Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

1090. Ngày Gạc Ma (Sưu tầm)

Kết quả hình ảnh cho hình 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị giết, Gạc Ma
Sáng cà, đọc chuyện Hoàng Sa
Bắt qua những chuyện Trường Sa đớn lòng
Gạc Ma, giặc lạ nghênh ngang
Nhụy Kiều chém cá Kình tan, nữ hùng

Tại sao NỮ HÙNG? Nhụy Kiều tức Nhụy Kiều tướng quân Triệu Thị Trinh* sinh năm 226 tại miền núi Quân Yên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Khi mới 20 tuổi, Bà Triệu đã thành lập đội quân 1.000 tráng sĩ để khởi nghĩa chống lại quân xâm lược Đông Ngô... Bà Triệu tạo ra hình tượng một nữ tướng dũng mãnh trên chiến trường. Khi ra trận, bà luôn mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là NHỤY KIỀU TƯỚNG QUÂN. Phong trào khởi nghĩa lan nhanh, đánh đuổi quân Đông Ngô khỏi nhiều vùng trên đất nước. Tuy nhiên, vua Ngô đã điều 8.000 quân sang để đàn áp đội quân Bà Triệu. Sau nhiều tháng giao tranh, do chênh lệch về lực lượng, căn cứ nghĩa quân bị thất thủ, Bà Triệu tuẫn tiết ở tuổi 23. Mặc dù có kết thúc bi thảm, câu chuyện về bà Triệu vẫn sống mãi. Giới sử gia phương Tây gọi Bà Triệu là NGƯỜI PHỤ NỮ ĐÁNG KINH NGẠC, CÓ KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHIỀU THẾ HỆ, CẢ TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI. Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của bà là:
- "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, CHÉM CÁ KÌNH ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người"... (baomoi.com)

Stt của Trương Văn Khoa:
14/3/1988: 30 NĂM MỘT CUỘC CHIẾN !
Với mỗi tốp lính Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ lên đảo Đá Gạc Ma, Từ Hữu Pháp (Chính ủy tàu 531 Trung Quốc, người được báo chí Trung Quốc gọi là “nhân vật chính” của sự kiện này) đều đưa ra chỉ thị: “Một khi đã nổ súng thì phải đánh thật quyết liệt, giết chết toàn bộ, không để lại một mạng nào.”
Như vậy, ngày 14/3/1988, lính Trung Quốc thú nhận rằng, họ đã nhận được lệnh "giết sạch" bộ đội Việt Nam.
Trận đánh HQ604 và HQ505 kéo dài 3 tiếng 20 phút, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông.
Ngay sau đó, trang quân sự Sina (Trung Quốc) huênh hoang tuyên bố: "cuộc chiến 14/3 là thất bại đau đớn nhất của Việt Nam"? (fb Trương Văn Khoa)

Lời tự thú của tên lính lạ:
Lính Trung Quốc nhận chỉ thị "giết toàn bộ, không để lại mạng nào"
Từ Hữu Pháp kể, trong 2 “mục tiêu” mà radar Trung Quốc phát hiện, có 1 chiếc là tàu 502 của họ, chiếc tàu còn lại theo Từ chính là tàu vận tải HQ604 của Việt Nam.
“Sau khi trời sáng, chúng tôi nhìn thấy rõ tàu HQ604, mặc dù tàu Việt Nam không treo cờ, trên tàu có khoảng 30 người”.
Từ cũng khăng khăng về việc “đánh chìm tàu 604” của các chiến sĩ Việt Nam.
“Tàu 531 của chúng tôi là tàu vũ trang hiện đại nhất và là tàu quân sự tốt nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.
Trong trận chiến này, ai phát huy tác dụng lớn nhất, vũ khí nào đánh chìm (HQ604) thì tôi là người biết rõ”.
“Khi tới hiện trường, tôi nghĩ tàu chúng tôi (531) và tàu 502 có thể tạo thế gọng kìm ‘kẹp’ tàu HQ604. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn một tàu khác là HQ605 ở cự ly cách chúng tôi khoảng 1.5km. Lúc này, tàu 531 ở vị trí kẹp giữa 2 tàu của quân đội Việt Nam” - Từ Hữu Pháp nói.
Đặc biệt, với mỗi tốp lính Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ lên Đá Gạc Ma, Từ Hữu Pháp đều đưa ra chỉ thị: Một khi đã nổ súng thì phải đánh thật quyết liệt, giết chết toàn bộ, không để lại một mạng nào.”
Từ thú nhận “đó là nguyên văn những gì tôi truyền đạt cho binh lính”. Đồng thời, lính Trung Quốc khi đổ bộ còn mang theo lương khô, nước ngọt, thuốc men, chăn đệm, dây thừng… để chuẩn bị “cố thủ” sau khi đánh cướp Đá Gạc Ma...
Nguồn: http://soha.vn/quoc-te/truong-sa-1988-linh-tq-thu-nhan-duoc-lenh-giet-sach-bo-doi-vn-20150312132426685.htm

Một lời bình:
- Thật là đau xót..., nỗi đau này vẫn là mãi mãi... muôn đời khôn nguôi... Răng & Môi..., rồi có ngày răng cắn đứt môi..., thật là truyền kiếp... (Nguyễn Bạch Yến, fb Trương Văn Khoa)

---------
Chú dẫn:
1.       Hoàng Sa (tiếng Hán-Việt): tiếng Việt là BÃI CÁT VÀNG, tiếng Anh là Paracel Islands; Trường Sa (tiếng Hán-Việt): tiếng Việt là ‘BÃI CÁT DÀI’, tiếng Anh là Spratly Islands... Tuy nhiên, trong Luật pháp quốc tế, việc chọn ‘từ’ phải hết sức cẩn thận!
2.       Triệu Thị Trinh thường gọi là TRIỆU ẨU: ‘Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của vua Trưng (Trưng Vương), nhưng cũng là BẬC HÙNG TRONG NỮ GIỚI...’ (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)... Lưu ý rằng cách gọi tên Hán-Việt có vẻ bài bản là ‘Triệu Thị Trinh’ dường như không đúng!, vì ngày xưa, người ta còn gọi là nàng Mỵ (Mỵ nương), tk 1TCN gọi là Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị), rồi Bà Triệu, rồi Thị Yến hay Thị Khiết (tức Ỷ Lan phu nhân sau khi gặp Lý Thánh Tôn), chàng Trương (trong bài thơ ‘Miếu vợ chàng Trương’ của Lê Thánh Tôn)... bằng một cách nào đó, thậm chí đến 1975 ở Quảng Nam còn gọi là Thị Liên (giếng Thị Liên)...

13 nhận xét:

  1. Hanh Hong (FB)
    Sự kiện lịch sử đáng nhớ hé huynh hi..hi..hi..hi... Chúc huynh buổi chiều vui vẻ huynh nhé
    4 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, trong các câu danh ngôn của các nhân vật lịch sử VN, huynh thích nhất là câu của Bà Triệu:
      - 'Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, CHÉM CÁ KÌNH ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người',
      rồi của Nguyễn Huệ:
      - 'Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó ngựa xe tan tác. Đánh cho nó manh giáp chẳng còn. Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ'...
      Tks!

      Xóa
    2. Hanh Hong
      Em cũng thích như thế nhưng mà trong xã hội này em như thế người ta gọi em là bướng bỉnh liều lì và dữ ha..ha..ha..ha..ha..ha... Chúc huynh buổi tối vui vẻ huynh nhé

      Xóa
    3. bướng bỉnh, liều, lì và... dữ coi chừng thành... cháu bà Triệu đó nghen, hehe

      Xóa
  2. Nguyenphong Bui (FB)
    Bà Triệu
    Ta những muốn cưỡi con cá Kình.
    Đạp luồng sóng dữ của biển Đông.
    Với tay hái sao Khuê, sao Đẩu.
    Vứt chuyện thêu thùa luyện kiếm cung.

    Bành voi phấp phới cờ nương tử.
    Sục sôi dòng máu Trưng Nữ Vương.
    Kế tục hùng tâm Triệu Quốc Đạt.
    Nhụy Kiều tướng quân tiếng lẫy lừng

    Thường mặc áo vàng khi xung trận.
    Vú dài ba thước quỷ thần kinh.
    Giặc Ngô thấy bà run lập cập.
    Mất mật, thất thần… Triệu Thị Trinh!

    Tướng Ngô… Lục Dận vàng như nghệ.
    Nhiều phen thảm bại dưới Vua Bà.
    Cửu Chân mồ chôn quân xâm lược.
    Giao Châu nỗi ám ảnh Vua Ngô.

    Dài lâu lực mỏng bị bao vây.
    Bồ Điền đơn độc trắng hai tay.
    Núi Tùng đất mẹ vùi thân xác.
    Ngạo nghễ hồn bay giữa đất trời.
    Bùi Nguyên Phong
    4 ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá!

      Bà Triệu
      Áo vàng nữ tướng vương bờm ngựa
      Giặc bành kinh sợ lẩn xa xăm
      Uy danh vang đỉnh ngàn năm sử
      Nhất nữ anh hùng: dân xứ Nam
      *
      Chiều sa phố núi, vàng dần vắng
      Mê mãi anh hùng trong sử xanh
      Áo vàng cuộn gió, chiều trở sáng
      Trong cõi con người: một chữ 'oanh'!

      Xóa
    2. @Nguyenphong Bui: Bạn giải thích chữ 'Vú dài ba thước' nhé!

      Xóa
    3. Nguyenphong Bui
      Năm kia đọc trên google có giải thích. Có hẳn 1 bài phú minh họa hẳn hoi sao bi giờ tìm kg thấy.
      Mà chắc là vú bà dài thật và 3 thước đây là 3 thước tàu (hoặc là cách nói quá).
      Hay là quân Ngô sợ bà quá thêu dệt thêm. Thấy bóng áo vàng vắt thứ gì trên cổ giống như vú là quay đầu thục mạng...

      Xóa
    4. Nguyenphong Bui
      Theo google
      Bà Triệu có Vú dài ba thước được ghi đầu tiên ở sách Giao Châu chí từ thế kỷ thứ 4-5 sau công nguyên, sau đó các bộ Quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư, khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt nam sử lược đều có nhắc đến chi tiết này, do vậy nên ngày nay có không ít người đã tốn không ít giấy mực đưa ra lý lẽ chứng minh cho cái việc có thật Bà Triệu có vú dài ba thước? Theo tiêu chuẩn đo lường ngày xưa một thước bằng 25cm như vậy theo suy luận của một số các nhà văn,nhà báo thì vú Bà Triệu phải dài 75cm là hoàn toàn phi lý.
      Nhưng tôi tin điều đó là sự thật, các sử sách xưa có chép Bà Triệu vú dài ba thước nhưng không có một từ nào thắc mắc về chuyện lạ kỳ này cớ sao ngày nay hậu sinh có người đem chuyện hiển nhiên như vậy để bàn. Ở điểm này một số người đã bị lầm tưởng, không thể đem Vú dài ba thước ra để định lượng cân, đong, đo, đếm. Sách cổ xưa nhất ghi lại là Giao Châu chí ra đời vào thế kỷ 4-5 có nghĩa là mãi hơn 100 năm sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, với một khoảng thời gian như vậy cộng với những trận đánh làm giặc Ngô khiếp vía kinh hồn với sức khỏe và suy nghĩ hơn người qua câu nói bất hủ để lại cho đời sau đủ để dòng văn học Dân gian truyền khẩu đã thần thánh hóa bà là một nhân vật hiền kiệt của thời đại.
      Bà Triệu vú dài ba thước, mẹ Âu cơ đẻ trăm trứng hay hình tượng Mẫu Liễu Hạnh ba lần giáng trần là những huyền tích biểu tượng cho nguyên lý Mẹ của nền văn hóa dân gian Việt Nam (Cố giáo sư Trần Quốc Vượng có bài nghiên cứu rất hay về nguyên lý này). Bởi vậy xin hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ định lượng có tính chất trần tục mà hãy đi vào tâm thức tín ngưỡng của người dân, tuy chưa một lần làm mẹ nhưng hình tượng một Nhụy Kiều tướng quân mặc áo vải màu vàng, chân đi guốc cưỡi đầu voi xung trận nhằm đập tan sự đô hộ của nhà Ngô, là hình ảnh một người Mẹ đã đi vào tiềm thức và sống mãi trong lòng con dân Đại Việt
      Ru con con ngủ cho lành
      Để mẹ gánh nước rửa bành cho Voi
      Muốn coi lên núi mà coi
      Coi bà Triệu tướng cưỡi Voi, đánh Cồng.

      Xóa
    5. Theo một tư liệu thì:
      Truyện Kiều (câu 2168-2169) tả Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài,/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”.
      Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1974, tr. 359) giảng một tấc là “phần mười của một thước, chiều dài bao nhiêu thì tùy từng thời; có ý kiến cho rằng thời Minh một thước chỉ ăn hai tấc.”
      Bối cảnh Truyện Kiều là năm Gia Tĩnh đời Minh. Theo website Sử Trung Quốc đời Minh của Viện Đại học Cambridge (Kiếm Kiều Trung Quốc Minh đại sử), trong chế độ đo lường đời Minh (Minh đại độ lượng hành chế ) thì hệ thống đo chiều dài (trường độ) đời Minh như sau: 1 xích = 10 thốn = 12,3 Anh thốn (inch). Theo đó, 1 thước (xích) = 10 tấc (thốn) = 12,3 inches = 12,3 x 2,54cm = 31,242cm. Tức là 1 thước (xích) = khoảng 1/3m; 1 tấc (thốn) = khoảng 3cm. Do đó vóc dáng Từ Hải có thể tính như sau: “Vai năm tấc rộng” = khoảng 15cm; “Thân mười thước cao” = khoảng 3m.
      Vóc dáng như vậy là không bình thường, thậm chí phi lý. Theo hệ thống đo lường trên đây, Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh nói “có ý kiến cho rằng thời Minh một thước chỉ ăn hai tấc” tất nhiên là sai; còn giảng “một tấc là phần mười của một thước” thì đúng... Nhiều nhà nghiên cứu Truyện Kiều hầu như đều đồng ý rằng lối miêu tả của Nguyễn Du (1765-1820) về nhân vật Từ Hải chỉ có tính cách ước lệ. (sggp-org-vn)

      Vậy 3 thước (Tàu) = 31,25cm x 3 = 93,75cm, không thể!... Nên mình nghĩ cụm từ ‘Vú dài ba thước’ ngày xưa ý nói:
      - Đàn bà, con gái mà CÓ GAN HƠN NAM GIỚI!
      Có lẽ vậy!

      Xóa
  3. Tham khảo: VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA (fb Khatiemly Haohan) https://phudoanlagi.blogspot.com/2018/03/van-te-tu-si-gac-ma-kha-tiem-ly.html
    VĂN TẾ TỬ SĨ GẠC MA - Kha Tiệm Ly
    PHUDOANLAGI.BLOGSPOT.COM

    Trả lờiXóa
  4. Nguyenphong Bui
    Kẻ thù trước mặt lộng ngôn.
    Khoanh tay chịu chết... Anh hùng vậy sao.
    Gạc Ma là Gạc Ma nào.
    Oan hồn, uổng tử đi vào lãng quên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có người nói Gạc Ma là bị ma... lạ gạt đó, khuyên nên... tỉnh táo lại tí đi, hehe...

      Xóa