Nguyên văn
câu này là: 1) ‘Tại sao lại phải tưởng nhớ một người nước ngoài chả liên quan gì
tới ta?’* của bạn Chí Khiếu trên fb, khi đề cập đến vụ vụ ‘Hán Vũ
Đế’ (Tết Nguyên Đán), rồi đến 2) Đề xuất có
tính khoa học là đổi Tết ‘Tàu’ sang Tết ta (theo Lịch Việt cổ, 1/1 của năm mới DL),
3) Chuyện ông Khổng Tử mới nói đúng được có… một nửa!, 4) Chuyện Lão Tử bỏ ra ngoài tai những lời nói của Khổng Tử, và còn ta?…
1
CỚ GÌ LẠI
PHẢI TRUNG THÀNH CẨN CẨN VỚI HÁN VŨ ĐẾ BẰNG CÁCH ĂN TẾT NGUYÊN ĐÁN, GỌI CÁI TẾT
NÀY LÀ ‘TẾT CỦA ÔNG CHA TA’? (Lược
trích)
Chí Khiếu: https://www.facebook.com/cuong.lamhuynh.3/posts/380649805717452
Chí Khiếu: https://www.facebook.com/cuong.lamhuynh.3/posts/380649805717452
…Một ngày
thì bắt đầu bằng giờ Tý là khoảng thời gian giữa đêm, chí âm sinh dương, tháng
chứa ngày đông chí cũng là tháng được người xưa chọn làm tháng đầu năm, tên là
Tý, con giáp đầu tiên. Vì thế, trong tiếng Việt xưa, tháng Tý được gọi là
"tháng một", ngày nay một số người Việt vẫn gọi như thế. Theo lệ xưa,
cứ qua tháng Tý thì mỗi người được tính thêm một tuổi chứ không phải qua sinh
nhật, bởi vì qua tháng Tý thì thêm một "tuế", mà chữ "tuế"
người Tàu đọc là "suẩy" còn ta thì đọc trại thành "tuổi".
Thế thì do
đâu mà bây giờ năm âm lịch lại bắt đầu từ tháng Dần (hay tháng giêng) chứ không
bắt đầu từ tháng Tý? Đó là vì vua Hán Vũ Đế ra lệnh như thế để kỷ niệm ngày ông
ta lên ngôi. Hán Vũ Đế, tên tục là Lưu Triệt, chính là người đã xâm lược Nam
Việt, diệt Triệu Đà, khởi đầu một ngàn năm đô hộ nước ta. Trong 1000 năm bắc
thuộc này, tất nhiên người Tàu bắt buộc dân ta phải BỎ CÁI TẾT CỔ TRUYỀN CỦA
NGƯỜI VIỆT, CHUYỂN SANG ĂN TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA TÀU.
Người Việt
có tết cổ truyền không? Có! Từ thời Hùng Vương đã có tết, Lang Liêu sống trước
Lưu Triệt cả nghìn năm đã chế ra bánh chưng bánh dầy để dâng cúng tổ tiên dịp
tết. Và tất nhiên Lang Liêu chẳng biết Lưu Triệt là đứa nào, nên dân ta không
ăn tết vào tháng Dần như sau này bị Lưu Triệt ép buộc, mà ăn tết vào tháng Tý,
theo đúng quy luật vận hành của trời đất…
Dân ta sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu,
100 năm nô lệ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày và 40 năm ngồi ngó nhau nghi
ngờ nhau khích bác nhau cho cay cho sâu cho thật đau thì trở nên kỳ quặc lắm.
Mới đây Fidel Castro chết, bảo làm quốc tang thì chửi um sùm, vì "tại sao
lại phải tưởng nhớ một người nước ngoài chả liên quan gì tới ta?". Đúng là
như thế, nhưng cớ gì lại phải trung thành cẩn cẩn với Hán Vũ Đế Lưu Triệt (Hình
1) bằng cách ăn tết Nguyên Đán, gọi cái tết này là "tết của ông cha
ta", Lưu Triệt không phải là "ông cha ta" mà là kẻ cướp nước ta!
Nếu bỏ tết
Nguyên Đán, chuyển hết phong tục tốt đẹp ngày tết sang khoảng thời gian từ đông
chí tới đầu năm Dương lịch tức là ăn tết từ ngày 21/12 đến 1/1 Dương lịch thì
chắc chắn là gần với tết thật sự của ông cha ta hơn, vì đó là vào tháng Tý.
Người Nhật
KHÔNG BỎ TẾT CỔ TRUYỀN ĐỂ ĂN TẾT TÂY, HỌ CHỈ DỜI TẾT CỔ TRUYỀN SANG ĐẦU NĂM
DƯƠNG LỊCH, bởi vì nhiều lẽ: họ chả việc gì ăn tết của Tàu, một nước đã phải
làm nô lệ cho họ, họ ăn tết theo Mặt Trời vì họ xưng là con cháu thần Mặt Trời,
họ hội nhập với thế giới mà vẫn giữ bản sắc dân tộc của họ.
Còn dân Việt
ta bao giờ thôi nhận giặc làm cha, quay về với tổ tiên đây? Dẫu sao thì bỏ một
thói quen hàng nghìn năm cũng không dễ, nhưng cũng nên bắt đầu từ từ bằng cách
ăn tết Nguyên Đán ít lại (và ăn tết Tây dài ra, vì thời gian Noel, tết Tây ta
có đi làm người các nước cũng nghỉ, chả giao dịch gì mấy.
Cứ mỗi năm,
số người chuyển sang chán ngán cái tết Tàu lại càng đông, rồi chắc cũng đến lúc
thoát Trung thôi!
2
NGÀY ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ LÀ NGÀY
NÀO? (Lược
trích)
Lâm Huỳnh Cường: https://www.facebook.com/cuong.lamhuynh.3/posts/380649805717452
Lâm Huỳnh Cường: https://www.facebook.com/cuong.lamhuynh.3/posts/380649805717452
…Tôi
xin được trình bày một trong những giả thuyết được nhiều học giả ủng hộ nhất về
thời điểm đầu năm THEO LỊCH VIỆT CỔ… Đầu tiên tôi xin được đặt ra hai câu hỏi nghi vấn: 1) Lý do gì người Việt lại gọi ngày 5/5 là “Tết
giữa năm”?; 2) Có
gì không ổn trong cách nói “tối như đêm 30” hay “sáng như trăng rằm”?
Với câu hỏi thứ nhất: Nghi vấn đặt ra mỗi năm có 12 tháng
(năm nhuận có 13 tháng). Nửa năm là 6 tháng (hoặc 6 tháng rưỡi cho năm nhuận) vậy
thì “giữa năm” tính từ đầu năm lẽ ra phải là ngày 1 tháng 7 hoặc 16 tháng 7 nếu
là năm nhuận. Từ ngày Tết
“cổ truyền” của ta đến ngày 5/5 tính vừa tròn 4 tháng 4 ngày. Không lẽ ông bà
mình ngày xưa TỆ MÔN TOÁN
dữ?
Với câu hỏi thứ hai: Thuở đi học ai cũng nằm lòng câu vè
“mùng một lưỡi trai,
mùng hai lá lúa, mùng
ba câu liêm..” và những thành ngữ “sáng như trăng rằm” (“rằm” được định nghĩa
là ngày 15 âm lịch) hoặc “tối như đêm 30”…
Tôi không có đủ thời gian để thống kê số ngày trăng tròn của
nước ta xem số lượng ngày trăng tròn xem có phải ngày 15 thực sự là “trăng
tròn” hay không nhưng tra sơ thì thấy số ngày 16 nhiều hơn. Thậm chí cá biệt có
trăng tròn rơi vào 17 (như ngày 8/8/2017 tức là ngày 17/6 năm nay). Hơn nữa theo lịch pháp Trung
Hoa ngày mùng một là ngày giao hội (tiếng Anh còn gọi là “New moon”). Vào ngày này phần
sáng của mặt trăng sẽ hoàn toàn bị che khuất. Vậy lý do tại sao trong tục ngữ
Việt ông bà mình không nói là “Tối như đêm Mồng Một” mà lại nói “Tối như đêm Ba
Mươi”?? Mà đã “tối như đêm mồng một” thì lấy đâu ra “mùng một lưỡi trai” (trăng
non)?
Câu trả lời có vẻ như được giải thích theo một giả thuyết đã
được khá nhiều học giả chấp nhận. Tôi sẽ trình bày dưới đây. Sách
Đại Nam Nhất Thống Chí viết “…Thổ dân ở các huyện Bất Bạt và Mỹ Lương hằng năm
lấy tháng 11 làm đầu năm và lấy ngày mồng một làm ngày cuối tháng gọi là ngày
lùi tháng tiến, tức là “ngày nội” dùng trong dân gian. Còn ngày quan lịch gọi
là “ngày ngoại”, chỉ dùng khi có việc quan…” (xem “Người Mường ở Ba Vì và mối
quan hệ Việt-Mường -
Lâm Bá Nam),
“…Nguyễn Lương Bích bàn rằng đây chính là LỊCH ÂM CỔ CỦA NƯỚC TA (lịch Kiến Tý, Hình 2) còn được bảo tồn đến ngày nay” …
Giả thiết rằng tổ tiên ta lấy tháng 11 làm đầu năm. Chả trách
sao dân gian ta lại gọi tháng 11 theo lịch Trung Hoa là “Tháng Một” (chứ không
phải gọi tắt “tháng mười một” thành “tháng một”?) cộng thêm 6 tháng nữa thì vào
đúng vào chính tháng 5. Vậy nếu tính “du di” đi vài ngày thì ngày 5/5 không phải
đúng là ngày giữa năm theo “lịch nội”?…
Lấy ngày mùng một (của “quan lịch” hay "lịch Trung Hoa" ngày không trăng) làm cuối tháng..., vậy không phải ngày cuối tháng (tức 30 nếu tháng đủ) của “lịch nội” rơi vào ngày mùng một lịch Trung Hoa tức là ngày không trăng? Còn ngày mùng một của “lịch nội” thì rơi vào ngày mùng Hai của “lịch Trung Hoa” tức là ngày có trăng non? Vậy giả thuyết đặt ra là phải chăng những câu vè "mùng một lưỡi trai" hay thành ngữ "sáng như trăng rằm 15" hoặc cách tính "Tết giữa năm" đã được chuyển một cách "hồn nhiên" từ Việt cổ sang "lịch Trung Hoa"!
Rất có khả năng người Việt ngày xưa (trước và trong thời kỳ Bắc Thuộc, trước thời phong kiến) tùy vùng và tùy thời đại có những cách tính lịch riêng và có nhiều thời điểm đón năm mới khác nhau. Cũng có thể ngày năm mới của người Việt cổ thống nhất nhưng là một ngày khác. Nhưng chắc chắn nó không phải là ngày mà chúng ta đang gọi là “Tết cổ truyền”. Trong Đại Viêt sử ký toàn thư có dẫn lời Lưu An “Người Việt, Người Hồ không nhận Chính Sóc”. ("Chính Sóc" là cách người Hán gọi ngày 1 tháng giêng theo lịch Trung Hoa).
Vẫn xin nhắc lại tôi chưa dám chắc những giả thuyết đã nói là đúng 100%. Tôi cổ vũ việc đón TẾT DƯƠNG LỊCH theo phong tục truyền thống không nhằm “phục hưng” ngày Tết theo “lịch nội” của người Việt cổ mà chỉ nhằm cổ vũ việc chuyển những gì thuộc Ngàn Năm Văn Hiến...
Lấy ngày mùng một (của “quan lịch” hay "lịch Trung Hoa" ngày không trăng) làm cuối tháng..., vậy không phải ngày cuối tháng (tức 30 nếu tháng đủ) của “lịch nội” rơi vào ngày mùng một lịch Trung Hoa tức là ngày không trăng? Còn ngày mùng một của “lịch nội” thì rơi vào ngày mùng Hai của “lịch Trung Hoa” tức là ngày có trăng non? Vậy giả thuyết đặt ra là phải chăng những câu vè "mùng một lưỡi trai" hay thành ngữ "sáng như trăng rằm 15" hoặc cách tính "Tết giữa năm" đã được chuyển một cách "hồn nhiên" từ Việt cổ sang "lịch Trung Hoa"!
Rất có khả năng người Việt ngày xưa (trước và trong thời kỳ Bắc Thuộc, trước thời phong kiến) tùy vùng và tùy thời đại có những cách tính lịch riêng và có nhiều thời điểm đón năm mới khác nhau. Cũng có thể ngày năm mới của người Việt cổ thống nhất nhưng là một ngày khác. Nhưng chắc chắn nó không phải là ngày mà chúng ta đang gọi là “Tết cổ truyền”. Trong Đại Viêt sử ký toàn thư có dẫn lời Lưu An “Người Việt, Người Hồ không nhận Chính Sóc”. ("Chính Sóc" là cách người Hán gọi ngày 1 tháng giêng theo lịch Trung Hoa).
Vẫn xin nhắc lại tôi chưa dám chắc những giả thuyết đã nói là đúng 100%. Tôi cổ vũ việc đón TẾT DƯƠNG LỊCH theo phong tục truyền thống không nhằm “phục hưng” ngày Tết theo “lịch nội” của người Việt cổ mà chỉ nhằm cổ vũ việc chuyển những gì thuộc Ngàn Năm Văn Hiến...
3
VÌ 1/2,
NÊN CẢ 2 ÔNG TÀU LÀ MẠNH TỬ VÀ TUÂN
TỬ ĐỀU SAI!
LV Chiêm Mỹ Sơn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100010525920621
Đã ngộ được Tâm tròn méo ra sao đâu mà bàn! Mạnh ai nấy hiểu
theo độ nông sâu rộng hẹp của chính sức mình, rồi tư nghị cái điều không hình
thù để đo đạc đong đếm được, gọi là Tâm.
Tác giả vì thế, đã chỉ hiểu Tâm là lòng lành, là thiện, là đức độ. Nếu có thiện tâm, hẳn phải có ác tâm chứ. Sao chỉ hiểu Tâm có 1/2 thế? Có 1/2 sự thật nào, mà đúng với chính nó được đâu? Câu "nhân chi sơ tánh bản thiện'' của Mạnh Tử cũng là 1/2, nên Tuân Tử mới quan niệm ngược lại 1/2 đối lập (Hình 3). Vì 1/2, nên cả 2 ông Tàu này đều sai. Vay lời sai để lập luận thì làm sao phát ngôn cho đúng? Mọi hiện tượng ác đầy dẫy trên đời như những hoa trái đắng, chúng trổ trên cái gốc (bản) nào, mà bảo con người sơ sinh đều bản thiện? Ai cũng bản thiện như nhau, thì logic là nhân loại đều từ 1 gốc đó mà toàn thiện rồi mới hợp lý chứ? Tự đâu có cái nhánh ác vô căn vô bản nhảy vô ký sinh chùm gởi, tháp ghép trên gốc thiện để cây đời mang cả 2 thứ trái vậy? Không lẽ thiện có gốc mà ác lại không có gốc? Vậy chúng ở đâu mà có vậy, làm gì có chuyện hữu quả vô nhân?
Tâm, người biết không dám bàn, mà người dám bàn lại vì không biết. Á thánh như Mạnh Tử mà chỉ bàn được có nửa chữ Tâm (tánh) thôi đó!
Tác giả vì thế, đã chỉ hiểu Tâm là lòng lành, là thiện, là đức độ. Nếu có thiện tâm, hẳn phải có ác tâm chứ. Sao chỉ hiểu Tâm có 1/2 thế? Có 1/2 sự thật nào, mà đúng với chính nó được đâu? Câu "nhân chi sơ tánh bản thiện'' của Mạnh Tử cũng là 1/2, nên Tuân Tử mới quan niệm ngược lại 1/2 đối lập (Hình 3). Vì 1/2, nên cả 2 ông Tàu này đều sai. Vay lời sai để lập luận thì làm sao phát ngôn cho đúng? Mọi hiện tượng ác đầy dẫy trên đời như những hoa trái đắng, chúng trổ trên cái gốc (bản) nào, mà bảo con người sơ sinh đều bản thiện? Ai cũng bản thiện như nhau, thì logic là nhân loại đều từ 1 gốc đó mà toàn thiện rồi mới hợp lý chứ? Tự đâu có cái nhánh ác vô căn vô bản nhảy vô ký sinh chùm gởi, tháp ghép trên gốc thiện để cây đời mang cả 2 thứ trái vậy? Không lẽ thiện có gốc mà ác lại không có gốc? Vậy chúng ở đâu mà có vậy, làm gì có chuyện hữu quả vô nhân?
Tâm, người biết không dám bàn, mà người dám bàn lại vì không biết. Á thánh như Mạnh Tử mà chỉ bàn được có nửa chữ Tâm (tánh) thôi đó!
…Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi. (chanhkien.org)
Để... cắt ngắn bài viết, chuyện Lão Tử bỏ ra ngoài tai những lời nói của Khổng Tử*, xin xem ở phần chú dẫn.
Để... cắt ngắn bài viết, chuyện Lão Tử bỏ ra ngoài tai những lời nói của Khổng Tử*, xin xem ở phần chú dẫn.
4
Ta ‘thờ’ bộ tứ nước ngoài là Lão-Trang-Khổng-Mạnh,
rồi bộ tứ khác là Bụt, Thánh, Ala, Pháp (Pháp Luân Công), rồi Mác, Lê, Lông,
Luyện gì gì đó, rồi mới đây là ông ‘Văn Miếu-Vĩnh Phúc’, 'ông Quan Công-Sóc
Trăng’, chưa kể là trong nước có 7-8 đền thờ để thờ con khỉ Tôn Ngộ Không!, thiếu điều thờ luôn... Trư Bát Giới, ha..ha..ha...
Mà không tham gia vào vụ ‘đức tin’ của
người khác, bởi có lập trường là không bàn chuyện tôn giáo - dĩ nhiên!, cũng
không bàn về chuyện ‘chí trịnh’ - vốn không phải là ‘nghề của chàng’ (và mặc kệ
ông Thái Bá Tân có nói móc đại để rằng ‘không bàn chuyện chính trị, tôi nghĩ cũng
chả sao, nhưng thấy hơi bị nhát’!), tôi chỉ lấy rất làm lạ là:
- Tại sao nước ngoài, cụ thể là Ấn Độ,
Dubai (UAE), Đài Loan, Đức, Mỹ, Hàn, Israel, Nga, Nhật, Singapore…, nhất là Tàu,
không có nước nào thờ ‘thánh’ của VN!, trong lúc đó, hoàn toàn ngược lại, ta lại
thờ thánh ‘nước ngoài’ sái cổ luôn, mà hầu hết là ông ‘lạ’?
Cụ thể là tôi có đi vài nước, nói
chung là ‘đã đi phượt đến sa mạc Safari’ (thuộc ‘sa mạc Ả Rập) - đã có nói với
một người bạn, tôi rất chú ý thử là ‘người ta có nhắc gì đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh
không?’, ‘không, tuyệt đối không’, kể cả ở bên Tàu*!
Nếu tôi nói là ‘tôi chú ý’ thì có bạn
sẽ bảo là ‘chủ quan’, vậy thì nhóm chúng tôi (nhiều lần, có lần đến 30 người) đều
kể ‘không’; ngoài ra, do nghề nghiệp nên được tiếp xúc với nhiều người nước
ngoài (hơn 150 nước), mà chả có lần nào tôi được hân hạnh nghe có một ai đó
chém gió về ‘Lão-Trang-Khổng-Mạnh’!, híc..híc…
Nếu chưa đủ thì ‘nói có sách mách có chứng’, đến đâu
tôi ghi lại - Abu Dhabi, Bắc Kinh, Dubai, Hàn Quốc Malaysia, Sa mạc Safari, Singapore,
Vân Nam…, , cụ thể là ở bên Singapore* với 74,2% là người gốc Hoa, tôi cũng chả
thấy ai nhắc đến ‘Khổng Tử’ để mà ghi vào Hồi ký! (Hình 5), híc..híc…
Điên gì!, tư tưởng ông cha ta, ta
không chịu khó học, mà lại suốt đời, suốt kiếp đi ‘tuyên truyền’ không công cho
tư tưởng ‘lạ’! Chắc phải có cái gì đó rất… tế nhị!, mà nếu không muốn nói là ‘bị
đồng hóa sâu sắc’* thì cũng quanh quanh mấy chữ ‘tâm lý nhược tiểu’!... Trên thế
giới này có 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, vậy ở đâu mới ‘nam mô a di đà… Khổng
Tử’?, tôi không… biết!, nhưng có người… đoán là ở xứ Rùa X nào đó, xứ mà bạn
Khoa Anh cho là đã ‘bị đồng hóa rất sâu sắc’*! (Fb Nguyễn Minh Chí, Entry 1045)...
***
Cuối cùng... HLV Lê Thụy Hải có phát biểu ‘Cầu thủ Việt Nam vẫn run khi gặp Thái Lan’ (docbao.vn), và nhà báo Kim Điền nói ‘Vì sao U23 Việt Nam chỉ thắng Thái Lan ở giải giao hữu?’ (dantri.com.vn), hiện tượng ‘run khi gặp phải đối thủ mạnh hơn’ hay ‘chỉ thắng chém gió’ này có phản ánh bản chất nói trên không?, và khi nào ta mới hết… ‘run’? Ai mà… biết!
Kể thêm tí cho vui… Việt Nam có nhiều người đẹp đỉnh đỉnh đại danh như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Huyền Trân, Ngọc Hân, Nam Phương…, nhưng ít thấy mấy ông 'bự thiệt' lên phim, mà trên ti-vi hầu như thấy toàn phim... 'lạ'! Trước mắt, có mấy ông nghiện Tàu suy đoán ‘cuội’ rằng nước Việt của Câu Tiễn xưa (tk 5TCN) là… xuất xứ của người Việt Nam ta (!), suy ra Tây Thi là người Việt Nam!… Lại có một số học giả cho rằng Vương Chiêu Quân là người Việt Nam*!, quê ở làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (thuộc Giao Chỉ xưa, thời Hán Nguyên Đế, giữa tk 1TCN)… Điêu Thuyền chỉ là một nhân vật dã sử - hoàn toàn không có thật trong lịch sử… Còn Dương Quý Phi thì nay nhiều người Vịt còn mê tít thò lò - chả biết nàng ‘sơm’ cỡ nào!
Nên, tối hôm qua, Phạm Băng Băng… nằm ‘ai lớp du bặt bặt’ bên cạnh tôi, khóc quá trời! Tôi hỏi ‘sao vậy em?’.
- Tại vì theo 4 câu thơ: ‘Tây Thi làm cá lặn. Chiêu Quân khiến chim sa. Trăng phải núp Điêu Thuyền. Hoa cũng nhường Qúy Phi’, thì Điêu Thuyền không có thật nên trăng Tàu đâu có biết… mắc cỡ!, nếu Tây Thi là người Việt Nam thì cá chết phọt-ma-ra rồi!,
và nếu Vương Chiêu Quân là người Việt Nam thì đúng là chim quý bị lọt vào tay Lê Fướk Hòi Bổ ở Đà Nẵng rồi - anh ấy mới vừa bị mất chim quý! (Hình 6).
Nên Tê Cu của muội chỉ còn lại có ‘Nhất đại mỹ nhân’ thôi, chít cmn rồi!, hu..hu..hu…
Tôi dỗ mãi mà nàng vẫn không nín.
***
Cuối cùng... HLV Lê Thụy Hải có phát biểu ‘Cầu thủ Việt Nam vẫn run khi gặp Thái Lan’ (docbao.vn), và nhà báo Kim Điền nói ‘Vì sao U23 Việt Nam chỉ thắng Thái Lan ở giải giao hữu?’ (dantri.com.vn), hiện tượng ‘run khi gặp phải đối thủ mạnh hơn’ hay ‘chỉ thắng chém gió’ này có phản ánh bản chất nói trên không?, và khi nào ta mới hết… ‘run’? Ai mà… biết!
Kể thêm tí cho vui… Việt Nam có nhiều người đẹp đỉnh đỉnh đại danh như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Huyền Trân, Ngọc Hân, Nam Phương…, nhưng ít thấy mấy ông 'bự thiệt' lên phim, mà trên ti-vi hầu như thấy toàn phim... 'lạ'! Trước mắt, có mấy ông nghiện Tàu suy đoán ‘cuội’ rằng nước Việt của Câu Tiễn xưa (tk 5TCN) là… xuất xứ của người Việt Nam ta (!), suy ra Tây Thi là người Việt Nam!… Lại có một số học giả cho rằng Vương Chiêu Quân là người Việt Nam*!, quê ở làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (thuộc Giao Chỉ xưa, thời Hán Nguyên Đế, giữa tk 1TCN)… Điêu Thuyền chỉ là một nhân vật dã sử - hoàn toàn không có thật trong lịch sử… Còn Dương Quý Phi thì nay nhiều người Vịt còn mê tít thò lò - chả biết nàng ‘sơm’ cỡ nào!
Nên, tối hôm qua, Phạm Băng Băng… nằm ‘ai lớp du bặt bặt’ bên cạnh tôi, khóc quá trời! Tôi hỏi ‘sao vậy em?’.
- Tại vì theo 4 câu thơ: ‘Tây Thi làm cá lặn. Chiêu Quân khiến chim sa. Trăng phải núp Điêu Thuyền. Hoa cũng nhường Qúy Phi’, thì Điêu Thuyền không có thật nên trăng Tàu đâu có biết… mắc cỡ!, nếu Tây Thi là người Việt Nam thì cá chết phọt-ma-ra rồi!,
và nếu Vương Chiêu Quân là người Việt Nam thì đúng là chim quý bị lọt vào tay Lê Fướk Hòi Bổ ở Đà Nẵng rồi - anh ấy mới vừa bị mất chim quý! (Hình 6).
Nên Tê Cu của muội chỉ còn lại có ‘Nhất đại mỹ nhân’ thôi, chít cmn rồi!, hu..hu..hu…
Tôi dỗ mãi mà nàng vẫn không nín.
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
* Đọc thêm:
THÀNH TỰU MÀ ÔNG ĐẠT ĐƯỢC HÔM NAY CŨNG ĐỀU LÀ NHỮNG THỨ XƯA CŨ RỒI! (Lão Tử phê bình Khổng Tử).
Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế… Lão Tử hỏi Khổng
Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc "Chu Dịch", và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão Tử nói:
- “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.
- “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa”, Khổng Tử trả lời.
* Đọc thêm:
THÀNH TỰU MÀ ÔNG ĐẠT ĐƯỢC HÔM NAY CŨNG ĐỀU LÀ NHỮNG THỨ XƯA CŨ RỒI! (Lão Tử phê bình Khổng Tử).
Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế… Lão Tử hỏi Khổng
Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc "Chu Dịch", và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão Tử nói:
- “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.
- “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa”, Khổng Tử trả lời.
- “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi (Hình 4). Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”, Lão Tử nói, lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.
- “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”, Khổng Tử nói.
- “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”, Lão Tử nói.
- “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”, Khổng Tử nói.
- “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”, Lão Tử nói...
Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử:
- “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.
Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói:
- “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.
…Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.
Bất Danh: http://chanhkien.org/2010/03/cau-chuyen-chua-ke-trong-lich-su-lao-tu-khong-tu-va-thich-ca-mau-ni.html
* Khác:
Bất Danh: http://chanhkien.org/2010/03/cau-chuyen-chua-ke-trong-lich-su-lao-tu-khong-tu-va-thich-ca-mau-ni.html
* Khác:
1.
‘Bị
đồng hóa rất sâu sắc’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1045-bi-ong-hoa-rat-sau-sac-thu-gian.html
2.
Chuyện
ở bên Tàu: ‘Cũng như bên Hàn Quốc hay bên Singapore, hầu như không có người Tàu
nào ‘ở đây’ đả động đến Lão-Trang-Khổng-Mạnh hết, trừ mấy anh hướng dẫn viên
người Việt Nam! Vậy dân nào suốt ngày, suốt đời, suốt cả ngàn năm nay cứ nói
‘Khổng Tử nói rằng’, ‘Lão Tử nói rằng’, ‘Trang Tử nói rằng’…, ai có thể đã từng
hô hào ‘Thoát Hán’ hay ‘Thoát Trung’ gì đó… mà lại đi quảng cáo không công
cho... Háng triều? I don’t know là tôi không biết!’... Xem Phần 3:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/van-hoa-va-triet-hoc-trung-quoc-nhat-ky.html
3.
Lão Tử, Khổng Tử,
Phật là những người cùng thời: Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm,
ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa
Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật
Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.
Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm.
Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 TCN,
Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm
sau, 566 TCN, Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, năm
551 TCN, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông… (chanhkien.org)
4. Trở về Singapore: ‘Nghe vậy, cô bé
mới mở to đôi mắt trong sáng lên mà hỏi: ‘Vậy thì
đến khi nào ta mới hết… ‘đại nhiễm chất độc hại Tàu’…, hay nói dân gian hơn là,
khi nào mới hết chuyện ‘đất lành chim đậu, nhưng chưa đậu thì đã nhậu hết rồi’,
hết chuyện ‘giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, còn thông minh thì nó tìm
cách tiêu diệt’?’. Mẹ nàng không trả lời, mà đôi mắt mơ màng nhìn về một khoảng
trời xa lạ...’. Xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/825-tro-ve-suriento-quen-singapore-thu.html
5.
Vương Chiêu Quân
là người Việt Nam!: ‘Chính vì Vương Chiêu Quân có tên là ‘Vương Tường’ mới nẩy
sinh ra vấn đề, vì cũng vào năm 40 TCN, ở Việt Nam cũng có một tuyệt sắc giai
nhân tên là Vương Tường được tuyển vào cung thời Hán Nguyên Đế. Vương Tường quê
ở làng Diêm Tỉnh, xã Thụy Dũng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (ngày nay).
Hàng mấy trăm năm nay, người địa phương ở đây gọi nàng là ‘Bà Chúa Vương Chiêu
Quân’, họ khẳng định nàng chính là ‘Chiêu Quân cống Hồ’, có đền thờ và tổ chức
lễ hội ngày sinh và ngày mất của nàng hàng năm (12/3 và 13/12 Âm lịch)’… Xem
thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/07/vuong-chieu-quan-la-nguoi-viet-nam.html
Lưu comt Dung Tran:
Trả lờiXóaTôi về dính mộng sau lưng
Dáng thơm cong trắng tôi thờ thẫn tôi
Em ngồi sương phả đôi môi
Gốc cây anh, ghế em ngồi, tối… đau
Tôi có đọc được đoạn này bên fb LV Chiêm Mỹ Sơn, thấy bổ sung cho ý bài này nói về 'Lịch Việt cổ' (Lịch Kiến Tý, khác với Tàu là Lịch Kiến Dần!), các ace tham khảo xem sao!:
Trả lờiXóa-ĐÊM MAI, RẠNG 22/12, sau giờ Tý canh 3 sang đầu giờ Sửu canh 4, trời sẽ sang Đông chí, tức điểm cực đại của mùa Đông. Vật cực tắc phản, từ đó mùa Đông sẽ bớt lạnh dần dần, để đến bàn giao cờ lệnh cho... mùa Xuân...
Vỹ Hoàng (FB)
XóaCháu bị ảnh hưởng tư tưởng xem ngày tháng năm sinh từ còn trong trứng bác ạ. Bây giờ vẫn bị ngờ ngợ những thứ ấy ạ. Cháu cảm ơn bác nhiều ạ.
17 giờ
Lệ Cam Trần (FB)
Trả lờiXóaBài dài, chưa đọc hết, nhưng ủng hộ tư tưởng thoát Trung từ nhiều khía cạnh!
17 giờ
Thanks, mình viết nhiều... đề tài lắm, nhưng tất cả đều tập trung vào 3 chữ 'TỰ CHỦ VIỆT', thank nghen, tối vui!
XóaVỹ Hoàng (FB)
Trả lờiXóaĐọc các bài của bác làm cháu dần được tự do bên trong hơn.
17 giờ
Vâng, lúc nào ta cũng nên lấy VN làm gốc và nên tự hào Việt, - bất cứ lúc nào dân mình 'có', tks!
XóaSang thăm anh Lá Bàng nè... chúc anh luôn vui, khỏe nhé
Trả lờiXóa- Ông nào viết bài này cũng không phải không có lý nhưng có vẻ hậm hực hắc lại muốn thay đổi giống ông tiến sĩ Bùi Hiền đây... hiiiiii...
Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar thôi!, có cái hoàn toàn khác là ông Pùi Hình không trả lại cho Ceasar mà định trả lại cho.. Tần Thủy Hoàng, hức..hức...
XóaCòn đây là còm cho ông Phạm Hiền nè, kg phải Pùi Hìn:
XóaÔ, anh có kỷ niệm xxx ngày 20/12 à..., tôi nay mới để ý ngày này, ước gì Tết mình chuyển sang 1/1 (năm DL, cũng đúng với Lịch Việt cổ - Kiến Tý), bởi vì ngày Tết AL mà ta đang xài là Made in China anh à!, híc...
Phạm Hiền (FB)
XóaTrên trang E-cadao có một số bài viết nói về thập can và thập nhị chi, xác định âl là của người Việt cổ nhằm mục đich phục vụ cho nghề trồng lúa. Mấy ông Tàu Khựa chôm về sanh sửa lại làm như là của mình. Nhưng những bài viết ấy vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó. Việc sử dụng lịch nào thì vòng quay của đất trời cũng thế. Phong cách sống của dân tộc chính là văn hóa mà họ có (mang tính đặc thù), muốn chuyển đổi phải có sự đồng thuận. Không thể mang tính áp đặt theo một mệnh lệnh hành chánh là được. Ghét Tàu khg có nghĩa là cái gì lai lai Tàu là gạt bỏ. Người Việt ăn tất cùng ngày với Tàu, nhưng Tàu thì đâu có cây nêu, đâu có bánh dày bánh chưng... Như vậy không thể nói tết Việt là tết Tàu.
1 ngày