Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

1083. Nghi ngờ Hán-Việt (Sưu tầm và lời bình)

Tôi dành ưu tiên đăng bài này, vì rất quan trọng. Và dưới đây là chuyện có thật, có sao tôi kể vậy.

Kết quả hình ảnh cho kéo váy xuốngThời trẻ, tức là khoảng 1975-1985, tôi hay về quê (xứ Quảng)..., nghe người ta nói ‘bánh đúc/bánh rò/bánh tổ’, ‘bự thiệt’, ‘cà dái dê', 'cá diếc/cá niên’, ‘cá rầm’, ‘cái chồ’, ‘chi mô rứa’, ‘chó dện/chó vện’, ‘chướng kỳ’, 'cồ/tồ', 'cu/thằng cu', ‘dị’, ‘đạ’, ‘đạp cho một đạp’, ‘đỏ chót/đó choét, đen thui/đen thùi lùi, tím rịm, vàng khè’, 'đồ cắc ké, đồ kỳ đà cản mũi', ‘đồ câu mâu’, ‘gò mả’, ‘hò tắc, hò rì’, ‘hột bồ lời/bời lời’, ‘hột vịt lộn’, ‘kì lô / kỳ lô’, ‘lộn’, ‘mi đi mô rứa?’, ‘mít trộn/gà trộn’, ‘ngữ đam/ngữ đôm’, ‘nói xàm’, ‘ông kẹ’, ‘ở truồng dổng dổng’, ‘ram/rôm’, ‘ra răng ri?’, ‘rị xuống’ (Hình 1), ‘rù rài, thủng thỉnh/thủng thẳng’, 'thơm phức/thơm lựng’, ‘thúi nực/thúi hoắc’, ‘tôm rằn’, 'tòn teng', ‘tổ cha mi’, ‘trái bừng quân’, 'tré, trưởi'..., và các danh từ riêng như cầu Chìm, cầu Dồng/cầu Vồng, giếng Thị Liên, núi Bà Nà, núi Lở...
Mười năm sau đó, khi đi làm cho Unesco, tôi càng ghi nhận ‘Ủa, đây là cái thứ tiếng Việt gì lạ vậy nhỉ!’... Mãi đến khoảng năm 2010, tôi mới biết thông tin là các ‘nghiên cứu’ của tư vấn Unesco công nhận tiếng Quảng Nam (Nghệ-Tĩnh, đồng bằng sông Hồng...) là một thứ ngôn ngữ đặc dị ngàn năm của VN, và là ‘di sản văn hóa phi vật thể của thế giới’, cụ thể là thông qua hình thức hát ‘Bài chòi’... Như vậy, kết luận:
- Chắc chắn nó không phải là tiếng Hán-Việt!

Vốn không tin sách vở mà tự tìm hiểu, tôi mới đi lang thang, và phát hiện ra rằng, té ra tiếng Hán-Việt thực chất là ‘TIẾNG NÔM’, tức là người ta lấy tiếng của người Việt và ‘một số’ tiếng Hán rồi viết ra dưới dạng ‘chữ Hàn Thuyên’ (mà do dạng chữ này giống chữ Hán nên người xưa mới gọi là Hán-Việt, hay Hán-Nôm), nên thực chất nó không hẳn là xuất phát từ tiếng Hán... Tuy nhiên tôi vẫn chưa có đủ cơ sở để tự tin!
Kết quả hình ảnh cho thuốc lá CAPSTAN...Lúc ở văn phòng HN, mấy chàng/nàng thông dịch viên có email cho tôi, dưới dạng đùa như: ‘ai lớp du/ai nớp du’, ‘bái bai/pi pi’, ‘bú cu/mẹc xi bú cu’, ‘búm bùm’, ‘canh thiu/thanh kiều/thanh kiều du’, ‘Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát’ (Hình 2), ‘cu ba’, ‘đi dép đi guốc, khua lốp bốp’, ‘hết pin’, ‘lơ cu’, ‘lơ xiên’, ‘má-mi’, ‘năm bà oanh’, ‘ô kê sa lem’, ‘xắc xi’, ‘xê mông ra đi ông / xít mông dô đi em’..., từ đó tôi mới ‘ngộ’ rằng té đây là ‘TIẾNG VIỆT’ mà mình có thể soạn ra một cuốn (tiểu) từ điển và gọi là Từ điển Anh-Nôm, Mỹ-Nôm, Nga-Nôm, Pháp-Nôm gì gì đó, và vụ ‘Hán-Nôm’ cũng tương tự.

...May thay có ông Nguyễn Hy Vọng giúp tôi tổng kết vụ này, xin cám ơn ông, và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
--------- 

TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động. Nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay.
Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] (nay là 93 triệu) và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2, 3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế.
Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v..v..., mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.
Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vựng, nhiều cách phô bày tư tưởng.
Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ Khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây: cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công tơ [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu. Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ.]
Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha, đó là tiếng Thái,
vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn,
đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái!,
vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn ơi,
chân tay, chân mây, nó là tiếng Khmer đó,
một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn!

Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết:
"Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán"
[đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]
Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
Tuy rằng bốn bể cũng anh tam,
[Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]
Hay là: Hai chữ công danh tiếng vả vê. Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa.
Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul... y hệt!
Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam, vậy thì na là gì? Mọi người đều lờ đi! Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời… đã có từ lâu. [Các tiếng Lào, Thái, Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy].
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.
Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á này.
Các tiếng nói Đông Nam Á, Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong, Bahnar, Rhade, v..v..., bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.
Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt.
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả:
- ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì [đớn là tiếng Mon có nghĩa là đau cái đau của lòng mình].
- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi.
- ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit/Pali đó] Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế!

Kết quả hình ảnh cho tiếng việt còn nước việt cònThành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu! (Hình 3)
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu, chữ Nôm thì cũng tốt thôi. Ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.
Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.
Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia, cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Mường, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm... Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng Việt.
Và đó là bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.
BS Nguyễn Hy Vọng

Nguồn: Gió - O (fb Dung Tran)

---------
Kết quả hình ảnh cho tiếng việt còn nước việt còn...Nhân vụ này, tiếng Pùi Hìn, hay ngôn ngữ Cụk Cặk, mà tôi hay nói nhẹ hơn là thứ ‘Cải lùi tiếng Việt’ (Hình 4), nếu không nhầm, thực chất là nó rất phản động, nếu không muốn nói là vô cùng... phổng đạn, bởi nó nhằm xóa đi tất cả cái gì được gọi là lịch sử hay văn hóa của tiếng Việt từ bao ngàn năm nay!

Thân mến.
---------
Chú dẫn:
* Tiếng 'Nước ngoài-Nôm':
1.       ‘bú cu/mẹc xi bú cu’:  cám ơn, cám ơn rất nhiều, tiếng Pháp,
2.       ‘búm bùm’: làm tình,
3.       ‘Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát’: CAPSTAN (thuốc lá),
4.       ‘đi dép đi guốc, khua lốp bốp’: tên người Nga,
5.       ‘hết pin/hết đạn’: hết tiền,
6.       ‘lơ cu’: cái cổ, tiếng Pháp,
7.       ‘lơ xiên’: con chó, tiếng Pháp,
8.       ‘má-mi’: mẹ,
9.       ‘ô kê sa lem’: đồng ý,
10.    ‘xắc xi’: ở truồng,
11.    ‘xê mông ra đi ông / xít mông dô đi em’: tên người Pháp...
* Tiếng Quảng (tiếng miền Trung):
1.       ‘bánh rò, bánh ổ/tổ’: bánh rò cũng giống như bánh chưng, nhưng gói dưới dạng hình thang; bánh tổ làm bằng bột gạo, đường mía, gói lá chuối/lá dong, dạng hình trụ thấp như cái ổ/tổ chim, hấp chín, phơi nắng, để ăn được lâu ngày,
2.       ‘bự thiệt’: lớn thật, 
3.       ‘cá rầm’: cá con từ thượng nguồn trôi về biển khi nước lụt rút, 
4.       ‘cá niên’: giống như cá diếc, nhưng lớn hơn, đặc sản xứ Quảng...,
5.       ‘cái chồ’: cái gác, 
6.       ‘chi mô rứa’: (ăn nói/làm) sao lạ vậy!,
7.       ‘chướng kỳ’: ăn nói, hành động trái với/làm bực mình người khác, 
8.       ‘dị’: xấu hổ, mắc cỡ, 
9.       ‘đạ’: tính từ, ‘làm cho thằng đó đạ luôn’, là làm cho tàn mạt, mạt kiếp, 
10.    ‘đạp cho một đạp’: cái thằng này, ăn không ăn, tau đạp cho một đạp, 
11.    ‘đồ câu mâu’: ăn nói khó chịu, chế bậy chế bạ, gây bất hòa, 
12.    ‘hò tắc, hò rì’: thuật ngữ điều khiển trâu khi cày bừa, là rẽ trái hay rẽ phải, tùy vùng, 
13.    ‘hột bồ lời/bời lời’: tròn, bằng hột đậu phụng, trẻ chăn trâu dùng để bỏ vào súng trúc/trảy, bắn nhau, 
14.    ‘kì lô/kỳ lô’!, ‘cồ/tồ’: lớn!, vd đại tướng kỳ lô; Đại Cồ Việt; thằng này tồ lắm; người ta nói đồ ‘cắc ké’ - trái ngược với ‘kỳ đà cản mũi’...,
15.    ‘lộn’: nói lộn..., 
16.    ‘ngữ đam/ngữ đôm’: kinh của phụ nữ!, 
17.    ‘nói xàm’: bá nghệ bá tri, vị chi bá láp bá xàm, 
18.    ‘ở truồng dổng dổng’: ở truồng phơi ra trước mặt người, 
19.    ‘ra răng ri?’: như thế nào?, biết làm sao?, 
20.    ‘ram/rôm’: chả ram, 
21.    ‘rị xuống’: kéo xuống, 
22.    ‘rù rài, thủng thỉnh/thủng thẳng’: từ từ,
23.    ‘tòn teng’: ‘tòn téng, hòn... dái đen, treo tòn teng, giựt giựt, giựt giựt’, nhại một bài hát cao bồi Viễn Tây,
24.    ‘tôm rằn’: một loại tôm khô, còn gọi là tôm cỏ, tôm he vằn, tôm he rằn, tôm bông... trước 75, nghe nói đã bị tuyệt chủng!, 
25.    ‘trái bừng quân’: còn gọi là bồ quân... 

17 nhận xét:

  1. Lưu comt Dung Tran:
    Ta về tìm lại nửa trên
    Còn một nửa nữa ta... rên cuối chiều

    Trả lờiXóa
  2. Nguyenphong Bui (FB)
    Cho anh phát súng tim anh nát.
    Nhưng anh tin số phận anh còn.
    Chiếc áo phong sương tình anh nặng.
    Nợ anh tình sao phụ anh chi
    1 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho anh phát... sướng tim anh nhũn
      Nên anh tin sức phẻ anh... cường
      Chân ảo phù sa, trắng ảo nhung
      Nợ anh tình sẽ phụng anh cùng!, hehe

      Xóa
  3. Hanh Hong (FB)
    Hay quá huynh ơi nguồn gốc ngôn ngữ việt và tiếng địa phương Chúc huynh ngủ ngon huynh nhé
    1 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là huynh chưa kể tiếng miền Tây...
      Có một nhóm... Tàu biết tiếng Việt, vào miền Tây, đi uống nước; một người Cần Thơ gọi:
      - Cho mấy tẩy đi!
      Mấy anh cá Tràu... xanh mặt vì tưởng là dân nó cho người ra... tẩy chay mình!, hehe

      Xóa
  4. Chuck Le (FB)
    Nhà Gom Lá Bàng tuyệt vời lắm. Xin góp ý: tiếng "cồ" [gà cồ, Đại Cồ Việt] không có trong tiếng Hán, thuần túy tiếng Việt!
    1 tuần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank nhà... sử học, tôi đã bổ sung chữ 'cồ' và 'Đại Cồ Việt', thanks!

      Xóa
  5. Nguyễn Thành (FB)
    Bài viết rất công phu và chứng tỏ tác giả có chiều sâu và kiến thức rộng...!
    6 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ... hậu học Trương Vô Kỵ này vẫn nhớ... tiền bối Nguyễn đại hiệp, đại hiệp tính... hay lắm!, hehe... Thank nhé!

      Xóa
  6. LV Chiêm Mỹ Sơn (FB)
    Bài của BS. NHV này, tổng hợp lại từ nhiều bài nghiên cứu ngôn ngữ Việt của những tác giả khác, mà tôi đã có dịp đọc với cùng nội dung tương tự. Cũng như ngược lại, chắc tiếng nói của các nước lân cận VN cũng có nhiều từ gốc Việt, do quá khứ chung đụng và thay đổi biên thổ qua các thời kỳ, nay là dân nước này, mai lại thành dân nước kia. Có 1 chi tiết cho rằng "Nôm" không phải là "Nam" mà vốn là tiếng Lào Thái, làm tôi sinh thắc mắc, do đâu gió Nam gọi là Nồm, gió Bắc gọi là Bấc?
    6 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác! Do giao lưu văn hóa mà, không những Hán đồng hóa Việt, mà VIỆT CÒN ĐỒNG HÓA HÁN, trong đó, ‘Chữ Nôm’ được hiểu là việc ‘đồng hóa chữ Hán’ (vietsciences).
      Theo một tài liệu mà tôi đọc được thì ‘Từ Nôm bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán trung cổ của chữ ‘Nam’ 南. Ý của tên gọi CHỮ NÔM là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam’ (wiki)..., mà chỉ có người Việt Nam (tức Đại Việt), chiếm khoảng 87% dân số ‘thời đó’! mới có thứ chữ này... Và cũng theo tài liệu này thì người Hán trung cổ gọi là ‘người phương Nam’ để phân biệt với người Hán, nhưng chữ của ‘người phương Nam’ thì lại gọi ‘chữ Nôm’!
      Theo vài tài liệu khác thì ‘CHỮ NÔM LÀ VIỆC DÙNG CHỮ HÁN ĐỂ PHIÊN ÂM CÁC TỪ VIỆT’, thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... XUẤT HIỆN VÀO THẾ KỶ 1 SCN’ (vietsciences)..., cụ thể ‘bố cái’ trong Bố Cái Đại Vương vào tk8, ‘cồ’ trong Đại Cồ Việt từ tk 10, thời Lý Trần đã có chữ Nôm trong Phật học như ‘Phật nói cả trả ơn áng ná cực nặng’ (áng ná là cha mẹ), trong thơ văn như ‘Thiền Tông Bản Hạnh’, rồi ‘Cư trần lạc đạo phủ’ và ‘Đắc thú lầm tuyền thành đạo ca’ (của Trần Nhân Tông), rồi ‘An Nam chí lược’ (đời Trần Anh Tông) (wiki)...
      Và cũng theo các tài liệu này thì ‘Tiếng Nôm’ đã có trước Chữ Nôm/Hán-Nôm từ rất lâu, khoảng (vài) ngàn năm trước thời Đông Hán!
      *
      Về Y học cổ truyền thì người ta chỉ gọi là ‘THUỐC NAM’ để phân biệt với thuốc Bắc: ‘thuốc Nam là chỉ những loại thuốc, thảo dược xuất phát từ trong nước hay còn gọi là thuốc ta để phần biệt với loại thuốc có nguồn gốc từ TQ - thuốc Bắc’ (yhoccotruyenvn), chứ không gọi ‘thuốc Nôm’!
      *
      ‘Gió Lào là hệ quả của hiện tượng foehn (phơn) ở Việt Nam, đó là việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng’... Theo bachkhoatrithuc, ‘gió nồm cũng là gió nam, xuất hiện về mùa hè, thổi từ hướng đông-nam, mang theo hơi nước từ biển, mát mẻ’... Tuy nhiên, đối với người miền Trung thì gió nồm và gió nam là hai loại gió khác nhau... ‘Quê tôi có gió nam và gió nồm:
      - GIÓ NAM hay gọi là GIÓ LÀO, thổi từ Lào qua sau khi trút hết nước xuống bên tê dãy Trường Sơn rồi khô khốc tràn vào quê tôi, người ta nói đó là đặc sản của Quảng Trị quê tôi.
      - Còn GIÓ NỒM là gió từ dưới biển thổi lên mang theo hơi nước nên mát lạnh khi chiều buông xuống. Mỗi khi có gió nồm thì không còn gió nam nóng rát, khô khan nữa' (quangtrionline), vd, ‘Mùa hè hây hẩy gió nồm đông’ (Hồ Xuân Hương), ‘Cho dù ăn chín mười heo/Hổng bằng ngọn gió trong đèo thổi ra’ (ca dao miền Trung)... đích thị là gió nồm. (baodanang.vn)
      *
      Đa số các... học giả đều đồng ý rằng: ‘GIÓ BẤC là gió lạnh từ phương Bắc thổi đến trong câu 'Mưa phùn gió bấc’... ‘Gió bấc là sao? Là cơn gió ngược hướng nồm nam... Cơn bấc đầu mùa chỉ làm le tí chút vài ngày vì mùa mưa chưa dứt hẳn. Rồi sẽ còn những cơn mưa cuối mùa rào rào trên đất. Rồi gió nồm nam lại thổi cho đến khi yếu dần. Bây giờ mới là thời điểm giao mùa, giữa mùa khô và mùa mưa trên đất phương Nam. Những ngày giao mùa, người Nam bộ gọi là gió ‘tranh ngọn’. Hai ngọn gió tranh nhau. Những ngày gió ‘tranh ngọn’ thường trùng với đỉnh lũ, nghĩa là nước nổi dâng cao nhất trong một mùa. Vài ngày sau thôi, khi chuyển bấc hẳn, nước dưới dòng kênh xuôi nhanh cùng hướng gió, ra biển. Hết mùa mưa. Lúc này, nước lũ các tỉnh thượng nguồn sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp) rút nhanh, mấy tỉnh hạ nguồn (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre) nước lũ bắt đầu cao dần’ (thesaigontimes)...

      Hehe, tí vậy ‘thôi’ anh. Chiều vui!

      Xóa
    2. LV Chiêm Mỹ Sơn Phần lớn các ý trong bài chủ về nguồn gốc nhiều tiếng Việt có gốc ĐNÁ, tôi đã đọc mấy chục năm trước của Bình Nguyên Lộc đã liệt kê một số khá nhiều rồi.

      Xóa
    3. Vâng, luôn luôn và luôn luôn nhắc lại, ôn lại, hâm lại, làm mới lại và truyền bá, người ta vì quá đam mê... lễ hội nên... quên cái cmn rồi, híc...

      Xóa
  7. Thanh Thủy (FB)
    Rất thú vị ,nhờ bài này mà muội hiểu rõ hơn những từ mà mình cũng thường hay thắc mắc. Cảm ơn những bài viết của huynh! mẹc xi bú cu haha...
    6 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Mẹc xi bú cu': Lam mô a di đà..., cái lày tại hạ viết nhưng đến giờ tại hạ vẫn chưa... hiểu ló nghĩa nà gì, hehe... Đùa thôi, thanh TT nghen, tối vui!

      Xóa
  8. Phạm Hiền (FB)
    Trong quá trình hình thành một đất nước VN như hôm nay. Người Việt đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên việc mượn ngôn ngữ của các nên văn hóa khác là lẽ đương nhiên và khi đã phổ biến thì nó trở thành thuần Việt (!?). Nếu không nhờ nhà văn Bình Nguyên Lộc, bác sĩ Nguyễn Hy Vọng và ÔB Tăng Xuân An thì chúng ta khó nhận ra. Nhưng với Tê Cu thì vấn đề có khác. Tê Cu đã áp đặt một cách thô bạo, thậm chí có lúc dã man như trường hợp Sĩ Nhiếp và mới đây; Bùi Hiền, Diệt Quần Sư Thái Đường Ham Nhưng tiếng Tê Cu với cái giọng 4 thanh ngang phè hốt nhiên trở nên lên bổng xuống trầm với 6 thanh và trở thành từ Việt Hán hay đúng hơn là Diệt Hán. NGLB có thể lật tự điển Tiếng Việt kiểm tra lại tất cả các ngôn từ được Người Việt sử dụng trong sinh hoạt ở các làng quê Việt Nam sẽ thấy rất ít, thậm chí như là không có âm Diệt Hán
    6 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cái này... hiểu anh, trong bài, tôi kg hề viết lý thuyết, hơn nữa lại kg thể viết dài, cỡ 2 , 3 ,4 trang là cùng...
      Thực tế là tôi ra miền Bắc, thấy người ta phát âm 'hỏi, ngã' rất đúng (dù kg biết đọc, biết viết), lý do là ở ngữ âm (intonation) nên dẫn đến phải có nói có 'nhạc tính' như vậy, ví dụ 'còn gì nứa' (nữa), 'sí diện' (sĩ)..., ngoài ra, mấy người già nói 'con thò' (sò), 'mặt tăng' (trăng), 'phân gio' (tro)..., trong khi ở miền Nam phân biệt rất rõ 'châu, trâu', 'chò, trò', 'Hà Nội, Hà Lội' nhưng ít phân biệt 'vai, dai', vào miền Tây kg phân biệt 'rổ và gổ' gì gì đó chưa kê hết, do tính địa lý và truyền thống vùng miền... Cái vụ này làm tui Tây... phục lăn...
      Đặc biệt, hầu hết nhà nghiên cứu trên... 'thế giới' đều ca tụng VN ở chỗ là từ Lạng Sơn đến Phú Quốc đều nói cùng một thứ 'tiếng Việt' và đều hiểu, cái này thì ông... cố của Tê Cu cũng kg có, hehe

      Xóa