồi ‘Thủy hử’…)… Nhưng ở bên Tàu, đặc biệt là từ những năm 1950, có khai sinh ra một loại truyện ‘kiếm hiệp’* mà ta hay gọi là ‘võ hiệp kỳ tình Trung Hoa’ (Từ Khánh Phụng, Hàn Giang Nhạn…), đặc trưng nhất bởi Kim Dung và Cổ Long…
khỉ mang kiếnTôi đã đọc được truyện chưởng của Việt Nam như: ‘Lửa hận rừng xanh’ (nhân vật chính Hồng Cẩu Quấy, của Hoàng Ly); 30 tác phẩm kiếm hiệp của Ưu Đàm Hoa* (đọc tưởng truyện kiếm hiệp Tàu, nhưng có lồng chuyện Việt, do người Việt viết trước 75, nghe nói ở ‘hải ngoại’ rất khen!, nhưng tôi chưa đọc); ngoài ra, mới đây bạn Dung Mac có viết và đã in thành sách (nhưng tôi chưa đọc); hay Gia Cát Lạng, Tư Mã Hóa có viết ‘EURO diễn nghĩa’ trên báo ‘Bóng đá’ - rất hay!; rồi Lang Truong viết truyện ‘Ngu ngữ chưởng - Đại Ngu liệt truyện’* (Hình 1), tôi rất thích!; cũng như truyện ‘Nhạc chưởng’ của Việt Hoàng dưới đây, tôi cũng rất thích. Lý do: Lang Truong đã thành công khi viết mà không sử dụng quá nhiều danh từ riêng, bí kiếp hay chiêu thức của Tàu, mà sử dụng rặc… ‘võ Việt’, như: Cải Nuật Záo Zụk, chiêu Cẩu Cuồng Tại Thị, chiêu Khẩu Xuất Cuồng Ngôn, chiêu Vô Công Rồi Nghề, Công phu Ngu Ngữ Học/Phá Đại Sư Ngu Ngữ Học, Đại ‘La’ Âm Pháp, Đường Ham cô cô, Lão quái Bùi Cụk Cặk, Mục Hạ Vô Nhân Diệu Pháp, ‘Nộ’ Lôi Đài, quan Thượng Dục/Thượng Thư Bộ Dục, quan Thượng Nghiện Kiều, ‘Vũ Đại’ Quốc Sư…, mà tôi có cho đường dẫn bên dưới.
Còn Việt Hoàng mới vừa đăng ngay trong ngày hôm nay, 20/12/2017, với các từ rất… Việt như: Bí kíp phát âm/Lò luyện thanh chính phái, Cao thủ Dương Cầm, Cao thủ Tùng Dương/Tùng Dương đạo sĩ, Công phu Nhạc Sến/Công phu đặc dị Nhạc Vàng/Bí kíp Nhạc Đỏ/Tuyệt học Bolero, Đại nhạc hội quần hùng, Lãnh chúa Đàm Hưng, Ngọc nữ Lâm Chi Khanh, Ngọc Sơn giáo chủ, Thanh Lam giáo chủ/Nữ giáo chủ Thanh Lam, Thần kê Chi Pu, Tiểu bá vương Dương Triệu Vũ, Tiểu mỹ nữ Miu Lê, Truyền nhân Nhạc Sến, Trường phái Bolero danh chấn giang hồ, Tuyệt chiêu Màu hoa đỏ, Võ nhạc/Võ nhạc phía Bắc…
Xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn mà tác giả Việt Hoàng gọi là ‘Võ nhạc’ - tức là lên võ đài đấu… âm nhạc với nhau, còn tôi gọi là ‘Nhạc kiếm hiệp’ vì tác giả sử dụng ‘ngôn ngữ kiếm hiệp’.

*

THANH LAM GIÁO CHỦ, LÃNH CHÚA ĐÀM HƯNG, THẦN KÊ CHI PU VÀ NHỮNG TRẬN ĐỒ SÁT” KINH SỢ NHẤT SHOWBIZ 2017


Thời bấy giờ, ở nước Nam Việt, người dân no ấm, đời sống vui vầy nên việc hát ca, diễn xướng rất thịnh hành. Từ kinh đô phồn hoa đô hội đến chốn thôn quê đâu đâu cũng thấy người ta thi thố rồi bày gánh hát say sưa quên cả tháng ngày.
Ở vùng đất phía Nam gần sông Cửu Long rộng lớn, ai ai cũng quen với sự ngự trị đầy tự tôn của những tay cao thủ Võ nhạc như Đàm Hưng lãnh chúa, Ngọc Sơn giáo chủ, Tiểu bá vương Dương Triệu Vũ hay Ngọc nữ Lâm Chi Khanh người đã quyết tâm luyện thành công bộ Tịch tà kiếm phổ cộng thêm bí kíp Quỳ hoa bảo điển lừng danh thiên hạ.
Để củng cố ngôi vị của mình, những tay cao thủ này vẫn thường tổ chức Đại nhạc hội quần hùng mỗi năm vài lần. Họ đứng trên đài cao mang y phục sặc sỡ rồi thi triển thân pháp nhẹ nhàng tựa hồ như nước chảy mây trôi.
Mỗi khi họ vận khí lực, tống luồng hơi từ đan điền qua thanh quản rồi phóng ra ngoài thì tưởng như trời đất ngừng quay, chim chóc ngừng kêu, đám nhân sĩ phía dưới cùng thôi hò hét để lắng nghe vào tận tâm can những âm thanh du dương, nhẹ nhàng nhưng đầy mê hoặc.
Thời xa xưa, thứ cung phu đặc dị này được gọi là Nhạc Sến nhưng sau này, các đạo sĩ người Tây Dương đã minh định rõ, đây chính là trường phái Bolero danh chấn giang hồ tưởng đã thất truyền thì không ngờ nó lại phát tiết rực rỡ ở vùng đất xa xôi phía nam nước Việt.
Nhưng phía Nam có công phu Nhạc Vàng thì vùng đất phía Bắc lại thịnh hành bí kíp Nhạc Đỏ, sự phân định rạch ròi này cũng giống như Nam quyền, Bắc cước đã xưng hùng xưng bá ở Trung Hoa hàng ngàn năm trước.
Những tưởng, địa linh nào thì có nhân kiệt nấy, mỗi người hùng cứ một phương, nước giếng không phạm nước sông. Nhưng các tay cao thủ phía Bắc không cam tâm khi thấy tên tuổi của mình ngày ngày bị lu mờ, lãng quên.
Thanh Lam giáo chủ, lãnh chúa Đàm Hưng, thần kê Chi Pu và những trận "đồ sát" kinh sợ nhất showbiz 2017Một hôm, nữ Giáo chủ Thanh Lam (Hình 2), người nổi danh với tuyệt chiêu Màu hoa đỏ bỗng nhiên nộ khí xung thiên rồi lôi những tay cao thủ ở phía Nam ra mà rằng, nhiều kẻ nổi tiếng bất quá cũng chỉ nhờ thế thời chứ không có thực học, chân tài. Họ không được luyện công ở những Lò luyện thanh chính phái.

Thanh Lam giáo chủ, lãnh chúa Đàm Hưng, thần kê Chi Pu và những trận đồ sát kinh sợ nhất showbiz 2017 - Ảnh 1.Ngay sau đó, một tay cao thủ khác là Tùng Dương đạo sĩ (Hình 3), người này nổi tiếng giang hồ với các chiêu thức phát công đầy ma mị cũng đăng đàn tuyên bố, nam phụ não ấu mà đắm đuối với Bolero thì quả nhiên là sự tụt lùi của Võ nhạc, đáng lo, đáng tiếc lắm thay.
Cần phải nói về Tùng Dương đạo sĩ, Dương vốn là người luyện công Thanh nhạc nhiều năm, nếu nói về võ công chính phái thì ít ai bì kịp, tuổi còn trẻ mà tài cao vời vợi nên Dương đôi lúc cảm thấy mình đang cô đơn trên đỉnh Phù Vân.
Mỗi lần Dương phát công, âm khí réo rắt, không gian xung quanh như biến dạng khiến ai nấy vừa cảm phục vừa run sợ bội phần.
Sau khi bị hai đại cao thủ võ nhạc phía Bắc lên tiếng chê bai và có ý coi thường, Đàm Hưng lãnh chúa, Tiểu bá vương Dương Vũ đã ngay lập tức thi triển tuyệt học đáp trả dữ dội.
Đàm Hưng đứng trước quần hùng tuyên bố, kẻ nào động đến Hưng, Hưng sẽ cào mặt ra. Trước sự phản ứng dữ dội của những đại cao thủ phía Nam, Tùng Dương, Thanh Lam vội thoái lui.
Hỡi ôi, họ đâu biết rằng, bây giờ đã là thời của công phu đặc dị Nhạc Vàng. Các cuộc tranh tài thi chọn truyền nhân Nhạc Sến, tuyệt học Bolero xuất hiện như nấm sau mưa…
Nhìn vào bức tranh Võ nhạc, nơi mà đâu đâu cũng thấy người ta luyện Bolero thì đủ biết, thời của Võ nhạc phía Bắc với trường phái Luyện âm đanh thép, đòi hỏi vận dụng nhiều sức lực, kỹ thuật, trọng cương hơn nhu đã không còn độc bá nữa rồi.
Thời thế mỗi thời mỗi khác, âu cũng là quy luật của đất trời, không một cao thủ hay môn phái nào có thể đứng mãi trên đỉnh cao danh vọng.

Thanh Lam giáo chủ, lãnh chúa Đàm Hưng, thần kê Chi Pu và những trận đồ sát kinh sợ nhất showbiz 2017 - Ảnh 2.Những tưởng, bây giờ là thời thế của tuyệt học Bolero thì bỗng đâu một hôm, giang hồ xôn xao, rúng động khi một tiểu nữ mặt ngọc, mày ngài không rõ đã luyện công ở đâu mà tự nhiên xuất hiện rồi tuyên bố, ở Nam Việt, cứ cầm mic lên thì sẽ thành cao thủ Võ nhạc, tức là ca sĩ.
Tiểu nữ mặt ngọc này có biệt danh Chi Pu dường như chưa luyện qua bất cứ trường lớp Thanh nhạc chính phái nào, cũng không được đại cao thủ nào truyền cho bí kíp Phát âm, cũng chẳng qua cuộc tranh tài chọn truyền nhân Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ (Hình 4).
Chi Pu xuất hiện thi triển Võ nhạc theo kiểu vô thức vô chiêu, luồng hơi Chi Pu phát ra không cương cũng chẳng nhu, nó lào khào nhưng khi được kết hợp với thân thủ phi phàm thì thành ra một trường phái lạ lùng rất khó để nhận diện.
Nhiều cao hoảng hốt khi nghe âm khí Chi Pu phát ra giống thần kê gáy vang mỗi sáng. Nhưng lượng đồ đệ theo tiểu nữ này mỗi ngày mỗi đông, có khi lên tới vài triệu người.
Khi thấy Chi Pu - một kẻ vô danh tiểu tốt tự nhiên bước ra gây sóng gió khắp chốn giang hồ thì nhiều người khác ấm ức khôn nguôi.
Tiểu muội Mưa - Hương Tràm sau quá nhiều năm lăn lộn mà cứ kẻ nhớ người quên đã không phục mà thét lên, trời đã sinh ra Tràm cớ sao lại có thêm Pu, kẻ như Pu không xứng đứng cùng ta ở bất kỳ đâu…

Cuộc chiến giữa Tiểu muội Mưa với truyền nhân của Thần Kê còn chưa lắng xuống thì một cao thủ khác là Dương Cầm lại lên tiếng chê bai Võ nhạc của Tiểu mỹ nữ Miu Lê…
Những người có kiến văn sâu rộng, Võ nhạc tinh thông khi nhìn vào những trận tranh quyền đoạt vị diễn ra liên miên trên giang hồ thì không khỏi ngán ngẩm.
Trên chốn Võ nhạc nơi đây, bấy lâu người ta lâu nay đã quên mất truyền thống tương ái, tương thân. Kẻ non nớt đến sau thì hiếu thắng, tự phụ, kiêu căng, người có tên có tuổi đã luyện xong tuyệt học thì phát ngôn kẻ cả, ngông cuồng…
Âm nhạc vốn là thứ tinh hoa, nó giúp con người hướng đến những điều chân, thiện, mỹ. Nhưng nay nhìn vào làng Võ nhạc thì không thiếu những cảnh "đồ sát" nhau bằng ngôn từ cay độc, phũ phàng.
Những người muôn năm cũ như Văn Cao, Trịnh Công Sơn… đã mãi mãi không quay về nữa. Người dân thèm nghe những thanh âm dịu ngọt như suối mơ, dịu dàng như mùa thu từ muôn kiếp trước…
Nhưng tiếc là những thanh âm đó rất ít được ngân lên, giờ đây người ta đã biến âm nhạc thành võ đài để dìm nhau những mong tìm chỗ đứng.
Than ôi, làng nhạc Việt sao càng ngày càng giống chốn võ lâm hàng trăm năm trước.

***
Cuối cùng…
Cuối năm 2012, tôi có ý định viết một bộ kiếm hiệp dài như… Kim Dung (cười), nhưng nói thẳng là có cái rất bị kẹt, ví dụ như tôi phải dùng các bài võ, thế võ như Đinh tấn ngũ bộ pháp, Đồng tử bái Quan Âm, Đà đao Quan Vũ, Hồi mã La Thành, Long Hổ quyền pháp, Nhất bổng đả hổ, Sư tử hí cầu, Thất Sơn trúc công, Tứ bổng liên hoàn… gì gì đó: 1) ‘Tàu’ quá đi, méc mệt!; 2) Tôi không thể nào rành bằng ông ‘Kim Dung’; và quan trọng nhất là, 3) Nếu mình bắt chước người ta thì sẽ mãi mãi không thể nào bằng người ta được!, nên tôi dừng, híc..híc…

Trang web ‘soha.vn’ còn mở dấu * là: 'Bài viết thể hiện góc nhìn tác giả, có tính chất giải trí vui vẻ'.... Còn tôi?, lưu ý rằng tôi thích truyện kiếm hiệp ‘mốt Việt’ hơn, chứ không quan tâm lắm đến các nội dung ‘đả kích’, nếu có…

Trên đây tôi nói tí tí về truyện kiếm hiệp nghen, cái gì của nước ngoài, dù của Tây hay của Tàu, nếu mà ‘hay’ thì ta khen, không sao đâu, miễn sao lúc nào ta cũng phải có ý thức ‘TỰ CHỦ VIỆT’ (trả lời comt của Lệ Cam Trần); và tôi cũng rất thích lời bình của bạn trẻ Vỹ Hoàng trong bài trước, nguyên văn là:
- Đọc các bài của bác làm cháu dần được tự do bên trong hơn.

Xin cảm ơn!

(HẾT)
---------
Kết quả hình ảnh cho truyện kiếm hiệp ưu đàm hoaChú dẫn:
1.       ‘ĐẠI NGU LIỆT TRUYỆN’ (TG Lang Truong): http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1042-ai-ngu-liet-truyen-suu-tam-kiem.html
2.       Gia Cát Lạng, Tư Mã Hán, xem thêm (Phần 3): https://nhagomlabang.blogspot.com/2016/06/834-cach-nhan-biet-mot-du-gia-thu-gian.html
3.       Kiếm hiệp: Tiểu thuyết võ hiệp (loại này) bị cấm tại nhiều thời điểm khác nhau suốt thời CS và những cấm đoán này đã kìm hãm sự phát triển của thể loại. Dù vậy, việc sáng tác võ hiệp vẫn diễn ra ở những khu vực nói tiếng Hoa khác như Đài Loan hay Hồng Kông. Những tác giả như Lương Vũ Sinh hay Kim Dung đi đầu trong việc hình thành "tân phái" của thể loại, khác xa so với các tác phẩm lúc trước. Họ viết tiểu thuyết nhiều kỳ trên các báo và tạp chí. Họ cũng kết hợp nhiều bối cảnh tiểu thuyết như bí ẩn và lãng mạn từ các nền văn hóa khác. Ở Đài Loan, Ngọa Long Sinh, Gia Các Thanh Vân, Tư Mã Minh và Cổ Long trở thành những tác giả nổi tiếng nhất… (wiki)
4.       Ưu Đàm Hoa (1965-2008!): Lai lịch của Ưu Đàm Hoa luôn là ẩn số mà những người hâm mộ thể loại văn chương võ hiệp truy lùng. Ông xuất hiện trên văn đàn từ khoảng cuối thập niên 1990, nhưng mãi đến năm 2010 thì một số độc giả quen biết giới xuất bản mới tỏ nguyên danh của ông là Nguyễn Lưu Hải Đăng, thường trú tại quận Bình Thạnh (SG). Ông vốn là người say mê truyện võ hiệp Kim Dung từ nhỏ, tập viết lách từ khi mới 17 tuổi… Vào khoảng những năm 1992-3, nghe lời một người bạn, ông từ bỏ công việc ở xưởng in và cũng thôi luôn phong cách truyện diễm tình để chuyển hẳn sang thể loại võ hiệp du ký. Ban đầu, ông chọn (nhiều) bút hiệu... nhưng sau dùng hẳn bút hiệu Ưu Đàm Hoa khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên được phát hành và gặt hái thành công vang dội. Cho đến năm 2015, đã có 30 tác phẩm gồm đoản thiên và tiểu thuyết thuần võ hiệp của ông được xuất bản (Hình 5)… Tác phẩm của ông thường lồng ghép các vần thơ..., giọng văn lắng đọng trong không gian huyễn mộng…, lúc kiêu kỳ hùng vĩ, khi hãi hùng hồi hộp trong các cuộc võ công, khi tinh khôn trong các cuộc đấu trí chánh tà, lúc khoái lạc trong các câu thoại hóm hỉnh… (wiki). Xem thêm: http://unclenguyen.net/truyen-chuong-uu-dam-hoa/
5.       Về phát biểu của Thanh Lam, xem thêm: https://nhagomlabang.blogspot.com/2017/11/1026-huynh-con-mac-no-ca-si-thanh-lam.html

16 nhận xét:

  1. Phạm Thế Thuý (FB)
    Âm nhạc là món ăn tinh thần thanh cao nhất!
    Vậy mà... "Than ôi, làng nhạc Việt sao ngày càng giống chốn võ lâm..."??? Có phải ĐẤT - TRỜI cũng đang nổi giận với sự đổi mới TƯ DUY...
    2 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đang ốm, tại hạ trả lời chung ở dưới nghen, tks!

      Xóa
  2. Xinh Tonnuut (FB)
    Coi hình...bminh hoạ... Thú vị gòi
    truyện dài... Nhiều tập
    Cảm ơn đại ca đã nhọc công luyện công biểu diễn trên face ạ kkk
    2 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đang ốm, tại hạ trả lời chung ở dưới nghen, tks!

      Xóa
  3. Trả lời
    1. Đang ốm, tại hạ trả lời chung ở dưới nghen, tks!

      Xóa
  4. Hanh Hong (FB)
    Hi..hi..hi... nhìn hình là thấy vui rồi hi..hi Chúc huynh ngày mới vui vẻ nhé hi..hi.
    2 ngày

    Trả lờiXóa
  5. Truyện 'Võ nhạc' của Việt Hoàng (ở trên) có câu:
    - Khi thấy Chi Pu - một kẻ vô danh tiểu tốt tự nhiên bước ra gây sóng gió khắp chốn giang hồ thì nhiều người khác ấm ức khôn nguôi. Tiểu muội Mưa - Hương Tràm sau quá nhiều năm lăn lộn mà cứ kẻ nhớ người quên đã không phục mà thét lên, trời đã sinh ra Tràm cớ sao lại có thêm Pu, kẻ như Pu không xứng đứng cùng ta ở bất kỳ đâu… Cuộc chiến giữa Tiểu muội Mưa với truyền nhân của Thần Kê còn chưa lắng xuống thì một cao thủ khác là Dương Cầm lại lên tiếng chê bai Võ nhạc của Tiểu mỹ nữ Miu Lê...
    Nữ hiệp Mưa, nick Hương Tràm, tên đầy đủ là Phạm Thị Hương Tràm (sinh 1995) là quán quân cuộc thi Giọng hát Việt mùa đầu tiên 2012, sinh ra tại thành phố Vinh, Nghệ An, trong gia đình có truyền thống về nghệ thuật...
    Tại sao hiện nay Mưa-Hường Tràm nổi tiếng... nhất?, vì trước đây cô hát bài 'Em gái mưa' được khoảng 20 triệu lượt view, nhưng sau khi kết hợp với thầy là Mr. Siro thì (đến hôm nay) được 88.022.759 lượt xem, mà đối với VN cỡ 80-100 triệu là cao...nhất!
    Lời nhạc:
    Mưa trôi cả bầu trời nắng, trượt theo những nỗi buồn
    Thấm ướt lệ sầu môi đắng vì đánh mất hy vọng
    Lần đầu gặp nhau dưới mưa, trái tim rộn ràng bởi ánh nhìn
    Tình cảm dầm mưa thấm lâu, em nào ngờ.

    Mình hợp nhau đến như vậy thế nhưng... không phải là yêu!
    Và em muốn hỏi anh rằng chúng ta là thế nào?
    Rồi... lặng người đến vô tận, trách sao được sự tàn nhẫn
    Anh trót vô tình… thương em như là em gái.

    Đừng lo lắng về em khi mà em vẫn còn yêu anh
    Càng xa lánh, càng trống vắng tim cứ đau và nhớ lắm
    Đành phải buông hết tất cả thôi, nụ cười mỉm sau bờ môi
    Ấm áp dịu dàng vai anh, em đã bao lần yên giấc.

    Nhìn trên cao khoảng trời yêu mà em lỡ dành cho anh
    Giờ mây đen quyện thành bão, giông tố đang dần kéo đến
    Chồi non háo hức đang đợi mưa, rất giống em ngày xưa
    Mưa trôi để lại ngây thơ, trong giấc mơ buốt lạnh.

    (Nhớ nhưng chẳng thể ở bên
    Hết nước mắt lòng buồn tênh
    You can not feel my love...)

    Tựa như yêu nhưng... đến khi ai đó chối từ
    Trời đất như rung chuyển một người... vỡ mộng.

    Mình hợp nhau đến như vậy thế nhưng... không phải là yêu!
    Và em muốn hỏi anh rằng chúng ta là thế nào?
    Rồi... lặng người đến vô tận, trách sao được sự tàn nhẫn
    Anh trót vô tình… thương em như là em gái.

    Đừng lo lắng về em khi mà em vẫn còn yêu anh
    Càng xa lánh, càng trống vắng tim cứ đau và nhớ lắm
    Đành phải buông hết tất cả thôi, nụ cười mỉm sau bờ môi
    Ấm áp dịu dàng vai anh, em đã bao lần yên giấc.

    Nhìn trên cao khoảng trời yêu mà em lỡ dành cho anh
    Giờ mây đen quyện thành bão, giông tố đang dần kéo đến
    Chồi non háo hức đang đợi mưa, rất giống em ngày xưa
    Mưa trôi để lại ngây thơ, trong giấc mơ buốt lạnh.
    https://www.youtube.com/watch?v=Y29OrOVJUKs
    C/c: Trần Minh Châu, Lan Nguyen Huu, Phạm Hiền, Phạm Thế Thuý, Hanh Hong, LV Chiêm Mỹ Sơn, Dung Tran, Mac Dung, Xinh Tonnuut, Stella Nguyen, Trần Đắc Khiết, Hiep Xuan Vu, Mai Hạ, Bùi Trường, Vỹ Hoàng, Lệ Cam Trần, Titi Dang, Thi Ngoc Diep Le, Ha Thi Thanh Vi... TKS!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LV Chiêm Mỹ Sơn https://www.youtube.com/watch?v=EwurgthYDCA
      Quản lý
      Adei Hajan - Em Gái Mưa - Lời :Chăm
      YOUTUBE.COM
      2 ngày

      Xóa
    2. @ LV Chiêm Mỹ Sơn
      Cảnh tình, hát tình cảm, phối khí hay... Adei Hajan là em gái mưa à?, chữ nào là em gái?, mưa?, (Tên ca sĩ!)... Tiếng Mường, Chiêm, Chăm, Khmer, 'Tây Nguyên'... là tiếng Việt gốc, tôi sẽ tìm hiểu... Tks!

      Xóa
    3. Ha Thi Thanh Vi (FB)
      Vừa sáng nay có một chị gọi Mèo là "Em gái mưa", Mèo cứ ngớ người ra chả hiểu gì. :D
      2 ngày

      Xóa
    4. @ Ha Thi Thanh Vi
      Là 'em gái bị mưa', tức là anh X nào chở cô này đi chơi là sẽ bị mưa và... ốm, hehe

      Xóa
    5. Hanh Hong (FB)
      Hay quá huynh ơi hi..hi..hi
      2 ngày

      Xóa
    6. Đang ốm, chắc là hôm nay có 3 tô... cháo hành rồi, thank nghen, hehe, híc..híc...

      Xóa
    7. Hanh Hong
      Chắc tại thời tiết rồi huynh nhé Chúc huynh chóng khỏe để viết bài cho tụi em được thưởng thức nhé hi..hi..hi... Chúc huynh ngày mới vui vẻ mạnh khỏe và hạnh phúc huynh nhé hi..hi..hi...

      Xóa
  6. Lưu comt MTV:
    Mãi hôm qua mới thấy bóng mùa thu
    Vàng nấp nơi đâu chả thấy người
    Chiều sân, ủ rủ làn trắng thuốc
    Cái lạnh trong người: thôi, ngủ đi!

    Trả lờiXóa