Có một con hạc giấy
Tôi mang mãi theo người
Nàng nay xa xôi mắt
Chú hạc, im, ngậm ngùi
Sớm mai, nắng thăm vườn
Đường thênh, ta dạo bước
Nắng rừng sau lưng rượt
Gió lồng, ướt mi sương
---------
Tôi mang mãi theo người
Nàng nay xa xôi mắt
Chú hạc, im, ngậm ngùi
Sớm mai, nắng thăm vườn
Đường thênh, ta dạo bước
Nắng rừng sau lưng rượt
Gió lồng, ướt mi sương
---------
Giữa chiều Chủ nhật, trời còn năng nắng, Chí Phèo lên
chiếc xe Future xám, mần một cú dạo bờ sông Sài Gòn… Vừa chạy, gã vừa hát nghêu
ngao: ‘ My songs quietly implore you through the night down to the silent wood.
My love, come to me!…’ (Chiều buồn nhẹ xuống đời. Người tình tìm đến người. Thấy
run run trong chiều phai… Lời Việt: Phạm Duy).
https://www.youtube.com/watch?v=sDR-HxMAVXg
https://www.youtube.com/watch?v=sDR-HxMAVXg
Phạm Duy dịch như thế!, thế mà gã dịch thoáng là:
Chạm nắng ai ngờ chạm… áo em
Chiều buông vẽ trọn núi cong mềm
Cỏ may lướt gối vô tình kéo
Ta biết nên về hay ở… thêm!
Chiều buông vẽ trọn núi cong mềm
Cỏ may lướt gối vô tình kéo
Ta biết nên về hay ở… thêm!
Chả biết gã học tiếng Anh từ tụi Tây
nào!, nhưng trước mắt thì gã đúng là cái đồ ‘xxx đến thế là cùng’, mà ông Lỗ Tấn
nói là nổ như… A Cu!, hehe…
*
Mấy hôm nay, nghe nói nghiên
cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền* ở
bên Úc (Hình nền)
nói rằng nên đưa ‘Chí Phèo’ ra khỏi Chương
trình sách Ngữ Văn lớp 11…, có câu: ‘Một đứa trẻ không cha, không mẹ, không được
giáo dục bị đẩy đi ở tù liệu ra tù nó có thể trở thành người tốt không? Và
chính lúc say Chí cũng chửi “cái đứa nào đã đẻ ra mà không nuôi Chí” chứ đâu chửi
cái xã hội đang sống. Đơn giản, Chí không phải là một sản phẩm của xã hội đó.
Chí chỉ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở bất kỳ xã hội nào khác. Vì vậy,
không thể quy chụp rằng Chí bị xã hội phong kiến lưu manh hoá, hay bị cường hào
ác bá làm hại…’. Chí gật gù nghĩ:
- Có lý, ta là con người của mọi chế
độ/xã hội còn có áp bức, bất công, phân biệt đẳng cấp, sùng bái cá nhân…, nên việc
đổ tội của ta cho cái 'Triều đình phong kiến phụ thuộc ngoại bang' thời đó (Bảo Đại, 1925-1945)
là nghe không lọt lỗ tai, chả lẽ bây giờ hết hẳn đầu óc phong kiến rồi!, hay
không còn phụ thuộc ngoại bang nữa!, ha..ha..ha…
…Ta biết ta có tội, tội rất lớn, đó
là: nhậu nhẹt say xỉn, rồi ra đường ‘chân nam đá chân xiêu’, chửi ‘Đan Mạch,
Cmn’ suốt ngày làm ảnh hưởng toàn thể bà con lối xóm, làm hư con nít…, làm ‘ô
nhiễm môi trường tinh thần xã hội rất nặng’; ‘ai lớp du bạch bạch’ Thị Nở dưới
bụi chuối, rồi mượn hiện tượng ‘bát cháo hành’ để dụ khị thiên hạ sau này dựng
nên ‘thiên tình sử’!; xỉn, cầm dao đi tìm giết cả nhà Thị Nở (ai bảo bà cô ngăn
cản, ả lại ra ì xèo với ta, còn đánh đấm dúi đầu ta xuống đất), rồi ta mới
đi nhầm đường rồi lỡ tay giết Bá Kiến chớ bộ!, híc..híc... Ta đâu có cần pọn… Nhạc Mất Quần đời
sau kết luận là ‘xã hội ‘cũ’ làm hư Chí Phèo, chứ xã hội ‘mới’ thì đâu có đâu’
cái cmn gì gì đó, gừ.. gừ.. gừ…, toẹt.. toẹt.. toẹt… Mà ta có nói... sai đâu, cụ Wikipedia chỉ nói chừng nầy thôi: 'Chí Phèo là một tấn Bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội', rồi dừng!, có nói cụ thể là xã hội xxx nào đâu!, hehe... Và cứ để cho Nam Cao sống lại viết về cái hiện thực 'mới' so với cái 'cũ' để xem thử mèo nào cắn mỉu nào!
…Gã lại loáng thoáng nghe một cụ miền Tây bình rằng:
- Cái cuối cùng mà tên
siêu quậy Chí Phèo và một nhan sắc ma ghen quỷ hờn Thị Nở tìm được là tình yêu,
sau những ngày quậy quạng tới bến. Một tình yêu đích thực mà những Chí Phèo - Thị Nở hiện đại không thể nào tiếp cận được. Cái chết của Chí Phèo, nhưng thực ra không phải Chí Phèo, như để chấm dứt một
hiện thực xã hội đốn mạt cần phải chấm dứt. Một Chí Phèo đích thực
luôn luôn xuất hiện trong “cái đám quần chúng không biết gì” là một điều cần
thiết để cho những Chí Phèo có bằng Tiến sĩ chết đi (!, Phạm Hiền).
Rồi một cụ Sài Gòn nói:
- Cái thằng Chí đó mới ở cấp… vật,
chưa thành người!
Nó làm ta đau lòng nhớ lại phim 'Chí Phèo' - lúc ta chấm chấm chấm với Thị Nở thì người ta cũng chiếu cảnh con cóc đực ... với con cóc cái, hu..hu..hu…
Nó làm ta đau lòng nhớ lại phim 'Chí Phèo' - lúc ta chấm chấm chấm với Thị Nở thì người ta cũng chiếu cảnh con cóc đực ... với con cóc cái, hu..hu..hu…
*
Lại nghe có ông nào đó mới mần cái ‘Qôn Qữ Họk’
gì gì đó mà xây nhà không cần mua đá, đá nhiều quá, ta cũng thấy hơi bị xót!...,
nhưng cũng thấy phơi phới trong lòng vì có người gọi ổng là ‘Chí Phèo thời @’,
té ra ta cũng có nhiều hậu duệ đấy chứ!, đã quá!, đã quá!, ha..ha..ha…
…Nói vậy chứ ta cũng mấy cái bằng tiến
sĩ giấy trong tay, nên ta… hiểu! Việc đề xuất ‘sáng kiến’ trong (các) hội thảo là
chuyện phình phường, chuyện thường ngày ở huyện, như có lần có bạn gái ta đề
xuất là nên xem thiên hạ là ‘cái đám quần chúng không biết gì’ đó thôi!, tội…
nhẹ mà!, bên Tàu gọi là ‘mục hạ vô nhân’ thôi!, có… gì đâu!, khẹc.. khẹc.. khẹc…
…Ta chỉ rất không đồng ý là tại sao
cái ‘bảng tiếng Việt mới’ lại giống tiếng Trung nhỉ!!! (Hình 2):
- Dân tộc = Zan (tiếng Trung) = Zân tộk
(tiếng Việt); Giáo dục = Zao zu (tiếng
Trung) = Záo zụk (tiếng Việt); Giao dịch = Zao zi (tiếng Trung) = Zao zịc (tiếng
Việt); Chính Phủ = Cin fu (tiếng Trung) = Cín’ fủ (tiếng Việt); Dân tộc = Zan
(tiếng Trung) = Zân tộk (tiếng Việt); Lạnh giá = Lan za (tiếng Trung) = Lạn’ zá
(tiếng Việt); Giao thông = Zao wong (tiếng Trung) = Zao wôq (tiếng Việt); v..v…
Nó làm ta nhớ đoạn văn hơi bị ‘móc’ sau
đây của nhà văn… kiếm hiệp Lang Truong*:
…Lão quái buồn rầu:
- Trước, ân sư của lão phu là Vũ Đại Quốc Sư đã gần bách tuế, danh tiếng lẫy lừng, oai trấn thiên hạ, công phu thâm hậu hơn lão phu gấp cả vạn lần, còn không phá nổi Xạ Thạch Trận của võ lâm quần hùng, liệt gường từ bấy đến nay. Sự thể đã đến nước này, phải dùng đến chiêu cuối trong Ngu Ngữ Học của lão phu: Miệng lưỡi đàn bà, quỷ ma cũng phải sợ! Xin Quan Thượng cho thỉnh gấp hiền muội của lão phu, là chưởng môn phái Nga Mi, Đường Ham cô cô, cấp tốc đăng đài, may ra cứu vãn được.
Quan Thượng Dục, U Minh Giáo Chủ y lời, phát lệnh, triệu Đường Ham cô cô đến, vừa đến, lập tức xuất chiêu.
- Trước, ân sư của lão phu là Vũ Đại Quốc Sư đã gần bách tuế, danh tiếng lẫy lừng, oai trấn thiên hạ, công phu thâm hậu hơn lão phu gấp cả vạn lần, còn không phá nổi Xạ Thạch Trận của võ lâm quần hùng, liệt gường từ bấy đến nay. Sự thể đã đến nước này, phải dùng đến chiêu cuối trong Ngu Ngữ Học của lão phu: Miệng lưỡi đàn bà, quỷ ma cũng phải sợ! Xin Quan Thượng cho thỉnh gấp hiền muội của lão phu, là chưởng môn phái Nga Mi, Đường Ham cô cô, cấp tốc đăng đài, may ra cứu vãn được.
Quan Thượng Dục, U Minh Giáo Chủ y lời, phát lệnh, triệu Đường Ham cô cô đến, vừa đến, lập tức xuất chiêu.
…Nói qua Đường Ham cô cô. Vị này vốn người Đại La, từ nhỏ đã đam mê võ học, tố
chất hơn người. Vũ Đại Quốc Sư cưng lắm, chân truyền tuyệt kỹ Đại La Âm Pháp
cho Đường Ham cô cô. Nguyên thành Đại La vốn là nơi linh khí hội tụ, đất đế đô
ngàn năm văn vật. Đại La Âm Pháp nguyên thủy du dương dìu dặt, thanh lịch mà mê
hoặc lòng người. Vũ Đại Quốc Sư chê là uỷ mị nên đã cải biên, truyền đến Đường
Ham cô cô thì khàn khàn, đùng đục tựa tiếng trống đồng bị vỡ. Mỗi lần Đường Ham
cô cô phát Đại La Âm Pháp là một lần giang hồ lại dậy sóng.
Tên xà ích, nãy giờ vẫn khoanh tay đứng hầu quan thượng, bất ngờ chen vào:
- Bẩm quan Thượng, hồi hôm thuộc hạ xem thiên văn, thấy sao Thái Âm phạm nhầm cung Đâu Suất. Đấy là điềm tối kỵ của nữ lưu. Vả lại Đường Ham cô cô tánh khí cương cường, ngạo mạn, đã từng sử chiêu “Vô Công Rồi Nghề” để đối địch quần hùng, thương thế rất trầm trọng. Xem ra Thạch Trận của võ lâm muôn phần lợi hại. Xin Giáo Chủ hãy hết sức dụng tâm cẩn thận đề phòng, mới mong thủ thắng.
Bỗng nghe đánh “rầm” một tiếng, bụi bay mù mịt, đất đá bắn tung toé. Một bóng người sừng sững, oai vệ hiện ra giữa đám bụi mù. Phiến đá hoa cương giữa dinh quan Thượng Dục bị lún xuống tận đầu gối. Mọi người kinh hãi nhìn ra: Đường Ham cô cô!
Đường Ham cô cô nạt lớn:
- Tên tiểu nhân vô lễ! Sao dám mạo phạm uy danh của ta. Bọn giang hồ nhãi nhép đó nào có công phu gì đáng kể. Ta đường đường là Nga Mi Giáo Chủ, lại sợ bọn chúng hay sao. Mục Hạ Vô Nhân Diệu Pháp của ta đã đạt đến mức thượng thừa. Phen này xuất chiến, quyết phá tan Thạch Trận, rửa hận cho đại sư huynh Bùi Cụk Cặk!...
Tên xà ích, nãy giờ vẫn khoanh tay đứng hầu quan thượng, bất ngờ chen vào:
- Bẩm quan Thượng, hồi hôm thuộc hạ xem thiên văn, thấy sao Thái Âm phạm nhầm cung Đâu Suất. Đấy là điềm tối kỵ của nữ lưu. Vả lại Đường Ham cô cô tánh khí cương cường, ngạo mạn, đã từng sử chiêu “Vô Công Rồi Nghề” để đối địch quần hùng, thương thế rất trầm trọng. Xem ra Thạch Trận của võ lâm muôn phần lợi hại. Xin Giáo Chủ hãy hết sức dụng tâm cẩn thận đề phòng, mới mong thủ thắng.
Bỗng nghe đánh “rầm” một tiếng, bụi bay mù mịt, đất đá bắn tung toé. Một bóng người sừng sững, oai vệ hiện ra giữa đám bụi mù. Phiến đá hoa cương giữa dinh quan Thượng Dục bị lún xuống tận đầu gối. Mọi người kinh hãi nhìn ra: Đường Ham cô cô!
Đường Ham cô cô nạt lớn:
- Tên tiểu nhân vô lễ! Sao dám mạo phạm uy danh của ta. Bọn giang hồ nhãi nhép đó nào có công phu gì đáng kể. Ta đường đường là Nga Mi Giáo Chủ, lại sợ bọn chúng hay sao. Mục Hạ Vô Nhân Diệu Pháp của ta đã đạt đến mức thượng thừa. Phen này xuất chiến, quyết phá tan Thạch Trận, rửa hận cho đại sư huynh Bùi Cụk Cặk!...
Ta không chú ý lắm đến ‘ý’ của tác giả,
ta cũng không thích nghe những ‘Thiên Cang Bắc Đẩu Trận’, ‘Càn Khôn Đại Na Di
Tâm Pháp’, ‘Hấp tinh đại pháp’, ‘Hoa sơn luận kiếm’, ‘Côn Luân tam thánh’, ‘Đại
hội võ lâm Tung Sơn’, ‘Quang Minh Đỉnh’ gì gì đó - nghe Tàu quá!; nhưng cứ nghe ‘Xạ Thạch
Trận’ là ta nhớ tới Tràng An-Ninh Bình gần Hà Nam quê ta, ‘Đại La Âm Pháp’ là
ta nhớ tới Thành Đại La-Hà Nội xưa và tay Cao Biền có món ‘yểm bùa’ rất là âm
hiểm, nhất là việc:
- Làng Vũ Đại của ta nay lại có Quốc
sư!, làm ta phái quá!, ha..ha..ha…
*
Quay lại đoạn trên…
- Giáo dục = Zao zu (tiếng Trung) = Záo zụk (tiếng Việt)…
Có khác gì đâu!, đọc xong ta cứ tưởng
ta là người nước ‘lạ’ chứ!, hu..hu..hu…, nên ta nghi có vụ ‘tích hợp’ gì gì đó ẩn
bên trong!, nghi lắm!..., mà chuyện này để ‘hạ hồi phân giải’…, nhưng ta còn tức
ở chỗ là người ta ví cái đề xuất ‘Qôn Qữ Họk’ này với ‘Thuyết nhật tâm’ của ông
Copernic* chứ!
Copernic là ai? (Hình 3). Không cần phải nói như người
ta… ổng là một trong những thiên tài vĩ đại nhất của loài người chi cho mang tiếng
‘sùng bái cá nhân’ - ta DELL cần!, mà ta chỉ cần biết là trong 2600 năm nay thì
nhân loại mới sản sinh ra được một con người như vậy (Ôi, ở xứ Vũ Đại của ta chỉ có một trít, một chủ nghĩa, ‘trển’ lại đầy ‘thung nhảm’, nên… 2000 năm nữa chưa chắc đã có nổi một Copernic!, híc..híc…): Dám chống lại tất cả các
loại kinh như Kinh Vệ-đà, Kinh bụt, Kinh thánh, Kinh ala, Đạo đức kinh, Nam hoa
kinh, Tứ thư ngũ kinh, ‘Lã Thị Xuân Thu’ kinh, ‘Lĩnh Nam chích quái’ kinh… gì
gì đó; chứ cái đám Khử Tổng, Lữ Tảo, Trư Tảng, Mự Tảnh xưa thật là xưa… cho rằng ‘trời tròn, đất vuông’ - tròn như cái bánh giầy, vuông như cái bánh chưng, làm cho hoàng tử Lang Liêu làm mệt thấy ông bà cố nuôn!, nhất là thể hiện qua câu ‘Tứ hải giai huynh đệ’ - làm cho mặt trời bị quay quanh trái đất… tắt thở nuôn:
Ngày xưa, có ông Khổng Tử mà ổng nghĩ
là cái gì ổng cũng biết cả. Một hôm, ổng cùng đi với chúng đệ tử thì gặp một cậu
bé khoảng 7 tuổi. Cậu bé, tên là Hạng Thác*, vốn thông minh và nghịch ngợm, biết
là Khổng Tử tưởng mình là số một, nên cậu chặn đường, chào hỏi rất lễ phép và
khiêm tốn hỏi:
- Thưa ông, tại sao buổi sáng mặt trời lại to, còn buổi trưa mặt trời lại nhỏ?
'Trúng mánh rồi, dễ ồm à!’, Khổng Tử thầm nghĩ. Vì mình là ‘Thánh nhân’ và vì đứng trước chúng đệ tử, ông ta liền trả lời:
- Buổi sáng mặt trời to hơn vì gần ta hơn.
- ‘Thế tại sao buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng hơn?’, cậu bé hỏi.
Khổng Tử… bí và than rằng ‘hậu sinh khả úy’ - nhờ đó mà ngày nay ta có câu ‘Trường Giang sóng sau xô sóng trước’! Trận đại bại của ông ta làm cậu bé Hạng Thác nổi tiếng cho đến nay!
- Thưa ông, tại sao buổi sáng mặt trời lại to, còn buổi trưa mặt trời lại nhỏ?
'Trúng mánh rồi, dễ ồm à!’, Khổng Tử thầm nghĩ. Vì mình là ‘Thánh nhân’ và vì đứng trước chúng đệ tử, ông ta liền trả lời:
- Buổi sáng mặt trời to hơn vì gần ta hơn.
- ‘Thế tại sao buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng hơn?’, cậu bé hỏi.
Khổng Tử… bí và than rằng ‘hậu sinh khả úy’ - nhờ đó mà ngày nay ta có câu ‘Trường Giang sóng sau xô sóng trước’! Trận đại bại của ông ta làm cậu bé Hạng Thác nổi tiếng cho đến nay!
Ha..ha..ha…
*
Ôi, kể lang bang tí xíu nữa ta quên
phần quan trọng nhất của câu chuyện…
Như trong câu nói sau đây: cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện,
nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền
nước bao nhiêu. Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn
đó mà ta không ngờ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ]. Một chuyện lạ hơn nữa là, cách
đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao
nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của
ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải
là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha, đó là tiếng Thái; vắng vẻ, đó cũng là
tiếng Thái luôn; đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái!; vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng
Lào đó bạn ơi; chân tay, chân mây, nó là tiếng Khmer đó; một ngày, một hai ba bốn
năm, đó cũng là tiếng Miên luôn! Cụ Nguyễn Gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết:
"Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán" [đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn
ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]. Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói: “Tuy
rằng bốn bể cũng anh tam” [Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghĩa là
thằng em trai]. Hay là: Hai chữ công danh tiếng vả vê. Đó là tiếng Lào xưa đó,
vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa. Người
Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng
nói là đulkul... y hệt! Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam, vậy thì
na là gì? Mọi người đều lờ đi! Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ,
lâu đời… đã có từ lâu. [Các tiếng Lào, Thái, Khmer đều có ghi hai tiếng
"nôm na" và đều giải thích như vậy]
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc
khi ông bà ta gặp người Tàu. Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27.400 tiếng
Việt như vậy (!), ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao
nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào
mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khác ở miền
Đông nam Á này. Các tiếng nói Đông Nam Á, Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay,
Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade..., bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây
thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ
đến đó thôi. Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là
khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt.
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả: ta nói
đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì [đớn là tiếng Mon có nghĩa là đau cái đau của
lòng mình]; ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng
Lào Thái đó bạn ơi; ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc
là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit/Pali đó]. Có cả
thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế!
Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn
không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu! Biết
thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu, chữ Nôm thì cũng tốt thôi. Ta
sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như
vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt. Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và
khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt
mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy. Chỉ có một cách qua được cái
khó khăn vuợt bực đó. Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham
khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến,
Malay, Indonesia, cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người,
tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm... Chúng nó đều có đóng góp âm
thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi
ngữ trong tiếng Việt.
Và đó là bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin
phổ biến truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui. (BS
Nguyễn Hy Vọng)
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1618521898212590&id=100001643878327
Ta ấn tượng nhất câu:
- Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu, chữ Nôm thì cũng
tốt thôi. Ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng
rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Thế mà ôn Pùi Hìn lại... xxx tiếng Vịt!!!,
híc..híc…
*
Chí, mặc dù đã có mấy cái bằng tiến
sĩ rồi, thành tay Tá Sĩ Diễn rồi, nhưng vẫn còn rất muốn ‘di choi’…
Gã mới đằng vân xuống đường Lê Thánh
Tôn (Sài Gòn) để xem phim ‘Cuộc đời chị Phụng 2015’* - cũng là một dạng ‘Chéo
Phì’ như gã!… Rồi ghé Tây Nguyên xem ‘Chương trình ca nhạc lưu diễn’ (của một
nhóm bê-đê)…, bỗng gã ghi nhận: ‘Tôi đi tà tà quanh rạp và cố tìm các ấn tượng
khác... Đây rồi!, chỗ bán đồ chơi trẻ em. Nổi bật lên là món đồ chơi ‘Batman’
(Người Dơi), tôi không ngờ là hình tượng Batman ở bên Mỹ lại ‘dọt’ xuống một
vùng quê có thể nói là xa xôi hẻo lánh này ở VN như vậy!... Tôi cũng có nghĩ là
ta xây dựng đầy ‘tượng đài anh hùng’ hay đặt đầy tên đường với ‘tên của các vị
anh hùng’, nhưng có lẽ người anh hùng mà thâm nhập vào cái hạ tầng cộng đồng ở
ta lại là một người khác!’…
Ôi, ta sinh ra đời chỉ có huậy phá,
là ‘đối tượng hình sự nặng’, chả làm nên cái tích sự gì cho con người! Ôi, ta
có phải như tay Batman hay Spiderman kia đúng là kẻ ‘thế thiên hành đạo’ thứ
thiệt - ‘thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ’, nên được người Mỹ phong là
‘vĩ đại nhất trong mọi thời đại’! Ôi, có một số phụ nữ khen ta là ‘Nói thật, anh
Chí Phèo vẫn còn hơn khối thằng khác’ (HC Hoang Cuc), ừ, ta được cái là rất hiện thực và… dũng
cảm, dám nghĩ, dám nói, nên được cụ Wikipedia khen rằng:
- Ai cũng muốn đái vào cái miếu đã mất
thiêng nhưng không dám đái, thì có Chí Phèo đái hộ. (Ha..ha..ha…, thướng quá!)
Ôi, ta sống vào cuối thời hoàng đế Bảo
Đại (1941), được bọn ‘hậu bối nô’ đời sau bình là sở dĩ ta sống không lương thiện là bởi
vì cái thằng cha ‘xã hội cũ’!, híc..híc…, nhưng thiết nghĩ ta cũng gấp trăm mấy
cái thèn choa Lông Chiêu Thế, nên các ngươi muốn học ta thì cứ học: học cái ‘khí
phách... Việt’ của ta và thông cảm cho những số phận bần cùng!
Bọn họ ca ngợi ta như vậy, ô-kê
thôi!, nhưng ta tự hỏi rằng (Hình 4):
- Thời này liệu rằng sẽ có ai yêu người đẹp như… Thị Nở!
Và nếu bây giờ ta xuất hiện ngoài quán nhậu, các ngươi có sẵn sàng… kết nghĩa huynh
đệ với ta không?
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
1. Bài viết của Nguyễn Sóng Hiền, xem thêm:
https://nhagomlabang.blogspot.com/2017/12/1043-chi-pheo-duoi-cap-mat-2017-thu-gian.html
2.
‘Chí Phèo’ là một truyện ngắn nổi
tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941, là một tác
phẩm (hiện thực) xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời
là một tấn Bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội... (wiki)
3.
‘Cuộc đời chị Phụng 2015’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/10/753-toi-gap-chi-phung.html
4.
Hạng Thác, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/600-da-chau-la-khong-tu.html
5.
Nhà văn kiếm hiệp Lang Truong 1: https://www.facebook.com/lang.truong.16752/posts/2037161073188095
6.
Nhà văn kiếm hiệp Lang Truong 2: https://www.facebook.com/lang.truong.16752/posts/2039262342977968
7.
Nicolas Copernic (1473 - 1543) sinh tại
thành phố Torun (Vương quốc Ba Lan)… Năm 1497, Copernic ở nhà một giáo sư
Toán Novara là một trong những người đầu tiên điều chỉnh cho chính
xác khoa địa lý của Ptolémée và đã khuyến khích ông rất nhiều trong
ngành Ðịa lý và Thiên văn… Năm 1517, ông bắt đầu tác phẩm chính của ông: ‘De
Revolutionibus Orbium Coelestium’ (Chuyển động quay của những thiên thể)… Ông gởi
tặng một bản cho Giáo hoàng Paul III, để tránh sự trừng phạt của giáo hội, ông giới
thiệu hệ thống của ông là một lý thuyết thuần túy… Năm 1633, mặc dù
Galilée bị buộc tội trước tòa án La Mã nhưng có vài triết gia thời bấy giờ vẫn chấp
nhận lý thuyết Copernic. Khoảng cuối thế kỷ XVII, nhờ Isaac Newton,
phần đông những bác học theo Copernic… (khoahoc.tv)
8.
Thành Đại La: là một thành trì, thủ
phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai tk 8-9.
Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình hiện nay… Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây
để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất
này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà
nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên phủ
thành Đại La là thành Thăng Long.
(wiki)
9. Tràng An, Ninh Bình: Thực ra, Tràng An và Bái Đính, có
thể nói, cũng là một. Cả 'Khu tâm linh Bái Đính + Khu du lịch sinh thái
Tràng An’ này rộng đến 12.000 ha, thuộc địa bàn các huyện Gia Viễn, Nho Quan và
tp Ninh Bình. Thăm khu du lịch sinh thái Tràng An, các cháu thế hệ 9X cho rằng,
rất có lợi vì nó sẽ giúp chúng biết thêm chi tiết về 'thuở ban đầu' của lịch sử
Việt Nam như: Cố đô Hoa Lư, chuyện Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, 12 Sứ quân,
'Giám sát đại tướng quân', 7 vị 'trung thần', các danh tướng như Nguyễn Bặc,
Đinh Toàn!, chuyện Trần Thái Tông tu ở Đền Trần!, chuyện 'hậu duệ' của cây thị
ngàn năm!... Những con sông Tràng An ngoằn ngoèo đi thuyền hoài không hết, dẫn
vào các hang động bí ẩn… Xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/02/514-tet-o-viet-nam-va-triet-ly-tren.html
Điều không thể sẽ trở thành có thể...
Trả lờiXóa:(:(:(
Như kiểu " Trời không mưa sao lại mặc áo mưa " huynh nhỉ...
Tóm lại " Ở đời phải biết mình là ai" thật là quá khó.
Chời, bình luận khó... trả lời quá..., nhưng biết phân tích có... 'sáng tạo' tí thì tốt hơn, như vụ Hồng Vân, Tùng Dương, Thanh Lam, Phương Thanh, Sơn Tùng, Chi Pu... Thank muội!
XóaHÌNH NHƯ LÀ BÀI VIẾT TIẾN BỘ... NHẤT VỀ 'CHÍ PHÈO'!
Trả lờiXóa...Nếu nhìn trực diện vấn đề của cảm thụ văn học đối với lứa tuổi và sự chênh, độ chênh giữa việc tôn vinh tác phẩm Chí Phèo, dạy Chí Phèo cách đây mấy chục năm, đến việc điều chỉnh lại cách hiểu, cách cảm nhận Chí Phèo trong thời kì đương đại của thế kỉ XXI thì chắc rằng, một sự thể tất tự nhiên (nhìn nhận lại triệt để!) là hoàn toàn có thể.
by: TS Lê Thị Thanh Tâm (PGS ĐH Ngoại ngữ Tokyo)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/nghi-tu-de-xuat-dua-chi-pheo-ra-khoi-sach-giao-khoa-su-the-tat-cua-tri-tue-416087.html
MỘT BÀI VIẾT RÁT HAY!
Trả lờiXóaBàn về Tây Du Ký.....
1. Bố: - Sao mày không học bài mà suốt ngày chúi mũi đọc Tây Du Ký thế hả thằng kia?
Con: - Tây Du Ký phản ánh hiện trạng xã hội ngày nay bố ạ.
Bố: - Nhảm nhí! Truyện Tàu thời xưa toàn yêu quái đánh nhau, phản ánh cái con khỉ.
Con: - Thế bố có biết vì sao Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên cung thì bách chiến bách thắng, thế mà khi hộ tống Đường Tăng đi lấy kinh thì chật vật cũng không đánh nổi bọn yêu quái, chủ yếu phải nhờ cậy Quan Âm và các vị cao thủ giúp đỡ không?
Bố: - Tao chịu….
Con: - Bởi vì khi đại náo Thiên cung, đối thủ của Tôn Ngộ Không toàn là quan chức nhà trời trong biên chế của Ngọc Hoàng, bọn này có đặc điểm vừa tham, vừa dốt, vừa thích oai, lại vừa hèn, nên khi đánh chén thì có mặt đông đủ, còn khi xảy chuyện thì đùn đẩy nhau, trốn tránh trách nhiệm, chưa đánh đã thua.
Còn trên đường đưa Đường Tăng đi thỉnh kinh, đối thủ của Tôn Ngộ Không toàn là bọn yêu quái tư nhân (tư sản), tự thân lập nghiệp, dựa vào bàn tay khối óc của chính mình, đối phó với bọn này không dễ chút nào… Nhưng bố thấy không, với cơ chế chính sách này thì bọn yêu quái tư nhân dù có bản lĩnh tài giỏi đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ là trâu, chó…của các quan chức nhà trời mà thôi. Còn mấy đứa không ai chống lưng thì toàn bị đập chết.
Bố: !!!
*
2. - Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy đập chết yêu quái thì luôn có 1 vị tiên hoặc vị Phật nào đó xuống nói là: "Thú cưỡi của người này"," Cháu của người kia", "Con của người nọ" ...
=> Ý nghĩa: Mấy đứa làm chuyện ác toàn là Con Ông Cháu Cha!
.
- Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối đều là do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra.
=>Ý nghĩa: mấy thằng ngu hay được làm lãnh đạo.
.
Đường tăng đi đâu cũng tự giới thiệu mình là từ " Đông Thổ Đại Đường sang Tây Trúc lấy kinh". Vì cái quảng cáo đó mà suýt bị xơi mấy lần.
=> Ý nghĩa: Lãnh đạo lúc nào cũng ngu mà tỏ ra nguy hiểm.
(tt)
Xóa.
Ngọc hoàng đứng đầu thiên đình nhưng không biết võ công và còn không biết nhiều thứ khác nữa.
=> Ý nghĩa: Những thằng đứng đầu thường là những thằng chả biết cái gì.
.
Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng nhưng bị Đường Tăng kìm hãm bằng cái vòng kim cô
=> Ý nghĩa: người tài luôn bị lãnh đạo kìm hãm, không có cơ hội phát huy tài năng, từ đó dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám".
.
- Bát Giới xu nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ.
=>Ý nghĩa: Mấy thằng nịnh bợ thường được sung sướng, và lãnh đạo thường tin lời bọn này. Nhân tài bị trục xuất cũng là do bọn này mà ra.
.
- Bạch Mã: Da trắng, chân dài đến nách, nhưng vẫn chỉ được làm thú cưỡi cho lãnh đạo.
=>Ý nghĩa: Đẹp mà không có "cái đầu" thì cũng chỉ làm "thú cưng" cho các "sếp" 1 thời gian. Khi già yếu thì sẽ bị thải ra để tuyển "ngựa mới".
.
- Yêu quái thì hay biến hình thành gái xinh để đi hại người
=>Ý nghĩa: "Hoa đẹp là hoa có gai".
.
- Ngộ Không trông có vẻ "loai choai" không giống người tu, nhưng thực chất ngộ tính còn cao hơn cả Đường Tăng.
=> Ý nghĩa: Không nên chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá ai đó. Một vị sư trông có vẻ nghiêm trang chưa chắc ngộ tính đã cao hơn 1 người trông có vẻ điên điên khùng khùng. Ví dụ nếu chỉ nhìn bề ngoài thì không ai dám tin rằng "hoà thượng điên" Tế Công giác ngộ còn cao hơn cả 2 sư huynh trong chùa.
.
Ngộ Không dùng mắt thần thấy được yêu quái, nhưng Đường Tăng và Bát Giới thì nhất quyết không tin, trong khi Sa Tăng mặc dù không thấy yêu quái nhưng vẫn sáng suốt tin theo Ngộ Không.
=>Ý nghĩa:
.Đường Tăng và Bát Giới đại diện cho chủ nghĩa duy vật, giống như ếch ngồi đáy giếng vậy, cái gì thấy thì mới tin; còn cái gì không thấy thì đều cho là không tồn tại, là hoang đường, là ảo tưởng; đến khi tận mắt chứng kiến và tin rằng những thứ ấy tồn tại thì đã quá muộn :(
.Sa Tăng thì đại diện cho người giác ngộ, có ngộ tính tốt, "tầm nhìn tuy bị nhốt trong giếng nhưng vẫn tin vào những thứ vượt ngoài tầm nhìn, tin rằng bầu trời to gấp nhiều lần miệng giếng chứ không phải chỉ bằng miệng giếng".
.Chân lý thường bị lép vế. Ngộ Không thấy được sự thật ẩn hiện trong không gian khác, còn Đường Tăng và Bát Giới thì không thấy nên 1 người thì chỉ trích, 1 người thì chế nhạo. Cũng như chỉ có một số người mới nhìn thấy những điều bí ẩn, còn nhóm người duy vật không nhìn thấy nên không tin, đến lúc tin thì đã quá muộn. Còn Sa Tăng thì như trường phái khoa học mới vậy, dùng những lý luận khoa học cao siêu để chứng minh tâm linh có thật.
(Nguồn: Sưu tầm)
Nguyễn Minh Chí (FB)
XóaMới đọc Bàn Về Tây Du Ký thì tưởng là chuyện đùa, đọc xong mới thấy không phải là đùa, lời bàn rất xác đáng, biết đâu nó quả thật là một bức tranh phản ánh hiện trạng xã hội thời bấy giờ thông qua một câu chuyện du ký. Thường thì khi đối diện với các câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm, du ký hay thần thoại thì ta hay bị màu sắc bên ngoài của nó hấp dẫn mà bỏ qua cái ngụ ý ẩn dấu bên trong. Trong khi thực chất phần lớn thể loại này đều mang tính ngụ ngôn, mà ngụ ngôn thì có sự bao hàm rất rộng lớn. Quả thật trước giờ chưa từng nghĩ về vấn đề này đối với Tây Du Ký vì bản thân mặt nổi của nó cũng rất hấp dẫn rồi.
10 giờ
Ha Thi Thanh Vi (FB)
XóaTác phẩm này có thể phân tích theo nhiều chiều, tùy "căn cơ" của người đọc. :)
3 giờ
@ Nguyễn Minh Chí, Ha Thi Thanh Vi
XóaĐúng là 'Tây du ký' có thể nhìn dưới nhiều chiều, mình đánh giá TDK là hay... nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa, hehe, còn thằng Cu thì đang mê phim 'Thủy hử' - nó nói sao 'ba thuộc làu vậy ba?' - 'vì đây là cuốn đầu tiên ba đọc trong đời', hehe
Mình có lụm được một đoạn bên nhà bạn (Chí), sáng nay vừa nấu cơm vừa suy nghĩ... tiếp:
-Khoa Anh: Đúng là người Việt không có triết học của riêng mình. Không chỉ triết học mà các môn khoa học hàn lâm khác như toán... cũng không được chú ý lắm. Người ta tự hào vì không bị đồng hóa sau hàng ngàn năm đô hộ nhưng thực ra họ đã bị đồng hóa rất sâu sắc khi mà lịch sử đô hộ đã kinh qua những triều đại rực rỡ nhất của Trung Hoa như Đường, Hán...; ảnh hưởng mạnh mẽ về tính bắt chước và thực dụng có lẽ bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa đầy chiến loạn trong đó triết học chỉ như vũ khí trị quốc bình thiên hạ.
21 giờ
Chắc sẽ có... bài mới, tks!
Vo San Nguoi (FB)
Trả lờiXóaBài viết hay, xin cho muội chia sẻ với bạn bè nha huynh.
Chúc mừng huynh.
8 giờ
Mọi thứ đều cần phải nhìn lại cho thấu đáo, nếu có thể - thế mà nhà nghiên cứu văn học Lê Thị Thanh Tâm gọi là 'thể tất', híc... Thank NSV!
XóaPhạm Hiền (FB)
Trả lờiXóaToàn Stt thậy hay. Rất có ý nghĩa. Nhưng thích nhất nhận xét này "Ý nghĩa: Những thằng đứng đầu thường là những thằng chả biết cái gì." Đó là cội nguồn của lắm thứ bung xung. Thank NGLB
ThíchHiển thị thêm cảm xúc · Trả lời · 1 · 3 giờ
Vâng, ...và bài phân tích trên (TDK) có tính ngẫu hứng, nhưng (rất) hay, bởi dưới một ngòi bút khá thăng hoa!... Thank anh!
XóaBửu Ban Mê (FB)
Trả lờiXóaChí lý, rất sát với đời thường, cảm ơn tác giả, em cảm ơn anh những gì anh đã làm
22 giờ
Thank bạn... mới, tối vui nhé!
XóaMá Boon (FB)
Trả lờiXóaTrùi ui, viêt hay quá, thơ cảm động... Nhứng câu thơ nhỏ.... Xao động lòng người:
Có một con hạc giấy
Tôi mang mãi theo người...
Hôm qua lúc 12:14
Thank má, chúc chiều vui!
XóaMac Dung (FB)
Trả lờiXóaĐoạn phân tích Chí Phèo ở đầu cực lôi cuốn.
12 giờ
Chời, cái đó là viết theo kiểu nhà văn kiếm hiệp... Kim Mac Dung đấy, hehe... , tks, ngày mới vui!
Xóa